Giáo trình Kỹ năng lập luận và tranh luận (Phần 1)
Vai trò của lập luận
Lập luận là một hoạt động có mục đích: người đưa ra
lập luận luôn nhắm đến việc mong muốn thuyết phục người
nghe tin tưởng vào một điều gì đó hoặc hành động theo cách
nào đó.
Lập luận có vai trò quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ,
diễn ra ở mọi nơi và ở mọi lĩnh vực, là công cụ để đạt được
mục tiêu truyền tải thông điệp với hiệu quả cao nhất: giúp các
đối tượng giao tiếp thấu hiểu lẫn nhau, tránh những thông tin
sai lệch hoặc cách hiểu sai lệch, giúp khẳng định những ý
kiến, quan điểm đúng đắn và bác bỏ những ý kiến, quan điểm
sai lầm, giúp thuyết phục, lôi kéo sự đồng tình của người
khác Trình độ lập luận là sự kết hợp hài hòa năng lực nhận
thức, đánh giá, tổng hợp, phân tích, suy luận, phán đoán về
các hiện tượng, sự vật, sự việc diễn ra không ngừng và đa
dạng trong bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống. Do đó, trình độ10
lập luận là thước đo năng lực trí tuệ, năng lực tư duy logic, kỹ
năng ngôn ngữ của mỗi người, là phẩm chất, là thước đo mức
độ trưởng thành của con người.
Với những người hoạt động trong lĩnh vực liên quan
đến Pháp luật, năng lực lập luận là yêu cầu, là đòi hỏi có tính
bắt buộc. Lập luận được sử dụng phổ biến và đòi hỏi chất
lượng cao trong hoạt động tư pháp (với ý nghĩa là hoạt động
của các cơ quan tư pháp: điều tra, truy tố, xét xử nhằm thực
hiện các hoạt động tố tụng do pháp luật quy định và thuộc
trách nhiệm của họ), điển hình là trong các cuộc tranh luận
nhằm chứng minh cho một hoặc nhiều luận điểm cũng như để
phản bác ý kiến sai trái của người khác. Vì vậy, với những
người hoạt động trong lĩnh vực này, sử dụng tinh thông và
nhuần nhuyễn kỹ năng lập luận là điều kiện tối cần thiết, có
ảnh hưởng quyết định đến thành công hay thất bại của công
việc hàng ngày và cả sự nghiệp. Có thể nói, bất cứ hoạt động
nào trong lĩnh vực liên quan đến luật pháp cũng luôn đòi hỏi
kỹ năng lập luận để chứng minh/bác bỏ, khẳng định/phủ định.
Đặc biệt, một luật sư không chỉ cần có kiến thức pháp luật uyên
thâm, tư duy pháp lý vững vàng mà còn cần được trang bị năng
lực lập luận sắc sảo, chặt chẽ, thuyết phục để đủ sức bảo vệ
quyền lợi vật chất, tinh thần và tính mạng của thân chủ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ năng lập luận và tranh luận (Phần 1)
nào? Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy bị cáo Vân mắc bệnh gọi là “Nhân cách bệnh”. Theo tài liệu y học thì bệnh này là “một thể bệnh tâm thần cùng với các bệnh loạn thần kinh khác được xếp vào các bệnh gọi là “Tâm thần nhỏ học” hoặc “Tâm thần học ranh giới”. Bệnh này được biểu hiện trong 4 trạng thái gọi là bốn thể khác nhau, đó là: thể hưng phấn, thể ức chế, thể suy nhược và thể Hit-tê-ri-a. Căn bệnh của bị cáo theo dự đoán của chúng tôi nó nằm ở thể hưng phấn. Tôi xin dẫn ra đây định nghĩa của Y học về thể bệnh này: “Người bị mắc bệnh tâm thần theo thể hưng phấn là người thường có tính tình cộc cằn dễ bị kích thích, cảm xúc, rất dễ nổi cơn giận dữ. Trong trạng thái này người bệnh phát sinh những bản tính độc ác, mãnh liệt, không thích hợp chỉ vì những lý do rất nhỏ nhặt, lúc này người bệnh không chỉ quát tháo, chửi mắng thậm tệ và sỉ nhục mọi điều với những người xung quanh mà còn chuyển ngay sang hành động tấn công như quăng lọ mực, vung ghế, đâm chém Sau cơn bệnh người bệnh có thể đánh giá được chuyện mình làm, vô cùng khổ sở vì hành vi của mình. Nhưng rồi chẳng bao lâu sau thì lại có cơn bùng nổ khác và những lý do mới cũng không có gì đáng kể”. Những điều trên đây là do tôi trích dẫn từ trang 258 của cuốn sách Tâm thần học mà tác giả là 4 nhà tâm thần học nổi tiếng của Liên Xô là Kếch-cốp, Coot-kina, Nal-gia-nốp và 185 Nhe-giơ-nhép ky do Nhà xuất bản Y học của ta dịch và xuất bản năm 1975. Kính thưa HĐXX! Đối chiếu với các hành vi của bị cáo tôi thấy nó giống y chang những điều mà tôi vừa dẫn ở sách trên. Từ những suy nghĩ đó tôi có nhận định rất có thể bị cáo Vân trước và trong khi gây án đã trải qua một cơn sốc của bệnh tâm thần, căn bệnh này nếu không phát sinh sau khi bị cáo té xe, thì nó cũng âm ỉ trong cơ thể bị cáo do có sự di truyền mà y học gọi là gien. Sỡ dĩ chúng tôi đưa ra điều này là vì trong quá trình điều tra chúng tôi được biết trong gia đình bị cáo ở thế hệ trước có ít ra là hai người bị bệnh này. Đó là bà cô của bị cáo là cô Sáu Hạnh năm nay 71 tuổi (thời trẻ bị khùng mấy năm trời) đó là bác thứ tư của bị cáo ông Huỳnh Văn Thọ cũng có thời mắc bệnh trên. Sỡ dĩ tôi phải dẫn ra như thế vì theo thuyết của Phờ-rớt nhà phân tâm học nổi tiếng người Áo thì bệnh tâm thần còn có một nguyên nhân là do di truyền. Kính thưa HĐXX! Như vậy là tôi đã trình bày với HĐXX về nguyên nhân thứ nhất khiến bị cáo gây án là do mắc bệnh tâm thần mà trong công tác xét xử được coi như là một tình tiết giảm nhẹ quan trọng. Đó là chưa nói đến việc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo khi mà ngành Pháp y làm rõ căn bệnh của bị cáo. Tôi xin trình bày sang nguyên nhân thứ hai. Đó là bị cáo bị sự kích động tinh thần quá mạnh từ phía nạn nhân: Kính thưa HĐXX! 186 Như trên tôi đã trình bày bị cáo mắc bệnh tâm thần phân liệt loại nhân cách bệnh, thể hưng phấn. Căn bệnh này bình thường như con rắn hổ nằm ngủ mà thôi. Con rắn độc ấy chỉ thức dậy khi có sự chọc giận, sự kích động từ phía bên ngoài. Vậy sự kích động, chọc giận ở đây là gì. Chẳng cần nói thì HĐXX và bà con cũng đã rõ. Đó là những lời nói và cử chỉ của bà chủ quán Nguyên. Sự kích động này tôi nghĩ phải phân tích cặn kẽ mới thấy hết vai trò của nó. Theo tôi thì nó có 2 giai đoạn hay nói đúng hơn là có hai ngòi nổ khác nhau. - Ngòi nổ thứ nhất là việc bị cáo không thiếu nợ mà lại bị đòi nợ. Thông thường, ở đời mình thiếu nợ người khác bị người ta đòi nợ còn buồn, còn tức, huống chi không nợ mà lại bị đòi nợ. Đã vậy cái nợ ấy còn bị thiên hạ cho là nợ bê tha điếm nhục: nợ tiền nhậu, nợ tiền uống bia ôm, nợ tiền chơi gái, những cái nợ này ai mắc vào nói ra cũng xấu hổ - huống chi lại bị đến đòi nợ. Đây lại là nợ khống. Không bất bình sao được! Không giận dữ sao được! Người thường còn thế huống gì người có tiềm ẩn tâm thần. Con rắn hổ trong người bị cáo ngóc đầu dậy là vậy. Kính mong HĐXX lưu ý tình tiết tế nhị này. Ở đây trong hồ sơ ở bút lục 33,35,39 theo lời khai của các nhân chứng khẳng định bị cáo không thiếu tiền, nhân chứng tên Tùng có vợ là Loan là người nhà của chủ quán nhậu (chị Loan đã chết) cũng khẳng định như thế. - Ngòi nổ thứ hai là những lời lẽ lăng mạ quá đáng của bà chủ quán Nguyên. Về việc này để tránh việc bà chủ quán có thể sẽ phủ nhận thì tôi đành phải dẫn ra chính lời khai của bà trong bút lục số 29. Tại bút lục này bà chủ quán đã thừa nhận bà đã chửi Vân rằng: mày uống sao mà đểu thế”. Tôi 187 không dám nhắc lại mấy chữ thô tục vì khi nói ra sẽ là khiếm nhã giảm vẻ trang nghiêm vốn có của phòng xử án. Rồi chẳng riêng gì bà chủ quán, các nhân chứng đều chung một ý kiến thừa nhận như thế. Tại bút lục số 41 anh Lê Văn Thiệu khai: “Chị Hai Điền dùng lời lẽ thiếu văn hóa để nói xấu Vân, nhục mạ Vân khi cơ quan đang trong giờ làm việc”, “Khi trở ra chị Hai Điền vẫn đứng ngoài chửi thô tục” rồi nào là “Tôi kéo chị Hai Điền về chị không về mà quay lại chửi lần hai với lời lẽ thô tục hơn”. Hôm vừa rồi gặp anh Thiệu tôi có hỏi chị Hai Điền chửi thô tục là chửi như thế nào? Anh cười trả lời: “Nói thế là đủnhắc lại là thêm một lần thiếu văn hóa”. Tôi thầm nghĩ nhắc lại câu nói đó cho người khác nghe mà người ta còn ngại miệng, huống chi một người thần kinh, đã bị đòi nợ khống mà lại còn bị trút lên như đạn bắn, như mưa bão, với những lời như thế thử hỏi làm sao bị cáo chịu cho nổi? Kính thưa HĐXX! Như vậy ở phần này tôi muốn trình bày rằng bị cáo gây án là do bị kích động tinh thần quá mạnh về phía nạn nhân. Qua phần lý giải trên có thể đi đến hệ quả sau: rằng chiều hôm đó nếu không có chuyện bà chủ quán chuyên đòi nợ khống, không có những lời thô tục nặng nề thì dứt khoát vụ án sẽ không xảy ra. Song, ở đây cũng có điều cần phải lý giải ấy là tại sao bị cáo lại đang tâm nổ súng vào bốn người trong lúc chỉ có bà chủ quán mới là người gây nên cơn lốc tâm lý cho bị cáo? Như tôi đã phân tích ở trên, những người bị mắc bệnh tâm thần thể hưng phấn thì chỉ cần những lý do rất nhỏ nhặt họ cũng đã có những phản ứng rất mãnh liệt. Lý do nhỏ 188 nhặt theo tôi là cô Loan đã có nói gì đó làm bị cáo tưởng là anh ta bị cản trở công việc, là ở chỗ cô Thuyết vừa là kế toán ghi sổ nợ vừa trực tiếp sang đòi tiền bị cáo, là ở chỗ cô Quyên, ông Trường có cử chỉ này hoặc lời nói nọ làm cho bị cáo trong cơn điên loạn đã hiểu lầm. Kính thưa HĐXX! Như vậy là tôi đã trình bày với HĐXX hai nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm pháp của bị cáo, rất may mắn là hai nguyên nhân này là hai tình tiết giảm nhẹ trong Điều 38 của Bộ luật Hình sự, tại khoản b: bị kích động tinh thần; tại khoản e: người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế về khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình - tức là chứng bệnh tâm thần mà tôi vừa nêu trên. Ngoài hai tình tiết đáng được xem xét giảm nhẹ nêu trên, trong vụ án này tôi thấy bị cáo còn có hai tình tiết nữa cũng rất đáng được xếp vào các tình tiết giảm nhẹ. Đó là việc ngay sau khi gây án xong bị cáo đã xách súng lên đồn công an đầu thú. Điều này phù hợp Điều 38 điểm H; Đó là việc bị cáo phạm tội lần đầu, trước đó bản thân bị cáo là người tốt, là Đảng viên Đảng Cộng sản, là phó trưởng phòng điều này được ghi nhận trong khoản D Điều 38. Như vậy là nếu được HĐXX chấp thuận thì ở vụ án này bị cáo có tới bốn tình tiết đáng được giảm nhẹ theo Điều 38. Kính thưa HĐXX! Ở đây lại phải nói thêm một tình tiết nữa. Vì nếu không phân tích ra lại dễ bị coi là tình tiết tăng nặng: đó là việc bị cáo có uống rượu bia trước khi gây án. Cụ thể là trong khi 189 gây án bị cáo có còn ở trong tình trạng say rượu hay không? Ở đây rất tiếc là khi bị cáo đầu thú, các cơ quan chức năng ngay lúc đó đã không khám nghiệm xem hàm lượng rượu trong máu bị cáo có còn hay không? Theo tôi, lúc này bị cáo không còn trong cơn say rượu nữa. Vì một là thực tế thời gian từ lúc bị cáo uống rượu từ lúc 12 giờ trưa gì đó đến lúc gây án đã là 4 tiếng đồng hồ rồi. Đó là thời gian đủ cho người uống rượu giã rượu. Hai là lượng rượu bị cáo uống không nhiều, đâu như ba người mà có 5 xị. Ba là uống rượu về bị cáo vẫn còn trong tình trạng tỉnh táo. Bằng chứng là chị Mai giục bị cáo đi ngủ thì bị cáo không ngủ và bảo lên xem anh em đánh cờ. Xem đánh cờ mà không đủ tỉnh táo thì làm sao ngồi xem nổi. Vả lại, cũng còn điều này nữa, nếu đang ở trong tình trạng say rượu thì không bao giờ bị cáo lại tỉnh lại nhanh, để dừng tội ác và đi đầu thú ngay như thế được. Kính thưa HĐXX! Nói những điều trên chúng tôi muốn thưa rằng nên loại trừ khả năng gây án vì bị say rượu. Song đến đây lại có một vấn đề cần đưa ra là giả sử bữa đó trong khi gây án bị cáo còn trong tình trạng say rượu thì đây cũng không là tình tiết tăng nặng đối với một người bị thần kinh. Theo các tài liệu chuyên môn về y học thì việc uống rượu đối với bệnh nhân tâm thần lại là một nhu cầu bệnh lý. Bệnh lý này cũng lại được pháp luật chiếu cố: “Trạng thái say rượu thông thường thì không loại trừ chịu trách nhiệm hình sự nhưng trong trạng thái say rượu bệnh lý là một bệnh loạn thần kinh cấp tính ngắn hạn thì loại trừ năng lực chịu trách nhiệm”. 190 Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải xác minh xem bị cáo có bị bệnh thần kinh hay không, nếu có thì việc uống rượu của bị cáo được xem là tình tiết giảm nhẹ. Song, đây là muốn trình bày cho kín nhẽ chớ thực ra tôi vẫn nghĩ rằng khi gây án bị cáo không ở trong tình trạng say rượu. Kính thưa HĐXX! Thưa gia đình nạn nhân và các nạn nhân, tôi đã nói quá nhiều để bào chữa cho bị cáo. Tôi vô cùng mong ước những lời nói trên đây của tôi không làm buồn phiền các nạn nhân và gia đình mà hy vọng nó là những lời giải bày, lời phân trần, lời an ủi. Nó giống như khi ta đi ra đường có cục đá chọi trúng đầu ta, ta sẽ nổi cơn giận cao độ nếu biết đó là thằng côn đồ lưu manh. Nhưng ta cũng rất dễ mím môi, nén đau khi ai đó nói với ta rằng: “Thằng đó khùng đấy chấp làm gì”. Tôi rất mong thấy thái độ đó của HĐXX và gia đình nạn nhân và các nạn nhân ở vào trường hợp thứ hai. Kính thưa HĐXX! Thưa vị đại diện VKS, thưa gia đình nạn nhân và các nạn nhân: việc bị cáo cùng lúc bắn chết 3 người và làm bị thương một người khác là một tội ác, một việc làm gây tác hại hết sức nghiêm trọng. Bị cáo phải chịu một mức án nghiêm khắc là đúng với hành vi của anh ta. Ở đây chỉ có điều mức án nghiêm khắc đến mức nào? Việc làm này trong chờ hoàn toàn vào sự công minh của pháp luật, của HĐXX. Chúng tôi chỉ có mong muốn HĐXX xem xét kỹ lại nguyên nhân gây án của bị cáo, trong đó có chứng bệnh tâm thần của anh ta. Trong vụ án này, tôi nghĩ không chỉ có gia đình nạn nhân và các nạn nhân đau đớn mà bản thân bị cáo cũng đau đớn 191 không kém. Thật tội nghiệp cho bị cáo, chỉ trong buổi chiều oan nghiệt đó, trước khi xảy ra vụ xô xát khoảng vài phút đồng hồ bị cáo đâu có ngờ rằng chỉ ít phút nữa anh sẽ nhúng tay vào máu, sẽ giết người, chỉ một lát nữa thôi anh sẽ giã từ gia đình, từ giã người vợ mới cưới được một năm trời và đứa con mới đẻ cùng bạn bè thân yêu để bước vào trại giam, cách ly hoàn toàn với cuộc sống đẹp đẽ bên ngoài. Tôi nghĩ bị cáo hoàn toàn không biết trước việc làm của mình nếu không anh đã từ giã vợ con trước rồi mới gây án chứ đâu đến nỗi gây án xong, trước khi ra tự thú anh còn lộn trở về nhà mình với hy vọng được hôn lần cuối và nói lời từ biệt với đứa con thân yêu của anh vừa mới ra đời được 5 tháng. Rõ ràng, bị cáo đâu có chuẩn bị trước. Ôi, nếu bà chủ quán NGUYÊN hôm ấy đừng có như thế thì đâu đến nỗi anh ta hôm nay phải đứng trước vành móng ngựa. Chính là vì có sự đột biến, sự không cố ý như thế nên tôi dám cam đoan chắc rằng hôm nay tòa án của luật pháp mới xử án anh nhưng tòa án lương tâm cũng đã xử anh ta hằng ngày, hằng giờ từ 7, 8 tháng nay rồi. Vì thế, lời cuối cùng tôi mong muốn trước khi kết thúc phần phát biểu bào chữa là một lần nữa tôi tha thiết đề nghị HĐXX hãy chấp nhận ý kiến khi chúng tôi cho rằng bị cáo trước và trong khi gây án là có mắc bệnh tâm thần ở dạng nhân - cách bệnh, thể hưng - phấn và trên cơ sở đó đề nghị HĐXX chấp nhận 4 tình tiết giảm nhẹ theo Điều 38 của Bộ luật Hình sự mà chúng tôi đã đưa ra. Như vậy, nếu lời khẩn cầu của chúng tôi được chấp nhận thì chắc chắn bị cáo sẽ được hưởng mức án vừa phải trong 192 cái khung hình phạt rất dài, rất rộng được quy định tại khoản 1 Điều 101. Vì ở khoản 3 ở Điều 38, bộ luật cũng đã ghi rất rõ ràng: “Khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật đã quy định”. Đó là về lý, còn về tình thì bây giờ dù bị cáo có phải chết tới 10 lần cũng không cứu được mạng sống cho những người vốn không thù oán gì với bị cáo mà bị chết một cách oan uổng, những người cho đến bây giờ vẫn không biết tại sao mình phải chết, nó cũng giống như bị cáo cách đây ít lâu còn nói với tôi: “Khi đến cơ quan Công an trình diện, nghe nói tôi mới biết rằng mình vừa bắn chết cô Quyên”. Tức là những cái chết không được chuẩn bị trước, những cái chết không phải do bị cáo cố tình cố ý tìm mọi cách gây ra. Xin cám ơn HĐXX”. V. Trong bài tập IV trên đây, tác giả đã đưa ra một trong hai lý do dẫn đến hành vi phạm tội “ giết người” của bị cáo, đó là: bị cáo có dấu hiệu bệnh tâm thần. Anh (Chị) hãy: 1. Xây dựng lập luận (khoảng 100 chữ), trong đó lý do nêu trên là kết luận của lập luận. 2. Vẽ sơ đồ biểu diễn lập luận. 3. Các luận cứ có mối quan hệ độc lập hay ràng buộc lẫn nhau? 4. Anh (Chị) đánh giá thế nào về tính hiệu lực của mỗi luận cứ đối với kết luận? 193 Chương 4. KỸ NĂNG TRANH LUẬN 4.1. Những vấn đề chung về tranh luận 4.1.1. Khái niệm về tranh luận Tranh luận (argument, debate), có khi còn được gọi là tranh biện (tranh luận – phản biện) là một hình thức giao tiếp ngôn ngữ đặc thù, thường xuất hiện trong những tình huống giao tiếp có tính đối kháng cao, trong đó các bên tranh luận dùng lý lẽ, lập luận để phân tích, luận giải nhằm xác định đúng/sai, phải/trái về một quan điểm, một tư tưởng, một vấn đề, một sự việc nào đó. Theo Đại từ điển tiếng Việt thì tranh luận là “bàn cãi có phân tích lý lẽ để tìm ra lẽ phải” 1. Có tranh (giành/cạnh tranh, đấu tranh) mà không có luận (bàn bạc, biện luận, bình luận, đàm luận, thảo luận) thì chỉ là sự cãi cọ, đấu khẩu dựa trên cảm tính cá nhân, chủ quan, không phân tích đúng/sai, không sử dụng lý lẽ và lập luận để xác định chân lý/nghịch lý, phải/trái, hợp lý/bất hợp lý Ngược lại, nếu chỉ có luận mà không có tranh thì đó là thuyết trình, diễn giảng, thuyết giảng trong đó quan điểm của các bên là cùng hướng, không mâu thuẫn, không đối nghịch nghĩa là không đòi hỏi thẩm tra để xác định đúng/sai, hay/dở, tốt/xấu, phải/trái 1 Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông tin, tr.1686. 194
File đính kèm:
- giao_trinh_ky_nang_lap_luan_va_tranh_luan.pdf