Giáo trình Kỹ năng khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp
Khái niệm
1.1.1. Khám phá bản thân
Tổng thống Pháp Charles De Gaulle đã nói: “Sẽ chẳng có điều gì vĩ đại được thực
hiện nếu không có những con người vĩ đại, và con người chỉ vĩ đại khi họ quyết tâm trở
nên vĩ đại”.
Những điều chúng ta có thể làm hay không thể làm, những điều khả thi hay không
khả thi hiếm khi xuất phát từ khả năng thực sự của chúng ta. Nó liên quan nhiều đến
niềm tin “Tôi là ai” hơn. Khi gặp một vấn đề mà bản thân “cảm thấy” rằng không thể làm
được là chúng ta xây dựng “rào chắn” – nhân dạng hay hình ảnh hạn chế, yếu kém của
bản thân.
Nhân dạng bản thân thực sự là gì? Đó đơn giản là niềm tin mà chúng ta xác định
rằng chúng ta có những cái khác biệt so với người khác. Khả năng thì không đổi nhưng4
việc chúng ta sử dụng bao nhiêu năng lực của mình có hoàn toàn phụ thuộc vào cách bạn
định dạng bản thân. Vậy “Tôi là ai?”.
Có nhiều cách để mô tả bản thân - thông qua trạng thái cảm xúc, nghề nghiệp, địa
vị, thu thập, vai trò, hành vi, những vật sở hữu, tín ngưỡng, vẻ bề ngoài, quá khứ, thậm
chí qua những gì mà chúng ta không phải thế.
Nhận dạng của bạn bè cũng có xu hướng ảnh hưởng đến chúng ta. Thường thì khi
bạn tin họ là người như thế nào, đó cũng là sự phản ánh niềm tin của bạn về chính mình.
Khám phá ra bản thân là phải nhận dạng bản thân mình, xác định được “Tôi là ai”.
Ngoài ra việc khám phá ra bản thân còn phải quản lý được bản thân mình. Việc quản lý
bản thân phải theo sự tiến triển của nhận dạng bản thân và phải luôn luôn xác định lại bản
thân trong một thế giới năng động và cởi mở ngày nay
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ năng khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp
ong khi vẫn điều hành những hoạt động kinh doanh đầu tiên của họ. Chỉ có thiểu số người quản lý nửa sau của cuộc đời. Đa số mọi người “nghỉ hưu trong lúc đang làm việc” và đếm từng năm cho đến khi họ thực sự được nghỉ hưu. Nhưng thiểu số những người nhìn nhận thời gian làm việc trong đời dài hơn như là một cơ hội cho chính họ và cho xã hội sẽ trở thành những nhà lãnh đạo và những hình mẫu. Có một điều kiện tiên quyết trong việc quản trị nửa thứ hai của cuộc đời bạn: bạn phải bắt đầu rất sớm trước khi bạn tham gia. Cách đây 30 năm, thời gian làm việc trong đời được gia tăng rất nhanh. Rất nhiều người quan sát (trong đó có cả tôi) tin rằng những người nghỉ hưu sẽ tham gia ngày càng nhiều vào các tổ chức phi lợi nhuận với vai trò những tình nguyện viên. Nhưng điều này đã không xảy ra. Nếu một người không trở thành tình nguyện viên trước khoảng 40 tuổi thì người đó cũng sẽ không trở thành tình nguyện viên khi vượt qua tuổi 60. Tương tự như vậy, tất cả các doanh nhân hoạt động xã hội mà tôi biết đều bắt đầu làm việc trong tổ chức thứ hai của mình rất sớm trước khi họ vươn tới được đỉnh cao trong công việc kinh doanh đầu tiên. Hãy xem xét trường hợp của một luật sư thành công. Ông này là luật sư tư vấn của một tập đoàn lớn. Gần đây ông cũng đã thành lập nhiều trường học kiểu mẫu trong bang của ông. Trước đây, ông bắt đầu làm công tác tình nguyện về luật cho các trường học khi mới chỉ khoảng 35 tuổi. Lúc 40 tuổi thì ông được bầu vào Ban giám hiệu. Đến lúc 50 tuổi, khi đã kiếm được cả một gia tài, ông khởi động công ty của chính ông nhằm xây dựng và điều hành những trường học kiểu mẫu. Tuy nhiên, ông vẫn làm việc hầu như là toàn thời gian trong vai trò lãnh đạo tư vấn tại công ty mà ông đã làm kể từ lúc còn là một luật sư trẻ tuổi. Có một lý do khác để phát triển một mối quan tâm lớn thứ hai và phát triển nó sớm. Chẳng ai có thể kì vọng rằng mình sẽ sống rất lâu mà không phải trải qua những đợt thoái trào nghiêm trọng trong cuộc sống cũng như trong công việc. Có những kĩ sư có năng lực nhưng không được thăng tiến ở tuổi 45. Có những giáo sư đại học có năng lực nhưng nhận ra rằng ở độ tuổi 42 mình không thể trở thành giáo sư của một truờng đại học lớn, ngay cả khi người này hoàn toàn có đủ năng lực. Có những bi kịch cho đời sống gia đình: sự tan rã của một cuộc hôn nhân hay sự mất mát của một đứa trẻ. Trong những trường hợp như vậy, một mối quan tâm thứ hai (không đơn giản là một sở thích) sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn. Chẳng hạn, người kĩ sư bây giờ đã nhận ra rằng mình không thành công lắm trong công việc. Nhưng trong các hoạt động bên ngoài, một thủ quỹ cho nhà thờ chẳng hạn, anh ta lại là một người thành công. Một gia đình có thể tan vỡ, nhưng thông qua các hoạt động bên ngoài, vẫn còn đó cả một cộng đồng. Trong một xã hội mà thành công trở thành một điều vô cũng quan trọng, việc có các lựa chọn khác nhau càng ngày càng trở nên thiết yếu. Trong lịch sử, không có cái gì được gọi là “thành công” cả. Hầu hết tất cả mọi người không mong cầu điều gì ngoại trừ “ở đúng vào vị trí của mình”, như lời nguyện cầu của một người Anh già nua. Sự lưu chuyển duy nhất là sự lưu chuyển đi xuống. Tuy nhiên, trong xã hội tri thức, chúng ta mong muốn mỗi người ai cũng thành công. Nhưng rõ ràng điều này là không thể. Đối với rất nhiều người, tốt nhất là không nên có thất bại. Nhưng bất cứ chỗ nào có thành công thì chỗ đó cũng phải có thất bại. Do đó, các cá nhân và gia đình của các cá nhân này nữa cần thiết phải có một lĩnh vực mà họ có thể cống hiến, tạo ra sự khác biệt, và để được trở thành một ai đó. Điều đó có nghĩa là phải tìm kiếm một lĩnh vực thứ hai (tạo dựng một sự nghiệp thứ hai, một sự nghiệp song song, hay trở thành một doanh nhân hoạt động xã hội) để có cơ hội được trở thành lãnh đạo, được tôn trọng và được thành công. Những thử thách của quản trị bản thân khá rõ ràng, nếu như không muốn nói là sơ đẳng. Và câu trả lời đã trở nên quá rõ ràng, không thể giả bộ ngây thơ không biết được. Nhưng quản trị bản thân cần đến những điều mới mẻ và chưa từng xảy ra từ cá nhân, và đặc biệt từ người lao động tri thức. Trên thực tế, quản trị bản thân đòi hỏi mỗi người lao động trí thức phải suy nghĩ và cư xử như một giám đốc điều hành. Thêm nữa, sự chuyển đổi từ những người lao động chân tay làm những gì họ được chỉ bảo sang những người lao động trí thức tự quản trị bản thân mình thách thức một cách sâu sắc trong cấu trúc của xã hội. Trong tiềm thức của mỗi xã hội, cho dù là trong xã hội đề cao cá nhân nhiều nhất, có hai điều dường như là hiển nhiên: các tổ chức sống lâu hơn người lao động và hầu hết mọi người đều ở trong một vị trí cố định. Nhưng điều ngược lại mới đúng trong xã hội ngày nay. Những người lao động trí thức sống lâu hơn các tổ chức, và họ sống rất lưu động. Do đó, nhu cầu quản trị cá nhân đang tạo nên một cuộc cách mạng trong đời sống con người. Peter F. Drucker & Người dịch: Phạm Phước PHỤ LỤC 3 9 yếu tố khiến một người sống không hạnh phúc Mọi người đều khao khát có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc nhưng đời người gần như nỗi buồn lại chiếm nhiều hơn. Vậy rốt cuộc, nguyên nhân gì khiến mọi người sống không vui vẻ, hạnh phúc? Một tổ chức điều tra về chỉ số hạnh phúc của Mỹ đã nghiên cứu và đưa ra 9 yếu tố dưới đây trực tiếp ảnh hưởng đến niềm hạnh phúc và vui vẻ của một người. Hãy cùng xem bạn có đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố nào trong 9 yếu tố này? 1. Tâm truy cầu quá nhiều Chúng ta từ nhỏ đã truy cầu rất nhiều điều, truy cầu thành tích tốt, khi đi làm lại muốn được lên chức cao, lương cao, mong công ty làm ăn càng ngày càng tốt, cha mẹ mong con cái hơn người, cầu được tiền tài, cầu được phúc báo, cầu cuộc sống hoàn mỹ Khi thất vọng, không đạt được những thứ mình mong muốn thì sẽ sinh ra buồn bực, tinh thần sa sút. 2. Không biết thế nào là đủ Người sống trên đời, thứ mà chúng ta thực sự cần không nhiều lắm nhưng thứ mà chúng ta muốn sở hữu lại vô cùng nhiều, như vậy sẽ rất khó thỏa mãn giống như người ta vẫn gọi là “lòng tham vô đáy”. Đã có một ngàn, lại muốn có một vạn, đã có nhà ở lại muốn nhà biệt thựVì vậy, khi chúng ta luôn truy cầu sẽ luôn không thấy đủ, không thấy thỏa mãn mà sinh ra chán nản. 3. Hay ganh ghét, đố kỵ Người thường xuyên ganh ghét đố kỵ với người khác thì trong lòng sẽ luôn không được vui, được bình yên. Khi thấy người khác có thứ mà mình không có, thấy người khác hơn mình thì tức tối khó chịu, sao có thể sống được vui vẻ, hạnh phúc? 4. Quá để ý đến ánh mắt của người khác Người sống mà quá để ý đến ánh mắt của người khác, nghĩ xem người khác nghĩ về mình như thế nào, nhìn mình như thế nào? Về lâu về dài bạn sẽ không còn là bản thân mình nữa mà đang sống cuộc sống của người khác. Khi không được làm điều mình yêu thích, sống cho chính bản thân mình, con người sẽ không thể vui vẻ được. 5. Không cảm động trước những sự việc tốt đẹp Cuộc sống hiện đại, bận rộn khiến con người ngày nay gần như không còn thời gian rảnh rỗi để thưởng thức những điều tốt đẹp ở xung quanh mình. Hay đối với những điều tốt đẹp về tâm hồn, về hoàn cảnh, con ngườichúng ta lại không cảm nhận được. Khi chứng kiến những điều tốt đẹp mà chúng ta lại không thấy cảm động thì chính là chúng ta đã đang đánh mất đi sự rung động, nhạy cảm của bản thân, bị cuốn trôi theo những lo toan của cuộc đời mà không cảm thấy hạnh phúc. 6. Không biết cho đi Người ta nói rằng, cho đi sẽ khiến niềm vui được nhân đôi. Một người luôn lo sợ mình bị tổn thất mất lợi ích, luôn không muốn trả giá mà lại được lợi thì làm sao có thể sống được hạnh phúc? 7. Sống với một quy luật nhàm chán Sống với một quy luật nhàm chán, sáng đi làm, tối trở về nhà ăn cơm rồi đi nghỉ, về lâu về dài cũng sẽ khiến mọi người trở nên chán nản, không vui. Hãy tạo ra một điều mới mẻ hàng ngày để cuộc sống của bạn sinh động hơn, làm nhiều việc có ích giúp đỡ người khácbạn sẽ thấy mình hạnh phúc hơn nhiều! 8. Khép kín tâm linh Con người khi đối diện với nỗi buồn, thất vọng thì thường có xu hướng nghĩ tiêu cực, càng nghĩ càng thấy sự việc đi xuống, xấu đi. Lâu dần sẽ khiến người đó tự ti, suy sụp tinh thần mà sống khép kín, không mở lòng với người khác, nghĩ mình kém cỏi mà thấy cuộc sống không vui. 9. Không biết ý nghĩa của cuộc đời Nếu như trong cuộc đời, bạn tìm được ý nghĩa nhân sinh đích thực để mình theo đuổi, mình sống vì điều gì, thì khi ấy cuộc sống của bạn sẽ từng ngày đều trôi qua trong vui vẻ, hạnh phúc và đầy ý nghĩa. Kỳ thực, niềm vui hay nỗi buồn đôi khi cũng không phải có nguyên nhân từ sự việc của bản thân chúng ta mà là do thái độ cùng quan niệm nhìn nhận vấn đề của chúng ta tạo thành. Chỉ cần chúng ta có tâm thái bình tĩnh, làm tốt những việc nên làm, thuận theo tự nhiên, thì niềm vui sẽ tự đến. (Theo NTDTV) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anthony Robbins, 2013. Đánh thức con người phi thường trong bạn. Bản dịch của First News. NXB Tổng hợp Tp.HCM. 2. Anthony Robbins, 2013. Đánh thức năng lực vô hạn. Bản dịch của First News. NXB Tổng hợp Tp.HCM. 3. Huỳnh Thanh Tú, 2013. Tâm lý và Nghệ thuật lãnh đạo. NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM. 4. Kim Rando, 2014. Tương lai nghề nghiệp của tôi. Bản dịch của Alpha Books. NXB Lao động – Xã hội. 5. Ngô Kim Thanh và Nguyễn Thị Hoài Dung, 2012. Giáo trình Kỹ năng quản trị. NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 6. Trần Thượng Tuấn và Nguyễn Minh Huy, 2015. 8 kỹ năng mềm thiết yếu – Chìa khóa đến thành công. NXB Lao Động. 7. Malcolm Hornby, 2001, 35 bước chọn nghề, NXB Trẻ. MỤC LỤC Lời nói đầu ................................................................................................................. 1 Chương 1: Tổng quan về Kỹ năng khám phá bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp 3 1.1 Khái niệm ............................................................................................................. 3 1.1.1 Khám phá bản thân là gì? ................................................................................ 3 1.1.2 Lập kế hoạch nghề nghiệp là gì? ..................................................................... 4 1.2 Tầm quan trọng của việc thấu hiểu bản thân và lập kế hoạch nghề nghiệp ......... 10 1.3 Một số quan điểm khoa học về khám phá bản thân ............................................. 10 1.4 Tìm hiểu những yếu tố thúc đẩy con người hành động trong cuộc sống ............. 19 Chương 2: Kỹ năng khám phá bản thân ............................................................... 22 2.1 Ta là ai trong cuộc đời này? ................................................................................ 22 2.2.1 Khí chất ............................................................................................................ 22 2.1.2 Nhân cách ......................................................................................................... 36 2.1.3 Mô hình hành vi A – B – C .............................................................................. 37 2.1.4 Trắc nghiệm nhân cách .................................................................................... 38 2.2 Năng lực cá nhân và cơ sở hình thành Năng lực ................................................ 40 2.2.1 Năng lực là gì? ................................................................................................. 40 2.2.2 Các cách hiểu về Năng lực ............................................................................... 40 2.2.3 Vai trò của Năng lực cá nhân trong cuộc sống và nghề nghiệp ....................... 49 2.2.4 Con đường hình thành Năng lực cá nhân ......................................................... 54 2.3 Thái độ là tất cả - Mô hình ASK ......................................................................... 57 2.3.1 Mô hình ASK ................................................................................................... 57 2.3.2 Thái độ tích cực thay đổi cuộc đời ................................................................... 59 2.3.3 Thúc đẩy bản thân bằng cách tìm nguồn cảm hứng trong cuộc sống .............. 64 2.4 Trắc nghiệm MBTI ............................................................................................. 69 Chương 3: Kỹ năng Lập kế hoạch nghề nghiệp ................................................... 74 3.1 Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi của mỗi cá nhân ....................................... 74 3.1.1 Tầm nhìn .......................................................................................................... 74 3.1.2 Sứ mệnh ........................................................................................................... 76 3.1.3 Giá trị cốt lõi .................................................................................................... 79 3.2 Phân tích SWOT bản thân ................................................................................... 82 3.2.1 Nhận thức điểm mạnh của bản thân ................................................................ 82 3.2.2 Nhận thức điểm yếu của bản thân ................................................................... 84 3.2.3 Nhận thức cơ hội của bản thân ........................................................................ 85 3.2.4 Nhận thức những nguy cơ đối với bản thân .................................................... 86 3.3 Chiến lược lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với SWOT ....................................... 88 3.3.1 Tìm hiểu về nghề và các lựa chọn nghề nghiệp .............................................. 88 3.3.2 Xác lập Mục tiêu và Hoạch định con đường đến Mục tiêu ............................. 93 3.3.3 Lập kế hoạch nghề nghiệp ............................................................................... 97 3.3.4 Tiến trình quản trị bản thân để hướng đến Mục tiêu ....................................... 99 3.4 Quan điểm về hạnh phúc và thành công trong cuộc sống ................................... 104 3.4.1 Hạnh phúc là gì? .............................................................................................. 104 3.4.2 Thành công ...................................................................................................... 110 3.4.3 Cân bằng cuộc sống và giải tỏa áp lực ............................................................. 114 3.5 Bài tập và câu hỏi ............................................................................................ 118 Phụ lục 1: Trắc nghiệm MBTI ................................................................................... 120 Phụ lục 2: Quản trị Bản thân – Peter Drucker ........................................................... 131 Phụ lục 3: 9 yếu tố khiến một người sống không Hạnh phúc .................................... 153 Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 156
File đính kèm:
- giao_trinh_ky_nang_kham_pha_ban_than_va_lap_ke_hoach_nghe_ng.pdf