Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 1)
Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý rất phức tạp biểu hiện ở nhiều mặt, nhiều
cấp độ khác nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Mỗi định nghĩa đều
được dựa trên một quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lý của nó.
Tuy nhiên, các định nghĩa đều nêu ra những dấu hiệu cơ bản về giao tiếp như
sau:
- Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, nghĩa là chỉ riêng con người
mới có sự giao tiếp thật sự khi họ biết sử dụng phương tiện ngôn ngữ (nói, viết,
hình ảnh nghệ thuật.) và chỉ được thực hiện trong xã hội loài người.
- Giao tiếp được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự rung cảm và ảnh hưởng lẫn
nhau.
- Giao tiếp dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người.
- Giao tiếp thường diễn ra trong hoạt động thực tiễn của con người (lao động,
học tập, vui chơi, hoạt động tập thể.) bảo đảm việc định hướng cho sự tác động
qua lại trong quá trình thực hiện và kiểm tra hoạt động của con người. Giao tiếp là
nhu cầu của con người muốn tiếp xúc với con người.
Nội dung cơ bản của giao tiếp xuất phát từ nhu cầu tiếp xúc với người khác.
Đã là con người, ai cũng có nhu cầu đó.
Nhu cầu tiếp xúc với những người khác trở thành tâm thế của mỗi người để
cùng hợp tác với nhau, cùng kết bạn với nhau, hướng tới mục đích trong lao động,
học tập, vui chơi. Đây là chỗ thể hiện rõ nhất nội dung và tác dụng của giao tiếp;
nó tạo ra cơ sở cho sự tồn tại của con người, gia đình, cộng đồng và xã hội. Và
trong hoạt động giao tiếp, trong quan hệ người - người bao giờ cũng có sự tiếp xúc
tâm lý.
Tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người mang lại sự thông cảm lẫn
nhau, giúp đỡ lẫn nhau, thậm chí cứu vớt lẫn nhau để từng con người cũng như
nhóm người, tập thể người, cộng đồng người, xã hội loài người tồn tại và phát triển.
Sự tiếp xúc tâm lý đó nảy sinh, phát triển và hội tụ ở đỉnh cao của nó là sự đồng
cảm.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp (Phần 1)
ho phương tiện ngôn ngữ. Tuy nhiên, cũng không hiếm khi chúng giữ vai trò chủ đạo. Comment [U15]: trùng ở phía trên đầu chương? 1. Ánh mắt, nét mặt và nụ cười 1.1. Ánh mắt Ánh mắt được xem là cửa sổ tâm hồn. Ánh mắt phản ánh tâm trạng, những xúc cảm, tình cảm của con người như: vui, buồn, tức, giận, sợ hãi, lo lắng hay yên tâm. Ánh mắt cũng cho ta biết mong muốn, ý nghĩ của người đối thoại. Ánh mắt không chỉ bộc lộ tâm hồn của con người mà còn là con đường chủ yếu mà qua đó 27 Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái các thông tin cảm tính từ môi trường bên ngoài là do mắt cung cấp. Để sử dụng ánh mắt hiệu quả, cần chú ý một số điểm sau đây: + Nhìn thẳng vào người đối thoại, nhưng đó phải là một cái nhìn tự nhiên, nhẹ nhàng như bao quát toàn bộ con người họ, chứ không phải là một điểm nào đó trên khuôn mặt của họ hay thân thể họ. Cái nhìn lãng tránh là biểu hiện của sự giả dối, thiếu thành thật, thiếu tự tin, còn nhìn thẳng vào mặt người khác là biểu hiện sự thành thật, sự tự tin, sự quan minh chính đại của chúng ta. + Không nhìn chằm chằm vào mặt của người khác + Không nhìn người khác với ánh mắt coi thường, giễu cợt hoặc không thèm để ý + Không đảo mắt hoặc đưa mắt liếc nhìn một cách vụng trộm + Không nheo mắt hoặc nhắm cả hai mắt trước mặt người khác. 1.2. Nét mặt Nét mặt biểu hiện thái độ cảm xúc của con người. Các nhà tâm lý học cho rằng, nét mặt biểu hiện 6 cảm xúc: vui, buồn, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận và ghê tởm. Những biểu cảm khác nhau qua nét mặt là do những sự kết hợp khác nhau về vị trí của mắt, môi, mí mắt và lông mày. Nét mặt còn cho ta biết ít nhiều về tính cách của con người. Người vô tư, lạc quan, nét mặt thường hay vui vẻ; người vất vả phải lo nghĩ nhiều thì vẻ mặt thường căng thẳng, trầm tư. . . không phải ngẫu nhiên mà người ta xem tướng qua khuôn mặt. Người xưa nói: “ Nhìn mặt mà bắt hình dong” cũng là vì vậy. Trong giao tiếp, cùng với nụ cười, nét mặt thường là yếu tố được người khác chú ý quan sát, nó góp phần quan trọng vào việc tạo nên hình ảnh của chúng ta trong con mắt của người khác. 1.3. Nụ cười Nụ cười là một phương tiện giao tiếp quan trọng chứa đựng nhiều nội dung phong phú. Nụ cười không chỉ biểu hiện thái độ, tình cảm của con người mà cả những nét tính cách nhất định của họ nữa. Thực tế cho thấy, bộ mặt tươi cười luôn được hoan nghênh. Trong cuốn: “ Đắc nhân tâm”, tác giả Dale Carnegie chỉ ra những ích lợi của nụ cười như sau: + Nụ cười chẳng tổn hao mà lợi thật nhiều; + Nụ cười không làm nghèo người phát nó, nhưng làm giàu người nhận nó; + Nụ cười chỉ có trong khoảnh khắc, nhưng có khi làm người ta nhớ suốt đời; 28 Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái + Kẻ phú quý đến bậc nào mà không có nó thì cũng vẫn còn nghèo, còn kẻ nghèo hèn tới đâu mà sẵn sầng có nó thì vẫn còn cái vốn vô tận. + Nụ cười đem lại hạnh phúc trong gia đình, nó là nguồn gốc những hảo ý trong thương nghiệp và dấu hiệu của tình bè bạn . . . Tuy nhiên, có nhiều nụ cười khác nhau và không phải nụ cười nào cũng tốt, Nụ cười phải tự nhiên, chân thành thì mới có hiệu quả. Trong các kiểu cười, mỉm cười có lẽ là nụ cười tốt nhất phù hợp với nhiều tình huống giao tiếp. Cần tránh các kiểu cười như: Cười hô hố, cười ha hả, cười ré lên ở nơi cộng cộng, cười mỉa mai, cười nhạt, cười lẳng lơ, cười hầm hồ, cười vô nghĩa. . . 2. Ăn mặc, trang điểm và trang sức 2.1. Ăn mặc Việc ăn mặc cũng hết sức quan trọng trong giao tiếp. Nó không những thể hiện khiếu thẩm mỹ, văn hoá giao tiếp của chúng ta mà còn thể hiện thái độ của chúng ta đối với người khác và đối với công việc. Tại công sở chúng ta ăn mặc nghiêm túc, lịch sự để mọi người thấy rằng, chúng ta là con người có trách nhiệm, đàng hoàng, mẫu mực, coi trọng công việc. Vì vậy, bạn đừng coi thường việc ăn mặc của mình. Trong chúng ta, không ít người vẫn quan niệm một cách đơn giản rằng “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, từ đó dẫn đến việc coi thường chuyện ăn mặc, nhiều khi ăn mặc một cách cẩu thả, tuỳ tiện. Để đảm bảo quần áo luôn chỉnh tề, sạch sẽ, phù hợp, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây: + Kiên quyết loại bỏ những bộ đồ không còn phù hợp với bạn nữa; + Quần áo bẩn thay ra là phải giặt, phơi khô rồi ủi là ngay và cẩn thận treo ngay vào tủ. Thực hiện được điều này thì ngay cả trong trường hợp vội vàng, chúng ta vẫn có thể ăn mặc chỉnh tề, sạch sẽ. 2.2. Trang điểm và trang sức Ngoài ăn mặc, còn có trang điểm và trang sức. Nói chung, đây là những vấn đề dành cho nữ giới, nam giới thì ít khi trang điểm, còn trang sức thì nam giới thường hay mang cà vạt và nhẫn, nhưng nhẫn thường cũng chỉ là những vật kỷ niệm, vật tín chấp ( như nhẫn cưới ) chứ thường không phải là đồ trang sức. Hiện nay, đồ trang sức dành cho nữ giới rất phong phú, đa dạng: Nhẫn, vòng cổ, hoa tai, những thứ cài trên tóc, vòng đeo tay . . .Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên đeo quá nhiều đồ trang sức vì như thế sẽ dễ gây ấn tượng nặng nề, khoe của. Khi giao tiếp, nữ giới cần nên trang điểm một chút, nhẹ nhàng, không nên trang điểm quá đậm, loè loẹt dễ bị đánh giá là ăn chơi, thiếu nghiêm túc. Tóm lại, trong giao tiếp, trang điểm và trang sức là vấn đề quan trọng và tinh tế mà chúng ta không thể xem thường. 29 Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái 3. Tư thế và động tác 3.1. Tư thế Tư thế có vai trò quan trọng trong giao tiếp, có thể xem nó như cái khung hay nền cho hình ảnh của chúng ta. Một người có vẻ đẹp bề ngoài, cơ thể khoẻ mạnh nhưng tư thế không đường hoàng thì vẻ đẹp đó cũng kém phần giá trị. Trong giao tiếp có 3 tư thế chủ yếu: Đi, đứng, ngồi. Người xưa đã nhận thức được tầm quan trọng của tư thế và chú ý giáo dục cho con cái mình cách đi, đứng, ngồi, đặc biệt là những gia đình quyền quý. Họ cho rằng: đã là người quân tử thì phải: “ Đi như gió, đứng như cây thông và ngồi như chuông”. Đó chính là sự khái quát của vẻ đẹp trong giao tiếp. 3.1.1. Tư thế đi Một tư thế đi đẹp đối với nam giới và nữ giới là phải đi như thế nào? Có người đi nhanh nhưng đầu lại cuối xuống, nghĩa là lầm lũi đi, đó là tư thế đi của những con người tất bật, vất vả, không biết nhìn xa trông rộng. Có người dò dẫm đi từng bước ngắn, đó là con người hay nghi ngại, thiếu tự tin. Lại có người chậm rãi, ung dung thư thái thả chân từng bước một, đó là con người nhàn rỗi, không có việc gì quan trọng để giải quyết. Người ta chỉ đi như vậy khi dạo mát trong công viên, hoặc trong phòng làm việc, khi đang suy nghĩ để giải quyết một vấn đề nào đó. Khi đi nếu bạn xách cặp, thì hãy dùng tay trái, để tay phải luôn sẵn sang chìa ra cho người khác. 3.1.2. Tư thế đứng Một tư thế đứng đẹp đối với nam giới và nữ giới phải như thế nào? Đứng như thế nào để người khác nghĩ mình là con người đường hoàng, tự tin và phóng khoáng? Chú ý: Khi đứng không nên đút tay vào túi quần, không chắp tay ra sau lưng hoặc khoanh tay, vì đó là dấu hiệu của sự thiếu cởi mở, sự tự mãn. 3.1.3. Tư thế ngồi Tư thế ngồi đẹp là phải ngồi như thế nào? Khi ngồi phải có tư thế đứng đắn, thoải mái, tự nhiên, thanh thản. Không nên ngồi choáng hết chỗ, không nghiêng về một bên, lưng và đầu phải thẳng để tỏ ra bạn ra người có tinh thần cao và đang sẵn sàng tiếp chuyện, tuy nhiên, đừng để người đối thoại cảm thấy tư thế của bạn là cứng nhắc. Nếu ngồi lâu, cảm thấy mệt, bạn có thể tựa lưng nhưng không được duỗi chân ra theo kiểu nửa nằm nửa ngồi. Khi ngồi, tay để lên tay vịn của ghế hoặc lên đùi, hoặc lên bàn nếu có bàn ở phía trước; hai chân nên khép lại hoặc chỉ để hở một chút, nam giới có thể bắt chéo chân nhưng không ghếch chân quá cao, không rung chân; nữ giới có thể gác bàn 30 Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái chân lên nhau nhưng không được duỗi thẳng ra phía trước. Trước khi ngồi bạn nên kiểm tra ghế có bị bẩn hay không v.v. 3.2. Động tác Động tác cũng là một loại ngôn ngữ không có âm thanh trong giao tiếp. Nó bao gồm các cử chỉ bằng đầu, như gật đầu, lắc đầu; các cử chỉ bằng tay như: đưa tay ra để minh hoạ khi nói, vẫy tay, chỉ chỏ và một số cử chỉ khác. Cử chỉ này làm cho câu chuyện trở nên sinh động hơn. Tuy nhiên, động tác phải hợp lý, tự nhiên và cần tránh các động tác dưới đây: + Đưa ngón tay ra chỉ chỉ, đặc biệt là chỉ vào mặt của người khác + Gác đầu gối và chĩa mũi chân vào phía người đối thoại + Ngáp, vươn vai; + Cắt móng tay, ngoáy tai; + Dẫm chân, rung đùi hoặc dung ngón tay gõ xuống bàn; + Xem đồng hồ; + Vắt tay sau cổ; + Khoanh tay trước ngực; + Bỏ tay vào túi quần + Huýt sáo; + Dụi mắt, gãi đầu; + Nhã khói mắt vào người khác + Khi nói hếch hếch cằm để chỉ người đối thoại. Các động tác trên đều thể hiện thái độ thiếu tôn trọng người đối thoại và văn hoá giao tiếp thấp kém, đôi khi là vô lễ, coi thường khinh miệt người khác. 4. Khoảng cách, vị trí 4.1. Khoảng cách Khoảng cách: Khoảng cách từ chúng ta đến người đối thoại. Khoảng cách cũng là chỉ báo trong giao tiếp phi ngôn ngữ. + Khoảng cách x > 4m là mối quan hệ giao tiếp xã giao. + Khoảng cách 1,2m < x < 4m là giao tiếp thân mật. + Khoảng cách 0,45m < x < 1,2m là tình cảm thân thiết hơn. + Khoảng cách x < 0,45m là giao tiếp ruột thịt hay tình ái giữa nam nữ. Ví dụ: Khi 1 đôi nam, nữ mới quen nhau, người ta giữ khoảng cách, đứng xa nhau để nói chuyện. Khi hai người cảm thấy hiểu nhau, mến nhau thì khoảng cách 31 Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái đó được rút lại gần hơn. Cho đến khi tình yêu nảy nở, khoảng cách đó được rút lại gần hơn nữa, họ đã đứng sát vào nhau và trao tặng nhau những nụ hôn. Đến lúc này họ mong muốn được sống với nhau, bên nhau suốt đời. Ví dụ: Một giai thoại vui về khoảng cách giao tiếp: Có hai thầy trò đi trên đường, người thầy đã bực sẵn cậu học trò mà chưa có lý do để mắng. Cậu học trò nóng lòng muốn đi nhanh nên vượt lên trước liền bị thầy mắng “mày có phải là bố tao đâu mà dám đi trước tao”. Cậu học trò sợ quá liền đi lùi lại phía sau, thầy lại mắng “tao có phải thằng tù đâu mà mày đi sau áp giải tao”. Không biết sao, cậu học trò cố gắng đi song song với thầy, thấy vậy ông thầy lại mắng “Mày có phải là bạn tao đâu mà đi ngang hàng với tao” Câu chuyện cho thấy sự “rắc rối” về khoảng cách trong giao tiếp và xử thế. Ví dụ: Nguyễn Bính: “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi Cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn Hai người sống giữa cô đơn Nàng như cũng có nỗi buồn giống tôi”. Chàng và nàng ở đây cũng nằm trong khoảng cách này, cái dậu mồng tơi , vì tình yêu vừa mới chớm nở Như vậy ở đây, khoảng cách nói lên ý nghĩa của mối quan hệ thân thiện nhiều hay ít, tính nghi thức nhiều hay ít. 4.2. Vị trí Sự sắp đặt bàn và chỗ ngồi trong giao tiếp cũng phản ánh mối quan hệ giữa những người giao tiếp với nhau. Nếu có một bàn và hai người thì cũng có nhiều cách để họ ngồi với nhau. Chúng ta có thể tham khảo một số vị trí sau đây: + Vị trí góc Phù hợp với những câu chuyện tế nhị, lịch sự, nó cho phép hai người có thể nhìn vào nhau và cũng có thể không nhìn vào nhau nếu muốn. Góc bàn có tác dụng như một chướng ngại vật cho mỗi bên, làm cho mỗi bên có sự yên tâm, tự tin thoải mái hơn, không dè dặt khi nói chuyện, nhưng cũng không quá xa cách. Cách ngồi này tiện chon nam nữ có cảm tình với nhau nhưng còn có phần e dè; những cuộc gặp riêng để tư vấn, khuyên bảo hay thuyết phục. + Vị trí hợp tác 1 Hai người ngồi bên cạnh nhau và cùng quay về một hướng, nó không cho phép họ quan sát tất cả các dấu hiệu phi ngôn ngữ của nhau. Cách ngồi này cho thấy họ đã đặt niềm tin vào nhau, ý kiến của họ đã tương đối thống nhất. Đây là vị trí thường gặp khi đại diện của 2 phái đoàn họp báo sau đàm phán thành công. + Vị trí hợp tác 2 32 Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái Hai người ngồi đối diện nhau, bàn chỉ có tác dụng như chỗ để giấy tờ. Cách ngồi này cho thấy ý kiến giữa hai người, về cơ bản là thống nhất và họ rất thẳng thắng với nhau. + Vị trí cạnh tranh Hai người ngồi đối diện nhau, giữa họ là cái bàn có tác dụng như một chướng ngại phòng thủ. Vị trí này có vấn đề khi hai người cần tranh luận, nói chuyện thẳng thắn với nhau, chẳng hạn khi người lãnh đạo phê bình, khiển trách cấp dưới. Ngồi như vậy, sức mạnh của lời khiển trách sẽ tăng lên. + Vị trí độc lập Cách sắp xếp này không phải để đối thoại. Khi một người chọn cách ngồi này có nghĩa là người đó không muốn bắt chuyện, không muốn bị quấy rầy. Cách bố trí như vậy thường thấy trong thư viện, hay trong cửa hàng ăn uống giữa những người không quen biết. Cho nên, khi bạn muốn nói chuyện cởi mở với một ai đó thì không nên chọn cách ngồi này. 5. Giao tiếp bằng đồ vật. Đồ vật cũng có thể nói được rất nhiều điều. Tặng hoa, quà là một cách biểu lộ tình cảm không kém phần công hiệu. Qua món quà, những lời cám ơn, sự trân trọng, cảm kích, mến phục đã được gửi tới đối tượng một cách cực kỳ tế nhị và lịch sự. Ví dụ: “Dấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay Cô gái ngập ngừng ,sang nhà hàng xóm Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thơm nói hộ tình yêu” (Phan Thị Thanh Nhàn) Sự e ấp và chùm hoa bưởi toả hương dìu dịu đó đã nói lên tất cả. Đó chính là lời tỏ tình nồng nàn nhất mà không có một ngôn ngữ nào có thể diễn đạt hay hơn và thần hơn. CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Comment [U16]: bỏ Câu 1. Phân tích khía cạnh khách quan và khía cạnh chủ quan trong nội dung của ngôn ngữ. Từ đây, bạn cần lưu ý gì khi nói và viết. Câu 2. Nêu những ưu và nhược điểm của lối nói thẳng và lối nói lịch sự. Trong giao tiếp hằng ngày của bạn, bạn thường dùng lối nói nào, tại sao? Câu 3. Nêu ý nghĩa của ánh mắt và những điểm cần chú ý khi giao tiếp bằng ánh mắt. Câu 4. Bạn sẽ sử dụng lời nói nào trong mỗi tình huống giao tiếp dưới đây: 33 Giáo trình: Kỹ năng giao tiếp Trường Cao đẳng nghề Yên Bái a. Trò chuyện với bố mẹ mình b. Trò chuyện với bố mẹ của một người bạn c. Gặp gỡ bạn bè thân d. Gặp giáo viên chủ nhiệm của bạn Câu 5. Lối nói nào được sử dụng trong mỗi trường hợp sau đây: Trên một con đường trơn lầy lội do mưa nhiều ngày có hai người đàn ông đi ngược chiều. Không may một người trượt chân ngã, quần áo bùn bê bết. Khi họ gặp nhau, người kia cười to và nói: - Từ xa trông ông như một cây chuối bị đổ vậy! - Còn ông, người bị ngã mĩm cười và đáp từ xa cứ ngỡ ông là một con người! Câu 6. Dưới đây là một số câu ca dao đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta trong việc xem người qua mắt. Bạn có ý kiến gì về vấn đề này: Đàn bà con mắt lá dăm, Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền. Người khôn con mắt đen sì; Người dại con mắt nửa chì nửa thau. Con mắt lợn trắng thì nuôi; Những người mắt trắng đánh hoài, đuổi đi. Những người ti hí mắt lươn, Trai thì trộm cướp, gái buôn chồng người. 34
File đính kèm:
- giao_trinh_mon_hoc_ky_nang_giao_tiep.pdf