Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần thực hành)
Xác định vị trí, tác giả và thời gian xây dựng:
Tượng Chúa Ki tô tọa lạc cực Nam núi Nhỏ, trên độ cao 170m so với
mực nước biển. Từ xa du khách đã có thể thấy bức tượng trắng xóa trên nền
trời xanh. Tượng Chúa Ki tô do Giáo hội Thiên Chúa giáo xây dựng năm 1974,
và được cung hiến vào ngày 2-12-1994, bởi Ðức cố Giám mục Phaolô Maria
Nguyễn Minh Nhật, lúc đó là giám mục của Xuân Lộc. Ngài về hưu năm 2004
và qua đời ngày 17 tháng 1 năm 2007.
Điểm dừng đầu tiên:
Vườn Địa Đàng:
Theo đạo Thiên Chúa thì Người cha đầu tiên trên thế giới là ông A-đam,
người mẹ đầu tiên là bà Ê-va. Hai người đầu tiên này do Đức Chúa Trời tạo
dựng. Ông A-đam và bà Ê-va đặc biệt hơn tất cả mọi người, vì khi được Chúa
tạo dựng, ông bà đã là người lớn. Trước khi tạo dựng ông A-đam và bà Ê-va,
Chúa đã dựng nên trời đất, trăng sao, sông núi cùng tất cả các loài vật mà
chúng ta thấy ngày nay. Chúa cũng dựng nên một khu vườn thật đẹp, với đầy
đủ các loại cây cối và hoa quả để hai ông bà sống trong đó.7 /130
Đức Chúa Trời đã tạo dựng cả thế giới này trong sáu ngày. Ngày đầu
tiên Chúa dựng nên ánh sáng. Sau đó Chúa tách rời ánh sáng ra khỏi bóng tối.
Chúa gọi ánh sáng là ngày, bóng tối là đêm. Thế là chúng ta có ban ngày và
ban đêm.
Ngày thứ hai Chúa làm nên khoảng không để phân chia nước ở trên và
dưới khoảng không. Chúa gọi khoảng không là bầu trời, nước ở trên không là
mây. Từ đó bắt đầu có những đám mây trắng bay lơ lửng trên trời.
Ngày thứ ba Chúa tiếp tục tạo dựng trời đất. Lần này Chúa phán: "Tất cả
nước ở dưới trời phải dồn vào một chỗ để cho đất khô nằm riêng ra." Theo lệnh
Chúa, nước chảy dồn vào những chỗ thấp. Nhờ đó, quả đất có những con sông,
con suối xinh đẹp. Những chỗ trũng sâu hơn thì nước dồn vào thành những cái
hồ lớn nhỏ khác nhau. Chỗ sâu nhất và có nhiều nước hơn cả, chúng ta gọi là
biển. Chỗ không có nước gọi là đất liền.
Sau đó Chúa ra lệnh cho đất phải sinh cây cỏ, và cây cối phải sinh hoa
quả theo từng loại. Khi Chúa vừa nói xong thì liền có như vậy. Hoa cỏ mọc lên
khắp nơi. Mặt đất xấu xí bây giờ có lớp cỏ xanh bao phủ, xen vào đó là các loại
hoa tươi đủ màu sắc. Cây cối cũng mọc lên tươi tốt và ra hoa kết quả. Đó là
những điều Chúa đã tạo dựng trong ngày thứ ba.
Mặt trời, mặt trăng và tất cả các ngôi sao trên trời cũng do Chúa tạo
dựng. Vì trong ngày thứ tư, Chúa làm nên chúng và ra lệnh cho chúng chiếu
ánh sáng xuống trái đất để phân biệt
ngày đêm, định ngày tháng và bốn mùa
xuân, hạ, thu, đông.
Qua ngày thứ năm, Chúa bảo
nước ở sông, suối, biển, hồ phải sinh ra
các loài cá, và trên không có các loài
chim. Ngay sau khi Chúa phán, trong
biển hồ có đủ các loại cá, còn trên trời
có các loại chim chóc bay lượn. Chúa
cũng ra lệnh cho các loài chim, loài cá
sinh sản thêm nhiều.
Đến ngày thứ sáu, Đức Chúa
Trời lại cũng dùng lời nói dựng nên các
loài côn trùng và thú vật. Chúa chỉ phán:
"Đất phải sinh các loài động vật tùy theo8 /130
loại. Thế là theo lệnh Chúa, thú vật và côn trùng xuất hiện khắp nơi. Trên núi
cao, trong rừng sâu, cũng như nơi đồng bằng, có đủ các loại thú vật, với hình
dạng, màu sắc khác nhau, chạy nhảy khắp nơi.
Đến đây, Chúa thấy mọi vật Ngài đã tạo dựng đều tốt đẹp, nhưng công
việc của Chúa chưa xong. Vì Chúa đã dựng nên một thế giới thật tốt đẹp và đầy
đủ, nhưng chưa có ai để thưởng thức thế giới tốt đẹp đó. Do đó Chúa bắt đầu
làm nên con người. Hai người đầu tiên mà Chúa tạo dựng tên là A-đam và Ê-
va. Đây là người cha và người mẹ đầu tiên trên thế giới, cũng là tổ tiên của tất
cả chúng ta.
Chúa tạo dựng nên con người để làm gì? Câu trả lời là: Để con người
tiếp nhận tình yêu của Chúa và tận hưởng thế giới tốt đẹp mà Chúa đã làm nên.
Đức Chúa Trời là Đấng yêu thương. Ngài yêu thương, chăm sóc và hướng dẫn
chúng ta mỗi ngày. Chúa muốn chúng ta đáp lại tình yêu của Ngài bằng cách
tin nhận Chúa và kính thờ Ngài suốt đời.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Hướng dẫn tại điểm du lịch (Phần thực hành)
ết, khi Ông Thủ Khoa Nghĩa về ẩn sĩ ở Bình Thủy, Ông đã cùng với Ông Phan Văn Trị tham gia nhóm Tao Đàn Bà Đồ (Tao Đàn Bà Đồ trước kia do Bà Nguyễn Thị Nguyệt sáng lập tại làng Bình Thủy (Cần Thơ), với mục đích phát huy truyền thống văn hóa dân tộc qua thơ văn, trụ cốt là các nho sĩ trí thức đương thời). Là bậc đàn anh không những về tuổi mà cả về tài đức nữa và trong các thi sĩ Đồng Nai (Nam Kỳ) lúc bấy giờ chỉ có tên Ông đi vào ca dao truyền khẩu trong dân gian, đƣợc mọi ngƣời trọng vọng về tài năng nghệ thuật của đất này nhƣ sau : Đồng Nai có bốn rồng vàng, Lộc họa, Lễ phú, Sang đàn, Nghĩa thi. Riêng ở Vĩnh Long thì có ca dao trong dân gian nhƣ sau: Vĩnh Long có cặp rồng vàng, Nhứt Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan Tuấn Thần. Tuy không còn đủ sức chống chọi với cuộc đời nhƣng Ông vẫn luôn luôn theo dõi những diễn biến thăng trầm của thế cuộc, khi nghe tin các phong trào của các nghĩa sĩ chống giặc Pháp lần lƣợt thất bại, kế đến vua quan nhà Nguyễn đầu hàng giặc, Ông không chịu đựng nổi sự đau khổ và qua đời năm Nhâm Thân 1872, hƣởng thọ 65 tuổi, để lại sự kính trọng và thƣơng mến của nhân dân Nam bộ. 120 /130 Điểm du lịch Tôn giáo: 4. NAM NHÃ ĐƢỜNG Xác định điểm dừng: - Cổng vào Nam Nhã đƣờng; Tại đây giới thiệu đôi câu đối nói lên nội dung bên trong của ngôi chùa. - Khu vực sân và vƣờn hoa - Chánh điện. - Các khu vực thờ cúng. - Khu vƣờn và mộ phía sau chùa. Nội dung cụ thể: Tọa lạc ở số 612 đƣờng Cách Mạng Tháng Tám, phƣờng An Thới, thành phố Cần Thơ. Đây là chùa theo phái Đạo Minh Sƣ của ngƣời Minh Hƣơng có từ thời nhà Thanh bên Trung Quốc do đó còn có tên gọi là MINH SƢ PHẬT ĐƢỜNG. Chùa do Lão sƣ Cao Thái (gọi tắt là Lão Thái) Nguyễn Giác Nguyên, bí danh Nguyễn Phƣơng Thảo, đạo danh Chùa Nam Nhã ở Cần Thơ. ảnh Đoàn Văn Tỵ Điểm du lịch này giúp cho ngƣời học hiểu biết về một loại hình tôn giáo ở Nam bộ. Ngƣời học ngoài sự hiểu biết về tôn giáo còn hiểu biết thêm điểm du lịch tông giáo gắn liền với di tích lịch sử. Biết phƣơng pháp hƣớng dẫn du lịch tại điểm khi giới thiệu về một điểm du lịch tôn giáo – lịch sử. Điểm du lịch lớn, giờ mở của thƣờng theo giờ hành chính. 121 /130 Long Khê Đạo Nhân, đạo hiệu Nguyễn Đạo Cơ đứng ra xây dựng năm 1895, và đƣợc trùng tu vào năm 1917, toàn bộ khuôn viên, hàng rào còn nguyên vẹn từ khi trùng tu cho đến nay. Hồi đó gần chợ Bình Thủy có tiệm thuốc bắc lấy hiệu là Nam Nhã Đƣờng. Sau dời về phía đông sông Bình Thủy. Nơi trƣớc đây là nền nhà trƣờng cũ của cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Chùa Nam Nhã còn có tên gọi là Nam Nhã Phật Đƣờng hay Chùa Minh Sƣ hoặc Đức tế Phật Đƣờng, nhƣng nhân dân địa phƣơng vẫn thƣờng quen gọi là Chùa Nam Nhã Đƣờng. Đây cũng là nơi liên lạc, hội họp của các phong trào đấu tranh chống Pháp của những sĩ phu yêu nƣớc trong tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội. Sân chùa rộng rãi trồng nhiều cây, giữa sân là hòn non bộ cao hơn 2m. Hòn non bộ vừa là cảnh đẹp đồng thời theo tôn giáo thì đây chính là để trấn bão tố, những điều xấu không xâm nhập đƣợc vào chùa. Khuôn viên chùa rộng lớn với 4.500m2, phía sau là khu vƣờn cây xum xuê bóng mát với nhiều loại cây từ cây cổ thụ, cây lâu niên, đến các loài cây ăn trái, cây cảnh v.v Dƣới tán cây mát mẻ là khu mộ của các sỹ phu có công với chùa, và ở đây còn có ngôi mộ của Nguyễn Đạo cơ Tiên sƣ (Nguyễn Giác Nguyên). Từ Cổng chùa phía bờ sông có đôi câu đối: Nam địa độ nguyên nhân, bát nhã cầm thinh thông giáo lộ. Nam Nhã đình chiêu thiện khách, bồ đề thọ ảnh cái thiền môn. Tạm dịch: Đất Nam độ ngƣời gốc, con thuyền bát nhã đƣa đƣờng giác Nhã đình mộ khách lành, bóng cây bồ đề che cửa Phật. Hai chữ đầu ghép lại là Nam Nhã, toàn thể câu đối khuyên nên tu hành để đến cửa Phật. Nhƣng nếu theo ý nghĩa sâu xa thì tác giả (Nguyễn Giác Nguyên) muốn đặt tên chùa nhƣ thế để hiệu triệu anh tài, mƣu đồ Cổng Nam Nhã Đƣờng. ảnh Đoàn Văn Tỵ 122 /130 giúp Cƣờng Để làm công cuộc cách mạng đánh đuổi giặc Pháp, giành lại chủ quyền cho đất nƣớc. Từ ngoài bờ sông đi vào cổng chính chúng ta sẽ gặp sân chùa rộng với tấm bia ghi tóm tắt lịch sử ngôi chùa. Nhìn lên là ngôi chùa chính trông rất giống những ngôi nhà cổ thƣờng thấy ở miền Tây Nam bộ. Những hàng cột xây với những nét chạm khắc công phu làm tôn thêm vẻ đẹp của ngôi chùa. Từ sân nhìn vào, phía bên tay phải là khu Tây lang, là nhà ở của các nữ tu, dãy nhà bên trái (từ sân chùa nhìn vào) là khu Đông lang, là nhà ở của các nam tu sỹ. Bên góc sân chùa là Tháp đốt vàng mã Chùa Nam Nhã thờ Tiên – Thánh - Phật gọi là Tam Giáo. Bƣớc vào gian chính của Chùa lần lƣợt du khách sẽ tham quan và tìm hiểu: - Chính giữa (Chánh điện) là bàn thờ TAM GIÁO với ba pho tƣợng bằng đồng (nhìn từ ngoài vào) ở giữa là tƣợng Đức phật Thích Ca Mầu Ni, bên phải là tƣợng Đức Khổng Tử (pho tƣợng có đội mũ), bên trái là tƣợng Đức Lão Tử. Dàn tƣợng thấp nhỏ hơn ở phía dƣới là NGỌC HOÀNG THƢỢNG Đế (tƣợng đội mũ) hai bên tƣợng Ngọc Hoàng là các vị Quan thế Âm bồ tát và chƣ vị bồ tát khác. Phía dƣới, tƣợng nữ tay cầm thẻ bài là ĐỨC DIÊU TRÌ THÁNH MẪU. - Trên bàn thờ có bát nhang và hai bình sứ; một bình đựng những thanh gỗ bạch đàn nhỏ để đốt. khi lửa này đƣợc đốt lên thì gọi là Tam muội chân hỏa. Một hình đựng bột hƣơng, hƣơng này gọi là Tạp niệm phi trần. Chính giữa có ngọn Huyền đăng, có gƣơng Hồi quang phản chiếu. - Đặc biệt là ngay dƣới gầm bàn thờ Tam Giáo là bàn thờ NGŨ THỔ LONG THẦN (ngũ phƣơng, Thổ địa, ngũ hành) đƣợc che kín bởi các tấm rèm đỏ nên nếu không để ý sẽ không thấy. Bàn thờ TAM GIÁO. ảnh Đoàn Văn Tỵ 123 /130 - Trƣớc bàn thờ Tam giáo là dãy nệm ghế dành cho các buổi lễ đƣợc kê theo hai hƣớng; hƣớng về bàn thờ Tam giáo và ngƣợc lại xoay về phía sau nghĩa là bàn thờ ngay chính gian giữa phía ngoài. - Đó chính là ban thờ nhỏ với bài vị thờ có câu (viết bằng chữ nho): “Cung Chúc đương kim hoàng đế thánh thọ vạn vạn tuế” nhƣ vậy với lời chúc này phù hợp với mọi thời, lời chúc này dành cho ngƣời đứng đầu Quốc gia.. và “Tịnh thủy bình”, là nƣớc cam lồ của Quan Thế Âm bồ tát cứu nạn cứu khổ cho chúng sinh. - Sau ban thờ nhỏ này là ban thờ LONG THẦN HỘ PHÁP. Các vị trấn giữ tại Chùa để không cho kẻ xấu xâm nhập vào. Đèn vô cực; nghĩa là không tiếp xúc với trời, đất giữ cho tâm hồn thanh thản, soi sáng nơi tối tăm nhất của tâm hồn. Trên đèn vô cực có hình con dơi, tƣợng trƣng cho chữ Phúc. - Bên trên có 4 chữ Nho lớn “DIÊU TRÌ BỬU ĐIỆN”. - Bên phải (nhìn vào) phía trong ngang với bàn thờ Tam giáo là bàn thờ vị Tổ Nguyễn Đạo cơ Tiên sƣ (Nguyễn Giác Nguyên), với tấm di ảnh lớn. Khi các tu sỹ vào lễ trước bàn thờ tổ, nói câu: Tây thiên đông độ, lịch đại (trải qua các đời tổ sư) tổ sư (đọc tên các vị ra) quá khứ, hiện tại, chúng vị chư tôn, liên đài chi hạ - Trƣớc bàn thờ Tổ Nguyễn Đạo cơ Tiên sƣ (Nguyễn Giác Nguyên), có bàn thờ và ảnh của Quan Thánh Đế Quân (Quan Công). - Bên trái (nhìn vào) phía trong ngang với bàn thờ Tam giáo, đối diện với bàn thờ Tổ trụ trì là bàn thờ BÁ TÔNG; còn gọi là bàn thờ Cửu huyền thất tổ, là nơi giành cho các dòng họ khi đến đây muốn cúng tổ tiên dòng tộc của mình thì cúng tại bàn thờ này. - Trƣớc bàn thờ Bá tông có bàn thờ với Tịnh thủy bình. Ảnh Đoàn Văn Tỵ 124 /130 tấm kính lồng trong khung mà không có ảnh đó là kiếng HỒI QUANG PHẢN CHIẾU tƣợng trƣng cho kiếp luân hồi trong Phật giáo. - Từ hai gian hai bên ta thấy những bàn thờ với những bức đại tự, lần lƣợt phía bên phải là bàn thờ các nữ sỹ phu, các nữ tu sỹ có công xây dựng chùa, gọi là Khôn đạo. - Bàn bên trái là bàn thờ các nam sỹ phu và nam tu sỹ có công xây dựng chùa, gọi là Càn đạo. Nói một chút về Đạo Minh Sƣ: Đạo có từ thời nhà Thanh bên Trung Quốc, do ngƣời Minh Hƣơng sang lập quê hƣơng mới ở Việt Nam truyền vào. Lần đầu tiên là chùa QUẢNG TẾ PHẬT ĐƢỜNG ở Hà Tiên, sau mới phát triển thêm. Hiện nay phái này không còn nhiều, cả nƣớc chỉ còn khoảng trên dƣới 60 ngôi chùa mà thôi. Ngƣời theo đạo này nếu lúc nhập đạo mà chƣa lập gia đình thì không đƣợc lập gia đình nữa. Nếu đã lập gia đình rồi mới gia nhập đạo thì vẫn đƣợc sống cùng gia đình và có tránh nhiệm với chồng, vợ, con nhƣng không còn đƣợc quan hệ vợ chồng nữa. Ăn chay, không xuống tóc, mặc quần áo bình thƣờng, trừ ngày lễ của đạo thì có quy định trang phục riêng (màu đen). Tu tại gia thì có thể vẫn sống tại gia đình. Ly gia vào chùa thì ở trong chùa. Trình tự phẩm trật của đạo: - Nhập môn: Khi mới vào phải xin cầu sám hối, đây là lễ nhập môn rất quan trọng, từ đây ngƣời ra nhập môn phải ăn chay trƣờng và tuân thủ các quy định của giáo luật. - Sau 3 đến 6 tháng Lễ Cầu Nhất Bộ: vẫn chƣa thành ngƣời tu hành mà chỉ gọi là nam chúng sanh hoặc nữ chúng sanh. - 1 năm sau Lễ Cầu Nhị Bộ: vẫn chƣa thành ngƣời tu hành mà chỉ gọi là nam chúng sanh hoặc nữ chúng sanh. - 1 năm sau Lễ Cầu Tam Bộ: vẫn chƣa thành ngƣời tu hành mà chỉ gọi là nam chúng sanh hoặc nữ chúng sanh. Có Pháp danh nhƣng lấy luôn họ nhà sƣ Nguyễn Giác Nguyên ảnh Đoàn Văn Tỵ Đèn vô cực. ảnh Đoàn Văn Tỵ 125 /130 của mình để gọi kèm theo pháp danh chứ không lấy họ Phật (Thích) nhƣ bên Phật giáo. Qua đƣợc giai đoạn này bắt đầu trở thành sƣ thì đƣợc lần lƣợt qua các phẩm trật nhƣ sau: - Thiên Ân: - Chứng Ân: có tên pháp danh từ Chứng Ân pháp danh là chữ MINH thí dụ Minh Hạnh. - Dẫn Ân: pháp danh là chữ XƢƠNG, thí dụ Xƣơng Hạnh. - Bảo Ân: pháp danh lấy chữ VĨNH, thí dụ Vĩnh Hạnh. Thời gian có thể 2,3 năm hoặc lâu hơn, đòi hỏi phải thông thuộc Hán văn, Phật pháp, đạo hạnh. - Sau đó lên Lão sƣ, pháp danh lấy chữ VẬN, thí dụ Lão sƣ Vận Hạnh. - Đại Lão sƣ: lấy chữ ĐẠO là phẩm hàm cao nhất, cũng có khi gọi tôn kính là LÃO THÁI. Ví dụ nhƣ cụ Nguyễn Giác Nguyên, trụ trì đầu tiên gọi là Nguyễn Đạo cơ Tiên sƣ . - Đối với nữ tu cao nhất thì gọi là THÁI CÔ, thƣờng gọi là CÔ THÁI. - Dân chúng theo đạo thì gọi là Đạo Tràng chứ không gọi là Phật Tử. Chùa Nam Nhã hàng ngày vẫn có cúng nƣớc. Nguồn tài chính tự lo. Còn tiền do bá gia, bá tánh cúng lên thì để dùng vào việc lớn nhƣ trùng tu Hiện chùa có khoảng trên mƣời nam, nữ tu sỹ. Đến với chùa Nam Nhã du khách đƣợc dịp tìm hiểu thêm một đạo, đồng thời đƣợc sống trong một khu vƣờn thoáng mát, không ô nhiễm, bầu không khí thoáng mát, bên dòng sông hiền hòa. Mộ nhà sƣ Nguyễn Giác Nguyên. Ảnh Đoàn Văn Tỵ 126 /130 Sinh viên HDDL K 32 tại Cần Thơ trƣớc cổng Nam Nhã Đƣờng trong giờ học Hƣớng dẫn tại điểm. Ảnh Đoàn Văn Tỵ 127 /130 Điểm du lịch Sinh thái: CHỢ NỔI CÁI RĂNG CẦN THƠ Đây là một trong những Chợ Nổi nổi tiếng ở Miền Tây Nam Bộ, học viên tham gia tìm hiểu và giới thiệu về điểm du lịch này sẽ hiểu biết được nét rất riêng trong lối sống của đồng bằng sông Cửu Long, hiểu biết về văn hóa miệt vườn. Có câu hò: Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn Em treo bẹo Cái Răng Ba Láng Ta thƣơng hồ Vàm Xáng Cần Thơ Xác định điểm dừng: Đây là một điểm du lịch không có điểm dừng vì tất cả đều hoạt động trên sông nƣớc. Học viên sẽ đi thuyền từ Bến Ninh Kiều đến chợ Nổi Cái Răng, rồi tùy muốn thăm loại thuyền bán hàng hoa 1gì thì cứ theo cây bẹo mà tới. Nếu từ thành phố Cần Thơ du khách tới bến Ninh Kiều thuê thuyền đi chợ Nổi. Vì chợ họp rất sớm, chủ yếu là từ 2,3 giờ sáng. Khoảng 6, 7 giờ sáng chợ đã gần tan, vì vậy muốn thấy đƣợc cảnh nhộn nhịp chợ búa trên sông thì phải đi thuyền đến sớm. Chợ nổi Cái Răng là chợ nổi chuyên trao đổi, mua bán nông sản, các loại trái cây, hàng hóa, thực phẩm , ăn uống và là điểm tham quan đặc sắc của quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đƣờng bộ và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều. Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thuở xƣa, chợ nổi hình thành là đƣờng bộ và phƣơng tiện lƣu thông đƣờng bộ chƣa phát triển, trong khi đó nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, ngƣời ta tụ tập trên sông và bằng các phƣơng tiện nhƣ xuồng, ghe, tắc ráng.... Ngày nay, dù mạng lƣới giao 128 /130 thông đƣờng bộ đã phát triển rộng khắp nhƣng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn. Chợ nổi Cái Răng cũng là chợ đầu mối chuyên mua bán sỉ các loại trái cây, nông sản của vùng. Hàng hóa tập trung ở đây với số lƣợng lớn. Mỗi mặt hàng đã đƣợc phân loại cho đồng đều về chất lƣợng, kích cỡ. Nếu nhƣ dân địa phƣơng và các vùng lân cận thƣờng sử dụng các ghe, xuồng trung bình chở các mặt hàng nông sản đến đây tiêu thụ thì những ghe bầu lớn là của các thƣơng lái thu mua trái cây tỏa đi khắp nơi, sang tận Campuchia và Trung Quốc. Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của nhiều gia đình thƣơng hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Có những chiếc ghe nhƣ "căn hộ di động" trên sông nƣớc với những chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ nhƣ ti-vi màu, đầu dĩa, dàn âm thanh... có cả xe gắn máy đậu trên ghe. - Chợ Cái Răng thƣờng họp khá sớm, thƣờng từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn. - Khách tham quan nên đi vào khoảng 7-8 giờ là tốt vì có thể tham quan đúng vào lúc chợ hoạt động đông đúc nhất. 129 /130 - Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch). - Do nhu cầu của ngƣời đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi... Các xuồng dịch vụ (thƣờng là thuyền nhỏ) len lỏi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan. Chợ nổi Cái Răng là một trong những điểm tham quan đặc sắc nhất ở Cần Thơ. Đây là một nét văn hóa rất đặc sắc ở vùng đồng bằng sông nƣớc Cửu Long, thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là khách nƣớc ngoài. 130 /130 TÀI LIỆU THAM KHẢO TT Tên tài liệu tham khảo Tác giả Nhà xuất bản 01 Cẩm nang hƣớng dẫn du lịch Nguyễn Bích San - chủ biên Văn hóa thông tin - Hà Nội - 2000 02 Nghiệp vụ HDDL Tổng cục Du lịch Hà nội - 1997 03 Nghệ thuật HDDL Nguyễn Cƣờng Hiền NXB văn hóa - 1994 04 V/đề về Tôn Giáo và Chính sách Tôn giáo của Đảng CSVN Ban tƣ tƣởng - văn hóa TW Chính trị quốc gia - 2002 05 Lƣợc sử Phật giáo Việt Nam Thích Minh Tuệ Giáo Hội phật giáo Việt Nam - 1993 06 Thế thứ các triều vua Việt Nam Nguyễn Khắc Thuần Giáo dục - 1996 07 Chín đời chúa mƣời ba đời vua Nguyễn Nguyễn Đắc Xuân Thuận Hóa - Huế 1996 08 Danh tƣớng Việt Nam tập 1 & 2 Nguyễn Khắc Thuần Giáo dục - 1997 09 Hỏi và đáp về Văn hóa Việt Nam Nhiều tác giả Văn hóa dân tộc - 2000 10 Hƣớng dẫn du lịch Trƣờng DL Vũng Tàu Lƣu hành nội bộ 11 Các loại sách, tạp chí, báo, internet khác.
File đính kèm:
- giao_trinh_huong_dan_tai_diem_du_lich_phan_thuc_hanh.pdf