Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng

Giới thiệu:

Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu và luôn gắn chặt với hoạt động của con

người. Thông qua hoạt động giao tiếp con người có thể hoàn thiện và phát triển bản

thân, từ đó phát triển xã hội.

Bài học này giới thiệu đến người học những vấn đề cơ bản về hoạt động giao

tiếp thông qua đó người học hiểu biết được bản chất của giao tiếp, cách thức sử dụng

những ngôn ngữ trong giao tiếp giúp người học vận dụng những kiến thức, rèn

luyện những kỹ năng cơ bản phục vụ cho công việc và cuộc sống.

Mục tiêu:

- Nhận biết, thông hiểu và trình bày được những kiến thức cơ bản về hoạt động

giao tiếp: Bản chất của giao tiếp, một số đặc điểm cơ bản của tâm l con người trong

giao tiếp, những trở ngại trong quá trình giao tiếp phương pháp khắc phục những trở

ngại trong quá trình giao tiếp.

- Vận dụng hợp lý các kỹ năng nói viết và biểu cảm trong quá trình giao tiếp

nói chung và giao tiếp với khách du lịch nói riêng.

- Tích cực chủ động hợp tác trong giao tiếp.

Nội dung chính:

1.Bản chất của giao tiếp:

1.1 Giao tiếp là gì?

Là hoạt động cơ bản của con người để truyền tải và tiếp nhận thông tin giữa người

này với người kia, giữa cá nhân với số đông hoặc ngược lại và trong chính bản thân

của mỗi người. Trên cơ sở đó các bên tham gia vào giao tiếp sẽ có chung 1 quan

điểm, một nội dung trên cơ sở các thông tin đề cập, nhằm đạt được mục đích giao

tiếp. Bản chất của giao tiếp là truyền tải và tiếp nhận thông tin.

Giao tiếp là một quá trình trong đó con người chia sẽ với nhau những tưởng thông

tin và cảm xúc nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người trong

đời sống xã hội vì mục đích khác nhau.

Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng trang 1

Trang 1

Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng trang 2

Trang 2

Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng trang 3

Trang 3

Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng trang 4

Trang 4

Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng trang 5

Trang 5

Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng trang 6

Trang 6

Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng trang 7

Trang 7

Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng trang 8

Trang 8

Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng trang 9

Trang 9

Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 98 trang xuanhieu 7340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng

Giáo trình Giao tiếp trong kinh doanh nhà hàng
 Nếu bạn liên tục chê bai sếp cũ là bất tài, ngốc nghếch ngay trong 
cuộc phỏng vấn xin việc có thể khiến nhà tuyển dụng mới nghi ngại và cho rằng sẽ 
khó mà quản lý nổi bạn. 
3. Tôi sẽ ngồi vào vị trí của ông/bà trong 5 năm tới: Nếu bạn tỏ ra tự tin khi nói 
rằng bạn sẽ ngồi vào vị trí của nhà tuyển dụng trong 5 năm tới thì có thể khiến nhà 
tuyển dụng nghĩ rằng bạn hơi quá tự cao và ngạo mạn. Tự tin là điều tốt nhưng đừng 
ngạo mạn quá sẽ khiến người đối diện mất cảm tình với bạn. 
4. Tôi ghét công việc hiện tại: Khi trả lời tại sao bạn lại xin vào vị trí này thì tốt hơn 
hết bạn nên đề cập đến những điểm hấp dẫn của công việc mới hơn là tỏ thái độ bất 
mãn, chán ghét với công việc hiện tại. Và khi nói về công việc cũ bạn nên nhấn mạnh 
đến những kỹ năng sống và kinh nghiệm mà bạn đang có sẽ giúp ích gì cho công việc 
mới hơn là thái độ của bạn ra sao với công việc đó. 
5. Tán tỉnh ngƣời phỏng vấn: Nhìn anh/cô tuyệt đấy! Hãy tránh tối đa những câu đại 
loại như vậy, bởi nó chẳng hề liên quan gì đến những vấn đề đang phỏng vấn mà còn 
khiến nhà tuyển dụng hiểu rằng bạn đang tán tỉnh hay cợt nhả họ. 
6. Không thừa nhận có khuyết điểm/thiếu sót: Nếu bạn trả lời rằng tôi không có bất 
kỳ điểm yếu nào khi người phỏng vấn hỏi về những nhược điểm của bạn. Ai cũng có 
những điểm yếu và bạn cần có sự chuẩn bị để chia sẻ về những điểm yếu đó. Tuy 
nhiên nên đảm bảo rằng những điểm yếu đó không có ảnh hưởng gì đến công việc. 
Thừa nhận những sai lầm cũng là cách để bạn cải thiện nó sao cho có hiệu quả hơn 
trong những lần sau. 
7. Hỏi về những điều tiêu cực của công ty: Những câu đại loại như “tại sao lợi 
nhuận của công ty ông/bà lại sụt giảm trong 2 quý vừa qua?” không nên nói ra trong 
buổi phỏng vấn, bởi ở khía cạnh nào đó nó sẽ lái câu chuyện theo chiều hướng tiêu 
cực. Thay vào đó bạn nên đặt những câu hỏi trung tính hơn như “Theo ông/bà, thách 
91 
thức lớn nhất mà công ty phải đối mặt thời điểm này là gì?” 
8. Hỏi về mức thƣởng trong các kỳ nghỉ? Những câu hỏi như „liệu tôi có được làm 
việc ở nhà không?” hay “kỳ nghỉ tôi sẽ được thưởng bao nhiêu?” không nên đặt ra 
khi bạn đang là ứng viên trong vòng phỏng vấn. Những câu hỏi như vậy nên đặt ra 
sau khi bạn đã được nhận vào hoặc khi nhà tuyển dụng hỏi bạn về động lực làm việc 
của bạn. 
9. Ông/bà sẽ hối tiếc nếu không thuê tôi: Nếu bạn tự tin nói rằng “ông/bà sẽ hối tiếc 
nếu không thuê tôi. Vì tôi là người có đủ tiêu chuẩn nhất cho vị trí này” thì đó là điều 
sai lầm trừ phi bạn đã nắm được thông tin và đánh giá khả năng của những ứng viên 
khác. Nhưng điều đó là không thể. Quá tự tin đôi khi cũng gây phản ứng ngược cho 
người tuyển dụng. 
10. Tôi không có câu hỏi gì: Bạn không nên nói ra điều này vì chứng tỏ bạn chưa 
chuẩn bị gì cho buổi phỏng vấn này hoặc bạn không hứng thú với buổi phỏng vấn. 
Nên chuẩn bị vài câu hỏi về công ty để tỏ rõ bạn có tìm hiểu kỹ về công ty hoặc hỏi 
lại người phỏng vấn về những điều đã chia sẻ để chứng tỏ bạn rất tập trung với cuộc 
phỏng vấn này. Bạn nên hỏi sơ qua về vị trí bạn đang phỏng vấn nếu trúng tuyển: 
Mức độ, trách nhiệm của công việc. 
Tham dự khóa học kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình tại Các Trung tâm đào tạo 
Kỹ năng mềm sẽ giúp bạn nâng cao khả năng giao tiếp ứng xử, và kỹ năng nói chuyện 
một cách tự nhiên lưu loát. 
11. “Sếp của tôi là một kẻ ngốc” hay “Tôi rời bỏ công ty cũ vì môi trƣờng làm 
việc ở đó vô cùng tệ” 
Đừng bao giờ nói xấu sếp hiện tại hay sếp cũ của bạn. Dù bạn có gặp bất đồng với 
đồng nghiệp, sếp hay công ty cũ thì cũng không nên để người phỏng vấn biết điều 
này. Phàn nàn về những người khác sẽ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ về thái độ của 
bạn đối với công ty của họ nếu sau này họ tuyển dụng bạn. Hãy nói những câu chung 
chung như “Tôi đang tìm kiếm một môi trường làm việc mới” hoặc “Mục tiêu nghề 
nghiệp của tôi đã thay đổi” nếu bạn được hỏi chi tiết về mong muốn của bạn đối với 
vị trí mới. 
12. “Cuộc phỏng vấn này kéo dài bao lâu? Lát nữa tôi có một cuộc hẹn rồi” hoặc 
“Ông/bà có phiền không nếu tôi gọi điện một chút?” 
Hỏi như vậy cho thấy bạn không hề tôn trọng nhà tuyển dụng – một điều hết sức nên 
92 
tránh trong buổi phỏng vấn việc làm. Thể hiện cho nhà tuyển dụng biết bạn rất quan 
tâm đến công việc là điều cần làm. Bạn nên đến tham gia buổi phỏng vấn đúng giờ 
hoặc sớm hơn vài phút nếu có thể. Luôn tỏ thái độ chăm chú trong suốt buổi phỏng 
vấn bằng cách ghi chép, nhìn vào mắt nhà tuyển dụng khi trao đổi, gật đầu khi đồng ý 
hoặc hiểu rõ quan điểm của họ. Bạn nên tránh khoanh tay, dậm chân hoặc những dấu 
hiệu thể hiện sự thiếu kiên nhẫn. Nếu bạn thật sự có hẹn sau buổi phỏng vấn, hãy dự 
trù một khoảng thời gian vừa đủ để tránh trường hợp buổi phỏng vấn kéo dài hơn dự 
tính. 
13. “Tôi không muốn làm việc muộn” hoặc „Tôi không thích học PowerPoint” 
Nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhận bạn là con người không năng động lười học hỏi nếu bạn 
nói những câu như vậy. Bạn luôn phải sẵn sàng tiếp thu những kiến thức mới về vị trí 
mà mình đang quan tâm cho dù đó là vấn đề bạn không hề thích thú. Ngoài ra nếu 
bạn muốn được nhận mức lương cao hoặc được thăng tiến nhanh chóng thì rất có thể 
bạn phải làm việc trong cả kỳ nghỉ. Vì vậy nếu bạn không muốn làm thêm giờ hay đi 
công tác, hãy cho nhà tuyển dụng biết để họ có thể chọn được người phù hợp. 
14. “May mắn là tôi không hề có một thói quen xấu nào” hoặc “ Tôi là một ngƣời 
ƣa thích tiệc tùng” 
Bạn muốn cho nhà tuyển dụng hiểu về tính cách cá nhân của mình khi nhân được 
câu hỏi “Hãy giới thiệu đôi ch t về bản thân bạn”. Tuy nhiên bạn nên cẩn trọng để 
không nói quá chi tiết hoặc quá phô trương về bản thân mình. Vì đây chính là thông 
tin tương đối chính xác để nhà tuyển dụng có những đánh giá khách quan về con 
người bạn. Những điểm mạnh của ứng viên là phẩm chất quan trọng nhất mà nhà 
tuyển dụng dựa vào để đánh giá các ứng viên có kỹ năng và kinh nghiệm tương 
đương nhau. Phỏng vấn là cơ hội đầu tiên để bạn thể hiện được những điểm mạnh của 
mình vì vậy hãy suy nghĩ thật kĩ trước khi bạn nói bất cứ điều gì với nhà tuyển dụng. 
93 
PHỤ LỤC4: TRẮC NGHIỆM KỸ NĂNG GIAO TIẾP 
1. Trong một cuộc nói chuyện, bạn thƣờng _______________. 
a. Tránh né việc mở đầu một cuộc trò chuyện 
b. Mở đầu cuộc trò chuyện bằng việc bàn về những sự kiện trong ngày hoặc những 
câu chuyện nhỏ 
c. Tránh những những sự kiện trong ngày hoặc những câu chuyện đi vào những vấn 
đề quan trọng hơn 
2. Bạn thƣờng: 
a. Ngồi khi nói chuyện với một người đang ngồi 
b. Đứng trong khi nói chuyện với một người đang ngồi 
c. Dựa xuống trong khi nói chuyện với một người đang ngồi 
3. Trong suốt câu chuyện, bạn: 
a. Liên tục gật đầu 
b. Gật đầu ở những thời điểm thích hợp 
c. Giữ yên đầu 
4. Trong buổi nói chuyện, bạn có khuynh hƣớng: 
a. Nghiêm trang và không mỉm cười trong suốt cuộc trò chuyện 
b. Luôn luôn cười lúc trò chuyện 
c. Cười đúng lúc 
5. Bạn ________________ dùng mắt để thể hiện thái độ trong suốt câu chuyện 
a. Luôn luôn 
b. Thỉnh thoảng 
c. Không bao giờ 
6. Bạn ________________ sử dụng những từ và cụm từ - “vui lòng”; “cám ơn”; 
“rất vui”; “xin lỗi” 
a. Không bao giờ 
b. Thường xuyên 
c. Thỉnh thoảng 
7. Trong cuộc nói chuyện, bạn: 
a. Đứng cách người nói 5 – 6 bước chân 
b. Đứng cách người nói 1 bước chân 
c. Đứng cách người nói 2 – 3 bước chân 
8. Khi bạn gặp một ngƣời lần đầu, bạn sẽ: 
a. Vui mừng và ôm chặt người đó 
94 
b. Bạn sẽ mỉm cười, tự giới thiệu và chủ động bắt tay 
c. Đợi người khác giới thiệu 
9. Khi trò chuyện với một ngƣời nào đó, ________________. 
a. Bạn thường để người khác nói nhiều hơn 
b. Cố gắng cân bằng trong suốt cuộc đối thoại 
c. Bạn thường là người nói nhiều nhất 
10. Trong khi nói chuyện, bạn thƣờng ________________. 
a. Cố gắng nhớ và gọi tên khi trò chuyện với người khác 
b. Chỉ nhớ tên những người quan trọng 
c. Không chú đến tên và có khuynh hướng quên chúng 
11. Khi nhận đƣợc những ý kiến phản hồi tiêu cực, bạn sẽ: 
a. Nổi giận và bảo vệ quan điểm của mình 
b. Phủ nhận vấn đề, xin lỗi hoặc biện hộ cho sự thiếu hiểu biết của mình 
c. Ghi nhận và tìm cách cải thiện vấn đề 
12. Khi bạn thảo luận về một chủ đề, bạn thƣờng: 
a. Tập trung vào những lời phê bình 
b. Tập trung vào những mặt xấu của vấn đề 
c. Tập trung vào những mặt tốt của vấn đề 
13. Khi ngƣời khác nói với bạn về những điều bất hạnh hoặc những kinh 
nghiệm buồn, bạn sẽ: 
a. Cố gắng thay đổi chủ đề cuộc nói chuyện 
b. Cố gắng cảm thông với cảm giác của người đó và chứng tỏ rằng họ quá nhạy cảm 
với tình huống, mọi việc không tồi tệ đến mức như thế 
c. Không bình luận gì thêm về điều đó 
14. Nếu đồng nghiệp của bạn càng ngày càng mập, bạn sẽ: 
a. Nói với người khác rằng anh/chị ấy trông quá mập 
b. Không nói gì cả 
c. Nói với người khác rằng anh/chị ấy thay đổi nhiều kể từ lúc gặp 
15. Khi đang lắng nghe ngƣời khác nói, bạn thƣờng: 
a. Khoanh tay trước ngực 
b. Hơi nghiêng người về phía trước và đứng đối diện với người nói 
c. Đứng tựa lưng cách xa người nói 
16. Trong khi nghe, ________________. 
a. Bạn nghe và giữ bình tĩnh trước mọi tình huống 
95 
b. Bạn nhìn chăm chú vờ như đang nghe 
c. Bạn lắng nghe để hiểu rõ nghĩa và hỏi lại nếu cần 
17. Khi bạn có những ý kiến phản đối hay lời phê bình trƣớc một vấn đề, 
________________ . 
a. Bạn đưa ra những lời nhận xét khả quan trước 
b. Bạn chẳng nói gì cả 
c. Đơn giản, bạn sẽ phát biểu 
18. Khi bạn nhận đƣợc ý kiến phản đối từ ngƣời khác, bạn sẽ: 
a. Đơn giản bạn chỉ nói với họ rằng bạn đã làm đúng 
b. Tập trung vào những điều bạn không thích ở họ 
c. Quan tâm đến những gì họ nói và xin lời khuyên từ họ 
19. Tƣ thế bắt chéo chân: 
a. Hướng về người nói 
b. Hướng ra xa người nói 
c. Nhịp chân 
20. Để kết thúc 1 cuộc trò chuyện, ________________. 
a. Bạn bắt đầu trông thiếu kiên nhẫn và hy vọng người đó sẽ gợi ý 
b. Bạn kết thúc những vấn đề trên với một sự phát biểu đóng 
c. Bạn thường chỉ bỏ đi 
21. Bạn hãy cho biết những định nghĩa nào sau đây mô tả chính xác nhất 
bản chất của giao tiếp 
a. Giao tiếp chỉ mang tính chất thời điểm khi những đối tượng giao tiếp tiếp xúc cùng 
nhau 
b. Giao tiếp là một quá trình truyền tải, chia sẻ thông điệp từ người nói đến 
người nghe nhằm đảm bảo thông điệp được truyền đi một cách chuẩn xác nhất, tránh 
gây hiểu nhầm 
c. Giao tiếp bao gồm sự tương tác giữa người nói và người nghe trong một hoàn cảnh 
nhất định 
d. Giao tiếp là quá trình truyền tải thông điệp một cách chính xác từ người nói đến 
người nghe 
e. Giao tiếp là sự tương tác và trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe 
22. Khi không đồng ý với một ngƣời, ________________. 
a. Nhanh chóng chỉ ra cho người đó những điểm sai và tại sao sai 
b. Đầu tiên bạn sẽ lắng nghe, hỏi lại những điều chưa sáng tỏ và nói lên ý kiến phản 
đối của mình 
96 
c. Nói ý kiến thật nhỏ hoặc không nói gì 
23. Khi bạn muốn đƣa ra ý kiến phản đối ý kiến của đồng nghiệp, bạn sẽ: 
a. Nói thẳng ý kiến của mình trước mặt người quản lý 
b. Nói cho tất cả mọi người đều biết 
c. Nói riêng với người đó tại một nơi riêng tư 
24. Lắng nghe và nghe thấy là hai khái niệm giống nhau theo bạn đúng hay sai? 
Đúng 
Sai 
25. Khi giao tiếp xã giao với phụ nữ, theo bạn ai sẽ là ngƣời chủ động 
đƣợc quyền bắt tay ngƣời kia? 
a. Bạn 
b. Phụ nữ 
26. Theo bạn để truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp hiệu quả, 
kênh nào sau đây chiếm vai trò quan trọng nhất. 
a. Nội dung thông điệp 
b. Giọng nói 
c. Hình ảnh và cử chỉ 
27. Khi bạn làm việc trong một nhóm, bạn: 
a. Tạo vẻ mặt thật nghiêm túc 
b. Giữ vẻ mặt thật nghiêm trang, khó chịu 
c. Vẫn hài hước và cười đùa những lúc thích hợp 
28. Theo bạn, hiệu suất lắng nghe trung bình của những ngƣời tham gia vào 
quá trình giao tiếp là bao nhiêu? 
a. 50% 
b. 30% 
c. 20% 
d. 80% 
29. Trong quá trình giao tiếp, bạn có bao nhiêu thời gian để gây ấn tƣợng tốt 
cho ngƣời khác? 
a. 1 phút 
b. 5 phút 
c. 20 giây 
30. Khi hai đồng nghiệp của bạn xung đột với nhau. Theo bạn quy trình nào 
sau đây mô tả phƣơng pháp giải quyết xung đột trong giao tiếp một cách hiệu 
quả nhất? 
97 
a. Mời ngồi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp 
b. Đặt câu hỏi – Lắng nghe – Đưa ra giải pháp 
c. Lắng nghe – Đặt câu hỏi thu thập thông tin – Đưa ra giải pháp 
d. Tách ra – Uống nước – Lắng nghe – Đặt câu hỏi – Đưa ra giải pháp 
31. Khi bạn nhận đƣợc ý kiến phản đối từ ngƣời khác, bạn sẽ: 
a. Quan tâm đến những gì họ nói và xin lời khuyên từ họ 
b. Tập trung vào những điều bạn không thích ở họ 
c. Đơn giản bạn chỉ nói với họ rằng bạn đã làm đúng 
32. Giao tiếp không hiệu quả sẽ dẫn đến hậu quả chính nào? 
a. Xảy ra hiểu nhầm 
b. Người nói không thể đưa ra chỉ dẫn rõ ràng 
c. Mọi người không làm theo bạn 
33. Đáp án nào sau đây mô phỏng chuẩn xác nhất quy trình lắng nghe trong 
giao tiếp? 
a. Tập trung – Tham dự – Hiểu – Ghi nhớ – Hồi đáp – Phát triển 
b. Tập trung – Hiểu – Tham dự – Hồi đáp – Phát triển 
c. Tập trung – Quan sát – Hiểu – Hồi đáp – Tham dự 
d. Tập trung – Hiểu – Hồi đáp 
34. Cách tƣ duy nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công hơn trong quá 
trình giao tiếp? 
a. Hãy đơn giản hóa vấn đề 
b. Luôn nhìn người khác với con mắt tích cực 
c. Luôn xem mình có thể học được gì từ người khác và mình sẽ giao tiếp như thế nào 
để tốt hơn 
d. Xem người khác sai gì để mình trách 
35. Tại sao khi giao tiếp bạn nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và các biểu 
hiện của cơ thể. 
a. Ngôn ngữ hành vi phụ thuộc vào văn hóa 
b. Rất ít thông điệp được truyền đạt qua hành vi 
c. Ngôn ngữ hành vi thường khó hiểu 
d. Cử chỉ và hành vi truyền đạt thông điệp quan trọng 
36. Theo bạn kỹ năng giao tiếp tốt sẽ quyết định bao nhiêu sự thành công 
của bạn trong công việc và cuộc sống? 
a. 20% 
b. 50% 
98 
c. 85% 
d. 70% 
37. Trong các yếu tố gây nhiễu trong quá trình giao tiếp, đâu là các yếu tố chính? 
a. Môi trường ồn ào 
b. Sức khỏe 
c. Thiếu tập trung 
d. Yếu tố bên trong 
38. Trong buổi nói chuyện, bạn có khuynh hƣớng: 
a. Luôn luôn cười lúc trò chuyện 
b. Nghiêm trang và không mỉm cười trong suốt cuộc trò chuyện 
c. Cười đúng lúc 
39. Khi bạn giao tiếp, ấn tƣợng đầu tiên bạn ghi điểm là yếu tố nào? 
a. Lời chào thân ái 
b. Cách mở đầu câu chuyện của bạn 
c. Cách nói chuyện hài hước 
d. Dáng điệu, cử chỉ và trang phục 
40. Ba bí quyết nào sau đây sẽ luôn giúp bạn thành công, luôn đƣợc những 
ngƣời khác yêu mến trong cuộc sống và công việc? 
a. Góp ý thẳng thắn, Lắng nghe và Tôn trọng 
b. Luôn tươi cười, Học cách khen ngợi, Lắng nghe 
c. Đặt câu hỏi Giúp đỡ nhiệt tình, Phê bình khi có sai sót 
Đáp án 
Câu 1. B Câu 2. A Câu 3. B Câu 4. C Câu 5. A Câu 6. B Câu 7. C Câu 8. B 
Câu 9. B Câu 10. A Câu 11. C Câu 12. C Câu 13. B Câu 14. B Câu 15. B Câu 16. C 
Câu 17. A Câu 18. C Câu 19. A Câu 20. B Câu 21. E Câu 22. B Câu 23. C Câu 24. A 
Câu 25. A Câu 26. A Câu 27. C Câu 28. D Câu 29. C Câu 30. C Câu 31. A Câu 32. A 
Câu 33. A Câu 34. C Câu 35. D Câu 36. C Câu 37. A Câu 38. C Câu 39. D Câu 40. A 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giao_tiep_trong_kinh_doanh_nha_hang.pdf