Giáo trình Giáo dục chính trị

GIỚI THIỆU BÀI

Ở bậc trung cấp, bài này khái quát những nội dung cơ bản. Trong chương trình

cao đẳng liên thông, nhắc lại khái niệm chủ nghĩa Mác – Lênin, đưa ra các tiền đề hình

thành và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa Mác. Phần nội dung bao gồm: Triết

học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Trong

phần triết học đi sâu phân tích chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch

sử. Trong phần Kinh tế chính trị có các nội dung sau: quy luật giá trị và giá trị thặng

dư; chủ nghĩa tư bản độc quyền. Trong phần chủ nghĩa xã hội khoa học: sứ mệnh lịch

sử của giai cấp công nhân; cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự phát triển của hình thái

kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa; Vai trò của chủ nghĩa Mác – Lênin.

MỤC TIÊU BÀI

Sau khi học xong bài này, người học đạt được:

- Trình bày được hệ thống quan điểm và học thuyết cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.

- ác định vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin trong nhận thức và thực tiễn đời

sống xã hội.

- Bước đầu vận dụng được thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác - Lênin vào giải quyết các vấn đề của cá nhân và xã hội.

- Khẳng định được chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng của Đảng.

NỘI DUNG BÀI

1.1. KHÁI NIỆM CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

1.1.1. Khái niệm và nguồn gốc hình thành

- Chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết do C.Mác,

Ph.Ăngghen sáng lập, được Lênin bảo vệ, phát triển trên cơ sở thực tiễn; là thế giới

quan và phương pháp luận chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn; là khoa

học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, tiến tới giải phóng toàn thể nhân loại.

- Chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm hệ thống tri thức phong phú về nhiều lĩnh

vực tự nhiên, xã hội, tư duy. Trong đó, có ba bộ phận lý luận quan trọng nhất: Triết

học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị học Mác - Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật là cơ sở

làm nên sự thống nhất của ba bộ phận lý luận hợp thành chủ nghĩa Mác.

Những điều kiện, tiền đề lịch sử của sự ra đời chủ nghĩa Mác

- Điều kiện kinh tế - xã hội: Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ

 I . Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa giữa thế kỷ I phát triển mạnh ở nhiều

nước Tây Âu. Chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai đoạn mới là chủ nghĩa tư bản độc

quyền. Giai cấp công nhân - lực lượng chính trị độc lập là nhân tố quan trọng ra đời

chủ nghĩa Mác. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá sản xuất đại công nghiệp với

chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất là mâu thuẫn giữa giai cấp tư

sản và giai cấp công nhân đã trở nên rất gay gắt. Hàng loạt cuộc đấu tranh tự phát, quy

mô lớn của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản đã nổ ra, như đấu tranh của

công nhân dệt thành phố Li-ông, Pháp (1831- 1834), phong trào Hiến chương của công

nhân Anh (1838-1848), đấu tranh của công nhân dệt thành phố i-lê-di, Đức (1844),

v.v nhưng đều thất bại. Thực tiễn đòi hỏi phải được soi sáng bằng lý luận khoa học.

Chủ nghĩa Mác ra đời đáp ứng yêu cầu khách quan đó.

- Tiền đề lý luận: đó là triết học cổ điển Đức mà tiêu biểu là Can-tơ, Hê-ghen,

Phoi-ơ-bắc; kinh tế chính trị học cổ điển ở Anh mà tiêu biểu là A- đam mít, Đa-vit

Ri-các-đô; các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán ở Pháp và ở Anh mà tiêu

biểu là anh i-mông, Phu-riê; Ô-oen.

- Tiền đề khoa học tự nhiên: Thuyết tiến hóa giống loài của Đác-uyn (1859),

định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Lô-mô-nô-xốp (1845); học thuyết tế

bào của các nhà khoa học Đức (1882).

- Vai trò nhân tố chủ quan

C.Mác (1818-1883), Ph.Ăngghen (1820-1895) là người Đức, là những nhà tư

tưởng lý luận lỗi lạc. C.Mác và Ph.Ănghen là những nhà tư tưởng vĩ đại, lỗi lạc. Hai ông

có tầm nhìn xa trông rộng, học thức yên bác, nhìn ra bản chất của chủ nghĩa tư bản và chỉ

ra cho giai cấp công nhân con đường, cách thức, lực lượng để giải phóng giai mình.

Giáo trình Giáo dục chính trị trang 1

Trang 1

Giáo trình Giáo dục chính trị trang 2

Trang 2

Giáo trình Giáo dục chính trị trang 3

Trang 3

Giáo trình Giáo dục chính trị trang 4

Trang 4

Giáo trình Giáo dục chính trị trang 5

Trang 5

Giáo trình Giáo dục chính trị trang 6

Trang 6

Giáo trình Giáo dục chính trị trang 7

Trang 7

Giáo trình Giáo dục chính trị trang 8

Trang 8

Giáo trình Giáo dục chính trị trang 9

Trang 9

Giáo trình Giáo dục chính trị trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 111 trang xuanhieu 5420
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Giáo dục chính trị", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Giáo dục chính trị

Giáo trình Giáo dục chính trị
Dựng, 
 Bảo Vệ Tổ Quốc 
 1.2.1. Quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và 
 ảo vệ Tổ quốc 
 - Trong các thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã 
hội, đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp 
nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là nguồn sức mạnh, động lực 
chủ yếu, là nhân tố có ý nghĩa quyết định, đảm bảo thắng lợi bền vững của sự nghiệp 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
 - Kế thừa việc nhận thức các vấn đề mang tính chiến lược này, từ năm 1986 đến 
nay, Đảng ta đã có nhiều nghị quyết nhằm tăng cường, củng cố, mở rộng khối đại đoàn 
kết dân tộc trong tình hình mới, tiêu biểu là các nghị quyết Đại hội lần thứ VI, VII, 
VIII, I , , I và II của Đảng; Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ 
lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ 
lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 (bổ sung và phát triển năm 2011); Theo Cương lĩnh xây 
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển 2011) đã 
xác định như sau: 
 + Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau giữa các 
dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát 
triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. 
 + Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp của các 
dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc. 
 + Các chính sách kinh tế - xã hội phải phù hợp với đặc thù của các vùng và các 
dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số. 
 + Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, 
tôn giáo của nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với 
mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo 
làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. 
 - Bên cạnh đó, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc còn được đề 
cập đến trong các Nghị quyết số 08B-NQ/HNTW, ngày 27-3-1990 Hội nghị lần thứ 8 
BCH TW Đảng (khóa VI) “Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường 
mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân”; Nghị quyết 07-NQ/TW, ngày 17-11-1993 của 
Bộ Chính trị “Về đại đoàn kết dân tộc và tăng cường Mặt trận dân tộc thống nhất”; 
Nghị quyết 23-NQ/TW, ngày 12-3-2003 của Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng (khóa 
I ) “Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công 
bằng, dân chủ, văn minh"; Kết luận số 62-KL/TW ngày 8-12-2009 của Bộ Chính trị 
KHOA CƠ BẢN 101 
 Bài 6: Phát Huy Sức Mạnh Của Khối Đại Đoàn Kết Toàn Dân Tộc Trong ây Dựng, 
 Bảo Vệ Tổ Quốc 
(khóa ) về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc 
Việt Nam và đoàn thể chính trị, xã hội” 
 1.2.2. Phương hư ng và giải pháp phát huy s c mạnh đại đoàn kết toàn 
dân tộc trong xây dựng và ảo vệ Tổ quốc. 
 1.2.2.1. Phương hư ng phát huy s c mạnh toàn dân tộc trong xây dựng và 
 ảo vệ Tổ quốc. 
 Theo Văn kiện Đại hội lần thứ II của Đảng (1-2016) đã chỉ ra những phương 
hướng cơ bản lớn để pháp phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc 34: 
 - Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là 
động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
 - Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp 
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo. 
 - Mục đích chung đoàn kết toàn dân tộc: Nhằm phát huy mạnh mẽ mọi nguồn 
lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục 
tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, 
“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng 
những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia-dân tộc. 
 - Tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương, 
chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả 
các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trong việc quyết định những vấn 
đề lớn của đất nước; 
 - Bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; khắc phục những hạn 
chế, bảo đảm tác dụng, hiệu quả thực chất hoạt động giám sát, phản biện xã hội của 
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; tạo sự đồng thuận xã hội. 
 - Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi 
ích giữa các thành viên trong xã hội 
 - Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại 
đoàn kết toàn dân tộc. 
34 Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II. Nxb CTQG, HN, 2016. Tr. 158- 166 
KHOA CƠ BẢN 102 
 Bài 6: Phát Huy Sức Mạnh Của Khối Đại Đoàn Kết Toàn Dân Tộc Trong ây Dựng, 
 Bảo Vệ Tổ Quốc 
 1.2.2.2. Giải pháp phát huy s c mạnh toàn dân tộc trong xây dựng và ảo 
vệ Tổ quốc 
 Hơn 90 năm thực hiện xuyên suốt và nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc, 
nhất là hơn 30 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn vận dụng một cách 
sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc phù hợp với tình hình, yêu cầu 
và nhiệm vụ của sự nghiệp cách mạng, kiên định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, 
vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong 
tình hình mới hiện nay. 
 Qua đó, để “phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân 
dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa 
bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công 
bằng, văn minh” làm điểm tương đồng; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với 
lợi ích chung của quốc gia - dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống yêu nước, 
nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài 
nước, tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực 
mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc”, cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ 
bản nhất quán như sau: 
 - Một là, các cấp ủy cần tiếp tục nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan 
trọng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc gắn với thực hiện Chỉ thị số 
05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, 
phong cách Hồ Chí Minh”; Chuyên đề năm 2020 về “Tăng cường khối đại đoàn kết 
toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư 
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. 
 - Hai là, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân 
dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nhằm phát 
huy vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân gắn 
với thực hiện tốt trách nhiệm của công dân, phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương, chống 
quan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí. 
 - Ba là, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân 
dân trong tham gia xây dựng và hoàn thiện một số chính sách để củng cố và phát huy 
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần bảo đảm thắng lợi bền vững của sự 
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
 - Bốn là, đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, tổ 
chức động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, phát triển 
kinh tế gắn liền với phát triển văn hoá - xã hội; trong đó, mỗi người, mỗi gia đình cố 
KHOA CƠ BẢN 103 
 Bài 6: Phát Huy Sức Mạnh Của Khối Đại Đoàn Kết Toàn Dân Tộc Trong ây Dựng, 
 Bảo Vệ Tổ Quốc 
gắng phấn đấu làm giàu cho mình, cho cộng đồng. 
 - Năm là, nắm bắt kịp thời để phản ánh tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp 
nhân dân và nỗ lực chăm lo lợi ích thiết thực, chính đáng, hợp pháp của các giai 
cấp, các tầng lớp nhân dân. Tôn trọng và phát huy vai trò gương mẫu, dẫn dắt của 
những người tiêu biểu, có uy tín trong cộng đồng dân cư, các dân tộc, tôn giáo; 
bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội; kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi 
ích của tập thể và toàn xã hội. 
 CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 
 Câu hỏi tự luận 
 Câu 1. Làm rõ tầm quan trọng và sự cần thiết phải phát huy sức mạnh đại đoàn 
kết toàn dân tộc hiện nay ? 
 Sinh viên trả lời được những nội dung cơ bản sau: 
 - Khái niệm đoàn kết và đại đoàn kết toàn dân tộc 
 - Tầm quan trọng phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay 
 - Sự cần thiết phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay 
 - Liên hệ bản thân về đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay 
 Câu 2. Trình bày Quan điểm và phương hướng của Đảng về phát huy sức mạnh 
đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng. 
 Sinh viên trả lời được những nội dung cơ bản sau: 
 - Quan điểm của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong 
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng. 
 + Trong xây dựng Tổ quốc của Đảng. 
 + Trong bảo vệ Tổ quốc của Đảng. 
 - Phương hướng của Đảng về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc 
trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Đảng. 
 - Liên hệ bản thân về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc hiện nay. 
 Câu 3. Anh / (Chị) sẽ làm gì để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn 
dân tộc trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc 
 Sinh viên trả lời được những nội dung cơ bản sau: 
 - Để phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng, bảo 
KHOA CƠ BẢN 104 
 Bài 6: Phát Huy Sức Mạnh Của Khối Đại Đoàn Kết Toàn Dân Tộc Trong ây Dựng, 
 Bảo Vệ Tổ Quốc 
vệ tổ quốc bản thân em thể thực hiện những việc như sau: 
 + Tại khu phố 
 + Tại Trường học (HOTEC) 
 + Trong xã hội 
 + Trong gia đình 
 - Sáng kiến và kinh nghiệm bản thân về phát huy sức mạnh của khối đại đoàn 
kết toàn dân tộc trong xây dựng, bảo vệ tổ quốc 
 Câu hỏi trắc nghiệm 
 Câu 1: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, động lực chủ yếu của sự phát triển đất 
nước hiện nay là gì ? 
 A. Đấu tranh giai cấp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. 
 B. Đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công - nông - trí thức. 
 C. Thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội. 
 D. óa đói giảm nghèo. 
 Câu 2: Theo Hồ Chí Minh, nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất: 
 A. Liên minh kết công – nông. 
 B. Liên minh công – nông – lao động trí óc. 
 C. Liên minh dân tộc. 
 D. Liên minh công – nông và các tầng lớp xã hội khác. 
 Câu 3: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là: 
 A. Đoàn kết công – nông. 
 B. Đoàn kết công – nông – lao động trí óc. 
 C. Đại đoàn kết toàn dân. 
 D. Đoàn kết công – nông và các tầng lớp xã hội khác. 
 Câu 4: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là: 
 A. Mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc. (1) 
 B. Vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định sự thành công của cách mạng. (2) 
 C. Vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định mọi sự thành công của cách mạng 
KHOA CƠ BẢN 105 
 Bài 6: Phát Huy Sức Mạnh Của Khối Đại Đoàn Kết Toàn Dân Tộc Trong ây Dựng, 
 Bảo Vệ Tổ Quốc 
trong thời đại mới do Đảng lãnh đạo. (3) 
 D. Cả (1), (2) đều đúng. 
 Câu 5: Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là: 
 A. Mục tiêu của cách mạng xã hội hội chủ nghĩa. (1) 
 B. Nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc giao phó cho Đảng. (2) 
 C. Là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc. (3) 
 D. Cả (1), (2) đều đúng. 
 Câu 6: Hồ Chí Minh khẳng định: Nam, Bắc đều là đất nước Việt Nam. Chúng ta 
đều chung một tổ tiên dòng họ, đều là ruột thịt anh em  Không ai có thể chia rẽ 
con một nhà, không ai có thể chia rẽ nước Pháp, thì cũng không ai có thể chia rẽ Việt 
Nam ta. Nội dung trên được trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh? 
 A. Trả lời phỏng vấn của các nhà báo Việt Nam, Pháp, Trung Hoa. 
 B. Lời tuyên bố với quốc dân sau khi đi Pháp về. 
 C. Thư gửi đồng bào toàn quốc. 
 D. Lời kêu gọi Kiều bào Việt Nam ở Pháp. 
 Câu 7: Mùa xuân 1946, nói chuyện với linh mục Hồ Ngọc Cẩm (giáo phận Bắc 
Ninh), Hồ Chí Minh có nhắc đến một giáo dân yêu nước: Tuy ông được sang Pháp học 
tập, lại từng làm việc cho Soái phủ Pháp mấy năm ở Sài Gòn. Thế mà ông ta đã gửi lên 
triều đình Tự Đức nhiều bản sớ tấu bàn việc chỉnh tu võ bị, canh tân đất nước. Ngày 
ấy, triều đình không lắng nghe ông ta. Giá như biết làm theo một số điều kiến nghị ấy 
thì chắc cũng đã bớt được nhiều khó khăn. Giáo dân ấy là ai? 
 A. Nguyễn uân Ôn. 
 B. Bùi Viện. 
 C. Nguyễn Trường Tộ. 
 D. Nguyễn Trọng Hợp. 
 Câu 8: Hồ Chí Minh khẳng định: Đồng bào Nam bộ là dân nước Việt Nam. 
Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi! Câu nói này 
của Hồ Chí Minh được trích ra từ văn kiện nào? 
 A. Bài nói chuyện cùng đồng bào trước khi sang Pháp. 
 B. Thư đồng bào Nam bộ 31/5/1946. 
KHOA CƠ BẢN 106 
 Bài 6: Phát Huy Sức Mạnh Của Khối Đại Đoàn Kết Toàn Dân Tộc Trong ây Dựng, 
 Bảo Vệ Tổ Quốc 
 C. Lời kêu gọi Kiều bào Việt Nam ở Pháp. 
 D. Trả lời phóng viên Hãng thông tấn A.F.P. 
 Câu 9: Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết có lý có tình là: 
 A. Tuân thủ những nguyên tắc lợi ích chung của cách mạng thế giới. (1) 
 B. Tuân theo những nguyên tắc chủ nghĩa quốc tế vô sản của Chủ nghĩa Mác – 
Lênin. (2) 
 C. Tôn trọng lẫn nhau trên tinh thần cùng chung mục tiêu, lý tưởng, khắc phục 
tư tưởng nước lớn, tư tưởng đảng lớn, tư tưởng áp đặt. (3) 
 D. Cả (1), (2), (3) đều đúng. 
 Câu 10: “Thường xuyên nêu cao tinh thần .., chủ động, kiên quyết đấu 
tranh với mọi biểu hiện . khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù 
địch”. Chọn phương án trả lời đúng 
 A. cảnh tỉnh / chống phá 
 B. cảnh giác / chống phá 
 C. tích cực / chống phá 
 D. cảnh giác / phá hoại 
KHOA CƠ BẢN 107 
 Tài Liệu Tham Khảo 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 1. Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP.HCM, Giáo trình bậc cao đẳng môn 
 Giáo Dục Chính Trị (2020), lưu hành nội bộ. 
 2. Từ điển bách khoa Việt Nam (2011), Tập 1, Nxb TĐBK. 
 3. Trần DânTiên (1975), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, 
 Nxb Sự Thật, Hà Nội 
 4. V.I. Lênin Toàn tập (2005), t.18, Nxb CTQG, HN. 
 5. Hồ Chí Minh Toàn tập (2011), tập 4, 7, 15, Nxb CTQG, HN. 
 6. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (2020), Tài liệu dạy học bậc cao đẳng, trung 
 cấp môn Giáo Dục Chính Trị. 
 7. Bộ giáo dục đào tạo, Giáo trình chính trị, Nxb CTQG, 2013, HN 
 8. Bộ giáo dục đào tạo, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt 
 Nam, Nxb CTQG, 2013, HN 
 9. Bộ giáo dục đào tạo, Giáo trình Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, 
 Nxb CTQG, 2013, HN 
 10. Bộ giáo dục đào tạo, Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, 2013, HN 
 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện hội nghị BCH TW Đảng lần 6, 
 khóa X, Nxb, CTQG, HN 
 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 
 I của Đảng. Nxb. CTQG, HN 
 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung 
 ương, khóa I, Nxb CTQG, HN 
 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 
 II của Đảng. Nxb CTQG, HN 
 15. Hiến pháp nước Cộng hòa ã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nxb CTQG, HN. 
KHOA CƠ BẢN 108 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_giao_duc_chinh_tri.pdf