Giáo trình Đại lý bảo hiểm cơ bản

Nguồn gố c của bảo hiểm

Rủi ro chính là nguồn gốc phát sinh nhu cầu bảo hiểm. Trong cuộc sống và lao

động, con người mặc dù đã chú ý ngăn ngừa và đề phòng hạn chế tổn thất nhưng rủi ro

vẫn có thể xảy ra. Rủi ro phát sinh làm thiệt hại về thân thể, tính mạng, tài sản và ảnh

hưở ng đến hoaṭ đôṇ g sản xuất kinh doanh của các cá thể, tổ chứ c kinh tế – xã hội trong

nền kinh tế.

Có nhiều quan niệm về rủi ro, tuy nhiên các quan niệm này đều có những điểm

tương đồng vớ i hai đặc điểm cơ bản là tính bất thường trong khả năng xảy ra và dẫn

đến hậu quả xấu.

Hiểu một cách chung nhất thì: Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có

hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không mong đợi.

Tùy theo mục đích của việc đánh giá và quản lý, các rủi ro có thể được phân loại

theo nhiều tiêu thức khác nhau. Theo khả năng xảy ra hậu quả, rủi ro được chia thành

rủi ro đầu cơ và rủi ro thuần túy; theo tác động và ảnh hưởng, rủi ro có hai loại là rủi

ro cơ bản và rủi ro riêng biệt; theo tính chất hậu quả, rủi ro bao gồm rủi ro tài chính và

rủi ro phi tài chính . Về phương diêṇ kỹ thuâṭ nghiêp̣ vu ̣ bảo hiểm, rủi ro được chia

thành rủi ro có thể bảo hiểm và rủi ro không thể bảo hiểm . Trong phaṃ vi môṭ hơp̣

đồng bảo hiểm , rủi ro thường được chia thành : rủi ro được bảo hiểm , rủi ro không

đươc̣ bảo hiểm và rủi ro loaị trừ . Rủi ro còn được gọi là biến cố, sự cố, sự kiêṇ ,

Khi rủi ro xảy ra, thường dẫn đến hậu quả thiệt hại về thân thể , tính mạng, tài

sản, gián đoạn sản xuất kinh doanh,. gây ảnh hưởng đến tài chính và cuộc sống của

mỗi chúng ta. Từ xa xưa con người đã có nhiều biện pháp để hạn chế (hay kiểm soát)

rủi ro. Tuy nhiên, có 4 phương pháp cơ bản thường được sử dụng như sau:

Né tránh rủi ro: Đây là biện pháp thông thường và được sử dụng tương đối

thường xuyên trong đời sống, đặc biệt là trong các xã hội và nền kinh tế chưa hoặc

đang phát triển. Mỗi cá nhân, tổ chức đều có biện pháp riêng để né tránh rủi ro có thể

xảy ra đối với mình, tức là tìm cách tránh, loại trừ hoặc hạn chế tối đa khả năng xảy ra

rủi ro. Ví dụ: Để tránh tai nạn giao thông thì có người sẽ không chọn nghề lái xe hoặc

hạn chế đi lại, hoặc để tránh tai nạn lao động thì có người không chọn các nghề nguy

hiểm

Kiểm soát rủi ro: Là các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tổn thất có thể xảy

ra. Ví dụ: Hạn chế tổn thất hoả hoạn bằng cách mua bình cứu hỏa, hạn chế tổn thất do

tai nạn lao động bằng cách trang bị thiết bị và đào tạo kỹ năng về an toàn lao động

Chấp nhận rủi ro: Đây là hình thức mà người bị tổn thất tự chấp nhận tổn thất

đó. Một trường hợp điển hình của chấp nhận rủi ro là tự bảo hiểm. Có nhiều hình thức

chấp nhận rủi ro, tuy nhiên, thông thường được chia làm 2 nhóm chính là chấp nhận

rủi ro thụ động và chủ động. Chấp nhận thụ động là việc không có sự chuẩn bị trước

mà chỉ khi rủi ro xảy ra thì mới tìm kiếm các nguồn tài chính để khắc phục, bù đắp;

chấp nhận chủ động là việc lập ra quỹ dự trữ, quỹ dự phòng để bù đắp tổn thất. Theo

hình thức chấp nhận rủi ro, vốn sẽ không đươc̣ sử dụng một cách tối ưu, thậm chí rất bị

động vì mức độ tổn thất không hoàn toàn giồng nhau và không lường trước được.

Chuyển giao rủi ro: Chuyển giao rủi ro là mô hình lý tưởng nhất, từ hình thức

chuyển giao rủi ro thô sơ đến hình thức tham gia bảo hiểm. Đây là công cụ đối phó với

hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra và có hiệu quả nhất. Hình thức phân tán rủi ro hay

chuyển giao rủi ro thô sơ có từ thời trung cổ; các chủ thuyền vận tải hàng hóa đường

biển đã biết cách không tập trung vận chuyển tất cả hàng hóa của mình vào một thuyền

mà phân tán sang các thuyền khác nhau hoặc sang thuyền của các chủ khác để hạn chế

khả năng xảy ra tổn thất lớn. Khi nền kinh tế đạt đến một trình độ phát triển nhất định,

hoạt động kinh doanh bảo hiểm mới thực sự xuất hiện . Khi sở hữu một khối tài sản có

trị giá lớn, người chủ sở hữu phải đối mặt với tổn thất do các rủi ro không lường trước

được gây ra, và cách khôn ngoan nhất để họ bảo vệ khối tài sản đó là chuyển giao rủi

ro. Người được bảo hiểm chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm để đổi lấy sự an toàn

về tài chính trong suốt thời gian chuyển giao đó. Đây chính là nguyên lý cơ bản của

hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Giáo trình Đại lý bảo hiểm cơ bản trang 1

Trang 1

Giáo trình Đại lý bảo hiểm cơ bản trang 2

Trang 2

Giáo trình Đại lý bảo hiểm cơ bản trang 3

Trang 3

Giáo trình Đại lý bảo hiểm cơ bản trang 4

Trang 4

Giáo trình Đại lý bảo hiểm cơ bản trang 5

Trang 5

Giáo trình Đại lý bảo hiểm cơ bản trang 6

Trang 6

Giáo trình Đại lý bảo hiểm cơ bản trang 7

Trang 7

Giáo trình Đại lý bảo hiểm cơ bản trang 8

Trang 8

Giáo trình Đại lý bảo hiểm cơ bản trang 9

Trang 9

Giáo trình Đại lý bảo hiểm cơ bản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 120 trang duykhanh 7740
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Đại lý bảo hiểm cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Đại lý bảo hiểm cơ bản

Giáo trình Đại lý bảo hiểm cơ bản
 lý cần nói rõ những ảnh 
hưởng của việc kê khai sai tới quyền lợi được bảo hiểm hoặc bị xử lý bằng các chế tài 
khác. Đại lý không được kê khai thay hoặc giả mạo chữ ký khách hàng vào Giấy yêu 
cầu bảo hiểm, không nên tự điền vào các nội dung trên Giấy yêu cầu bảo hiểm (kê 
khai hộ) để tránh sự gian lận của khách hàng hoặc sai sót do nhầm lẫn của khách hàng; 
Đại lý không tuỳ tiện huỷ bỏ hay thay đổi bất kỳ nội dung nào trong Giấy chứng nhận 
112 
bảo hiểm, Giấy yêu cầu bảo hiểm, Đơn bảo hiểm, 
 1.3. Bảo mật thông tin khách hàng 
Thông thường, đại lý bảo hiểm nắm được nhiều thông tin của khách hàng về sức 
khoẻ, tài chính, gia đình Tuy nhiên. đại lý bảo hiểm không được tiết lộ thông tin về 
khách hàng cho bất kỳ người nào không có trách nhiệm biết nếu không được sự đồng ý 
của khách hàng. 
 1.4. Quản lý đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm 
Đơn hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm được coi là hợp đồng bảo hiểm trong lĩnh 
vực kinh doanh bảo hiểm. Vì vậy, chúng là những giấy tờ có giá trị pháp lý ràng buộc 
trách nhiệm và quyền lợi giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng. Đại lý bảo hiểm 
được doanh nghiệp bảo hiểm giao quyền quản lý và sử dụng các giấy tờ trên để phục 
vụ cho việc khai thác bảo hiểm. 
Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi người đại lý bảo hiểm phải thực hiện nghiêm ngặt 
việc quản lý, bảo quản, cấp và nộp Đơn hay Giấy chứng nhận bảo hiểm theo đúng quy 
định của doanh nghiệp bảo hiểm, không được làm hư hỏng, mất mát. Nếu mất phải 
trình báo kịp thời với cơ quan công an và doanh nghiệp bảo hiểm, tránh bị kẻ gian lợi 
dụng gây thiệt hại cho doanh nghiệp bảo hiểm. 
Khi cấp Đơn hay Giấy chứng nhận bảo hiểm cho khách hàng, đại lý phải ghi theo 
số thứ tự, đầy đủ, rõ ràng các nội dung trên Đơn hay Giấy chứng nhận bảo hiểm. Sau 
khi cấp Đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm, phải nộp bản lưu cùng các giấy tờ liên 
quan về doanh nghiệp bảo hiểm theo đúng thời gian quy định. 
 1.5. Chấp hành chế độ thu, nộp phí bảo hiểm 
Phí bảo hiểm là nguồn thu của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm hình thành quỹ bảo 
hiểm để bồi thường cho những tổn thất, thiệt hại xảy ra. Đại lý bảo hiểm được doanh 
nghiệp bảo hiểm uỷ quyền thu phí bảo hiểm và có trách nhiệm nộp ngay phí bảo hiểm 
đã thu về doanh nghiệp bảo hiểm một cách đầy đủ, kịp thời. 
Đạo đức nghề nghiệp yêu cầu người đại lý bảo hiểm khi thu phí bảo hiểm phải 
viết đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung của biên lai, hoá đơn thu phí bảo hiểm và 
giao một liên cho khách hàng. Viết hoá đơn phải theo trình tự thời gian, khách nộp 
trước viết trước, không bỏ cách số thứ tự hoá đơn, tránh ghi sai, nhầm lẫn để phải huỷ 
bỏ nhiều hoá đơn. 
Không được chiếm dụng phí bảo hiểm dưới bất kỳ hình thức nào (chiếm dụng 
tạm thời, gian lận, tham ô,..). 
 1.6. Trung thành với doanh nghiệp bảo hiểm mà mình làm đại lý 
Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi người đại lý bảo hiểm phải trung thành với doanh 
113 
nghiệp mà mình làm đại lý. Sự trung thành thể hiện ở chỗ đại lý cần một lòng một dạ 
công hiến cho doanh nghiệp bảo hiểm, tích cực khai thác hợp đồng mới góp phần thúc 
đẩy doanh nghiệp bảo hiểm phát triển. 
Không được lợi dụng nghề nghiệp của mình để gây thiệt hại cho doanh nghiệp 
bảo hiểm. Sử dụng thương hiệu của doanh nghiệp bảo hiểm vào các mục đích hoặc 
giao dịch khác ngoài các hoạt động đại lý bảo hiểm được ủy quyền. 
Tuyệt đối giữ uy tín cho doanh nghiệp bảo hiểm. Cần phải nhận thức rằng uy tín 
của doanh nghiệp chính là uy tín của đại lý. Không được tiết lộ những thông tin quan 
trọng của doanh nghiệp bảo hiểm mà mình biết được qua quá trình đào tạo và hoạt 
động kinh doanh. 
 1.7. Tận tụy phục vụ khách hàng 
Đại lý bảo hiểm cần xây dựng cho minh phong cách tận tuỵ phục vụ khách hàng 
thể hiện qua lời nói, cử chỉ, hành vi, thái độ cư xử khi được khách hàng yêu cầu cung 
cấp thông tin, giải đáp vướng mắc, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục tham gia bảo hiểm và yêu 
cầu bồi thường, 
Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi người đại lý không quản ngại khó khăn, thời gian, 
giờ giấc để ưu tiên phục vụ khách hàng. Làm việc bằng mọi khả năng và nhiệt tình của 
bản thân. Thường xuyên giữ mối liên hệ, thăm hỏi, thể hiện sự quan tâm chăm sóc tới 
khách hàng. Có như vậy mới có thể phát sinh thêm những nhu cầu mới của khách hàng 
về bảo hiểm, 
 1.8. Quan hệ với đồng nghiệp và doanh nghiệp bảo hiểm 
Người đại lý cần quan hệ tốt với cán bộ của doanh nghiệp, bảo đảm sự thân ái, 
tôn trọng lẫn nhau, có ý thức tổ chức kỷ luật và chấp hành tốt nội quy doanh nghiệp 
bảo hiểm. Quan hệ với các đại lý khác trên tinh thần hợp tác tương trợ giúp đỡ nhau 
hoàn thành nhiệm vụ. Tuyệt đối không được tranh giành khách hàng và nói xấu lẫn 
nhau. 
Không được nói xấu hay gây ra bất kỳ một mâu thuẫn nào với doanh nghiệp bảo 
hiểm khác và các đại lý của họ. Không tìm cách thuyết phục khách hàng, đại lý của 
doanh nghiệp bảo hiểm khác huỷ bỏ hợp đồng để tham gia bảo hiểm với doanh nghiệp 
bảo hiểm mình làm đại lý. 
2- Những quy định liên quan tới đạo đức hành nghề đại lý bảo hiểm 
Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các 
doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Mục đích của 
Hiệp hội là đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, liên kết, hỗ trợ, 
hợp tác thúc đẩy lẫn nhau để nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm, năng 
lực cạnh tranh cùng tạo sự phát triển lành mạnh, bền vững của thị trường bảo hiểm 
Việt Nam theo khuôn khổ pháp luật Việt Nam. 
114 
Liên quan đến đạo đức hành nghề đại lý bảo hiểm, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 
đã ban hành các văn bản: 
 - Quyết định số 14/QĐ-HHBH/2011 ngày 08/06/2011của Hiệp hội bảo hiểm Việt 
Nam ban hành Bộ tiêu chuẩn đạo đức đại lý bảo hiểm nhân thọ nhằm mục đích tuân 
thủ các quy định hiện hành về hoạt động đại lý bảo hiểm đồng thời nâng cao chất 
lượng đội ngũ đại lý bảo hiểm nhân thọ trong ngành bảo hiểm nhân thọ; giữ gìn uy tín 
và danh tiếng cho các doanh nghiệp bảo hiểm, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam; 
nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm trên 
thị trường bảo hiểm Việt Nam, đồng thời đảm bảo sự công bằng và cư xử có đạo đức 
đối với khách hàng; 
- Quyết định số 13/QĐ-HHBH/2011 ngày 08/06/2011của Hiệp hội bảo hiểm Việt 
Nam ban hành Qui chế về việc xử lý doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong trường 
hợp đại lý vi phạm bị đưa vào “Danh sách đại lý vi phạm Qui chế hành nghề đại lý 
hoặc vi phạm pháp luật” nhằm thống nhất các hình thức xử phạt đối với doanh nghiệp 
bảo hiểm khi có đại lý bảo hiểm vi phạm và sử dụng hệ thống quản lý đại lý AVICAD 
một cách hiệu quả và công bằng giữa các doanh nghiệp bảo hiểm. 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 4 
ĐẠO ĐỨC HÀNH NGHỀ ĐẠI LÝ BẢO HIỂM 
1 Phương châm làm việc của đại lý bảo hiểm là: 
A Tư vấn đúng nhu cầu và đúng khả năng tài chính của khách hàng 
B Bảo mật thông tin khách hàng. 
C Bảo đảm khách hàng hiểu rõ những điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm 
D Cả A, B, C 
2 Tư cách đạo đức cơ bản để hành nghề đại lý 
A Đức liêm chính và tính chân thật trong phục vụ khách hàng 
B Bảo mật thông tin khách hàng 
C Không được chiếm dụng phí bảo hiểm 
D Cả A, B, C 
3 Đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi người đại lý bảo hiểm 
A Đức liêm chính và tính chân thật, tinh thần trách nhiệm, bảo mật thông tin 
B Có thể làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm khác mà chưa có sự đồng ý của 
doanh nghiệp bảo hiểm mà mình đang làm đại lý 
C A, B đúng 
D A, B sai 
4 Đại lý bảo hiểm phải tuân thủ quy tắc nào sau đây: 
A Giảm phí bảo hiểm sau khi đã thoả thuận được với khách hàng 
B Cung cấp thông tin về người được bảo hiểm theo yêu cầu của người thụ hưởng 
115 
C Không ký thay khách hàng 
D Câu A, B, C đều sai 
5 Việc tư vấn và chọn sản phẩm phù hợp cho khách hàng phải dựa trên cơ sở: 
A Dựa trên sự phân tích nhu cầu, mục tiêu tài chính và khả năng tài chính của khách 
hàng 
B Ưu tiên cho sản phẩm có thời gian dài nhất 
C Ưu tiên cho sản phẩm có thời gian ngắn nhất 
D Ưu tiên cho sản phẩm có mức hoa hồng cao nhất 
6 "Việc làm nào dưới đây của đại lý bảo hiểm là đúng trong việc chấp hành chế độ 
thu, nộp phí bảo hiểm: " 
A "Đại lý viết đầy đủ, chính xác các nội dung biên lai, hóa đơn thu phí và giao 1 liên 
cho khách hàng" 
B "Đại lý bảo hiểm có thể đem phí bảo hiểm đi đầu tư và trả một phần lãi cho doanh 
nghiệp bảo hiểm" 
C Đại lý có thể viết hóa đơn không theo trình tự thời gian 
D Cả A, B, C đều đúng 
7 "Phương án nào dưới đây là đúng khi nói về người đại lý bảo hiểm có đạo đức 
nghề nghiệp :" 
A Xây dựng cho mình phong cách tận tụy, phục vụ khách hàng 
B Thường xuyên giữ mối liên hệ, thăm hỏi quan tâm chăm sóc khách hàng 
C Sử dụng hoa hồng để giảm phí cho khách hàng 
D A, B đúng 
116 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 
VỀ KINH DOANH BẢO HIỂM 
1. Luật kinh doanh bảo hiểm 
- Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt 
Nam thông qua ngày 09/02/2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2001. Bộ Luật 
này gồm 9 chương và 129 điều. Mục đích của Luật kinh doanh bảo hiểm là điều chỉnh 
tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể 
tham gia thị trường bảo hiểm. 
- Ngày 24/11/2010, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 12 đã thông qua Luật số 
61/2010/QH 12 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm và 
có hiệu lực từ ngày 01/07/2011. 
2. Nghị định 
- Nghị định số 18/2005/NĐ-CP về Quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động 
của tổ chức bảo hiểm tương hỗ. 
- Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ Qui định về chế độ 
bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. 
- Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết 
thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm. 
- Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ Quy định chế độ 
tài chính đối với DNBH và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. 
- Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ Qui định chi 
tiết thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh 
bảo hiểm và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 
27/3/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh 
bảo hiểm. 
- Nghị định 103/2008/NĐ-CP ngày 16/9/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt 
buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. 
- Nghị định số 41/2009/NĐ-CP ngày 5/5/2009 của Chính phủ quy định về Xử 
phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. 
- Nghị định số 80/2009/NĐ-CP ngày 01/10/2009 của Chính phủ quy định về việc 
xe ô tô có tay lái nghịch. 
3. Thông tƣ 
- Thông tư số 52/2005/TT-BTC ngày 20/6/2005 của Bộ Tài chính quy định về 
hướng dẫn việc thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức bảo hiểm tương hỗ trong 
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp. 
- Thông tư 126/2008/TT-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ tài chính về quy tắc, điều 
khoản, biểu phí bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới. 
- Thông tư liên tịch số 35/2009/TTLT-BCA-BTC ngày 25/02/2009 của Bộ Công 
an và Bộ tài chính quy định về thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS chủ xe cơ giới. 
117 
- Thông tư số 103/2009/TT-BTC ngày 25/5/2009 của Bộ tài chính hướng dẫn về 
quỹ bảo hiểm xe cơ giới. 
- Thông tư số 03/2010/TT-BTC ngày 12/01/2010 của Bộ tài chính về hướng dẫn 
thực hiện Nghị định số 41/2009/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong 
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. 
- Thông tư số 220/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ Tài chính quy định về 
bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. 
- Thông tư số 219/2010/TT-BTC ngày 30/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn 
tiêu chí xác định tổ chức bảo hiểm có uy tín. 
- Thông tư số 124/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tài chính 
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 45/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của 
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và 
Nghị định số 123/2011/NĐ-CP ngày 28/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi 
hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo 
hiểm. 
- Thông tư số 125/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2012 của Bộ Tài chính 
hướng dẫn chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo 
hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân 
thọ. 
- Thông tư 135/2012/TT-BTC ngày 15/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính 
hướng dẫn triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn vị. 
4. Quyết định 
- Quyết định số 1296-TC/QĐ/CĐKT ngày 31/12/1996 của Bộ tài chính về việc 
ban hành hệ thống chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp bảo hiểm. 
- Quyết định số 150/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ tài chính quy định 
về việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp bảo hiểm ban hành theo quyết 
định số 1269- TC/QĐ/CĐKT. 
- Quyết định số 2011/2010/QĐ-TTg ngày 05/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ 
về thực hiện thí điểm bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. 
- Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 01/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy 
định “Về việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp giai đoạn 2011-2013”. 
- Quyết định 96/2007/QĐ-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về 
ban hành Quy chế triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết chung. 
- Quyết định 3035/QĐ-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban 
hành Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm nông nghiệp. 
- Quyết đinh 2114/QĐ-BTC ngày 24/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, 
bổ sung một số điều của Quy tắc, biểu phí và mức trách nhiệm bảo hiểm nông nghiệp 
ban hành kèm theo Quyết định số 3035/QĐ-BTC ngày 16/12/2011 của Bộ trưởng Bộ 
Tài chính. 
118 
ĐÁP ÁN CÂU HỎI ÔN TẬP 
Chƣơng 1 
1. D 
2. D 
3. D 
4. D 
5. D 
6. C 
7. D 
8. B 
9. A 
10. A 
11. B 
12. D 
13. A 
14. A 
15. C 
16. A 
17. A 
18. D 
19. C 
20. C 
21. A 
22. D 
23. B 
24. D 
25. D 
26. B 
27. A 
28. D 
29. C 
30. A 
31. D 
32. A 
33. D 
34. B 
35. A 
36. D 
37. D 
38. D 
39. D 
40. C 
41. C 
42. D 
43. D 
Chƣơng 2 
1. A 
2. B 
3. D 
4. B 
5. D 
6. D 
7. D 
8. D 
9. A 
10. A 
11. D 
12. D 
13. B 
14. C 
15. D 
16. D 
17. D 
18. D 
19. D 
20. D 
21. A 
22. B 
23. A 
24. C 
25. C 
26. C 
27. D 
28. C 
29. C 
30. D 
31. D 
32. D 
33. D 
34. A 
35. A 
36. A 
Chƣơng 3 
1. B 
2. B 
3. C 
4. C 
5. C 
6. B 
7. D 
8. D 
9. C 
10. B 
11. C 
12. C 
13. D 
14. C 
15. B 
16. B 
17. C 
18. D 
19. A 
20. A 
21. A 
22. C 
23. D 
24. D 
25. B 
26. B 
27. D 
28. D 
29. D 
30. A 
31. C 
32. D 
33. D 
34. B 
35. C 
36. B 
37. A 
Chƣơng 4 
1. D 
2. D 
3. A 
4. C 
5. A 
6. A 
7. D 
119 
BAN SOẠN THẢO 
TS. Hoàng Mạnh Cừ 
TS. Phạm Thị Định 
ThS. Đặng Thị Thu Hà 
CN. Nguyễn Hoàng Long 
BAN BIÊN TẬP VÀ THẨM ĐỊNH 
ThS. Ngô Việt Trung 
 ThS. Nguyễn Thanh Nga 
TS. Trần Văn Quang 
TS. Nguyễn Văn Thành 
ThS. Bùi Hữu Phú 
ThS. Trần Thị Diệu Hằng 
ThS. Bùi Thanh Hải 
 ThS. Nguyễn Hoài Thu 
ThS. Dương Thị Nhi 
TS. Lê Minh Tú 
 CN. Phạm Thùy Trang 
CN. Nguyễn Vũ Minh 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dai_ly_bao_hiem_co_ban.pdf