Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất

Thừa kế là một quyền cơ bản của con người trong quan hệ pháp luật dân sự. Quyền thừa kế thể

hiện rất rõ tính chất tự do của con người trong việc định đoạt, phân chia tài sản của mình cho người

thừa kế theo pháp luật hay hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật được quy định

tại Điều 609 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015. Ngày nay, các tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng

đất diễn ra càng nhiều, tính chất phức tạp cao, diễn biến kéo dài lâu vì quyền sử dụng đất thường

là tài sản có giá trị lớn, tồn tại lâu hơn Cộc sống của con người. Do đó, giải quyết thỏa đáng, dứt

điểm các khiếu nại, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất là một vấn đề quan trọng nhằm đảm

bảo cho việc định đoạt các tài sản đó phù hợp với ý chí, mong muốn của người để lại di sản cũng

như đảm bảo các lợi ích hợp pháp của những người liên quan khác và cả lợi ích chung của toàn xã

hội. Mặc khác, nếu giải quyết không dứt điểm các khiếu nại, tranh chấp thì hậu quả khôn lường,

ảnh hưởng không nhỏ đến tình cảm của các thành viên trong gia đình, dòng tộc, gây ra các vấn

nạn nguy hiểm cho xã hội. Trong bài viết này tác giả nêu một số ý kiến về giải quyết tranh chấp

thừa kế quyền sử dụng đất từ một vụ án, đồng thời tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện quy

định pháp luật về vấn đề này.

Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất trang 1

Trang 1

Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất trang 2

Trang 2

Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất trang 3

Trang 3

Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất trang 4

Trang 4

Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất trang 5

Trang 5

Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất trang 6

Trang 6

Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất trang 7

Trang 7

Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 5260
Bạn đang xem tài liệu "Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất

Giải quyết tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất
 án số 181/2018/DS-ST ngày 31/10/2018 của TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 
Sau khi tiếp nhận đơn kháng cáo của các nguyên đơn thì TAND tỉnh Long An tiến hành nghiên cứu 
và mở phiên tòa tuyên xử: Chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của các nguyên đơn bà Trần 
Thị Chao, bà Trần Thị Gọt, bà Trần Thị Tuổi. Sửa Bản án số 181/2018/DS-ST ngày 31/10/2018 của 
TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. 
Nhận xét nội dung vụ án 
Cụ Trần Văn nếp chết vào năm 1994, đây cũng là thời điểm mở thừa kế đối với phần tài sản của cụ 
Nếp nằm trong khối tài sản chung với cụ Năm. Phần đất tranh chấp thuộc khối tài sản chung vợ 
chồng của cụ Nếp và cụ Năm, do đó, theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 
1986 thì tài sản chung của vợ chồng tạo ra, khi một bên chết trước thì phần tài sản chung vợ chồng 
phải được chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế. 
Vì vậy, việc UBND huyện Đức Hòa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ Hồ Thị Năm vào 
ngày 21/10/1997 là không đúng đối tượng cấp quyền sử dụng đất. Từ những căn cứ pháp luật nêu 
trên thì phần diện tích tài sản chung của vợ chồng cụ Nếp, cụ Năm là 24.312 m2 về nguyên tắc phải 
được chia đôi mỗi người ½. Sau đó, phần diện tích của cụ Nếp sẽ được chia theo hàng thừa kế, 
trong đó cụ Nếp và cụ Năm có 07 người con và 01 phần cho vợ cụ Nếp (cụ Năm). Do đó, phần di 
sản thừa kế của cụ Nếp để lại sẽ được chia thành 8 phần bằng nhau. Tuy nhiên, cụ Năm lại chuyển 
nhượng cũng như tặng cho các con là ông C, ông Kiền, bà Hiền đã vượt quá số diện tích mà cụ 
Năm nếu được chia. Đồng thời tại Tòa án cấp sơ thẩm cũng cho rằng cụ Năm tặng cho ông C và 
ông Kiền phần đất có diện tích 6496 m2 là tự nguyện, đúng với ý chí của cụ Năm tại các hợp đồng 
tặng cho số 760, 761 và tại thời điểm ký tặng cho các con phần đất nêu trên thì cụ Năm vẫn còn 
minh mẫn, không bị ai ép buộc hoặc lừa dối. Những nhận định nêu trên của Tòa án cấp sơ thẩm là 
không đúng theo quy định của pháp luật. 
Ngoài ra, bị đơn ông Trần Văn Kiền và ông Trần Văn C còn cho rằng: Cha ông là cụ Trần Văn Nếp 
chết vào năm 1994 và đến năm 1997 mẹ ông là cụ Hồ Thị Năm được UBND huyện Đức Hòa xem 
xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cụ Năm với tổng diện tích là 24.312 m2, việc cấp 
giấy này tất cả các con của cụ Năm và cụ Nếp đều biết và không ai tranh chấp việc cá nhân cụ 
Năm đứng tên. Trong quá trình này, cụ Năm đã chia tiền từ việc chuyển nhượng cho các con, các 
người con như ông Kiền, ông C, bà Hiền, bà Chao đều nhận đất và cũng không có ai tranh chấp. 
Các nguyên đơn biết nhưng không tranh chấp đồng thời điều được cụ Năm chia tiền từ việc chuyển 
nhượng không đồng nghĩa với việc các nguyên đơn từ chối nhận phần di sản thừa kế của cha mình 
1530 
là cụ Nếp để lại. Từ đó cho thấy, TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An tuyên xử không chấp nhận 
yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn bà Trần Thị Chao, bà Trần Thị Gọt, bà Trần Thị Tuổi là chưa 
đúng theo quy định của pháp luật. 
2 MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ VIỆC THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 
Thực tiễn việc áp dụng pháp luật vẫn còn phát sinh ra một số bất cập về tranh chấp thừa kế quyền 
sử dụng đất. Điều đó được thể hiện như sau: 
Thứ nhất, theo quy định của BLDS, di chúc là sự thể hiện ý chí của một người nhằm định đoạt tài sản 
của mình sau khi chết. Về hình thức thể hiện, di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể 
lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập bằng di chúc miệng. Di chúc miệng chỉ được lập trong 
hoàn cảnh rất đặc biệt. Đồng thời pháp luật rất khắc khe về hình thức của di chúc, do đó, di chúc là 
một hành vi pháp lý quan trọng đối với người để lại di sản cũng như đối với người thừa kế của 
người để lại di sản. 
Tại quy định của BLDS năm 2015, để di chúc có hiệu lực pháp luật thì cần phải thể hiện rõ các vấn 
đề sau: 
Điều kiện 1: Về người lập di chúc: Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể Điều 625 BLDS 
năm 2015, người lập di chúc phải là người từ đủ 15 tuổi trở lên. Tuy nhiên, dù là người đã thành niên 
hay là người chưa thành niên (từ đủ 15 tuổi trở lên) thì khi lập di chúc, họ đều phải đáp ứng điều 
kiện minh mẫn, sáng suốt và không bị lừa dối, hay cưỡng ép, đe dọa khi lập di chúc. Quy định về 
điều kiện này nhằm đảm bảo di chúc đã được lập có thể phản ánh chân thực nhất nguyện vọng 
của người chủ sở hữu tài sản trong việc định đoạt tài sản trước khi chết. Nếu di chúc được lập khi 
người lập di chúc không được minh mẫn, sáng suốt, tức là không đầy đủ năng lực hành vi để thực 
hiện việc lập di chúc hay bị người khác ép buộc, gây ảnh hưởng thì nội dung di chúc đó sẽ không 
thể hiện được nguyện vọng, mong muốn thực sự của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản 
của chính họ trước khi chết. 
Điều kiện 2: Về nội dung di chúc: Theo quy định tại Điều 630 BLDS năm 2015, một di chúc sẽ bao 
gồm những nội dung cơ bản như: ngày, tháng năm lập di chúc; thông tin người lập di chúc; thông 
tin cá nhân, cơ quan được hưởng di sản; thông tin về di sản và điều kiện hưởng di sản (nếu có) và 
các nội dung khác. Một di chúc được xác định là hợp pháp khi nội dung của di chúc không vi phạm 
điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. 
Điều kiện 3: Về hình thức của di chúc: Theo quy định tại Điều 627 và Điều 628 BLDS năm 2015 thì 
di chúc có thể lập thành văn bản hoặc di chúc miệng. Trong đó, di chúc bằng văn bản gồm: di 
chúc bằng văn bản không có người làm chứng, di chúc bằng văn bản có người làm chứng hoặc di 
chúc bằng văn bản có công chức hoặc chứng thực. Với mỗi hình thức lập di chúc thì cần phải đáp 
ứng một số điều kiện với hình thức, cụ thể như sau: 
Di chúc miệng: Căn cứ theo quy định tại Điều 629 BLDS năm 2015 thì di chúc miệng chỉ được thừa 
nhận là hợp pháp khi nó được lập trong trường hợp một người đang bị cái chết đe dọa về tính 
mạng, không có đủ thời gian cũng như điều kiện để lập di chúc bằng văn bản. Đồng thời, theo quy 
1531 
định tại Điều 630 BLDS năm 2015, một di chúc miệng được xác định là hợp pháp, ngoài việc đáp 
ứng về thời điểm, hoàn cảnh lập di chúc nêu trên thì người lập di chúc phải thể hiện ý chí Cối cùng 
đối với việc định đoạt tài sản của mình trước ít nhất là hai người làm chứng. Trong đó, người làm 
chứng cho việc lập di chúc, theo quy định tại Điều 632 BLDS năm 2015, phải là người đã thành niên, 
có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, và không thuộc trường hợp có 
quyền, hay nghĩa vụ liên quan đến nội dung di chúc, và không phải là người được thừa kế tài sản 
mà người lập di chúc để lại theo nội dung di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp này, sau khi 
lắng nghe ý chí Cối cùng, lời trăn trối của người lập di chúc miệng thì hai người làm chứng này phải 
ghi chép lại và cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Văn bản ghi lại nội dung di chúc miệng của người lập di 
chúc thì phải được công chứng, hoặc chứng thực hợp pháp trong thời gian 05 ngày kể từ ngày 
người lập di chúc miệng thể hiện ý chí Cối cùng để nhằm mục đích xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ 
của người làm chứng trong nội dung di chúc. Tuy nhiên, khác với việc lập di chúc bằng văn bản, di 
chúc miệng không có hiệu lực ngay mà theo quy định, nếu một người vẫn còn sống, minh mẫn và 
sáng suốt sau 03 tháng kể từ thời điểm người này lập di chúc miệng thì nội dung di chúc miệng đã 
được lập sẽ bị hủy bỏ, đương nhiên hết hiệu lực. 
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: Khi một người quyết định lập di chúc bằng văn 
bản và không có người làm chứng thì di chúc này phải có đầy đủ nội dung của một di chúc thông 
thường theo quy định tại Điều 631 BLDS năm 2015 được trích dẫn ở trên. Di chúc này, theo quy định 
tại Điều 633 BLDS năm 2015, phải do người lập di chúc tự viết và tự ký chữ ký của mình vào nội 
dung di chúc. Trường hợp di chúc có nhiều trang, nhiều tờ thì người lập di chúc phải ghi đầy đủ số 
thứ tự và đồng thời ký vào từng trang của di chúc. Đồng thời và di chúc không được viết tắt, cũng 
không được viết hay chú thích bằng ký hiệu. Người lập di chúc, nếu có sửa chữa, tẩy xóa một nội 
dung nào của di chúc thì phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa đó để xác minh việc họ tự sửa 
chữa, tẩy xóa chứ không phải do người khác thực hiện, đảm bảo tính hợp pháp của di chúc. 
Di chúc bằng văn bản có người làm chứng: Việc lựa chọn lập di chúc bằng văn bản có người làm 
chứng, theo quy định tại Điều 634 BLDS năm 2015, được áp dụng trong trường hợp người lập di 
chúc tự mình viết di chúc và có yêu cầu người làm chứng hoặc thuộc trường hợp người lập di chúc 
không tự mình viết di chúc, nhưng tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản 
di chúc. Đối với di chúc được lập trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật thì di chúc phải 
có ít nhất hai người làm chứng. Trong đó, người làm chứng cũng phải đáp ứng điều kiện được quy 
định tại Điều 632 BLDS năm 2015 giống như người làm chứng trong trường hợp lập di chúc miệng. 
Di chúc bằng văn bản được công chứng: Ngoài việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm 
chứng, bằng văn bản có người làm chứng hay di chúc miệng thì người lập di chúc vẫn có quyền lập 
di chúc và yêu cầu công chứng di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản được công chứng có thể 
thực hiện qua việc người lập di chúc đến Văn phòng công chứng, hoặc Tổ chức hành nghề công 
chứng để lập hoặc yêu cầu công chứng viên đến tận chỗ ở của mình để lập di chúc. 
Di chúc bằng văn bản được chứng thực: Đối với việc lập di chúc bằng văn bản được chứng thực thì 
người lập di chúc sẽ trực tiếp đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình cư trú để thực hiện việc lập di 
1532 
chúc. Về trình tự, thủ tục lập di chúc có chứng thực sẽ được thực hiện tương tự như trường hợp lập di 
chúc ở Văn phòng công chứng, tổ chức hành nghề công chứng. 
Do đó, trong trường hợp này, cả bản án dân sự sơ thẩm số 26/2018/DS-ST ngày 19/6/2018 của 
TAND huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và bản án dân sự phúc thẩm số 77/2019/DS-PT ngày 
24/5/2019 của TAND tỉnh Đồng Nai đều tuyên xử: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Đào Thị Lan 
Phương đòi ông Võ Văn Tính trả lại 2.000 m2 đất theo ý chí tặng cho của cụ Nguyễn Thị Thành là 
chưa đảm bảo tính thuyết phục. Để di chúc của bà Thành có hiệu lực pháp luật thì cần phải thỏa 
mãn điều kiện về hình thức của di chúc như tác giả đã phân tích nêu trên, tuy nhiên Tòa án hai cấp 
sơ thẩm và phúc thẩm tại Đồng Nai chưa xem xét đến điều này, cả hai bản án đều cho rằng biên 
bản làm việc của UBND xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch đã thể hiện được ý chí, nguyện vọng của 
cụ Thành. Trong khi biên bản làm việc này không đảm bảo điều kiện về hình thức của di chúc theo 
quy định tại Điều 627 của BLDS năm 2015. Nguyên nhân của việc cả hai cấp xét xử sơ thẩm và 
phúc thẩm đều nhận định như trên có thể do quá trình xem xét, điều tra vụ án chưa được thực hiện 
đúng đắn, dẫn đến sự nhầm lẫn về nguyện vọng của cụ Thành trong việc phân chia di sản của 
mình cho các con cháu. Do vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần xem xét, nghiên cứu, điều tra nội 
dung vụ việc một cách khách quan nhằm đảm bảo theo đúng ý chí, nguyện vọng của các đương 
sự, đồng thời phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. 
Thứ hai, di sản thừa kế để lại là tài sản chung của bà Thành với ông Đào Văn Tý, hay là của bà 
Thành với ông Võ Văn Tiến. Điều này tại Tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm vẫn chưa xác định 
rõ phần di sản thừa kế để lại là của ai? Đồng thời, việc bà Thành sống chung với ông Tý và ông Tiến 
được xác lập từ thời điểm nào? Vụ việc này có phải là hôn nhân thực tế không? Trong trường hợp 
bà Thành chung sống với ông Tiến như vợ chồng trước thời điểm ngày 03/01/1987 mà không đăng 
ký kết hôn, do vậy sẽ áp dụng quy định của Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của 
Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Thông tư số 01/2001/TTLT-
TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 để xem 
xét tính hợp pháp của quan hệ chung sống giữa bà Thành và ông Tiến. Theo quy định tại điểm a 
khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội thì ‚Trong trường hợp quan 
hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 1 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 
1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp 
có yêu cầu ly hôn thì được Tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia 
đình năm 2000‛. 
Như vậy, đối với trường hợp bà Thành và ông Tiến chung sống với nhau trước ngày 03/01/1987, 
hiện họ chưa đăng ký kết hôn thì vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng (hôn nhân thực tế). 
Đồng thời, trong trường hợp nếu di sản để lại là của bà Thành và ông Tiến tạo lập mà có thì phải 
xem xét cho các con chung của ông Tiến và bà Thành tham gia vào vụ án với tư cách là người có 
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhằm đảm bảo quyền lợi của các con chung của ông Tiến và bà 
Thành được hưởng. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 68 BLTTDS năm 2015. Do đó, việc Tòa án 
hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa xác minh được bà Thành sống chung với ông Tý và ông Tiến 
1533 
vào thời điểm nào để lấy căn cứ xem xét điều tra phần di sản của bà Thành để lại là tài sản tạo 
dựng của bà Thành với ai là chưa làm rõ nội dung của vụ việc. 
Qua đó cho thấy, pháp luật Việt Nam quy định cụ thể về các điều khoản tại các bộ luật, nghị quyết, 
tuy nhiên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lại áp dụng chưa triệt để các điều khoản đó, dẫn 
đến việc ‚bỏ sót‛ các chi tiết trong vụ việc, ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự. Vì vậy, các 
cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung và những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật nói 
riêng, cần nghiên cứu, xem xét để đảm bảo việc giải quyết triệt để vụ án. 
3 KẾT LUẬN 
Qua những nghiên cứu, phân tích nêu trên tác giả nhận thấy, giải quyết tranh chấp thừa kế quyền 
sử dụng đất còn là một trong những vấn đề nan giải trong xã hội. Hiện nay, căn cứ theo BLDS cũng 
như những quy định khác có liên quan trong vấn đề giải quyết tranh chấp thì những quy định của 
các bộ luật được đặt ra khá rõ ràng và cụ thể. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền lại áp dụng 
chưa triệt để các quy định của pháp luật đặt ra, mặc khác, những chủ thể có thẩm quyền chưa 
nghiên cứu, xem xét điều tra rõ vụ án, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết vụ 
án, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ luật Dân sự năm 2015. 
[2] Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. 
[3] Bản án số 26/2018/DS-ST ngày 19/6/2018 của TAND huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và 
bản án số 77/2019/DS-PT ngày 24/5/2019 của TAND tỉnh Đồng Nai. 
[4] Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân 
và gia đình năm 2000. 
[5] Thông tư số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ban hành ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi 
hành Nghị quyết số 35/2000/QH10. 
[6] Bản án số 181/2018/DS-ST ngày 31/10/2018 của TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An và bản 
án số 118/2019/DS-PT ngày 18/4/2019 của TAND tỉnh Long An. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_quyet_tranh_chap_ve_thua_ke_quyen_su_dung_dat.pdf