Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

TÓM TẮT: Trong những thập kỉ gần đây, các quốc gia và vùng lãnh thổ đã quan tâm đến việc vừa khai

thác tài nguyên để phát triển du lịch, vừa hạn chế các tác động đến môi trường sinh thái. Du lịch sinh

thái không những là một hướng đi hiệu quả để song hành hai yếu tố trên mà còn giúp hoạt động du lịch

trở nên có ích với môi trường và đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng dân cư tại địa phương diễn ra hoạt

động du lịch sinh thái. Hoành Bồ là một huyện mới sáp nhập vào thành phố Hạ Long. Đây là một khu

vực miền núi nằm ở bờ phía bắc của vịnh Cửa Lục, nằm ở sát vùng trung tâm địa lý của Quảng Ninh,

tiếp giáp với các thành phố lớn của tỉnh. Hoành Bồ sở hữu rất nhiều tài nguyên du lịch đa dạng nhưng

trong những năm vừa qua, dù đã triển khai hoạt động khai thác du lịch và đạt được một số thành quả

nhất định nhưng Hoành Bồ lại chưa phát huy được tối đa các tiềm năng về du lịch của mình. Du lịch

sinh thái là một hướng đi vô cùng hợp lý để Hoành Bồ phát triển tương xứng và tận dụng tối đa những

tài nguyên du lịch vốn có.

Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trang 1

Trang 1

Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trang 2

Trang 2

Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trang 3

Trang 3

Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trang 4

Trang 4

Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trang 5

Trang 5

Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trang 6

Trang 6

Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trang 7

Trang 7

Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trang 8

Trang 8

Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trang 9

Trang 9

Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 2140
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái ở Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
g; khu cánh đồng là nơi 
diễn ra các hoạt động trồng trọt, chăm sóc, 
thu hoạch cây trồng; khu mê cung là một 
cánh đồng ngô rộng 1,5 ha; khu nhà xưởng 
sản xuất sơ chế dược liệu; khu nhà hàng 
truyền thống, quán bar, khu nghỉ ngơi là 
nơi đáp ứng mọi nhu cầu của du khách.
Du khách ngoài những hoạt động 
ngắm cảnh, chụp ảnh, thăm quan, vui chơi 
tại thiên đường hoa Quảng La vào những 
mùa hoa cũng có thể trải nghiệm các 
dịch vụ thực tế như ươm mầm, chăm sóc 
và thu hoạch cây trồng, đồng thời có thể 
mua những sản phẩm từ vườn hoa như giá 
thể trồng cây, hoa cảnh, hạt giống và cây 
giống, hay thư giãn bằng dịch vụ ngâm 
chân dược liệu thuốc nam.
- Khu đô thị sinh thái và biệt thự nghỉ 
dưỡng hồ An Biên (xã Lê Lợi)
Khu đô thị nằm ở hồ đập An Biên, thị 
trấn Trới, xã Lê Lợi. Nơi đây là tập hợp 
những khu đồi thấp cao trung bình 30-
40m, có quy mô 145ha, có cảnh quan đẹp 
và có tầm nhìn lý tưởng hướng ra vịnh Cửa 
Lục (Hạ Long), dân số dự kiến là 3.000- 
4.000 người. Đồng thời, nằm ở vị trí địa lý 
thuận lợi về giao thông: gần các nút giao 
lên cao tốc Hạ Long - Vân Đồn (Cách nút 
giao Đại Yên khoảng 12km), gần các cung 
đường lớn (QL-279, TL-326, TL-328). 
- Rừng Lim cổ của hộ ông Triệu Tài 
Cao (thôn Bằng Anh, xã Tân Dân)
Ông Triệu Tài Cao là một già làng của 
dân tộc Dao Thanh Phán tại thôn Bằng Anh, 
xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ. Với hơn mấy 
năm trồng và giữ rừng, hiện rừng của gia 
đình ông có trên 27/32ha là rừng tự nhiên 
với trên 3.000 cây bầu dó, cùng các cây gỗ 
125TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 44, tháng 01 năm 2021
quý như: đinh, lim, sến, táu, vàng tâm, dé, 
dẻ. có giá trị. Nằm ở ngay phía bên hông 
căn nhà bằng gỗ lim đã lâu đời của gia đình, 
khu rừng lim được ông Cao trồng từ những 
cây lim non vào năm 1969, sau khi hưởng 
ứng lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh 
về Tết trồng cây. Cho đến nay, khu rừng đã 
có khoảng 600 cây lim, trong đó có đến 200 
cây to, đường kính khoảng từ 45 đến 50cm. 
Cánh rừng đã tạo nên nguồn sinh khí trong 
lành, là động lực để người dân nơi đây cùng 
chăm sóc và bảo vệ rừng.
2.1.2.2. Về khách du lịch tham gia 
vào hoạt động du lịch sinh thái
Bảng 1. Thống kê số lượng khách du lịch đến Hoành Bồ từ năm 2014 đến năm 2019
Năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Lượt khách 5.200 5.400 12.000 20.050 29.000 39.300
Số lượt khách tăng so với 
năm trước
100 200 6.600 8.050 7.950 11.300
Tỉ lệ tăng so với năm 
trước (%)
1,96 3,85 122,22 67,08 39,90 40,36
(Nguồn: Phòng VH-TT huyện Hoành Bồ)
Theo dõi xu hướng về lượng khách của 
Hoành Bồ qua các năm, có thể nhận định 
về số lượng khách du lịch đến Hoành Bồ 
gia tăng không đều. Tuy nhiên, dễ dàng 
nhận thấy rằng từ những năm 2016, du 
lịch Hoành Bồ đã phát triển sang một giai 
đoạn mới, với số lượng khách tăng lên trên 
10.000 lượt, tăng lên đến 39.300 lượt khách 
vào năm 2019. Lượng khách tăng trưởng 
trung bình hàng năm trong giai đoạn 2014-
2015 đạt 150 lượt, trung bình tăng 2,91 % 
mỗi năm. Đây là số lượng vô cùng hạn chế 
với tiềm năng vốn có tại Hoành Bồ. Tuy 
nhiên, lượng khách tăng trưởng trung bình 
hằng năm trong giai đoạn 2016 - 2019 đạt 
8.475 lượt, trung bình tăng 67, 39 % mỗi 
năm, duy trì tỉ lệ tăng trưởng khá ổn định 
trong các năm sau đó. Điều này chứng minh 
cho hiệu quả rất lớn của các chính sách quy 
hoạch và thúc đẩy du lịch của huyện. 
Với tài nguyên du lịch vô cùng đa 
dạng, Hoành Bồ có thời vụ du lịch khá 
dài. Mùa du lịch tại Hoành Bồ diễn ra vào 
khoảng tháng 1 đến tháng 10 hàng năm, 
trong đó, mùa xuân và mùa hè là thời điểm 
có lượng du khách lớn nhất, sau đó có xu 
hướng tăng chậm lại vào những tháng cuối 
xuân và cuối thu. Thành phần khách có cả 
khách du lịch quốc tế, khách du lịch tự do, 
đi về trong ngày và khách du lịch nội địa. 
Các địa điểm du lịch chủ yếu của du khách 
là khu du lịch sinh thái thiên đường hoa 
Quảng La và khu bảo tồn văn hóa người 
Dao Thanh Y, các thác nước trên địa bàn 
huyện và nhiều danh thắng, di tích lịch sử.
Du khách trong chính vụ du lịch Hoành 
Bồ chủ yếu đi theo đoàn nhỏ hoặc gia đình, 
sử dụng dịch vụ trong ngày. Phần lớn du 
khách trong thời điểm chính vụ là du khách 
trong huyện và lượng khách du lịch từ ngoài 
huyện có xu hướng tăng dần theo các năm.
2.1.2.3. Về doanh thu từ du lịch
Bảng 2. Doanh thu du lịch Hoành Bồ
Năm 2015 2016 2017 2018 2019
Doanh thu (tỷ VNĐ) 4 10 16 26 37
Doanh thu/khách (triệu VNĐ) 0,74 0,83 0,8 0,9 0,94
(Nguồn: Phòng VH-TT huyện Hoành Bồ)
126 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Qua bảng doanh thu từ hoạt động du 
lịch tại Hoành Bồ, có thể nhận định về việc 
gia tăng đều tổng doanh thu qua các năm, 
trong giai đoạn 5 năm từ 2015 đến 2019, 
tổng doanh thu đã tăng lên 33 tỉ đồng. Tuy 
nhiên, doanh thu du lịch tính trên mỗi du 
khách lại vô cùng khiêm tốn và tỉ lệ tăng 
không đáng kể, lượng du khách Hoành 
Bồ theo các tuyến du lịch với các điểm du 
lịch khác ngoài huyện chiếm phần lớn, tuy 
nhiên, chi tiêu cho du lịch của họ ở Hoành 
Bồ lại không lớn vẫn tập trung ở những nơi 
có tần suất dịch vụ cao hơn tại các điểm 
du lịch ngoài huyện. Qua đó, đòi hỏi sự đa 
dạng trong dịch vụ du lịch, khai thác và 
kích thích nhu cầu tiêu dùng dịch vụ một 
cách tối đa hơn để cân đối với tiềm năng tài 
nguyên du lịch mà Hoành Bồ hiện có. 
2.2. Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch 
sinh thái ở Hoành Bồ, Hạ Long, Quảng Ninh
2.2.1. Nâng cao công tác tổ chức, quản lý 
và quy hoạch
 Đẩy nhanh việc hoàn thành các dự 
án định canh, định cư có quy hoạch; áp 
dụng biện pháp khoanh vùng dân cư và 
có thể hướng tới biện pháp di dân tập 
trung, ổn định dân cư, hạn chế và tiến tới 
chấm dứt tình trạng di cư tự phát, nhất 
là các vùng gần tài nguyên du lịch, tài 
nguyên rừng như vùng dân tộc thiểu số 
tại các xã vùng đồi núi con hoang sơ 
thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn 
- Kỳ Thượng. Đồng thời, việc tập trung 
dân cư có thể tạo thuận lợi cho việc tập 
trung các nguồn lực, các biện pháp hỗ trợ 
và tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa 
phương, nhất là các hộ có hoàn cảnh khó 
khăn, các hộ là gia đình chính sách; hình 
thành vùng văn hoá bản địa đặc sắc, tạo 
thành nguồn lực về văn hoá để phát triển 
du lịch sinh thái. 
Quy hoạch tập trung, xây dựng làng 
dân tộc thiểu số nông thôn mới, phát triển 
các loại hình du lịch kết hợp du lịch sinh 
thái. Huyện Hoành Bồ đã lập ra các dự án 
tập trung, xây dựng làng dân tộc thiểu số 
nông thôn mới như dân tộc Dao Thanh y (xã 
Bằng Cả), Dao Thanh phán (thôn Đất Đỏ, xã 
Tân Dân), Sán Dìu (xã Sơn Dương) mà bước 
đầu là dự án khu bảo tồn văn hóa người Dao 
Thanh Y đã phát triển trở thành trung tâm 
sinh hoạt cộng đồng của người Dao Thanh 
Y và thu hút một lượng lớn khách du lịch 
đến tìm hiểu, tham quan và trải nghiệm. 
Việc xây dựng làng dân tộc thiểu số 
vừa đáp ứng yếu tố phù hợp với quy hoạch 
và xây dựng nông thôn mới của Hoành Bồ 
vừa phải đảm bảo các yếu tố về việc duy 
trì, bảo tồn, phát huy các nét đẹp trong 
phong tục, tập quán truyền thống của các 
dân tộc thiểu số thuộc vùng quy hoạch 
có những địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng, 
phong tục truyền thống. Đây chính là nơi 
lưu giữ giá trị văn hóa độc đáo riêng biệt 
của đồng bào dân tộc như: nhà ở, đồ dùng 
sinh hoạt, dụng cụ lao động, trang phục 
truyền thống, nghề truyền thống... 
2.2.2. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật và 
hạ tầng du lịch sinh thái
Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng du lịch 
sinh thái phải bắt đầu từ xây dựng các cung 
đường giao thông thuận tiện, nhất là các con 
đường liên xã, liên thôn và các cung đường 
khác thuận lợi cho cư dân địa phương và 
khách du lịch di chuyển; tạo thuận lợi cho 
việc vận chuyển các nguồn lực phát triển 
hạ tầng an sinh đến với cư dân địa phương 
như công trình thuỷ lợi, chợ, trường học, 
trạm y tế, nhà văn hoá phải được kiên cố 
hoá từ đó, tạo thuận lợi cho vận chuyển 
các nguồn lực phát triển du lịch sinh thái.
Việc xây dựng thêm các dự án hạ tầng 
giao thông và các tuyến đường giao thông 
giúp rút ngắn khoảng cách di chuyển giữa 
127TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 44, tháng 01 năm 2021
các điểm du lịch, nối liền các trung tâm 
du lịch của thành phố Hạ Long với các 
trung tâm du lịch và các điểm du lịch tiềm 
năng tại Hoành Bồ; phát triển các tuyến 
du lịch liên kết giữa các điểm du lịch tại 
Hoành Bồ (trong đó có các điểm du lịch 
sinh thái), giữa các điểm du lịch sinh thái 
tại Hoành Bồ với các điểm du lịch khác tại 
thành phố Hạ Long, thuận lợi cho việc lên 
ý tưởng và triển khai phương án liên kết 
các tuyến du lịch trên ý tưởng liên kết các 
vùng du lịch giữa Hoành Bồ - Uông Bí, 
“biển Hạ Long – rừng Hoành Bồ”,
2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực
Huy động cư dân địa phương tại các 
vùng có điều kiện về tài nguyên du lịch 
sinh thái trở thành lao động du lịch thông 
qua các chương trình đào tạo ngắn hạn và 
dài hạn. Ngoài nguồn nhân lực tiềm năng 
từ cư dân Hoành Bồ có thể tìm kiếm nguồn 
nhân lực tại các địa phương khác, giúp đa 
dạng hóa nguồn nhân lực, cải thiện chất 
lượng phục vụ. 
2.2.4. Khai thác đi đôi với bảo vệ môi 
trường tài nguyên du lịch sinh thái
Có các biện pháp phòng ngừa và xử 
lý các ảnh hưởng của phát triển du lịch 
sinh thái tới tài nguyên du lịch; hợp tác 
với các chuyên gia và các bộ phận về 
quan trắc môi trường sinh thái và văn hoá; 
đánh giá tác động của phát triển du lịch 
sinh thái đến tài nguyên du lịch sinh thái 
trong và sau mỗi giai đoạn của quá trình 
phát triển du lịch sinh thái để có những 
biện pháp tác động kịp thời; phối hợp giữa 
canh tác cây trồng xen canh trên nền đất 
rừng, phát triển du lịch sinh thái gắn với 
diện tích rừng, các diện tích vườn cây 
trồng khác; đặt ra các quy định và chỉ dẫn 
về bảo vệ môi trường cùng tài nguyên du 
lịch tại điểm du lịch sinh thái.
2.2.5. Đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến du lịch
Thành lập và hỗ trợ hoạt động cho các 
văn phòng xúc tiến du lịch. Qua đó có thể kêu 
gọi đầu tư và hợp tác với các nhà kinh doanh 
dịch vụ du lịch và các công ty lữ hành; hợp 
tác với các nhà kinh doanh dịch vụ du lịch và 
các công ty lữ hành trong việc quảng bá du 
lịch; xây dựng và liên kết các tour du lịch có 
hoạt động du lịch sinh thái Hoành Bồ;
Hoành Bồ vẫn cần thành lập các kênh 
thông tin riêng về du lịch tại địa phương 
dưới dạng trang web, hiệu quả nhiều vẫn là 
trên các trang mạng xã hội nhằm cung cấp 
thông tin về du lịch, tăng khả năng tương 
tác giữa các đối tượng du khách, người dân 
địa phương, các nhà kinh doanh dịch vụ du 
lịch, Việc tạo hiệu ứng truyền thông từ 
các trang mạng xã hội sẽ trở lên rất hiệu quả 
nếu đánh đúng vào tâm lý của du khách. 
Đẩy mạnh các hoạt động quảng bá 
tại các điểm du lịch, trên các chuyến xe lữ 
hành; phát huy tính liên kết giữa các điểm 
du lịch tại thành phố Hạ Long và Hoành Bồ 
thông qua các băng zôn, biển quảng cáo;
Tận dụng các sự kiện, hội họp để 
quảng bá, thu hút đầu tư du lịch sinh thái 
huyện Hoành Bồ.
 Người dân, du khách gọi sản vật hay 
tài nguyên gắn với địa danh để tác động 
đến trí nhớ của họ về một đặc trưng của 
địa danh đó, ví dụ: ruốc lỗ Cửa Lục, ổi 
Hoành Bồ, núi Đá Chồng Hoành Bồ, thiên 
đường hoa Quảng La, KBT người Dao 
Thanh Y Bằng Cả,... tuy đơn giản nhưng 
sự lặp lại những danh từ kèm theo nhiều 
bài viết chất lượng sẽ kích thích trí tò mò 
của du khách, khiến cho địa danh Hoành 
Bồ ngày càng được nhiều người biết đến.
2.2.6. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch 
sinh thái
Ngoài các sản phẩm du lịch sinh thái 
đã có, Hoành Bồ nên tận dụng các nông 
128 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
sản trên địa bàn để phát triển du lịch sinh 
thái, thu hút khách du lịch trong và ngoài 
nước. với những sản phẩm du lịch sau:
- Phát triển nông nghiệp kết hợp du 
lịch sinh thái.
- Canh tác nông-lâm nghiệp kết hợp 
du lịch sinh thái.
- Quy hoạch tập trung diện tích đất 
trồng cây ăn quả có khả năng liên kết, tạo 
điểm đến du lịch sinh thái khôi phục và phát 
triển các ngành nghề thủ công kết hợp phát 
triển du lịch sinh thái.
- Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 
từ ẩm thực địa phương.
Các biện pháp kết hợp trên góp phần 
phát triển và làm phong phú thêm sản phẩm 
du lịch sinh thái của địa phương, nhất là các 
sản phẩm du lịch mang tính đặc thù đồng 
thời tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định 
cho cư dân địa phương. Có thể thấy, văn 
hóa địa phương tại Hoành Bồ có ý nghĩa vô 
cùng quan trọng trong việc giảm thiểu ảnh 
hưởng của yếu tố thời vụ và đem lại những 
sản phẩm du lịch sinh thái đa dạng, phong 
phú, độc đáo, hấp dẫn
3. KẾT LUẬN
Việc đẩy mạnh phát triển du lịch sinh 
thái Hoành Bồ ý nghĩa sâu sắc đặc biệt 
hướng tới việc bảo vệ môi trường và phát 
triển kinh tế địa phương. Hoạt động phát 
triển du lịch sinh thái nơi đây đã đạt được 
những thành công nhất định nhưng vẫn chưa 
tương xứng với tiềm năng vốn có. Vì vậy, 
một số giải pháp trên thiết nghĩ sẽ góp phần 
khắc phục những tồn tại, phát huy thế mạnh 
của địa phương và giúp cho điểm đến du lịch 
này phát triển một cách thuận lợi, bền vững. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh 
(2019), Nghị quyết số 18-NQ/TU về việc mở rộng 
địa giới hành chính, không gian phát triển của TP 
Hạ Long và huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. 
2. Thế Đạt (2003), Du lịch và du lịch sinh 
thái, NXB Lao động, Hà Nội. 
3. Phạm Việt Hưng (2008), Nghiên cứu phát 
triển du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau, Bộ GD-ĐT Đại 
học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
4. Hội đồng Nhân dân huyện Hoành Bồ (2019), 
Nghị quyết số 20/NQ-HĐND:Nghị quyết về việc 
thông qua Đề án Phát triển du lịch huyện Hoành Bồ 
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
5. Phạm Trung Lương, Hoàng Hoa Quân, 
Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Văn Than, Đỗ Quốc 
Thông (2002), Du lịch sinh thái – Những vấn đề về 
lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam, NXB 
Giáo dục, Hà Nội. 
6. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam, Luật du lịch (2017), NXB Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội. 
7. Thủ tướng chính phủ (2016), Nghị quyết số 
2085/QĐ-TTg: Quyết định Phê duyệt chính sách 
đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân 
tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017 – 2020.
8. Thủ tướng chính phủ (2019), Quyết định 
số 702/QĐ-TTg: Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 
chung thành phố Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn 
đến năm 2050.
9. UBND tỉnh Quảng Ninh (2014), Nghị 
quyết số 1418/QĐ-UBND: Quyết định phê duyệt 
quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng 
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
10. UBND tỉnh Quảng Ninh (2016), Nghị 
quyết số 1398/QĐ-UBND: Quyết định về việc 
công nhận tuyến, điểm du lịch trên địa bàn huyện 
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh 2.
11. UBND tỉnh Quảng Ninh (2016), Nghị 
quyết số 2886/QĐ-UBND: Quyết định Ban hành 
quy định quản lý theo đồ án quy hoạch xây dựng 
huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, 
tầm nhìn đến năm 2050.
12. UBND tỉnh Quảng Ninh (2019), Nghị 
quyết số 1983/QD-UBND: Quyết định Phê duyệt 
quy hoạch chung xây dựng khu vực phía Nam 
huyện Hoành Bồ đến năm 2040, tầm nhìn 2050.

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_thuc_day_phat_trien_du_lich_sinh_thai_o_hoanh_bo_t.pdf