Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - Nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19

2020 là năm chứng kiến nền kinh tế thế giới sụt giảm nghiêm trọng do chịu ảnh hưởng lớn

của dịch bệnh COVID-19. Trong bối cảnh đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung và xuất -

nhập khẩu nói riêng đã trở thành điểm sáng của khu vực và cả trên thế giới. Tuy nhiên, do chịu

tác động trực tiếp của đại dịch mà một số ngành hàng là thế mạnh của Việt Nam trong năm qua

tăng trưởng ở mức âm và không đạt được mục tiêu mà Đảng và Chính phủ đề ra. Để giúp các

doanh nghiệp nắm bắt tốt được các cơ hội của thị trường hiện nay cũng như đón đầu được các cơ

hội khi đại dịch đi qua, bài viết đã đưa ra những phân tích về thực trạng hoạt động xuất - nhập

khẩu trong năm qua, từ đó đề xuất những giải pháp cho phía doanh nghiệp cũng như đối với các

cơ quan quản lý nhà nước để có thể thúc đẩy được hoạt động xuất - nhập khẩu trong thời gian tới.

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - Nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - Nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - Nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - Nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - Nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - Nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - Nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 7

Trang 7

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - Nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 8

Trang 8

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - Nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 9

Trang 9

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - Nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 4240
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - Nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - Nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất - Nhập khẩu của Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid-19
 linh kiện trong năm qua vẫn hoạt động và phát 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
491
triển tốt; các sản phẩm về gỗ, đồ chơi, dụng cụ thể thao, sắt thép vẫn đạt xuất siêu cao, cho dù 
ảnh hưởng của nguồn cung nhập khẩu của các thị trường nước bạn. 
Việc các khối ngành nông sản, giày dép, dệt may và xăng dầu năm nay xuất khẩu bị chững 
lại cũng không quá khó để dự báo, nhất là khi các thị trường đối tác lâu năm như Hoa Kỳ, Trung 
Quốc, Liên minh châu Âu bị tác động do dịch bệnh quá nặng nề và vẫn đang trong thời kỳ bị 
phong tỏa. Tuy số lượng xuất khẩu giảm, nhưng giá trị lại tăng, đơn cử như ngành xuất khẩu gạo, 
khối lượng gạo xuất khẩu năm 2020 đạt 6,15 triệu tấn với giá trị 3,07 tỷ USD, tuy giảm 3,5% về 
khối lượng nhưng tăng tới 9,3% về giá trị so với năm 2019. Nguyên nhân là do sức cạnh tranh 
của các thị trường xuất khẩu chính như: Thái Lan, Ấn Độ và một số nước Đông Nam Á giảm 
mạnh. Ngoài ra, việc giá trị của các ngành hàng xuất khẩu về nông sản tăng cũng đến từ hai 
nguyên nhân: (i) do có sự hòa nhập tốt với những tiêu chuẩn khắt khe của các nước có đòi hỏi 
cao về chất lượng; và (ii) đại dịch làm cán cân cung cầu chênh lệch lớn khiến những nước xuất 
khẩu nông sản tốt như Việt Nam được hưởng lợi từ đại dịch. Theo cố vấn cao cấp của Ngân hàng 
Thế giới (WB) Hardwick Tchale, COVID-19 đã làm đứt gãy nhiều chuỗi cung ứng nông sản, giá 
lương thực tăng, trong đó có giá gạo, ở một số nước, giá cả lương thực tăng mạnh như Argentina 
tăng 39%, Myanmar tăng 30%... đây là thiệt thòi lớn cho các quốc gia này nhưng lại là cơ hội 
cho các nước xuất khẩu lương thực, nông sản như Việt Nam.
Mặc dù trị giá xuất khẩu hàng dệt may giảm nhưng lại có được những cơ hội mới, cụ thể đây 
là lần đầu tiên Việt Nam chiếm tới 20% thị phần hàng may mặc vào Mỹ. Nguyên nhân xuất phát 
từ việc các nhãn hàng may mặc đã và đang chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam nhằm 
tránh ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc. 
Kim ngạch nhập khẩu năm 2020 đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,7% so với năm 2019. Nhập khẩu 
tập trung chủ yếu là máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất và xuất, kim ngạch 
nhập khẩu nhóm hàng này đạt 245,6 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm 2019, chiếm tỷ trọng 93,6% 
trong tổng kim ngạch nhập khẩu, trong đó, nhập khẩu nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ, 
phương tiện vận tải, phụ tùng tăng mạnh tới 16,3%. Điều này chứng tỏ nền kinh tế đang có sự 
phục hồi khá mạnh mẽ về sản xuất trong khi nhập khẩu cho tiêu dùng đã giảm đáng kể, tỷ trọng 
chỉ chiếm 6,4%, giảm 0,5 phần trăm so với năm 2019.
3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT - NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG 
BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19
3.1. Phân tích tình hình thị trường quốc tế để chủ động nắm bắt cơ hội 
Về xuất khẩu năm 2021, kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào cầu của một số thị 
trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc và ASEAN, đang chiếm tới gần 80% 
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nếu sự phục hồi của các thị trường này nhanh và mạnh như 
một số tổ chức quốc tế dự báo, Việt Nam có khả năng sẽ lấy lại được nhịp độ tăng trưởng xuất 
khẩu cao như năm 2019 và các năm trở về trước và sẽ có đóng góp tích cực hơn vào tăng trưởng 
GDP. Nhưng nếu các thị trường này phục hồi chậm, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong 
năm tới có thể vẫn đạt mức tăng trưởng dương nhưng sẽ không đạt mức cao như kỳ vọng để đóng 
góp vào mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6% trong năm 2021 như mục tiêu Chính phủ đề ra. 
Vậy nên việc đưa ra được các giải pháp kịch bản ứng phó đối với thị trường của từng quốc gia, 
nhu cầu đối với từng ngành hàng sau khi đại dịch lắng dần là vô cùng cần thiết.
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
492
Chính phủ cần phối hợp thường xuyên với cơ quan đại diện thương mại tại các nước để theo 
sát diễn biến tình hình thị trường, đặc biệt là tình hình phòng, chống dịch COVID-19 ở các thị 
trường là đối tác lớn và quan trọng của Việt Nam để kịp thời triển khai các biện pháp nhằm tận 
dụng cơ hội thị trường và giảm thiểu những tác động bất lợi đối với hoạt động xuất - nhập khẩu 
của Việt Nam. 
Bộ Công Thương cần tập trung theo dõi sát tình hình thị trường để rà soát, xác định chủng 
loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu, từ đó định hướng cho các doanh nghiệp 
về các ngành hàng có tiềm năng xuất khẩu sang các nước, thông tin về nhu cầu nhập khẩu của 
các nước và định hướng hoạt động xúc tiến thương mại, ví dụ những mặt hàng mới mà thị trường 
các nước đang có nhu cầu mạnh trong bối cảnh COVID-19 như: khẩu trang kháng khuẩn, đồ bảo 
hộ, buồng khử khuẩn toàn thân được coi là phương án thay thế tốt trong bối cảnh xuất khẩu các 
mặt hàng dệt may gặp khó khăn. 
3.2. Tận dụng lợi ích từ Hiệp định Thương mại tự do EVFTA để thúc đẩy hoạt động 
xuất - nhập khẩu
Hiệp định EVFTA có hiệu lực vào ngày 01/8/2020 là một FTA thế hệ mới, mang lại nhiều 
tác động tích cực đến nhiều mặt của nền kinh tế Việt Nam, qua đó có tác động đến tăng trưởng 
xuất - nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường EU. 
Để tận dụng có hiệu quả các ưu đãi của EVFTA mang lại, các doanh nghiệp trong nước cần 
chủ động tìm hiểu nội dung của EVFTA để điều chỉnh quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng 
sản phẩm, chuyên nghiệp hóa quy trình bán hàng, tích cực xây dựng và quảng bá thương hiệu 
để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp, vượt qua được các rào cản về 
kỹ thuật, dễ dàng thâm nhập vào thị trường các nước EU. 
Để được hưởng các ưu đãi thuế suất 0% từ Hiệp định EVFTA, hàng hóa xuất khẩu sang EU 
phải thỏa mãn quy tắc xuất xứ, đây cũng là một rào cản lớn với Việt Nam do nguồn nguyên liệu 
cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và 
ASEAN. Do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn đến nguồn cung nguyên vật liệu và có thể 
dịch chuyển sang nguồn nguyên vật liệu trong nước hoặc nhập khẩu nguyên vật liệu từ các quốc 
gia đảm bảo các tiêu chuẩn theo Hiệp định EVFTA. 
3.3. Thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để góp phần tăng kim ngạch xuất - 
nhập khẩu 
Quốc tế đánh giá rất cao sự chủ động và quyết liệt của Việt Nam trong phòng, chống dịch 
COVID-19, cùng với việc Chính phủ luôn quyết tâm cải thiện môi trường kinh doanh, dó đó, 
Việt Nam vẫn là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư FDI trong bối cảnh đại dịch. Vì vậy, để 
giữ sức hút với vốn FDI, trước hết, Việt Nam cần nỗ lực phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, đồng 
thời, thuận lợi hóa các thủ tục cách ly, kiểm tra y tế để các nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận tìm 
hiểu thị trường Việt Nam. 
Ngoài ra, chúng ta phải tận dụng tốt thời điểm đại dịch và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung 
để biến thách thức thành lợi thế, thu hút dòng vốn FDI với công nghệ cao đang chuyển dịch từ 
các nước có dấu hiệu bất ổn di dời sang Việt Nam; cần cắt ngắn các thủ tục hành chính nhằm tháo 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
493
gỡ cho mọi doanh nghiệp, vừa khôi phục, đổi mới đồng bộ nền kinh tế, vừa phát triển kinh tế số, 
Chính phủ số, biến thị trường Việt Nam dễ tiếp cận hơn với nhiều đối tác nước ngoài. 
Bên cạnh việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, Việt Nam cũng cần 
tạo lập môi trường đầu tư hấp dẫn, chủ động trong việc lựa chọn dự án và nhà đầu tư. Cùng với 
đó, Việt Nam cần tập trung chuẩn bị mặt bằng, nhất là tại các khu công nghiệp để sẵn sàng đón 
dự án đầu tư nước ngoài, đồng bộ về hạ tầng giao thông, khả năng cung cấp điện, nước, thông 
tin liên lạc...
3.4. Xác định nông nghiệp là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực sau đại dịch 
Nông nghiệp vốn dĩ là ngành có năng lực cạnh tranh lớn của Việt Nam trên thị trường quốc tế 
nhờ tính chất về địa lý, thổ nhưỡng và khả năng sản xuất nông nghiệp. Qua đại dịch COVID-19, 
nông nghiệp càng chứng tỏ là một bệ đỡ tốt cho nền kinh tế, vừa đảm bảo được an ninh lương 
thực, đồng thời, vẫn cung cấp nguyên liệu cho nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đưa ra mục tiêu tổng quát trong thời gian tới 
là: “Phát triển nền nông nghiệp thông minh, hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, 
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; nông thôn mới phồn vinh và văn minh, nông 
dân giàu có”.
Trong giai đoạn tới, Cục Xúc tiến Thương mại cần rà soát chương trình xúc tiến thương mại 
quốc gia, ưu tiên đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho các mặt hàng nông, thủy sản đối với các thị 
trường thay thế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. 
Giá trị của sản xuất nông nghiệp tập trung chủ yếu ở khâu chế biến, phân phối và dịch vụ. Do 
đó, cách tiếp cận của Việt Nam sẽ phải thay đổi, phát triển theo chuỗi chứ không chỉ phát triển 
nông nghiệp đơn thuần. Không chỉ chú trọng việc sản xuất nông nghiệp mà còn phải gắn với phát 
triển thị trường, với sự hình thành chuỗi sẽ tạo ra lợi thế riêng cho Việt Nam về lâu dài và giá trị 
gia tăng cao nhất. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu 
cơ để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn nữa. 
 Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, ứng dụng nhanh thành quả 
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và kinh tế số trong lĩnh vực 
nông nghiệp. Phát triển các cụm liên kết sản xuất gắn với vùng nguyên liệu, các hình thức hợp 
tác liên kết sản xuất, chế biến kết nối với hệ thống tiêu thụ trong nước và quốc tế.
3.5. Đáp ứng nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu
Bên cạnh những ảnh hưởng đối với hoạt động xuất khẩu, dịch COVID-19 còn có tác động 
tiêu cực tới nguồn cung nguyên vật liệu nhập khẩu cho sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước 
và sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là những khó khăn của các doanh nghiệp dệt may, điện tử... 
trong khâu nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện để sản xuất hàng xuất khẩu. 
Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ giá, bù đắp chi phí vận chuyển, lưu kho do cộng 
đồng doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên vật liệu từ các thị trường mới với các chi phí liên 
quan cao hơn như: giá nguyên vật liệu cao hơn, chi phí vận chuyển cao hơn do phải chuyên chở 
quãng đường dài hơn. Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng vật tư trong nước vượt qua 
KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
494
khó khăn, tiếp tục thực hiện vai trò nhà cung ứng nguyên liệu, hàng hóa đầu vào trong nước. 
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, đa dạng hóa 
thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu vào một thị trường. 
Đối với các doanh nghiệp có đầu vào phụ thuộc và thị trường quốc tế, không nên giới hạn 
mình với các nhà cung cấp cấp một và cấp hai mà nên mở rộng như hướng đến nguồn cung trong 
nước hoặc những thị trường có tình hình dịch bệnh ổn định hơn. 
3.6. Định hướng dịch chuyển xuất khẩu từ lượng sang chất 
Trong thời gian tới, xuất - nhập khẩu của Việt Nam phải chuyển từ tăng xuất khẩu về mặt 
số lượng sang tăng về chất, đây cũng là điều mà Việt Nam chưa làm được trong nhiều năm qua. 
Giá trị gia tăng xuất khẩu của Việt Nam rất thấp do chủ yếu vẫn là gia công xuất khẩu, giai 
đoạn tới cần tập trung nâng cao về chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh. Muốn 
vậy, cần chuyển sang sản xuất xuất khẩu hàng hóa có hàm lượng công nghệ; tỷ lệ nội địa cao 
hơn bằng cách phát triển công nghiệp hỗ trợ, cùng với đó là chiến lược xây dựng thương hiệu 
cho hàng hóa.
4. KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hầu hết các nước trên thế giới tăng trưởng âm thì với mức tăng trưởng xuất 
khẩu 7% và nhập khẩu 3% của nước ta là rất đáng ghi nhận, được cộng đồng quốc tế đánh giá 
cao. Kết quả nêu trên một lần nữa khẳng định tính hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của cả hệ 
thống chính trị, của Chính phủ và sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân. Tuy nhiên, 
do chịu tác động trực tiếp của đại dịch mà một số ngành hàng là thế mạnh của Việt Nam trong 
năm qua tăng trưởng ở mức âm và không đạt được mục tiêu như Đảng và Chính phủ đề ra, nhưng 
nhìn chung, đa phần các khối ngành quan trọng khác vẫn đạt được những bước phát triển như kỳ 
vọng của Chính phủ và doanh nghiệp. 
Trong thời gian tới, tình hình dịch bệnh COVID-19 sẽ dần được kiểm soát ở nhiều quốc gia, 
đây là một tín hiệu tốt giúp thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng cao 
trở lại. Để giúp các doanh nghiệp nắm bắt tốt được các cơ hội của thị trường hiện nay cũng như 
đón đầu được các cơ hội khi đại dịch đi qua, bài viết đã đưa ra những giải pháp như: về phía 
Chính phủ, cần chỉ đạo các bên liên quan theo sát diễn biến tình hình thị trường quốc tế để kịp 
thời triển khai các biện pháp nhằm tận dụng cơ hội thị trường và giảm thiểu những tác động bất 
lợi đối với hoạt động xuất - nhập khẩu của Việt Nam; tận dụng lợi ích từ Hiệp định Thương mại 
tự do EVFTA để thúc đẩy hoạt động xuất - nhập khẩu vào thị trường châu Âu; có các giải pháp 
nhằm thu hút dòng vốn FDI để góp phần tăng kim ngạch xuất - nhập khẩu. Ngoài ra, để đáp 
ứng nguồn cung nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, các doanh nghiệp nên đa dạng hóa thị trường 
nhập khẩu, tránh phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu vào một thị trường. Trong thời gian tới, 
nông nghiệp được dự báo là nhóm hàng xuất khẩu chủ lực sau đại dịch COVID-19, do đó, doanh 
nghiệp cần có những giải pháp giúp tăng giá trị xuất khẩu của nhóm ngành này. Cuối cùng, để 
giúp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam không chỉ tăng giá trị xuất khẩu mà còn trở thành thương 
hiệu có uy tín trên thị trường quốc tế, Việt Nam cần phải chuyển từ tăng xuất khẩu về mặt số 
lượng sang tăng về chất, đây cũng là điều mà Việt Nam chưa làm được trong nhiều năm qua. 
KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2021 
Ứng phó và vượt qua đại dịch COVID-19, hướng tới phục hồi và phát triển
495
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Xuất - Nhập khẩu (2021), Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2020 ước 6,15 triệu tấn, 
truy cập ngày 02/3/2021, từ <https://www.moit.gov.vn/web/guest/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/xuat-
khau-gao-cua-viet-nam-nam-2020-uoc-6-15-trieu-tan-21417-22.html>
2. Bích Lan, Bùi Hùng (2020), Ủy ban về các vấn đề xã hội họp phiên toàn thể lần thứ 18, truy 
cập ngày 27/02/2021, từ <
3. Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam trong bối cảnh tác động của COVID-19: Cơ 
hội và thách thức (2020), truy cập từ ngày 03/3/2021, từ <https://www.mard.gov.vn/Pages/
nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-viet-nam-trong-boi-canh-tac-dong-cua-covid-19-co-
hoi-va-thach--.aspx>
4. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 12 và 12 tháng/2020 (2021), 
truy cập ngày 27/02/2021, từ <https://www.customs.gov.vn/
5. Xuất - nhập khẩu là điểm sáng trong bức tranh kinh tế 2020 (2021), truy cập từ ngày 03/3 /2021, 
từ <https://www.quanlynhanuoc.vn/2021/01/11/xuat-nhap-khau-la-diem-sang-trong-buc-
tranh-kinh-te-2020/>

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_thuc_day_hoat_dong_xuat_nhap_khau_cua_viet_nam_tro.pdf