Tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam

Trong quá trình theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhiều quốc gia đã đạt được

những thành tựu to lớn. Tuy nhiên, những mục tiêu kinh tế đôi khi bị trả giá bởi những mục

tiêu xã hội và môi trường. Bởi vậy, phát triển bền vững, trong đó bảo đảm sự kết hợp hài hoà

giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường là sự lựa chọn đúng đắn

và phù hợp với quy luật khách quan. Bài viết đề cập tới vấn đề Tăng trưởng “xanh” với nội

hàm là phải cân đối cả hai yếu tố kinh tế và môi trường. Một số giải pháp nhằm thực hiện

Chiến lược Tăng trưởng “xanh“ ở Việt Nam cũng được đề cập trong bài viết.

Tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 1880
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam

Tăng trưởng xanh hướng tới phát triển bền vững ở Việt Nam
quan điểm, thói quen
hạn chế chi phí bảo về môi trường hơn là gia tăng chúng.
Như vậy, có thể thấy Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất 
của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đồng thời cũng chịu tác động tiêu cực của việc khai 
thác và sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên. Bên cạnh đó, môi trường bị ô nhiễm do 
quá trình phát triển kinh tế - xã hội là một thách thức nghiêm trọng trong tiến trình thực hiện 
mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam. Với quan điểm là không đánh đổi môi trường lấy 
tăng trưởng kinh tế, khuyến khích năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh và 
phát triển bền vững, kiên quyết chống xả thải gây ô nhiễm môi trường, thì Tăng trưởng
“xanh” là một phương thức mới để thực hiện chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
* Tăng trưởng “xanh” - phương thức mới để phát triển bền vững ở Việt Nam
Tăng trưởng “xanh” là một nội dung của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai 
đoạn 2011 – 2020 nhằm đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững, đồng 
thời góp phần giảm nhẹ và phòng chống tác động của biến đổi khí hậu trong giai đoạn hiện 
nay. 
Nói cách khác, Chiến lược tăng trưởng “xanh“ hướng tới việc cân đối cả hai yếu tố kinh tế 
và môi trường ở Việt Nam. Chiến lược này nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, 
tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính 
thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ xanh, hiện đại phù hợp, phát triển hệ thống cơ sở 
hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói 
giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững. Lựa chọn chiến
lược Tăng trưởng “xanh” là phương án tối ưu cho sự phát triển bền vững, xóa đói, giảm
nghèo tại Việt Nam. Đây đồng thời cũng được xem là một mô hình mới, góp phần giải quyết
những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu hiện nay.
Để đạt được mục tiêu trên, chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam giai đoạn 2011-
2020 và tầm nhìn đến 2050 tập trung vào 3 mục tiêu: (i) “Xanh hóa” sản xuất, (ii) Giảm
cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, (iii)
Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững1. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 
Chiến lược Tăng trưởng “xanh”, Việt Nam còn gặp một số hạn chế sau:
Thứ nhất, Việt Nam hiện vẫn nằm trong nhóm các nước đang phát triển. Với đặc điểm là 
một nước sản xuất nông nghiệp, nền kinh tế Việt Nam hiện vẫn phụ thuộc chủ yếu vào khai 
1 Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững (RIO+20), tr.58 
83
thác thô, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên và năng lượng hóa thạch cho phát triển kinh tế
và tiêu dùng. Việc chuyển dịch sản xuất theo hướng hiện đại, sử dụng hiệu quả và bền vững
tài nguyên đang là thách thức lớn đối với Việt Nam, nhất là tại các địa phương nghèo, các 
tỉnh miền núi. Do vậy, việc đổi mới công nghệ nhằm tiến hành “xanh hóa sản xuất“ còn gặp 
nhiều khó khăn, cản trở việc rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.
Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên toàn cầu về thiệt hại do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và 
mực nước biển dâng. Đặc biệt, trong năm 2016, những sự cố về môi trường liên quan đến các 
doanh nghiệp sản xuất đã trở thành tâm điểm chú ý của chính phủ và người dân. Do vậy, việc
thực hiện “xanh hóa sản xuất„ là xu hướng phát triển bên vững, đem lại hiệu quả kinh tế, xã 
hội và môi trường trước những hệ quả của biến đổi khí hậu những năm gần đây.
Thứ hai, chưa có nhận thức đầy đủ, đúng đắn và toàn diện về Chiến lược Tăng trưởng 
“xanh” nên việc áp dụng công nghệ mới trong sản xuất còn chưa phổ biến. Nhận thức về môi 
trường, phát triển bền vững còn thấp cả ở các cơ quan ra quyết định, các nhà quản lý, các 
doanh nghiệp và cộng đồng dân cư. Các nhóm cộng đồng chưa được cung cấp đầy đủ thông 
tin và chưa được huy động mạnh vào sự nghiệp bảo vệ môi trường (Xem Hộp 1):
Hộp 1: Đánh giá vai trò của tài nguyên và môi trường thấp hơn so với của kinh tế
(và cả xã hội)
Một khía cạnh khác trong tư duy hay cách tiếp cận trong quản lý tài nguyên và môi 
trường ở nước ta cho đến nay là trong mối tương quan giữa các trụ cột/mặt của phát triển 
bền vững thì môi trường “lép vế“ hơn so với kinh tế và xã hội. Có vẻ và dường như ở nước 
ta cho đến nay, trong suy nghĩ và hành động của các cộng đồng trong xã hội, trong đó có cả 
bộ phận không nhỏ những người hoạch đinh và quyết định chính sách phát triển, vẫn còn 
coi tăng trưởng kinh tế mới là mục tiêu đích thực cần được ưu tiên nhằm vào trước hết, còn 
môi trường (trong đó có tài nguyên) chỉ là phương tiện cho việc đạt mục tiêu kinh tế. Sự 
doãng xa giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường thời gian 
qua ở nước ta cho thấy sự ưu tiên cho lĩnh vực kinh tế, phản ánh tư duy phát triển theo 
kiểu“kinh tế trước, môi trường sau“.
Nguồn: PGS. TS Nguyễn Danh Sơn,“Tiêu dùng xanh tài nguyên thiên nhiên – một cách 
thức thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam„, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế, số 431 – tháng
4/2014
Thứ ba, việc quy hoạch phát triển đô thị và quản lý quy hoạch còn chưa đạt được các tiêu 
84
chí về hiệu quả sinh thái và bảo đảm xã hội. Việc kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi 
trường, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội nhằm đảm
bảo phát triển nông thôn bền vững trong còn gặp nhiều khó khăn. 
Thứ tư, việc thay đổi mô hình và hành vi tiêu dùng theo hướng tiêu dùng bền vững và xây 
dựng lối sống xanh của cả ba khu vực tiêu dùng: Nhà nước, doanh nghiệp dân cư còn gặp
nhiều khó khăn do quan điểm và thói quen tiêu dùng theo lối truyền thống. Những thói quen 
cũ trong sản xuất, quản lý và tiêu dùng còn phổ biến1. Trong sản xuất, vẫn sử dụng phổ biến
công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh của sản xuất chưa 
cao, công nghệ sản xuất năng lượng tái tạo còn hạn chế, hiệu quả sử dụng các nguồn lực thấp. 
Bên cạnh đó, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, từng bước nâng cao tính cạnh
tranh của sản xuất nông nghiệp của các doanh nghiệp cũng như việc sử dụng các nguồn năng 
lượng sạch này trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia, từng bước hướng tới việc
giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch, tăng cường an ninh năng lượng, bảo
vệ môi trường và phát triển bền vững còn nhiều hạn chế.
Thứ năm, hệ thống pháp luật chưa thật đồng bộ, chưa phù hợp với xu thế toàn cầu hóa, do 
vậy chưa thực sự hiệu quả trong việc hướng tới Tăng trưởng xanh. Còn thiếu một phương 
thức quản lý tổng hợp môi trường ở cấp vùng và liên ngành; vẫn còn sự chồng chéo chức
năng, nhiệm vụ giữa các cấp, các ngành. Một số quy hoạch vùng đã được xây dựng, nhưng 
chưa có cơ chế bắt buộc các địa phương và các ngành tham khảo khi xây dựng quy hoạch của
mình và thực hiện.
Như vậy, để phát triển, dù là giàu có hay nghèo đói đều tạo ra khả năng gây ô nhiễm 
môi trường. Vấn đề ở đây là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển và BVMT. 
Không vì mục tiêu phát triển kinh tế mà khai thác quá mức dẫn tới hủy hoại tài nguyên, môi 
trường. Thực hiện đồng bộ các giải pháp sản xuất sạch, phát triển sản xuất đi đôi với các giải 
pháp xử lý môi trường; bảo tồn các nguồn gen động vật, thực vật; bảo tồn đa dạng sinh học; 
không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về BVMT.
Tuy nhiên, phát triển theo hướng bền vững, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với 
thách thức lớn nhất là thiếu hụt nguồn lực. Vì vậy, cần sớm nghiên cứu, hình thành môi 
trường pháp lý, có những cơ chế chính sách thuận lợi để Tăng trưởng “xanh„ được hiện thực 
hóa trong thực tế.
3.4. Giải pháp thực hiện Chiến lược Tăng trưởng “xanh” ở Việt Nam
1 Nguyễn Thị Thu Trang, “Một số vấn đề về tăng trưởng xanh ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập
31, số 5(2015), tr. 109 - 113 
85
Hiện nay, tăng trưởng “xanh” được xác định là trọng tâm trong chính sách phát triển quốc 
gia của nhiều nước trên thế giới trong nỗ lực đạt được sự phát triển bền vững. Các nước đi 
tiên phong trong việc thúc đẩy tăng trưởng “xanh”, thể hiện sự cam kết mạnh mẽ hướng tới 
nền kinh tế xanh là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Hà Lan Việc thúc đẩy tăng 
trưởng “xanh” hay quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế “xanh” sẽ tạo ra tiềm năng to lớn để 
đạt được phát triển bền vững và giảm đói nghèo với tốc độ chưa từng thấy đối với tất cả các 
quốc gia. Riêng đối với các quốc gia đang phát triển, tăng trưởng “xanh” còn tạo đà cho bước 
“nhảy vọt” để phát triển kinh tế, bỏ qua cách tăng trưởng kinh tế theo kiểu “ô nhiễm trước, xử 
lý sau”.
Vậy vai trò và trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng nền kinh tế xanh 
hướng tới sự nghiệp phát triển bền vững cho nhân loại là gì? Giải pháp nào cho việc thực 
hiện Chiến lược Tăng trưởng “xanh” ở Việt Nam?
Một là, xây dựng và hoàn thiện thể chế, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, 
tăng cường triển khai các chính sách, đặc biệt về thuế và tín dụng để tái cơ cấu nền kinh tế, 
thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng khuyến khích đổi mới, cải tiến, nâng cấp công 
nghệ, đa dạng hóa ngành nghề, phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao và tiêu hao năng 
lượng thấp. Từng bước xây dựng chính sách FDI có chất lượng hơn là số lượng để thu hút 
FDI có tính chọn lọc nhiều hơn. Chính sách định hướng vẫn phải tiếp tục thu hút đầu tư nước
ngoài nhưng hướng đến các ngành công nghệ cao, công nghệ mới thân thiện với môi trường, 
ít sử dụng tài nguyên, ít sử dụng năng lượng và ít sử dụng lao động nhất.
Hai là, phát huy hiệu quả Luật Thuế bảo vệ môi trường, hướng đến việc bảo đảm nguyên 
tắc bảo vệ môi trường để phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa.
Ba là, cần có cơ chế khuyến khích hỗ trợ các ngành sản xuất kinh - doanh sử dụng công 
nghệ và năng lượng sạch. Thúc đẩy hình thành và phát triển văn hoá “doanh nghiệp phát triển
bền vững” trong giới doanh nghiệp cả nước; Tập hợp và triển khai các giải pháp kinh doanh 
bền vững. Đưa ra các tiêu chuẩn “doanh nghiệp phát triển bền vững” vào hệ thống đánh giá 
công khai và minh bạch kết quả hoạt động kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh 
nghiệp;
Bốn là, đa dạng hóa nguồn lực và cơ chế tài chính để thực hiện chiến lược, tăng cường 
hợp tác công tư nhằm hỗ trợ tốt hơn cho tăng trưởng xanh. Cần nâng cao năng lực và kiện
toàn các tổ chức hiện có, tăng cường năng lực dịch vụ tài chính và tiền tệ để huy động các 
86
nguồn lực tài chính cho tăng trưởng xanh. Tăng cường thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, đầu
tư của Chính phủ và ODA sẽ là chất xúc tác để thu hút, tạo điều kiện cho đầu tư tư nhân cho 
biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh thông qua chuyển giao công nghệ, dự án thí điểm, triển
khai thí điểm. Những hành động này cần được triển khai một cách đồng bộ thông qua việc
hoàn thiện thể chế, chuyển đổi mô hình kinh tế ngành, địa phương và doanh nghiệp và đổi
mới công nghệ.
Năm là, tuyên tryền và nâng cao nhận thức cho mọi tầng lớp nhân dân, thực hiện các biện 
pháp hành chính, các công cụ kinh tế thúc đẩy lối sống, sinh hoạt và tiêu dùng thân thiện với
môi trường1. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng, giảm tiêu hao 
năng lượng trong sản xuất, hướng tới sử dụng nguồn năng lượng mới, sạch, tái tạo, giảm phát 
thải nhà kính thông qua phát triển nông ngiệp hữu cơ bền vững.
4. Kết luận 
Không thể phủ nhận những thành tựu to lớn của Việt Nam thời gian qua trên lĩnh vực
kinh tế thời gian qua đã tạo nguồn lực cho việc giải quyết thàng công hàng loạt các vấn đề xã 
hội: xóa đói, giảm nghèo, phát triển giáo dục, chăm sóc sức khỏe. Các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội trong thời gian qua đã bước đầu gắn kết với bảo vệ môi trường. Sự kết hợp
chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường 
bước đầu được xác lập và khẳng định mạnh mẽ trong thực tế. 
Tuy nhiên, là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh được
xác định là một chiến lược nhằm hướng đến phát triển bền vững, đặc biệt trong bối cảnh đa 
dạng sinh học bị suy giảm và môi trường tiếp tục bị xuống cấp trong khi các thảm họa do 
thiên tai và biến đổi khí hậu đang trở thành một thách thức lớn đối với các quốc gia trên toàn 
cầu.
Để thực hiện thành công Chiến lược Tăng trưởng “xanh”, Việt Nam cần phải xây dựng 
được chính sách cơ cấu phù hợp với điều kiện cụ thể của mình; phải coi trọng ngay từ đầu
việc bảo đảm hài hoà giữa các mặt kinh tế, xã hội, môi trường trong quá trình chuyển dịch cơ 
cấu; chú trọng phát triển các ngành có năng suất lao động cao hơn, có đóng góp lớn hơn cho 
tăng trưởng; coi trọng việc giải quyết thoả đáng vấn đề động lực tăng trưởng, các chính sách 
cơ cấu kinh tế cũng cần cân nhắc đầy đủ các yếu tố về xã hội, môi trường.
1 Theo MOF, “Tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Chính sách và định hướng giải pháp”
87
Hiểu rõ được Chiến lược tăng trưởng xanh, các thách thức và triển vọng, cùng với nỗ lực
của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế, việc thực hiện Chiến lược
tăng trưởng xanh ở Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được những thành tựu nhất định trong tương 
lai, nhất là ở các khâu sản xuất, khai thác và tiêu dùng1.
5. Tài liệu tham khảo
[1]. Hoa Lê Anh, “Tăng trưởng “xanh” hướng tới nền kinh tế “xanh”, phát triển bền vững”, 
Tạp chí Cộng sản, ngày 13/04/2018.
[2]. Nguyễn Tuấn Anh, “ Thực tiễn áp dụng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh”, 
Nganhamedia.vn
[3]. Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững
(RIO+20). 
[4]. Cục Đăng kiểm Việt Nam 
[5]. Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, phát biểu trong buổi tiếp ông Erik Solheim, Giám đốc
điều hành Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UN Environment).
[6]. Phạm Hương, “Việt Nam đứng thứ 7 toàn cầu về thiệt hại do biến đổi khí hậu”, 
Vnexpress, ngày 22/12/2015 
[7]. Gia Minh, “Ô nhiễm môi trường ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học Môi trường, ngày 
09/06/2015 
[8]. Phạm Khôi Nguyên (2004): Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững ngành thuỷ sản
ở nước ta, (Tham luận trình bày tại Hội nghị toàn quốc về khoa học công nghệ ngành thuỷ
sản năm 2001 - 2005 ngày 28 tháng 3), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[9]. Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về: Chiến lược quốc gia của Việt
Nam về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050.
[10]. Thanh Tuấn, “Kinh tế Xanh - Xu thế phát triển kinh tế vì môi trường”, Báo Dân trí, 
ngày 05/06/2015 
[11]. Nguyễn Thị Thu Trang, “Một số vấn đề về tăng trưởng xanh ở Việt Nam”, Tạp chí 
Khoa học ĐHQGHN, Tập 31, số 5(2015), tr. 109 - 113
[12]. Kenh14.vn, ngày 05/08/2016, “Vì sao Việt Nam lại có mặt trong danh sách “điểm đen 
về ô nhiễm không khí trên thế giới”.
[13]. MOF
[14]. Mpi.gov.vn
1 Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu
Tư, “ Thực tiễn áp dụng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh”, Nganhamedia.vn
88

File đính kèm:

  • pdftang_truong_xanh_huong_toi_phat_trien_ben_vung_o_viet_nam.pdf