Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn học Giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh

Bằng các phương pháp nghiên cứu thường quy, đề tài đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cũng

như cơ hội và thách thức trong tổ chức đào tào tạo môn học Giáo dục Quốc phòng an ninh tại

Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và an ninh thuộc Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh cho

các trường liên kết theo Thông tư liên tịch số: 123/2015/TTLT. Trên cơ sở đó đề xuất 05 giải pháp

phù hợp với thực tiễn công tác giảng dạy và huấn luyện tại Trung tâm, góp phần nâng cao chất

lượng đào tạo môn học Giáo dục Quốc phòng an ninh.

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn học Giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh trang 1

Trang 1

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn học Giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh trang 2

Trang 2

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn học Giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh trang 3

Trang 3

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn học Giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh trang 4

Trang 4

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn học Giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh trang 5

Trang 5

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn học Giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 3461
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn học Giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn học Giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn học Giáo dục quốc phòng an ninh tại Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
ơng pháp
toán học thống kê.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Phân tích SWOT về công tác đào tào
môn học Giáo dục Quốc phòng an ninh tại
Trung tâm
Mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác
định được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và
thách thức của công tác đào tạo môn học
GDQPAN tại Trung tâm thuộc Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh. Qua kết quả phân tích SWOT,
các thông tin thu được sẽ là cơ sở khoa học cho
việc xác định và đề xuất các giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo môn học trong thời gian tới.
Kết quả phân tích SWOT về thực trạng công tác
đào tạo thu được như sau:
1.1. Những điểm mạnh (S):
S1: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là cơ sở
đào tạo nguồn nhân lực thể thao chất lượng cao
đầu ngành, đã khẳng định được thương hiệu sau
hơn 60 năm hình thành và phát triển.
S2: Công tác quản lý đào tạo, Đại học TDTT
Bắc Ninh là Trường đầu tiên của Ngành TDTT,
thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đạt
chuẩn chất lượng kiểm định đánh giá trong và
đánh giá ngoài theo hệ thống kiểm định chất
lượng của Bộ GD&ĐT. 
S3: Trung tâm GDQP&AN thuộc Trường
Đại học TDTT Bắc Ninh có đội ngũ cán bộ,
giảng viên trẻ, đầy nhiệt huyết, không ngừng
phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, phẩm
chất nghề nghiệp để đáp ứng ngày càng tốt hơn
yêu cầu đào tạo theo mô hình quân đội. 
S4: Các đơn vị liên kết đào tạo hài lòng ở
mức khá cao về công tác phối hợp quản lý, tổ
chức đào tạo, ăn ở tập trung và đưa đón học viên
tại Trung tâm GDQP&AN. 
S5: Giảng viên giảng dạy chương trình môn
học GDQPAN hầu hết là cán bộ sĩ quan biệt
phái và cử nhân GDQP&AN nên có nhiều lợi
thế trong việc nâng cao lòng yêu nghề, nâng cao
chất lượng giảng dạy. 
S6: Trung tâm trực thuộc Trường Đại học
TDTT nên có hệ thống cơ sở vật chất, các điều
kiện phục vụ công tác đào tạo và huấn luyện
chương trình môn học GDQP&AN đảm bảo
chất lượng.
S8: Hoạt động ngoại khóa TDTT và hội thao
văn hóa, văn nghệ được chú trọng, tạo sân chơi
bổ ích cho học viên trong những giờ nghỉ và
ngày nghỉ tại Trung tâm.
1.2. Những điểm yếu (W):
W1: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân bãi
phục vụ cho hoạt động giảng dạy và huấn luyện
đều là tài sản của Nhà Trường, Trung tâm chưa
được đầu tư đúng mức. 
W2: Tài liệu học tập, tham khảo, mô hình
học cụ môn học GDQPAN của Trung tâm chưa
đáp ứng được yêu cầu học tập, nghiên cứu của
sinh viên.
W3: Một số đơn vị chưa chấp hành việc thực
hiện liên kết theo Thông tư liên tịch số:
123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH
ngày 05 tháng 11 năm 2015 Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Quy định tổ chức, hoạt động của Trung tâm
GDQP&AN; liên kết GDQP&AN của các
trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học. 
W4: Phản hồi của học viên về nước sinh hoạt
còn nhiều bất cập do hệ thống cung cấp nước sạch
được đưa vào sử dụng nhiều năm đã xuống cấp. 
W5: Chưa có nhà ăn tập trung cho học viên
dẫn đến công tác quản lý, tổ chức sinh hoạt, ăn
uống của học viên còn tồn tại nhiều bất cập.
W6: Chất lượng các giờ học GDQPAN còn
ở mức trung bình, chưa có nhiều sáng kiến giải
pháp cho học viên.
W7: Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo
phối hợp với các đơn vị liên kết luôn gặp khó
khăn khi phải phụ thuộc vào kết quả tuyển sinh
và kế hoạch đào tạo riêng của từng trường.
1.3. Những cơ hội (O):
O1: Chủ trương và quyết tâm đổi mới giáo dục
26
BµI B¸O KHOA HäC
toàn diện của Đảng, Nhà nước và đưa học viên của
các nhà trường về học tập rèn luyện tập trung theo
mô hình quân đội tại các Trung tâm GDQP&AN.
O2: Lãnh đạo Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh đã và đang quan tâm đến sự phát triển của
Trung tâm trong tương lai. 
O3: Đưa học viên về học tập và rèn luyện
theo mô hình quân đội tại Trung tâm đang là
một yêu cầu cơ bản và cấp thiết của Bộ Giáo dục
& Đào tạo, Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, Bộ Quốc phòng. 
O4: Thời gian trải nghiệm học tập và rèn luyện
theo mô hình quân đội tại Trung tâm đang trở
thành nhu cầu và trào lưu của học sinh, sinh viên. 
O5: Yêu cầu của xã hội về chất lượng đào
tạo cũng như yêu cầu của môn học bắt buộc
trong hệ thống giáo dục quốc dân được công
khai, đây là cơ hội để Trung tâm khẳng định vị
thế và phát triển.
1.4. Những thách thức (T):
T1: Các đơn vị liên kết đa số là trường Cao
đẳng, công tác tuyển sinh gặp nhiều khó khăn
dẫn đến số lượng học viên về học tập tại Trung
tâm thấp và phân bổ giữa các tháng đào tạo
không đều.
T2: Áp lực trong việc học tập và rèn luyện
môn học là khá cao theo 10 chế độ sinh hoạt
trong ngày khiến học viên luôn căng thẳng. 
T3: Nhận thức của một bộ phận phụ huynh
và học viên chưa cao đối với việc học tập rèn
luyện theo chương trình môn học GDQP&AN. 
T4: Thời tiết khắc nghiệt, tác động của biến
đổi khí hậu đến môi trường gây ảnh hưởng đến
công tác rèn luyện thao trường và chế độ sinh
hoạt hàng ngày của học viên. 
T5: Yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo, đòi
hỏi nâng cao số lượng, chất lượng cán bộ và
công tác NCKH nhằm tìm kiếm giải pháp nâng
cao chất lượng quản lý là một thách thức đối với
Trung tâm. 
T6: Sự hài lòng và yêu thích môn học
GDQPAN của học viên còn ở mức trung bình. 
T7: Yêu cầu cao về sự phong phú nội dung
môn học, cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, sân
bãi đáp ứng cho nhu cầu học tập và rèn luyện
của học viên.
2. Xây dựng giải pháp qua phối hợp các
yếu tố ma trận SWOT
Các yếu tố
bên ngoài 
Các yếu tố 
bên trong
Cơ hội (O)
O1
O2
O3
O4
O5
Thách thức (T)
T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
Điểm mạnh (S) 
S1
S2
S3
S4
S5
S6
S7
Giải pháp S-O: Phát huy
điểm mạnh tận dụng thơi cơ
Giải pháp S-T: Phát huy
điểm mạnh né tránh đe dọa
Điểm yếu (W)
W1
W2
W3
W4
W5
W6
W7
Giải pháp W-O: Tận
dụng cơ hội để khác phục
điểm yếu
Giải pháp W-T: Khắc phục
điểm yếu hạn chế đe dọa
Sơ đồ 1. Phân tích ma trận SWOT về công tác đào tạo môn học GDQPAN tại Trung tâm
27
- Sè 2/2021
Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu
của công tác đào tạo chương trình môn học
GDQPAN tại Trung tâm và ảnh hưởng của các
yếu tố môi trường bên ngoài thông qua nội dung
phân tích SWOT sơ đồ trên, có thể xác định các
giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo
chương trình môn học GDQPAN tại Trung tâm
trong thời gian tới như sau:
Giải pháp S-O: Phát huy điểm mạnh tận
dụng thơi cơ:
S1S2O1O2: Xây dựng các hệ thống văn bản,
quy định chặt chẽ, chi tiết chức năng, nhiệm vụ
về công tác đào tạo và đảm bảo chất lượng đào
tạo của Trung tâm.
S1S3S6O2O5: Quy hoạch tuyển dụng và
phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên cho
Trung tâm đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về
cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ.
S4S7S8O1O3O4: Tổ chức và đa dạng hoá
các hoạt động ngoại khoá, Hội thao quốc phòng,
giao lưu văn hóa, văn nghệ - TDTT. Có chế độ
ưu tiên, khen thưởng xứng đáng cho học viên
tích cực tham gia tập luyện, thi đấu đạt thành
tích cao, tạo cho học viên có những trải nghiệm
ấn tượng tốt đẹp.
Giải pháp S-T: Phát huy điểm mạnh né
tránh đe dọa:
S1S23T4T5: Cần thường xuyên tiến hành rà
soát, điều chỉnh, cải tiến phương pháp dạy học
đảm bảo rèn luyện về kiến thức, kỹ năng cho
học viên.
S1S2S7T2T4T7: Xây dựng các tiêu chí về
duy tu, bảo trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất nhằm
đảm bảo sự an toàn, nâng cao chất lượng phục vụ
cho hoạt động học tập và rèn luyện tại Trung tâm.
S4S6S8T2T3T6: Thường xuyên giáo dục
chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học viên, giúp học
viên phát huy vai trò chủ động trong học tập và
rèn luyện; hướng dẫn học viên thực hiện tốt mục
tiêu đào tạo của môn học GDQPAN đã đề ra.
Giải pháp W-O: Tận dụng cơ hội để khác
phục điểm yếu:
W1W4W5O1O2: Kiến nghị Hội đồng
GDQP&AN Trung ương, Lãnh đạo các cơ
quan, ban ngành có liên quan cấp kinh phí đầu
tư xây dựng cơ bản Trung tâm theo Đề án
thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất
lượng đào tạo.
W2W6O1O2O5: Khuyến khích, tạo điều
kiện thuận lợi để cán bộ giảng viên trong Trung
Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Trường Đại học TDTT Bắc Ninh không
ngừng cải tiến mạnh mẽ các mặt để nâng cao chất lượng đào tạo
28
BµI B¸O KHOA HäC
tâm được nâng cao bằng cấp,
cập nhật kiến thức mới, đảm
bảo yêu cầu chuyên môn phục
vụ công tác giảng dạy.
W2W6O1O2O3: Đầu tư,
nâng cấp và đảm bảo các điều
kiện về tài liệu tham khảo, mô
hình học cụ, cơ sở vật chất,
trang thiết bị giảng dạy - học
tập cho Trung tâm, đáp ứng yêu
cầu sử dụng của cán bộ, giáo
viên và học viên.
Giải pháp W-T: Khắc phục
điểm yếu hạn chế đe dọa:
W1W2W4W5T4T7: Trung
tâm thường xuyên tiến hành
công tác thu nhận ý kiến đánh
giá và kỳ vọng của học viên về các hoạt động quản
lý đào tạo để kịp thời điều chỉnh và khắc phục.
W2W6T5T6: Trung tâm có chính sách tích
cực, chủ động bồi dưỡng giảng viên để nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao
tinh thần tự nghiên cứu, rèn luyện bản thân,
đáp ứng yêu cầu giảng dạy, đào tạo trong tình
hình mới.
W3W4W5T3T4T6: Thường xuyên giáo dục
chính trị, tư tưởng, đạo đức cho học viên, giúp
người học phát huy vai trò chủ động trong học
tập và rèn luyện; hướng dẫn học viên thực hiện
tốt mục tiêu đào tạo của môn học GDQPAN đã
đề ra.
Kết quả đánh giá thực trạng chất lượng công
tác đào tạo môn học GDQPAN và phân tích
SWOT về công tác đào tạo môn học GDQPAN
là cơ sở để đề xuất các giải pháp góp phần nâng
cao chất lượng công tác đào tạo môn học GDQ-
PAN tại Trung tâm.
3. Cơ sở lý luận, thực tiễn và nguyên tắc
đề xuất giải pháp
3.1. Cơ sở pháp lý đề xuất giải pháp: Để xây
dựng được các giải pháp nâng cao chất lượng
đào tạo môn học GDQPAN, đề tài căn cứ các
văn bản pháp quy sau:
Luật Giáo dục Quốc phòng và An ninh số:
30/2013/QH13, ngày 19 tháng 6 năm 2013. 
Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI ngày
04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam “về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu
CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.
Thông tư số: 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12
tháng 9 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Chương trình GDQPAN dùng cho sinh
viên khối không chuyên Ngành GDQP&AN
trình độ đại học, cao đẳng, loại hình đào tạo
chính quy.
Thông tư liên tịch số 18/2015/TTLT-
BGDĐT-BLĐTBXH, ngày 08 tháng 9 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo –
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về Quy
định tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học
tập môn học GDQPAN trong các cơ sở giáo dục
nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học.
Thông tư liên tịch số: 123/2015/TTLT-BQP-
BGDĐT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 11 năm
2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội, Quy định tổ chức,
hoạt động của Trung tâm GDQP&AN; liên kết
GDQP&AN của các trường cao đẳng, cơ sở
giáo dục đại học.
Quyết định số 2295/QĐ-BVHTTDL ngày 02
tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du Lịch quy định về chức năng,
nhiệm vụ Trung tâm GDQP&AN thuộc Trường
ĐH TDTT Bắc Ninh.
3.2. Cơ sở thực tiễn đề xuất giải pháp:
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích tổng
Việc tổ chức cá giải thi đấu thể thao “Chúng tôi là chiến sĩ”
là bước gắn kết quan trọng giữa hoạt động TDTT và giáo
dục quốc phòng hiện nay tại Trường
29
- Sè 2/2021
hợp từ tài liệu tham khảo đã xác định các yêu
cầu lựa chọn các giải pháp như sau: giải pháp
mang tính khả thi, giải pháp mang tính hợp lý,
giải pháp có tính đồng bộ đa dạng, các giải pháp
đúng hướng có nghĩa là các giải pháp đó phải đi
đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, phương hướng phát triển của đất nước,
của ngành và của Trường Đại học TDTT Bắc
Ninh và của Trung tâm GDQP&AN.
Xuất phát từ thực trạng công tác đào tạo môn
học GDQPAN tại Trung tâm thuộc Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh về thực trạng các điều kiện
đảm bảo cho công tác đào tạo môn học
GDQPAN như cơ sở vật chất, đội ngũ giảng
viên, chương trình và sự quan tâm của lãnh đạo
Nhà trường; về thực trạng, khó khăn, trở ngại,
mục đích và mối quan tâm của học viên và kết
quả đào tạo.
3.3. Các nguyên tắc đề xuất các giải pháp:
Để các giải pháp có thể triển khai trong thực
tiễn và đạt hiệu quả nâng cao chất lượng môn học
GDQPAN đề tài xác định các nguyên tắc sau:
Đảm bảo tính đồng bộ.
Đảm bảo tính kế thừa.
Đảm bảo tính hệ thống.
Đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
Đảm bảo tính khả thi.
4. Đề xuất, xây dựng nội dung các giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn học
Giáo dục Quốc phòng an ninh tại Trung tâm
Trên cơ sở những căn cứ lý luận, thực tiễn và
các nguyên tắc trên, đồng thời tham khảo các tài
liệu liên quan, đề tài bước đầu đề xuất các giải
pháp nâng cao chất lượng đào tạo môn học
GDQPAN tại Trung tâm GDQP&AN thuộc
Trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Cụ thể như sau:
Thứ nhất: Đề xuất, kiến nghị Hội đồng
GDQP&AN Trung ương cấp kinh phí đầu tư
xây dựng cơ bản cho Trung tâm và kiểm tra đôn
đốc các đơn vị liên kết thực hiện hợp đồng liên
kết đào tạo.
Thứ hai: Tăng cường công tác quản lý chất
lượng giảng dạy và học tập trong Trung tâm.
Thứ ba: Phát triển nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho cán bộ giảng viên.
Thứ tư: Thường xuyên duy tu bảo dưỡng,
sửa chữa nâng cấp cơ sở hạ tầng đảm bảo công
tác hậu cần.
Thứ năm: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa,
quản lý học viên trong các giờ nghỉ, ngày nghỉ.
KEÁT LUAÄN
Qua phân tích SWOT về công công tác đào
tạo môn học GDQPAN tại Trung tâm
GDQP&AN Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
đề tài đã xác định được các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức; Trên cơ sở căn cứ lý
luận, thực tiễn và các nguyên tắc đề tài đã đề
xuất được 05 giải nâng cao chất lượng đào tạo
chương trình môn học GDQPAN tại Trung tâm
GDQP&AN, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Luật Giáo dục Quốc phòng và An ninh tại
điều 12 chương II Luật số 30/2013/QH13 Về
GDQPAN trong nhà trường được Quốc Hội ban
hành ngày 19 tháng 06 năm 2013.
2. Quyết định số: 2295/QĐ-BVHTTDL ngày
02 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du Lịch quy định về chức năng
nhiệm vụ Trung tâm GDQP&AN thuộc Trường
Đại học TDTT Bắc Ninh.
3. Thông tư liên tịch số: 123/2015/TTLT-
BQP-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 11
năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội, Quy định tổ
chức, hoạt động của Trung tâm GDQP&AN;
liên kết GDQP&AN của các trường cao đẳng,
cơ sở giáo dục đại học.
4. Thông tư số: 31/2012/TT-BGDĐT ngày 12
tháng 9 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về Ban hành chương trình Giáo dục Quốc phòng
và An ninh.
5. Thông tư số: 40/2012/TT-BGDĐT ngày 19
tháng 11 năm 2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về Ban hành Quy định tổ chức dạy, học và đánh
giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc
phòng - an ninh.
6. Thông tư liên tịch số: 18/2015 ngày
8/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao
động- Thương binh và Xã hội về việc Ban hành
Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả
học tập môn học GDQPAN trong các cơ sở giáo
dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục.
(Bài nộp ngày 26/11/2020, phản biện ngày 4/1/2021, duyệt in ngày 21/4/2021
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Văn Hòa; Email: hoatdtt@gmail.com)

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_nang_cao_chat_luong_dao_tao_mon_hoc_giao_duc_quoc.pdf