Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Tóm tắt Trong các chức năng của các nhà quản trị, chức năng lập kế hoạch là chức năng đầu tiên, quan trọng nhằm định hướng cho doanh nghiệp phát triển trong ngắn hạn và dài hạn. Một công cụ giúp các nhà quản trị thực hiện được tốt chức năng của mình đó là dự toán chi phí sản xuất kinh doanh. Bài báo nghiên cứu thực trạng công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tìm ra những hạn chế trong công tác này. Từ đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, giúp các nhà quản trị xác định một cách chính xác mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, hướng đến thực hiện mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
thực hiện của nĕm trước làm cĕn cứ lập dự toán chi phí của nĕm sau. Dự toán chi phí sản xuất chung được xây dựng chủ yếu từ thống kê và ước tính. Công tác dự toán tại Công ty TNHH MAYTBT bắt đầu được thực hiện từ cuối nĕm 2016, dự toán cho kỳ kinh doanh nĕm 2017. Sau đây là biểu đồ so sánh kết quả kinh doanh nĕm 2017 so với nĕm 2016 (trước và sau khi lập dự toán tại Công ty TNHH MAYTBT). Có thể thấy sau khi lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả hơn; doanh thu, lợi nhuận được cải thiện. Biểu đồ 1. Biểu đồ so sánh kết quả kinh doanh trước và sau khi lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH MAYTBT Công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH MAYTBT nói riêng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ nói chung cho thấy: Công tác lập dự toán được thực hiện tương đối chi tiết và đầy đủ các khoản mục về chi phí sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Tuy nhiên, việc lập một số dự toán về chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, tiền,... chưa được quan tâm thỏa đáng khiến cho thông tin cung cấp cho nhà quản lý để phục vụ cho việc ra quyết định chưa được toàn diện và chính xác. Mặt khác, doanh nghiệp chưa thực hiện việc đánh giá, xác định nguyên nhân và các nhân tố có thể ảnh hưởng đến tình hình thực hiện dự toán chi phí để dự phòng biện pháp điều chỉnh dự toán. Ngoài ra, trong quá trình lập dự toán doanh nghiệp còn bỏ qua nhiều chi phí như: phí về tem, nhãn mác sản phẩm, chi phí vận chuyển đối với nguyên vật liệu mua vào. Đặc biệt, đối với các chi phí gián tiếp, trong dự toán chưa thể hiện rõ kế hoạch để phân bổ cho từng đơn hàng dẫn đến khó khĕn trong công tác quản lý khi có sự thay đổi về các nguồn lực và môi trường. Việc lập dự toán chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu các đơn hàng khiến các nhà quản trị khó trong việc đưa ra các kế hoạch để ứng phó và các mẫu biểu sử dụng trong báo cáo chưa khoa học, khó theo dõi. Đối với công ty xây dựng, công tác lập dự toán chủ yếu được áp dụng đối với từng công trình xây dựng. Điển hình như tại Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại NTA. THÀNH PHẦN HAO PHÍ ĐƠN VỊ ĐỊNH MỨC ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN Sản xuất cột bằng thép hình tấn Vật liệu VL 15.517.378 - Đất đèn kg 6,50 17.500 113.750 - Ôxy chai 1,59 75.000 119.250 - Que hàn kg 6,50 24.000 156.000 - Thép hình kg 1.005,00 14.091 14.161.455 Bảng 5. Bảng dự toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại NTA nĕm 2018 (ĐVT: đồng) 68 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật [6]) Bảng 6. Bảng dự toán doanh thu tại Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại NTA nĕm 2018 (ĐVT: đồng) TT Nội dung công việc Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 Cung cấp, lắp đặt ống khói, ống từ quạt vào ống khói, ống từ lọc bụi vào quạt kg 120.000.00 35,653 4.278.360.000 2 Cung cấp, lắp đặt cột đỡ đường ống kg 52.000.00 25,276 1.314.352.000 3 Cung cấp, lắp đặt giá đỡ đường ống kg 6.000.00 33,880 203.280.000 4 Cung cấp, lắp đặt đường ống từ lọc bụi đến chụp hút kg 260.000.00 35,653 9.269.780.000 5 Cung cấp, lắp đặt chụp hút kg 34.000.00 32,346 1.099.764.000 6 Lắp đặt van bướm D2200 cái 3.00 1,581,803 4.745.409 7 Cung cấp, lắp đặt bu lông ống khói M36 × 1500 bộ 40.00 691,811 27.672.440 8 Cung cấp, lắp đặt bu lông chân cột M36 × 1000 bộ 64.00 461,207 29.517.248 Cộng: 16.227.471.097 Thuế: 1.622.747.110 Tổng cộng (làm tròn) 17.850.218.000 (Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật [6]) Công tác lập dự toán đối với Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại NTA nói riêng và các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nói chung được thực hiện chủ yếu theo từng công trình xây dựng. Các chi phí dự toán thường bao gồm chi phí về vật liệu, nhân công, máy thi công, chi phí chung. Trong dự toán công trình, chi phí vật liệu thường chiếm tỷ trọng khá lớn: từ 60÷70%, bên cạnh đó chi phí vận chuyển vật liệu cũng chiếm khoảng 10÷15% giá trị dự toán chi phí xây dựng. Do đó, quá trình xác định giá vật liệu trong đó có chi phí vận chuyển ảnh hưởng rất lớn đến giá trị dự toán xây dựng. Tuy nhiên, công tác xác định bảng giá vật liệu chưa tốt, chi phí vận chuyển không được cập nhật kịp thời, cự ly vận chuyển vật liệu xác định chưa đúng dẫn tới dự toán chi phí xây dựng công trình thiếu chính xác. Ngoài ra, đối với chi phí nhân công khi lập dự toán, các doanh nghiệp thường không xác định chính xác nhóm công nhân thực hiện theo quy định đối với từng công việc cụ thể dẫn tới việc xác định định mức nhân công, bảng giá nhân công không phù hợp làm cho giá trị dự toán sai lệch; đối với chi phí máy thi công, việc xác định nguyên giá và giá trị còn lại đối với một số máy thi công không phù hợp với điều kiện thực tế, dẫn tới khi xác định chi phí khấu hao trong bảng giá ca máy không chính xác và ảnh hưởng đến chi phí máy thi công trong dự toán chi phí xây dựng và dự toán công trình xây dựng. Mặt khác, quá trình lập dự toán việc xác định giá nguyên, nhiên, vật liệu, doanh nghiệp thường dựa vào thông báo giá của các cơ quan nhà nước (thông báo này chỉ có tính chất tham khảo, không bắt buộc áp dụng), mà không dựa vào giá nguyên, nhiên, vật liệu thực tế trên thị trường nên thường áp dụng đơn giá nguyên, nhiên, vật liệu không chính xác dẫn đến khi thanh quyết toán các hóa đơn đầu vào, đơn giá quá cao so với dự toán ban đầu. THÀNH PHẦN HAO PHÍ ĐƠN VỊ ĐỊNH MỨC ĐƠN GIÁ THÀNH TIỀN - Thép tấm kg 16,00 14.250 228.000 - Vật liệu khác % 5,00 738.923 Máy thi công M 1.873.565 - Cần trục bánh xích 16T ca 0,32 2.581.828 826.185 - Máy cắt thép 1,7KW ca 0,50 244.007 122.004 - Máy hàn điện 23kW ca 1,20 339.156 406.987 - Máy khoan đứng 4,5Kw ca 1,50 286.114 429.172 - Máy khác % 5,00 89.217 NGÀNH KINH TẾ 69Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019 3. CÁC HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 3.1. Hạn chế - Một số doanh nghiệp hầu hết chưa thực hiện lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh, nếu có thì các bản dự toán chưa được lập một cách hệ thống, số liệu mang tính chất chắp vá, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và không có nhiều ý nghĩa cho việc ra quyết định. - Việc phân loại chi phí phục vụ cho công tác kế toán quản trị chi phí không rõ ràng đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. - Việc vận dụng và ghi chép các bản dự toán nói riêng và các báo cáo quản trị chi phí nói chung ở hầu hết các doanh nghiệp chưa đầy đủ, các mẫu biểu sử dụng còn chưa có hệ thống, đôi khi khó theo dõi và chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị. - Các doanh nghiệp không chú trọng đến công tác phân tích giữa thực tế thực hiện so với dự toán để tìm phương án điều chỉnh thích hợp. Việc lập các báo cáo dự toán chỉ nhằm mục đích lập kế hoạch đơn thuần, không phản ánh tính linh hoạt trong thông tin kế toán quản trị, giảm khả nĕng phục vụ cho những quyết định mang tính chất tức thời của nhà quản trị. - Doanh nghiệp còn bỏ qua một số chi phí, chưa cập nhật giá thị trường của chi phí dẫn tới việc lập dự toán của một số doanh nghiệp chưa thực sự chính xác. 3.2. Nguyên nhân Thứ nhất: Các chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là nguyên liệu đầu vào thường bị thay đổi do không có nguồn cung ổn định, giá cả thị trường thay đổi theo từng thời điểm dẫn đến khó khĕn trong việc xây dựng định mức sản phẩm. Đây cũng là nguyên nhân doanh nghiệp bị hạn chế trong việc lập dự toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. Thứ hai: Một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến công tác lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh trong việc kiểm soát chi phí, hạ giá thành sản phẩm và đưa ra quyết định kịp thời trong sản xuất kinh doanh. Thứ ba: Đội ngũ nhân viên làm công tác lập dự toán, lập kế hoạch trong các doanh nghiệp chưa đáp ứng được trình độ chuyên môn về lĩnh vực kế toán quản trị, phân tích tài chính và tư vấn cho nhà quản trị. Thứ tư: Việc tổ chức phân quyền trách nhiệm cho các bộ phận chưa rõ ràng và đầy đủ chức nĕng thu thập thông tin. Trình độ của nhân viên thuộc bộ phận phụ trách về thu nhận thông tin trong các doanh nghiệp còn hạn chế. 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 4.1. Đối với doanh nghiệp Phân loại chi phí sản xuất để phục vụ cho kế toán quản trị Phân loại chi phí sản xuất để phục vụ cho kế toán quản trị Doanh nghiệp nên phân loại chi phí để có được những thông tin về chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí chìm, chi phí cơ hội, chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được,... nhằm giúp cho việc lập dự toán, lập báo cáo, lập kế hoạch để đánh giá việc thực hiện trách nhiệm của từng bộ phận quản trị. Chính vì vậy, các quyết định của doanh nghiệp như lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, lựa chọn đơn đặt hàng có lợi, định giá bán sản phẩm phù hợp,... có cĕn cứ khoa học hơn. Xây dựng hệ thống sổ kế toán để thu thập thông tin về chi phí phục vụ yêu cầu quản trị Xây dựng hệ thống sổ kế toán chi tiết chi phí trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo mối liên hệ giữa ghi sổ theo thứ tự thời gian với ghi sổ theo hệ thống các nghiệp vụ về chi phí phát sinh ở doanh nghiệp, theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí. Từ đó đáp ứng được nhu cầu theo dõi từ chi tiết đến tổng hợp đối với từng khoản mục chi phí, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin chi phí cho nhà quản trị, giúp cho việc quản lý và kiểm soát chi phí được tốt hơn. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí Công tác lập dự toán cần hoàn thiện về quy trình, nội dung đảm bảo tính thống nhất trong dự toán tổng thể của toàn doanh nghiệp. Cần thiết phải lập dự toán một cách có hệ thống. Thông tin dự toán cung cấp cần đồng bộ và toàn diện, bao quát các mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy trình thực hiện dự toán tổng thể có thể được thực hiện theo sơ đồ sau: Lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh bắt đầu từ việc tổng hợp thông tin thực hiện như tình hình thực hiện dự toán nĕm trước, các định mức tiêu 70 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019 Sơ đồ 1. Quy trình thực hiện dự toán tổng thể trong doanh nghiệp chuẩn,... kết hợp với các thông tin hiện hành như kế hoạch kinh doanh của công ty, sự biến động cung – cầu trên thị trường,... trên cơ sở đó sẽ lập nên một bản dự toán sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh. Khi các hoạt động được tiến hành, số liệu thực tế sẽ được ghi nhận và so sánh với số liệu dự toán. Các chênh lệch sẽ được tính toán, phân tích, ghi nhận. Từ đó xác định được nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng và thực hiện điều chỉnh cho phù hợp. Để quá trình lập dự toán đảm bảo hiệu quả, doanh nghiệp cần: - Tạo điều kiện cho bộ phận lập dự toán có thể hoàn thành công việc của mình với hiệu quả cao: cung cấp thông tin, cơ sở vật chất kỹ thuật, chế độ đãi ngộ cần thiết. - Có biện pháp đôn đốc, kiểm tra thường xuyên và hiệu quả để phát hiện kịp thời những sai sót trong công tác lập dự toán và quá trình thực hiện theo đúng kế hoạch đã đặt ra. Các doanh nghiệp chưa lập dự toán sản xuất kinh doanh cần thực hiện công tác này vì đây là khởi đầu, là kế hoạch, là định hướng cho mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Thực hiện tốt điều này sẽ góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. 4.2. Đối với người lập dự toán - Phải luôn tích cực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và kiến thức về lập dự toán, cầu tiến trong công việc; biết khai thác lợi ích từ các tài liệu nước ngoài phục vụ dự toán. - Doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo, đào tạo lại một cách khoa học và hợp lý để nhân sự tham gia lập dự toán tiếp thu những kiến thức cơ bản cần thiết và nâng cao kỹ nĕng công tác, đặc biệt là trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến phục vụ cho công việc. 5. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC - Quản lý thống nhất các phương pháp lập đơn giá và định mức dự toán. Xây dựng hệ thống thông tin qua lại liên tục, nhanh nhạy để xây dựng các bộ định mức và đơn giá hiệu quả, chính xác, phù hợp với tình hình thực tế và dự kiến được những biến động lớn có thể xảy ra. Sớm ban hành các quy định hướng dẫn về yếu tố trượt giá khi có sự thay đổi đột biến về giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thị trường. - Ban hành kịp thời các vĕn bản hướng dẫn điều chỉnh dự toán khi có thay đổi chính sách (tiền lương, thuế,). 6. KẾT LUẬN Công tác lập dự toán trong doanh nghiệp đặc biệt quan trọng nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh kịp thời đảm bảo yêu cầu đã đặt ra. Vì vậy, việc lập dự toán cần được hoàn thiện về quy trình, nội dung đảm bảo tính thống nhất trong dự toán tổng thể của toàn doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp có cĕn cứ để đưa ra các quyết định chính xác, kịp thời tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài báo đánh giá thực trạng công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh hiện nay ở một số doanh nghiệp, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiểu quả công tác lập dự toán sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp như Nhà nước có chính sách cụ thể trong tạo bình ổn giá, hướng dẫn về yếu tố trượt giá, đơn giá tiền lương với từng loại lao động trong từng ngành nghề; đối với doanh nghiệp cần tĕng cường công tác kiểm tra giám sát, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người tham gia lập dự toán,... Số liệu thông tin thực hiện Thông tin hiện hành Dự toán chi phí (Dự báo, ước tính) Chi phí thực tế phát sinh Phân tích biến động chi phí thực tế so với dự toán và xác định nguyên nhân chênh lệch Phương án điều chỉnh NGÀNH KINH TẾ 71Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 1(64).2019 Vũ Thị Lý - Tóm tắt quá trình đào tạo, nghiên cứu (thời điểm tốt nghiệp và chương trình đào tạo, nghiên cứu); + Nĕm 2007: Tốt nghiệp Cử nhân Kế toán - Trường Đại học Thương mại + Nĕm 2010: Tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Tóm tắt công việc hiện tại: Giảng viên bộ môn Tài chính - Kế toán, khoa Kinh tế, Trường Đại học Sao Đỏ - Lĩnh vực quan tâm: Kế toán, Tài chính, Thuế - Email: lyvu1985@gmail.com - Điện thoại: 0976365265 THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Kế toán quản trị, Trường Đại học Sao Đỏ. [2]. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang (2014), Giáo trình Kế toán quản trị, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. [3]. Phan Thị Bảo Giang, Dự toán chi phí sản xuất kinh doanh tại Công ty cà phê IASAO. [4]. [5]. Tài liệu, sổ sách của Công ty TNHH MAYTBT. [6]. Tài liệu, sổ sách của Công ty cổ phần xây dựng và Thương mại NTA.
File đính kèm:
- giai_phap_hoan_thien_cong_tac_lap_du_toan_chi_phi_san_xuat_k.pdf