Giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ núi Sam trong phát triển du lịch tỉnh An Giang
Tóm tắt
An Giang, tuy là vùng đất mới được khai phá hơn 300 năm nhưng lại là vùng đất hội tụ của
nhiều tín ngưỡng dân gian độc đáo, trong đó có tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ. Miếu thờ Bà Chúa Xứ
Núi Sam gắn liền với lễ hội Vía Bà được nhiều người biết đến. Nơi đây, từ lâu đã trở thành địa chỉ
hành hương quen thuộc của đông đảo người dân Nam Bộ và cũng là điểm đến tham quan nổi tiếng
của du khách trong và ngoài nước. Hiện nay, tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam đã và đang được
khai thác như một sản phẩm du lịch độc đáo. Trên cơ sở tìm hiểu về tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi
Sam, bài viết còn đề cập đến vấn đề khai thác tín ngưỡng này vào phát triển du lịch ở An Giang.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Bạn đang xem tài liệu "Giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ núi Sam trong phát triển du lịch tỉnh An Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ núi Sam trong phát triển du lịch tỉnh An Giang
phầ n “ẩ m phướ c” vớ i ý nghĩ a phầ n thưở ng củ a Bà ban cho nhân dân và vị Chá nh tế ra nhậ n thay. Lễ Hồ i sắ c: chiề u ngà y 27 thá ng 4 Âm lị ch, Ban Quả n trị là m lễ Hồ i sắ c, tứ c đưa bố n bà i vị củ a ông Thoạ i Ngọ c Hầ u, bà Châu Thị Tế , bà Trương Thị Miệ t và bà i vị Ban Hộ i đồ ng về lạ i lăng ông Thoạ i Ngọ c Hầ u, chí nh thứ c kế t thú c lễ hộ i. Lễ hộ i Ví a Bà Chú a Xứ Nú i Sam thoạ t đầ u chỉ do dân là ng Vĩ nh Tế tham gia cú ng tế , dầ n dầ n lượ ng khá ch từ khắ p nơi trong cả nướ c đổ về đây rấ t đông, có thể nó i đây là mộ t lễ hộ i truyề n thố ng lớ n nhấ t An Giang nó i riêng và ĐBSCL nó i chung. Với giá trị văn hóa độc đáo, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đã được Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” vào năm 2014. Phần hội: Song song vớ i phầ n lễ tạ i Miế u Bà là phầ n hộ i bao gồ m nhiề u hoạ t độ ng như: biể u diễ n văn nghệ liên quan đế n bố n dân tộ c, cá c hoạ t độ ng thể thao, vui chơi giả i trí , triể n lã m tranh nghệ thuậ t, cá c cuộ c thi tà i về ẩ m thự c, rấ t hấ p dẫ n, thu hú t đông đả o khá ch du lị ch tham gia và đá o lệ hà ng năm. 3. Tình hình khai thác giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam trong phát triển du lịch tỉnh An Giang Hiện nay, Việt Nam đang trong xu thế mở cửa và hội nhập, trong đó du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng cả trong phát triển kinh tế lẫn văn hóa. Để hoạt động du lịch phát triển theo hướng 43 bền vững, người làm du lịch đã khai thác các giá trị văn hóa từ nhiều bình diện khác nhau. Một địa điểm du lịch có sức thu hút du khách thường là địa điểm có những giá trị tổng hòa giữa các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa. Ở An Giang, Núi Sam với miếu Bà Chúa Xứ và lễ hộ i Ví a Bà đã hội tụ đủ các giá trị cho một điểm du lịch hấp dẫn du khách gần xa và là mộ t nguồn tà i nguyên du lịch văn hóa quý giá đố i vớ i hoạ t độ ng du lị ch của tỉnh. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam là mộ t sinh hoạ t tí n ngưỡ ng dân gian đã trở thà nh thông lệ và có phạ m vi tá c độ ng rộ ng lớ n, lan xa, thỏ a mã n nhu cầ u tâm linh, củ ng cố đứ c tin trong cuộ c số ng, là m phong phú thêm đờ i số ng tinh thầ n củ a con ngườ i. Thực tế cho thấy, từ tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ, người dân nơi đây đã lập miếu thờ Bà và hàng năm tổ chức lễ Vía long trọng. Qua thời gian, miếu Bà và lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam đã trở thành trọng điểm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch đến An Giang. Tính hấp dẫn của tài nguyên này chính là dựa vào khía cạnh tâm linh mang nét đặc thù nhất định của tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ, gắn với các giá trị lịch sử - văn hóa của hệ thống di tích nơi đây. Cụ thể của sức hấp dẫn đó là: - Đầu tiên qua lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam có thể khai thác giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ, giúp du khách hiểu được niềm tin của người dân nơi đây vào Bà Chúa Xứ Núi Sam và thẩm nhận được yếu tố tâm linh, linh thiêng trong lễ hội. Yếu tố này thể hiện rõ nhất qua truyền thuyết chín cô gái đồng trinh khiêng tượng Bà xuống núi theo lời mách bảo của Bà. Chính việc Bà chọn nơi ngự đã tạo nên một niềm tin vững chắc cho du khách gần xa. Họ tấp nập đến với miếu Bà là để khấn vái, cầu xin sự bình an, suôn sẻ trong cuộc sống và trong công việc. Bên cạnh đó, nhiều du khách gần xa còn đặt niềm tin tuyệt đối vào Bà khi đến để cầu duyên, cầu phúc đức và thậm chí là cầu con cái khi hiếm muộn. Do đó, đối tượng khách đến với miếu Bà cũng vô cùng đa dạng, đủ mọi lứa tuổi, nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn,Họ đến đây với cả lòng thành kính, tin tưởng vào một thế giới siêu nhiên mà ở đó, Bà Chúa Xứ luôn lắng nghe và phù hộ cho họ. Yếu tố tâm linh, tính thiêng còn thấy rõ trong việc du khách từ mọi miền đất nước đổ về miếu Bà để vay mượn tiền của Bà Chúa Xứ để về làm ăn, buôn bán. Mọi người truyền nhau về việc xin gì được nấy đã gây sự tò mò và thu hút càng nhiều khách đến để vay mượn, cầu nguyện. Có vay thì phải có trả và tạ lễ, chính niềm tin này dẫn đến việc niềm tin vào Bà Chúa Xứ và lượng khách đến miếu Bà không bao giờ suy giảm. - Đối với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam: đây là lễ hội đã được công nhận là lễ hội cấp quốc gia và là một giá trị văn hóa vùng đặc sắc, thu hút hàng triệu lượt khách hành hương, khách du lịch trong và ngoài nước đến tham dự. Khi xây dựng các điểm du lịch, người ta thường tính đến sự tiện nghi hiện đại. Tuy nhiên, chính sự độc đáo và lạ lẫm trong văn hóa vùng miền lại là yếu tố thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tìm đến tham dự. Trong thờ i gian diễ n ra lễ hộ i Vía Bà, bên cạnh phần lễ long trọng, nghiêm trang, nhiề u nơi ở An Giang nói chung và thành phố Châu Đố c nói riêng còn tổ chứ c cá c hoạ t độ ng thể thao, văn nghệ , ẩ m thự c, đua thuyề n rồ ng,sôi nổ i để phụ c vụ nhân dân và khá ch du lị ch. Du khá ch từ cá c nơi về đây không chỉ có thể xin lộ c Bà mà cò n có thể tham quan cá c di tí ch lị ch sử gầ n đó , đế n thăm và thẩm nhận cá c sả n phẩ m văn hó a ở cá c là ng nghề , kế t hợ p vớ i việ c mua sắ m đặ c sả n củ a tỉ nh như đườ ng thố t nố t, cá c loạ i mắ m,Từ đó có thể thấy rằng, từ tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam có thể khai thác phát triển loại hình du lịch lễ hội. Tour du lị ch đến với miếu Bà và tham gia lễ hộ i Ví a Bà vừ a đá p ứ ng nhu cầ u tí n ngưỡ ng (dự lễ ), vui chơi giả i trí (tham dự hộ i) và tham quan, tì m hiể u (đi thăm cá c danh thắ ng và di tí ch Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 37-46 44 Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn lị ch sử ) cù ng nhu cầ u mua sắ m hà ng hó a, đặ c sả n đị a phương (cá c chợ và trung tâm thương mạ i). Đây cũ ng là tour đượ c cá c công ty du lị ch khai thá c nhiề u nhấ t. Hình 3. Quang cảnh Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam Nguồn: Tác giả Đố i vớ i An Giang, lễ hộ i Ví a Bà Chú a Xứ Nú i Sam ngà y nay không cò n là lễ hộ i trong phạ m vi củ a tỉnh mà là cả vù ng và thậ m chí là củ a cả nướ c kể từ khi lễ hộ i đượ c công nhậ n là lễ hộ i cấ p quố c gia và đón nhận bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Có thể thấ y rằ ng, kể từ năm 2001, việ c tổ chứ c lễ hộ i Ví a Bà Chú a Xứ Nú i Sam đã trở thà nh công nghệ tổ chứ c du lị ch lễ hộ i vớ i cá c tour hấ p dẫ n là du lị ch lễ hộ i kế t hợ p vớ i tham quan di tí ch vù ng Bả y Nú i và mua sắ m tạ i chợ biên giớ i. Hầ u hế t cá c tour du lị ch từ thành phố Hồ Chí Minh và cá c tỉ nh trong khu vự c ĐBSCL đế n đây đề u là tour du lị ch liên hoà n. Đườ ng giao thông tương đố i thuậ n tiệ n, dị ch vụ lưu trú và ăn uố ng cũ ng đầ y đủ và thuậ n lợ i để phụ c vụ du khá ch. Tuy nhiên, hiệ n nay vấn đề khai thá c tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ và lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam vào phục vụ du lịch đã vấ p phả i nhữ ng khó khăn và hạn chế nhất định, làm ảnh hưởng đến giá trị văn hóa của tín ngưỡng và lễ hội. Tình trạng quá tải về khách du lịch, tình trạng mất an ninh trật tự, chèo kéo, móc túi, bán hàng rong,vẫn còn tiếp diễn đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính nghiêm trang và vẻ đẹp thanh tịnh bên trong khuôn viên miếu Bà. Hơn nữa, vấn đề nhận thức sai lệch của đại bộ phận khách du lịch, khách hành hương ngày nay về tính linh thiêng của Bà cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tính giá trị của tín ngưỡng và lễ hội. Nhiều người mê muội và cho rằng, muốn được Bà ban phước, phù hộ thì phải có lễ vật thật lớn, nhiều người ở xa đến họ sẵn sàng thuê lễ vật (chủ yếu là heo quay) và một người vào cúng lễ, xin lộc, vay vốn làm ăn. Đó chỉ là tín ngưỡng, là niềm tin của người dân vào Bà Chúa Xứ nhưng vô tình lại biến thành hiện tượng mê tín dị đoan và vô tình đem đến cái lợi cho những người sống quanh miếu Bà muốn hưởng lợi từ niềm tin của khách hành hương, khách du lịch vào sự linh thiêng của Bà. 4. Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam phục vụ du lịch tỉnh An Giang Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng mang tính toàn cầu và là một nhân tố quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia, một địa phương. Trên thực tế, du lịch là một hiện tượng mang tính hai mặt: vừa đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đồng thời cũng chính du lịch là nhân tố dẫn đến sự suy thoái về môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa - xã hội, khai thác du lịch dễ làm mất dần đi bản sắc văn hóa của từng địa phương và từng dân tộc. Vì lẽ đó, khi khai thác các giá trị văn hóa vào phục vụ du lịch, con người cần nhận thức rằng: du lịch chính là để tìm hiểu các giá trị văn hóa của các di tích, tín ngưỡng, lễ hội,và phát triển du lịch là phải gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vốn có. Từ đó, tạo ra ý thức tôn trọng và bảo tồn văn hóa địa phương cũng như của các tộc người sinh sống ở địa phương đó. Đối với tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ và lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam cũng vậy, trong quá 45 trình khai thác phục vụ du lịch cũng cần những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị vốn có của tín ngưỡng và lễ hội này. Sau đây là một số giải pháp được đề xuất: - Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác quản lý di tích, tổ chức lễ hội và phát triển du lịch Triể n khai thự c hiệ n tố t và nghiêm chỉnh cá c quy đị nh quả n lý di tích. Nghiêm cấm và ngăn chặn kịp thời tình trạng bày bán hàng rong, lấn chiếm khuôn viên di tích, làm mất đi mỹ quan và tính trang nghiêm của di tích. Đối với công tác tổ chức và quản lý lễ hội: cần tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các ban, ngành trong việc quản lý nội dung và ý nghĩa hoạt động lễ hội. Việc tổ chức lễ hội cần chú trọng việc tuyên truyền các giá trị lịch sử văn hóa của lễ hội Vía Bà cũng như những quy định của pháp luật có liên quan. Việc tuyên truyền giới thiệu về tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam, lễ hội Vía Bà và di tích miếu Bà phải được sưu tầm, nghiên cứu một cách khoa học, thận trọng trước khi tuyên truyền để bảo tồn nét đặc trưng, đảm bảo tính giá trị của tín ngưỡng và lễ hội. Tăng cường tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong lễ hội để nâng cao nhận thức của nhân dân và du khách khi tham gia lễ hội. Cần nhận thức đúng đắn ý nghĩa của việc tổ chức lễ hội để việc tổ chức lễ hội ngày càng an toàn, văn minh, thực sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với việc khai thác và phát triển du lịch: Triể n khai thự c hiệ n tố t cá c quy đị nh về du lị ch (không nâng é p giá , không đeo bá m chè o ké o khá ch du lị ch, không bá n hà ng rong, không là m tổ n hạ i môi trườ ng, không phá hủ y di tí ch, không là m mấ t trậ t tự an toà n xã hộ i,). Tiếp tục tổ chứ c cá c đoà n kiể m tra, giám sát tì nh hì nh an ninh trậ t tự , bả o đả m an toà n cho du khá ch tạ i cá c điểm di tích và trong thời gian diễn ra lễ hộ i, trá nh tì nh trạ ng giậ t đồ , mó c tú i, chèo kéo, lừa gạt gây ấ n tượ ng không tố t trong mắ t du khá ch. - Bảo tồn nét văn hóa, tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam Rất đông người dân Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng sinh sống bằng các nghề buôn bán, thủ công nghiệp, dịch vụ gắn với yếu tố thị trường nên thường xuyên đối mặt với những rủi ro. Chính vì lẽ đó mà nhu cầu tín ngưỡng của họ thông qua hoạt động thờ cúng tại miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam rất cao. Hoạt động tín ngưỡng này giúp họ vững tin hơn vào thành công và may mắn trong các hoạt động thương mại. Về khía cạnh tâm linh, tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ là một trong những tín ngưỡng được đông đảo người dân Nam Bộ tin tưởng gần như tuyệt đối. Từ nhiều năm nay, tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ mà tâm điểm là lễ hội Vía Bà đã trở thành lễ hội có tầm ảnh hưởng rộng trong cả khu vực Nam Bộ và thâm chí là cả nước. Sau 200 năm tạo dựng và phát triển, miếu Bà Chúa Xứ đã trở thành tâm điểm thu hút ngày càng nhiều lượt khách du lịch đến với An Giang. Do vậy, trong thời gian tới Ban Quản lý di tích cần phối hợp với chính quyền địa phương ngăn chặn và xử lý triệt để tình trạng hoạt động mê tín dị đoan như bói quẻ, xem chỉ tay, coi tướng số, vẫn đang diễn ra xung quanh khu vực miếu Bà. Vấn đề này về lâu dài không có lợi cho việc bảo tồn giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ và lễ hội Vía Bà. 5. Kết luận Người Việt khi đặt chân đến vùng đất Nam Bộ đã mang theo những nét văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng độc đáo, trong đó có tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ. Đã 200 năm kể từ khi ngôi miếu thờ Bà Chúa Xứ được xây dựng dưới chân núi Sam, việc thờ cúng và tổ chức lễ hội Vía Bà vẫn là tâm điểm thu hút ngày càng nhiều du khách thập phương đến cúng bái, cầu nguyện. Bên trong miếu, Bà Chúa Xứ được thờ rất trang nghiêm. Những biểu tượng mang tính hiển linh của Bà như tượng Bà, câu đối, các hình chạm Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 37-46 46 Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn khắc, hoa văn trang trí, trong miếu thờ Bà và cả những câu chuyện truyền thuyết kể về sự hiển linh của Bà, tất cả đã tạo nên một tín ngưỡng đặc sắc của cộng đồng cư dân Nam Bộ nói chung và An Giang nói riêng - tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam. Từ xa xưa và cả ngày nay, tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam, miếu Bà và lễ hội Vía Bà đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Nam Bộ. Khi xã hội phát triển, nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân ngày càng cao, nắm bắt được nhu cầu đó, ngành du lịch đã và đang khai thác tín ngưỡng và lễ hội Vía Bà tạo ra một sản phẩm du lịch vô cùng độc đáo, thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Hy vọng, công tác bảo tồn và phát huy giá trị của tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam trong thời gian tới đạt nhiều hiệu quả và tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ Núi Sam, miếu Bà và lễ hội Vía Bà luôn là trọng điểm thu hút khách du lịch tỉnh An Giang./. Tài liệu tham khảo Châu Bích Thủy. (2011). Bí ẩn về Bà Chúa Xứ Núi Sam. NXB Văn hóa - Văn nghệ. Hội Văn nghệ Châu Đốc, Ban Quản trị lăng miếu núi Sam. (2000). Lịch sử miếu Bà Chúa Xứ núi Sam. An Giang. Huỳ nh Quố c Thắ ng. (2012). Tí n ngưỡ ng Bà Chú a Xứ vớ i trọ ng điể m du lị ch hà nh hương Nú i Sam - Châu Đố c, An Giang. Kỷ yế u hộ i thả o khoa họ c Tí n ngưỡ ng thờ Mẫ u ở Nam Bộ - Bả n sắ c và giá trị . NXB Đạ i họ c Quố c gia thành phố Hồ Chí Minh, 349-354. Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường. (1990). Văn hóa và cư dân ĐBSCL. NXB Khoa học Xã hội. Phạm Côn Sơn. (2010). Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Sam và du lịch vùng Châu Đốc, An Giang. NXB Văn hóa Thông tin. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch An Giang. (2014). Quy hoạ ch tổ ng thể phá t triể n ngà nh du lị ch An Giang giai đoạ n từ năm 2014 đế n năm 2020, tầ m nhì n đế n năm 2030. An Giang. Trần Ngọc Thêm. (2013). Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ. NXB Văn hóa - Văn nghệ.
File đính kèm:
- gia_tri_van_hoa_cua_tin_nguong_tho_ba_chua_xu_nui_sam_trong.pdf