Giá trị giáo huấn của tục ngữ so sánh tiếng Hàn (Trọng tâm là các đơn vị có yếu tố chỉ con giáp)

Kho tàng tục ngữ của một dân tộc hàm chứa giá trị giáo huấn và phê phán

sâu sắc, được đúc kết cô đọng và truyền từ đời này sang đời khác. Tục ngữ so sánh tiếng Hàn

có yếu tố chỉ con giáp chuyển tải những bài học và kinh nghiệm để thế hệ sau tu dưỡng về

đạo đức, cách ứng xử trong giao tiếp, nếp sinh hoạt nhằm hoàn thiện bản thân. Bên cạnh đó,

trong tục ngữ còn có những bài học và kinh nghiệm trong phán đoán tình hình và xử lí công

việc, trong cách đối nhân xử thế. để con người có được hiệu quả tốt nhất trong công việc và

thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc trong cuộc sống. Tục ngữ so sánh cũng có giá trị cảnh

báo cho con người về hậu quả của những thói quen hoặc tính cách, phẩm chất xấu, cảnh báo

về các mối nguy hiểm trong xã hội và tự nhiên. Giá trị giáo huấn và truyền kinh nghiệm giúp

con người sống tốt hơn, tránh được những rủi ro, thất bại

Giá trị giáo huấn của tục ngữ so sánh tiếng Hàn (Trọng tâm là các đơn vị có yếu tố chỉ con giáp) trang 1

Trang 1

Giá trị giáo huấn của tục ngữ so sánh tiếng Hàn (Trọng tâm là các đơn vị có yếu tố chỉ con giáp) trang 2

Trang 2

Giá trị giáo huấn của tục ngữ so sánh tiếng Hàn (Trọng tâm là các đơn vị có yếu tố chỉ con giáp) trang 3

Trang 3

Giá trị giáo huấn của tục ngữ so sánh tiếng Hàn (Trọng tâm là các đơn vị có yếu tố chỉ con giáp) trang 4

Trang 4

Giá trị giáo huấn của tục ngữ so sánh tiếng Hàn (Trọng tâm là các đơn vị có yếu tố chỉ con giáp) trang 5

Trang 5

Giá trị giáo huấn của tục ngữ so sánh tiếng Hàn (Trọng tâm là các đơn vị có yếu tố chỉ con giáp) trang 6

Trang 6

Giá trị giáo huấn của tục ngữ so sánh tiếng Hàn (Trọng tâm là các đơn vị có yếu tố chỉ con giáp) trang 7

Trang 7

Giá trị giáo huấn của tục ngữ so sánh tiếng Hàn (Trọng tâm là các đơn vị có yếu tố chỉ con giáp) trang 8

Trang 8

Giá trị giáo huấn của tục ngữ so sánh tiếng Hàn (Trọng tâm là các đơn vị có yếu tố chỉ con giáp) trang 9

Trang 9

Giá trị giáo huấn của tục ngữ so sánh tiếng Hàn (Trọng tâm là các đơn vị có yếu tố chỉ con giáp) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 1800
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Giá trị giáo huấn của tục ngữ so sánh tiếng Hàn (Trọng tâm là các đơn vị có yếu tố chỉ con giáp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giá trị giáo huấn của tục ngữ so sánh tiếng Hàn (Trọng tâm là các đơn vị có yếu tố chỉ con giáp)

Giá trị giáo huấn của tục ngữ so sánh tiếng Hàn (Trọng tâm là các đơn vị có yếu tố chỉ con giáp)
 hiểm khó 
lường: 범새끼를 기른 셈이다 như nuôi 
hổ con: có nguồn gốc từ thành ngữ gốc 
Hán dưỡng hổ di họa. 
 Nếu hổ là chúa sơn lâm thì rồng 
được coi là Long vương, vua ở dưới nước, 
được người dân các nước vùng canh tác 
lúa nước sùng bái vì năng lực điều hòa thời 
tiết, hô mây gọi gió, tạo mưa tưới mát cho 
mùa màng. Tuy nhiên, dáng vẻ của rồng 
cũng uy nghiêm, tính cách cũng có phần 
hung tợn. Vì thế, người xưa khuyên cần 
cẩn trọng khi có ý định tiếp cận quá gần 
để tránh nguy hiểm: 1) 검은 용턱에서 
여의주 찾듯 한다 như tìm ngọc ở cằm 
rồng đen; 2) 용의 수염을 만지고 범의 
꼬리를 밟는다 sờ râu rồng, dẫm đuôi hổ. 
Tục ngữ so sánh tiếng Hàn có giá 
trị cảnh báo cũng đề cập tới tục ngữ mèo/ 
chuột, ngựa, (trứng) gà, chó: 1) cặp thù 
địch trời sinh là mèo và chuột: 고양이 
간 데 쥐 죽은 듯한다 như nơi mèo đi 
là chuột chết; 2) ngựa mù: 눈 먼 말 타고 
벼랑을 간다 cưỡi ngựa mù đi đường 
ven vách đá; 3) chất đống trứng: 달걀 
무지처럼 위태롭다 nguy hiểm như chất 
đống trứng: làm việc nhiều rủi ro, nguy 
hiểm, dại dột. Chính vì trứng dễ vỡ nên 
người Việt răn: Nâng như nâng trứng, 
hứng như hứng hoa. Người Hàn cũng 
khuyên phải cẩn thận, nhẹ nhàng: 달걀섬 
다루듯 한다 như đối với bao tải trứng; 
4) gần chó bẩn: 날 궃은 날 개 사귄 것 
같다 như quen chó ngày trời xấu: gần chó 
ngày mưa sẽ bẩn áo, quen người phiền 
toái, người xấu không có lợi, có nhiều khả 
năng sẽ bị vạ lây. Người Việt có câu: gần 
mực thì đen, gần đèn thì sáng để răn người 
trẻ cần biết chọn bạn mà chơi. Danh ngôn 
phương Tây có câu: Hãy cho tôi biết bạn 
của bạn là ai, tôi sẽ cho bạn biết bạn là 
người thế nào....
Những bài học giáo huấn trong tục 
ngữ so sánh được thể hiện khá đa dạng. Về 
đạo đức, phải sống thiện lương, nếp sống 
tiết kiệm và coi trọng việc ăn ngủ để đảm 
bảo sức khỏe và giữ gìn hình ảnh. Trong 
công việc, cần phải tỉnh táo, cẩn trọng, 
biết đánh giá đúng tình hình và con người, 
17Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
sáng suốt chọn cách xử lí để có được hiệu 
quả tốt nhất. Tục ngữ so sánh cũng mang 
giá trị cảnh báo cho con người về hậu quả 
của những thói quen hoặc tính cách, phẩm 
chất xấu, cảnh báo về các mối nguy hiểm 
trong xã hội và tự nhiên. 
3. Giá trị truyền kinh nghiệm của 
tục ngữ so sánh
Tục ngữ chính là kho tàng kinh 
nghiệm quí giá mà người đời trước đúc 
kết và để lại cho đời sau. Kinh nghiệm của 
người Hàn trong tục ngữ thể hiện khá đa 
dạng, bao gồm: kinh nghiệm trong ứng 
xử, chọn và giao tiếp với bạn bè, làm kinh 
tế, thái độ sống và làm việc...
3.1. Kinh nghiệm ứng xử trong 
giao tiếp xã hội
Quyền sở hữu tài sản cá nhân, từ 
xưa cũng đã được xác định khá rõ ràng 
kể từ sau chế độ xã hội thị tộc của loài 
người. Với những đồ vô chủ, người ta có 
thể thoải mái tự ý chia nhau thụ hưởng: 
벼락 맞은 소고기 나누어 멋듯 한다 như 
chia nhau thịt bò bị sét đánh. Câu tục ngữ 
벼락 맞은 소고기 뜯어먹듯 한다 như gặm 
thịt bò bị sét đánh được sử dụng với ý 
nghĩa: Ở những cuộc ăn chung, tập thể, 
người Hàn cho rằng, người ăn nhanh sẽ có 
lợi, những người ăn chậm sẽ chịu thiệt vì 
ăn được ít mà thức ăn đã hết. Kinh nghiệm 
của người xưa là con người cần thích nghi 
với môi trường, hoàn cảnh để có thể tồn 
tại, đi ra ngoài, sinh hoạt tập thể cần linh 
hoạt để thích ứng và tồn tại. Đây cũng có 
thể là một lời phê phán nhẹ nhàng đối với 
những người tham lam, thiếu ý tứ trong ăn 
uống nơi công cộng, đông người. 
Đôi khi, trong cuộc sống, dù không 
thoải mái và ngậm đắng nuốt cay nhưng 
vẫn phải chấp nhận thực tại không mấy tốt 
đẹp. Các đơn vị tục ngữ so sánh Hàn thuộc 
nhóm này đều là tục ngữ chó: 1) 개도 안 
짖고 도둑을 맞은 셈이다 xem như bị trộm 
mà chó không sủa: gặp biến mà không ai 
biết, bị trộm mà không có dấu vết, chứng 
cứ. Người Việt dùng câu ngậm bồ hòn làm 
ngọt để biểu đạt tâm trạng khi gặp tình 
huống tương tự hoặc điều gì đó oan ức 
nhưng khó giãi bày, giải thích, vẫn phải 
vờ như mọi chuyện đều tốt đẹp. 2) 개하고 
사귄 셈이다 xem như bạn với chó: bạn với 
người không ra gì nên gặp chuyện không 
hay vì một người bạn, không còn thể 
diện, đành chấp nhận một cách cay đắng, 
chua chát vì bản thân mình không sáng 
suốt, nhìn lầm người, chọn nhầm bạn. 3) 
미친개에게 물린 셈 친다 coi như bị chó 
điên cắn: bị nhục, bị hại bởi kẻ không ra 
gì, đành nhẫn nhịn, chấp nhận cho qua. 4) 
도둑이 개에게 물린 셈 친다 coi như trộm 
bị chó cắn: chịu nhục bởi người khác, 
nhưng lại do lỗi của mình - bản thân mình 
làm sai nên không còn lời để nói, giống 
như việc một tên kẻ trộm đi ăn trộm bị chó 
nhà chủ cắn.
3.2. Kinh nghiệm làm kinh tế
Về kinh nghiệm làm kinh tế, trong 
tục ngữ so sánh xuất hiện trường hợp cụ 
thể là nuôi bò đẻ. Theo người Hàn, nếu 
như có điều kiện, thì thỉnh thoảng nên đổi 
bò giống: 부자 집 소 개비하듯 한다 như 
nhà giàu mua bò mới: nhà giàu nhiều tiền, 
mua bò tốt, nuôi lâu, lợi nhiều. Nếu giống 
bò không tốt, hay bò già, bê con sinh ra sẽ 
còi cọc, hiệu quả kinh tế không cao. Trong 
thực tế, kinh nghiệm của người xưa cho 
thấy, việc kiếm được nhiều tiền thường 
đi kèm với tiêu nhiều: 큰 소만큼 벌면 큰 
소만큼 쓴다 nếu kiếm như bò lớn thì tiêu 
cũng như bò lớn, hàm ý này được người 
Việt diễn đạt rõ ràng như sau: kiếm nhiều 
tiêu nhiều, kiếm ít tiêu ít. Chính vì thế, 
không phải lúc nào người kiếm nhiều tiền 
cũng có thể tích lũy nhiều hơn những người 
kiếm được ít hơn, bởi nếu năng nhặt chặt 
18 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
bị và nếu không chi tiêu có kế hoạch và tiết 
kiệm thì miệng ăn núi lở. Việc kiếm nhiều 
hay ít không quan trọng bằng việc biết cách 
chi tiêu hợp lí trong số tiền mình kiếm được 
để có thể vừa trang trải cuộc sống, vừa tích 
lũy, dành dụm phòng thân và có dự trữ cho 
các kế hoạch khác của gia đình.
3.3. Kinh nghiệm đánh giá và sử 
dụng đúng giá trị của sự vật hiện tượng
Về giá trị của con người hay đồ vật, 
thường thì việc nhận chân giá trị của sự 
vật hay một con người là việc không dễ 
dàng. Trong tục ngữ, có thể nhận thấy 
quan điểm của người Hàn về giá trị khá 
rõ. Họ cho rằng, không chỉ phụ thuộc vào 
giá trị thực của sự vật nào đó, giá trị của 
một vật còn tùy thuộc vào việc người ta 
có nhìn ra chân giá trị và sử dụng nó hay 
không. Nếu người tài và vật quí được nhận 
chân giá trị và sử dụng thì sẽ giúp ích cho 
đời, ngược lại, sẽ trở thành người vô dụng, 
hoặc giống như thiên lí mã chết già trong 
chuồng, người tài tàn hơi nơi xóm vắng. 
Cũng như vậy, người Hàn liên tưởng đến 
hình ảnh củ khoai sọ trong câu tục ngữ 
so sánh: 개밥통에 토란 굴러다니듯 한다 
như củ khoai sọ lăn lóc trong bát cơm 
chó: Khoai sọ là món ăn ngon và bổ mát, 
nhưng lại không phải là đồ ăn mà chó ưa 
thích. Nếu cho chó ăn, chó chỉ ăn những 
đồ khác và bỏ lại khoai. Những vật trân 
quí như ngọc, ai cũng biết rõ giá trị và 
nâng niu, giữ gìn nó. Tuy nhiên, đối với 
rồng, nó còn là vật giúp rồng có thêm sức 
mạnh phi thường, có thể thăng thiên, hô 
mưa gọi gió: 구룡소 늙은 용이 여의주를 
어루듯 한다 như rồng già Cửu long vờn 
ngọc... 
Ở một khía cạnh khác, những người 
trẻ, do thiếu kinh nghiệm và non nớt, nên 
có đi nhiều nơi, có nhìn, có thấy, có cơ 
hội để trải nghiệm nhưng nhiều khi lại 
không hiểu gì, không biết gì, giống như: 
하룻강아지 서울 다녀온 것 같다 như chó 
con mới sinh đi Seoul về: so sánh với người 
có tới nơi phồn hoa đô hội cũng không 
biết gì. Ngoài ra, quan niệm nhân vô thập 
toàn là cách nghĩ khá phổ biến của người 
phương Đông. Con người dù có mạnh đến 
đâu cũng có điểm yếu범은 병든 것 같이 
걷는다 đi như hổ bị bệnh: hổ dũng mãnh 
nhưng dáng đi như người ốm; con người 
khi hết thời cũng không thể hô mưa gọi 
gió: 호랑이도 위험을 잃으면 쥐같이 된다 
hổ không còn nguy hiểm thì cũng giống 
như chuột: người không còn quyền thế thì 
cũng chỉ là thường dân....
3.4. Kinh nghiệm về dấu hiệu thất bại
Một số kinh nghiệm về những việc 
ít mang lại thành công và hiệu quả như 
mong muốn cũng được đúc kết và truyền 
lại trong tục ngữ tiếng Hàn - giống như 
những việc mà thế hệ sau cần tránh: 1) 
닭이 꿩새끼 기르는 격이다 như gà nuôi gà 
gô con (việc làm vô ích vì lớn lên chúng 
sẽ bỏ đi): bố mẹ nuôi con, lớn lên không 
có đứa nào sống cùng cha mẹ; 2) 밤눈 
어둔 고양이가 쥐 구멍 더듬듯 한다 như 
mèo không nhìn rõ ban đêm dò dẫm hang 
chuột; 3) 개구리 뒤에 실뱀 따라다니듯 
한다 như rắn nhỏ đi theo ếch: không chắc 
chắn thành công vì sức có hạn cũng như 
rắn con không bắt được ếch to, khỏe. 
Trong thực tế cuộc sống, đôi khi, có một 
số việc chúng ta cần phải làm và nên làm 
ngay, nếu chần chừ sẽ hỏng việc vì lỡ 
thời cơ, như việc có bệnh phải chữa: 말 
병은 사람 병 같이 약을 써야 한다 bệnh 
ngựa như bệnh người, phải dùng thuốc. 
Tuy nhiên, ngược lại, cũng có những 
việc không cần phải chu đáo quá mức: 
양주 현감 죽은 말 지키듯 한다 như quan 
huyện Dương châu giữ ngựa chết: Câu 
tục ngữ này xuất phát từ tích truyện con 
ngựa yêu của vua Hiếu Tông trên đường 
qua Dương châu thì bị chết. Quan huyện 
19Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Dương châu báo cáo việc này lên nhà vua 
và vì đợi lệnh vua mà cho người coi giữ 
thi thể ngựa chết 3 ngày. Ở đây, chỉ việc 
trung thành và lệ thuộc quá mức không 
cần thiết, thiếu bản lĩnh quyết đoán và xử 
lí công việc. 
3.5. Kinh nghiệm về đánh giá, 
phán đoán sự vật hiện tượng
Ngoài ra, chúng ta cần thận trọng 
khi nhìn nhận, đánh giá con người hay sự 
việc, đặc biệt là khi chưa tìm hiểu lí do, 
ngọn nguồn câu chuyện ở phía sau đó. Có 
những hành động hay sự việc, nhìn thấy 
và tưởng vậy nhưng không phải vậy. Hình 
ảnh 원숭이 이 잡아먹듯 한다 như khỉ bắt 
rận ăn có thể chỉ đơn thuần là hành động 
chải lông cho nhau của loài khỉ, hoặc nhặt 
bụi đất, da khô cho nhau. Người Hàn dùng 
hình ảnh này để chỉ người đang tìm cái 
gì đó rất kĩ. Người Việt có lời khuyên: 
trăm nghe không bằng một thấy, trăm 
thấy không bằng một làm. Như vậy, người 
xưa khuyên: nghe thì biết vậy, thấy chưa 
chắc đã là vậy, vì thế, phải tự làm mới có 
thể hiểu được bản chất vấn đề. Chúng ta 
không nên tin tưởng một cách mù quáng 
khi bản thân mình chưa trực tiếp kiểm 
chứng hoặc chưa được xác thực.
Việc ăn uống là nhu cầu cần thiết, 
không thể thiếu của con người. Nếu như 
người không nhịn được đói thì chó cũng 
không thể nhịn ăn: 개가 똥을 참겠다 chắc 
chó sẽ chịu nhịn cứt. Câu tục ngữ được 
người Hàn dùng để nhấn mạnh rằng, không 
thể có chuyện nào đó xảy ra. Nếu chuyện 
đó xảy ra thì chó vốn thích cứt sẽ không ăn 
cứt nữa. Ngoài ra, các kinh nghiệm về cách 
nhìn nhận thái độ của con người thể hiện 
trong tục ngữ cũng rất đáng chú ý. Đó là, 
con người, khi định làm một việc gì không 
đàng hoàng, muốn giấu giếm thường có 
thái độ, cử chỉ khác thường, lén lút vụng 
trộm: ví như: 1) 도둑개 눈치보듯 한다 
như chó ăn vụng nhìn thái độ: so sánh với 
người luôn để ý đến thái độ người khác 
mà sống; 2) 도둑개 헌바자 찌르듯 한다 
như chó trộm qua lỗ ở hàng rào cũ: trộm 
luôn rình cơ hội chủ nhà sơ xuất để trộm 
đồ; 3) 도둑개 헛눈질하듯 한다 như chó 
trộm quan sát tình huống: trộm luôn quan 
sát, chú ý xung quanh để có thể lấy trộm 
đồ và tẩu thoát an toàn; 4) 도둑고양이 
흘기듯 한다 như mèo ăn vụng liếc trộm: 
mèo có ăn vụng cũng nhìn xem chủ nhân 
có để ý không, đó cũng là hình ảnh người 
làm việc khuất tất cũng thường lén quan 
sát xem có người nào thấy hành động của 
mình không.
Kho tàng kinh nghiệm quí giá của 
người Hàn trong tục ngữ so sánh gồm có: 
kinh nghiệm trong ứng xử, giao tiếp trong 
xã hội, cộng đồng; kinh nghiệm biết chấp 
nhận và khắc phục, thích ứng với hoàn 
cảnh; kinh nghiệm làm kinh tế, biết tiết 
kiệm và có kế hoạch trong chi tiêu; kinh 
nghiệm về cách nhìn nhận, đánh giá vấn 
đề và xác định giá trị; kinh nghiệm về 
những bài học cần phải tránh để không bị 
thất bại, tổn hại trong cuộc sống.
4. Kết luận
Kho tàng tục ngữ chứa đựng những 
bài học giáo huấn, truyền kinh nghiệm sâu 
sắc và khá toàn diện. Không chỉ là những 
bài học và kinh nghiệm để thế hệ sau tu 
dưỡng về đạo đức, cách ứng xử trong giao 
tiếp, nếp sinh hoạt mà còn là những bài 
học và kinh nghiệm trong công việc để có 
được hiệu quả tốt nhất. Tục ngữ so sánh 
cũng mang giá trị cảnh báo cho con người 
về hậu quả của những thói quen hoặc tính 
cách, phẩm chất xấu, cảnh báo về các mối 
nguy hiểm trong xã hội và tự nhiên, cảnh 
báo về luật nhân quả theo giáo lí nhà Phật. 
Giá trị giáo huấn và truyền kinh nghiệm 
trong tục ngữ giúp con người biết tu thân, 
sống tốt hơn, nhờ vậy, có thể tránh được 
20 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
những rủi ro, thất bại. Giá trị nhân văn này 
hướng tới mục tiêu xây dựng một xã hội 
tốt đẹp, con người có thể sống hạnh phúc 
và bình yên.
Tài liệu tham khảo:
Tiếng Việt
[1]. Nguyễn Thùy Dương (2013).Một số tín 
hiệu thẩm mỹ trong thành ngữ, tục ngữ tiếng 
Hàn. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa 
học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia 
Hà Nội
[2]. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2013). Văn 
hóa ứng xử của người Hàn qua thành ngữ, 
tục ngữ (so sánh với Việt Nam). Luận văn 
Thạc sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội 
và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố 
Hồ Chí Minh.
[3]. Lê Thị Hương (2015). Thành ngữ, tục ngữ 
Hàn Quốc nói về động vật và thực vật (một 
vài so sánh với Việt Nam). Luận văn Thạc sĩ. 
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân 
Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội.
[4]. Nguyễn Văn Nở (2008). Biểu trưng trong 
tục ngữ người Việt. Nhà xuất bản Đại học 
Quốc gia Hà Nội.
[5]. Vũ Ngọ c Phan (2008). Tụ c ngữ , ca dao, 
dân ca Việ t Nam. Nhà xuất bản Văn họ c.
[6]. Trầ n Văn Tiế ng (2006). So sánh một số 
đặc điểm cú pháp-ngữ nghĩa của tục ngữ 
tiếng Việt và tiếng Hàn. Luận án Tiến sĩ. Đại 
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
[7]. Lê Thị Thương (2009). Nghiên cứu đối 
chiếu thành ngữ Hàn - Việt có thành tố cấu 
tạo là tên gọi động vật từ góc nhìn ngôn ngữ 
- văn hoá. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học 
Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc 
gia Hà Nội.
[8]. Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng 
Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm Từ 
điển học.
[9]. Hoàng Thị Yến (2017). Tục ngữ tiếng Hàn 
có yếu tố chỉ con mèo (liên hệ với tiếng Việt). 
Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài. tập.33số 2, 
tr.155-167.
[10]. Hoàng Thị Yến (2018), Giá trị biểu trưng 
của tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con gà, 
Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2 (204), 
2/2018, tr.37-48.
Tiếng Hàn
[11]. Ho Nyung Nyung (2011). Nghiên 
cứu so sánh tục ngữ Hàn - Trung có yếu tố 
chỉ ngựa. Đại học Hoseo. Luận văn Thạc 
sĩ. 호녕녕 (2011). 한국과 중국의 말 (馬) 
관련 속담 비교 연구. 호서 대학교. 석사 
논문
[12]. Jang Jae Hwan (2009). So sánh tục 
ngữ động vật Nhật - Hàn: trọng tâm là 
tục ngữ có yếu tố chỉ ngựa và chó. Đại 
học Danguk. Hàn Quốc. Luận văn Thạc 
sĩ. 장재환 (2009).일. 한 동물 속담에 관한 
비교. 고찰: ‘말’과 ‘개’에 관한 속담을 
중심으로. 단국 대학교. 석사 논문
[13]. Kim Myung Hwa (2011).Nghiên cứu 
so sánh tục ngữ động vật 12 con giáp Hàn 
- Trung. Đại học Dongjoo. Hàn Quốc. 
Luận văn Thạc sĩ. 김명화 (2011). 한-중 12 
지신 동물 속담 비교 연구. 동주 대학교. 
석사 논문. 
[14]. Song Jae Seun (1997). Từ điển tục 
ngữ động vật. Dongmunseon. 송재선
(1997). 동물 속담 사전. 東文選.
Trang web
[15]. https://ko.dict.naver.com
Địa chỉ: Khoa Ngoại ngữ và văn hóa Hàn 
Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học 
Quốc gia Hà Nội
Email: hoangyen70@gmail.com

File đính kèm:

  • pdfgia_tri_giao_huan_cua_tuc_ngu_so_sanh_tieng_han_trong_tam_la.pdf