Du lịch sáng tạo và nghiên cứu áp dụng xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề xứ Thanh
Tóm tắt: Du lịch sáng tạo là loại hình du lịch mới dựa trên những yếu tố bản sắc văn
hóa của cư dân địa phương. Loại hình du lịch này không yêu cầu nhiều về cơ sở vật chất lại
có tính bền vững cao. Bởi vậy, có thể nói đây là loại hình du lịch phù hợp với điều kiện ở tỉnh
Thanh Hóa, hứa hẹn có nhiều ưu thế để phát triển. Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã
chú trọng đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch. Tuy nhiên, nhiều sản phẩm du lịch vẫn còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chưa đáp ứng
được nhu cầu của khách du lịch. Vì vậy, trong bài viết này, tác giả phân tích Swot về du lịch
làng nghề xứ Thanh, với mục tiêu áp dụng các đặc điểm du lịch sáng tạo vào việc xây dựng
sản phẩm du lịch làng nghề của Thanh Hóa trong thời gian tới.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Du lịch sáng tạo và nghiên cứu áp dụng xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề xứ Thanh
ng khí lễ hội. Từ hai mô hình nghiên cứu về sản phẩm du lịch sáng tạo tại Thái Lan và Nhật Bản có thể thấy rằng, sản phẩm du lịch sáng tạo không phát triển đơn lẻ mà nó kết hợp các loại hình du lịch khác phát triển, đem lại sự đổi mới sản phẩm cho các loại hình du lịch. Bài học cho sản phẩm du lịch sáng tạo ở Việt Nam là luôn nhấn mạnh vào kết quả của quá trình trải nghiệm và tương tác, đó là khám phá bản thân, có cơ hội tìm hiểu, học hỏi từ nền văn hóa bản địa. Đặc biệt, nhấn mạnh tới sự kết nối, tương tác giữa khách du lịch và cộng đồng cư dân bản NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 111 địa. Bên cạnh đó, người dân bản địa chính là nhân vật chính cho sự phát triển sản phẩm du lịch sáng tạo. 3. Khả năng ứng dụng du lịch sáng tạo vào xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề tại Thanh Hóa Áp dụng thực tiễn đó ở Thanh Hóa, du lịch sáng tạo có thể là một bước đi khá phù hợp đối với phát triển du lịch văn hóa, nhất là du lịch làng nghề, du lịch ẩm thực Quan điểm du lịch sáng tạo như các nước Thái Lan, Nhật Bản đã và đang áp dụng không phải là điều quá khó để ứng dụng. Trong nội dung bài viết, chúng tôi đưa ra một số giải pháp trong việc ứng dụng du lịch sáng tạo vào phát triển du lịch làng nghề ở Thanh Hóa, từ đó triển khai vào phát triển cùng với các loại hình du lịch khác như du lịch ẩm thực, du lịch lễ hội Hiện nay, Thanh Hóa có 219 làng nghề, trong đó có 103 làng nghề truyền thống, cụ thể: Bảng 2: Làng nghề truyền thống ở Thanh Hoá TT Nghề Tổng số Số làng nghề hoạt động Tổng số 103 67 1 Nghề dệt 22 13 2 Nghề đan lát 20 12 3 Nghề khâu nón lá 4 2 4 Nghề mộc 4 3 5 Nghề gốm 5 2 6 Nghề đá 4 3 7 Nghề kim khí 4 3 8 Chế biến lương thực, thực phẩm 17 13 9 Nghề làm nước mắm 4 4 10 Nghề làm muối 5 3 11 Nghề khác 14 9 Nguồn: Sở Công thươngThanh Hóa [2]. Như vậy, ở bảng trên cho thấy số lượng các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa đã tăng trong những năm gần đây. Nhiều làng nghề tiêu biểu tiếp tục mở rộng quy mô như nghề chiếu cói, nghề mây tre đan Hoằng Thịnh, nghề rèn Tất Tác, nhưng cũng có những làng nghề thu hẹp, thậm chí bị mai một như làng nghề tơ tằm, dệt nhiễu Hồng Đô, làng nghề chạm khắc đá Nhuệ Thôn, nghề gốm Đông Hương, dệt thổ cẩm Bên cạnh đó, nhiều làng nghề mới được du nhập và hình thành. Tổng số làng nghề được thành lập mới là 106 làng nghề. Cụ thể: 1- Nghề mây giang đan và mây tre đan: 51 làng 2- Thuê ren, thêu màu, thêu móc: 36 làng 3- Nghề xe lõi cói, đan thảm cói: 5 làng 4- Dâu tằm tơ: 4 làng 5- Nứa cuốn, thủ công mỹ nghệ từ dừa, vỏ sò, ốc, hến, bẹ chuối: 9 làng 6- Đá mỹ nghệ (đồ trang sức bằng đá): 1 làng NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 112 Việc các làng nghề mới phát triển nhanh hơn làng nghề truyền thống cho thấy Thanh Hóa đã rất chú ý tới việc phát triển làng nghề mới. Ở một số nơi, không gian của làng nghề không còn ở phạm vi làng mà đã phát triển thành cụm làng hay xã nghề như ở các huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Hậu Lộc Sự phát triển làng nghề nhanh chóng cho thấy các phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề là phù hợp, tiềm năng của tỉnh được khơi dậy và phát huy một cách có hiệu quả. Mặc dù, có số lượng lớn về các làng nghề truyền thống và sự đa dạng về các ngành nghề khác nhau, nhưng du lịch làng nghề xứ Thanh chưa được chú trọng khai thác và còn nhiều hạn chế về sản phẩm cho du khách lựa chọn. Hiện nay, các làng nghề xứ Thanh được khai thác phục vụ phát triển du lịch qua hai hình thức sau: + Một là, làng nghề là điểm dừng chân ngắn kết hợp trong một hành trình tour. Đối với hình thức này, thời lượng tham quan chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ, hoạt động chủ yếu là mua sắm đồ lưu niệm. + Hai là, chương trình được tổ chức chuyên biệt để tham quan và tìm hiểu về làng nghề. Thời gian thực hiện tour này thường nửa ngày hoặc cả ngày. Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch Thanh Hóa hiện đã xây dựng các tour du lịch làng nghề. Tuy nhiên, việc khai thác còn nhỏ lẻ, hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Bảng 3: Phân tích SWOT đối với khai thác làng nghề truyền thống nhằm phát triển du lịch tại Thanh Hóa Điểm mạnh - Strengths Điểm yếu - Weaknesses - Làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa đa dạng về loại hình phong phú về sản phẩm. - Làng nghề truyền thống là di sản văn hóa phi vật thể có khả năng khai thác và phục vụ du lịch cao, phối hợp nhiều loại hình du lịch: tham quan, văn hóa cộng đồng, làng nghề - Thanh Hóa là tỉnh gần Hà Nội - trung tâm du lịch tạo ra sự liên kết thúc đẩy phát triển kinh tế của cả vùng. - Công tác quản lý làng nghề còn nhiều chồng chéo. Thiếu liên kết cũng như chia sẻ trách nhiệm và lợi nhuận giữa doanh nghiệp lữ hành và người dân làng nghề. - Vấn đề phát triển du lịch cộng đồng còn chưa được chú trọng. Sự tham gia vào hoạt động du lịch của dân cư sở tại còn chưa nhiều. - Cơ sở hạ tầng thấp kém, cơ sở vật chất kĩ thuật còn nhiều bất cập. - Sản phẩm du lịch chưa đặc sắc, thiếu tính hấp dẫn. Giá thành sản phẩm chưa cao. Chất lượng chưa cạnh tranh, thiếu các hàng hóa lưu niệm đặc trưng. - Các chương trình du lịch thiếu tính sáng tạo, thuần túy là tham quan. - Người dân còn thiếu kiến thức chung về văn hóa, hạn chế trình độ nghiệp vụ, chưa có khả năng giao tiếp ngoại ngữ. - Công tác xúc tiến quảng bá chưa được đầu tư. Thiếu các sự kiện đặc biệt mang tính hấp dẫn du khách. NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 113 Cơ hội - Opporturnities Thách thức - Threats - Du lịch đã trở thành một trong ba mũi nhọn phát triển kinh tế được Đảng và Nhà nước quan tâm. - Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu sản phẩm. - Các làng nghề đang đối mặt với ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là thách thức trong quá trình phát triển bền vững, đặc biệt là phát triển làng nghề gắn với du lịch. - Thiếu thốn nguyên liệu sản xuất, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp. - Đảm bảo sự tương quan giữa phát triển làng nghề mang lại lợi ích kinh tế và bảo tồn văn hóa truyền thống. Khai thác du lịch làng nghề hiện nay đang còn hoang phí về tài nguyên, manh mún, không chuyên nghiệp, không đem lại được lợi ích rõ ràng. Bởi thế, hoạt động du lịch có thể sinh ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng, bóp méo không gian văn hóa làng nghề. Đã đến lúc làm mới du lịch để du lịch làng nghề không bị rơi vào tình trạng như hiện nay. Đối chiếu với quan điểm du lịch sáng tạo đã phân tích ở trên, về mặt giá trị cốt lõi của làng nghề, chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng và khai thác được những điểm hấp dẫn của làng nghề để thu hút khách du lịch. Đến với làng nghề, du khách không chỉ tìm hiểu về kĩ thuật làm nghề, sản phẩm thủ công, mà còn bị hấp dẫn bởi đời sống của cư dân địa phương khi họ lưu trú. Đồng thời, cư dân địa phương với tư cách là chủ nhà, sẽ giới thiệu cho du khách những thói quen hằng ngày, cũng như những phong tục tập quán hấp dẫn của địa phương. Để làm rõ hơn, chúng tôi muốn phác thảo một chương trình du lịch sáng tạo chuyên biệt dành cho một làng nghề cụ thể, như làng nghề đúc đồng Trà Đông. Nghề đúc đồng cổ truyền làng Chè (Trà Đông) xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2018. Nghề đúc đồng ở đây đã có lịch sử cả nghìn năm và được bảo tồn, duy trì, phát huy cho tới ngày nay. Dưới bàn tay khéo léo và tài hoa, các nghệ nhân đã khôi phục những sản phẩm truyền thống như đúc trống đồng, chiêng đồng, đúc tượng đồng, đồ thờ, lư hương, con giống... và đỉnh cao nhất là nghệ thuật đúc trống đồng Đông Sơn với những hoa văn, chi tiết tinh xảo theo đúng hoa văn kiểu dáng xưa. Hiện nay, số cơ sở duy trì, phát triển nghề đúc đồng ở làng nghề Trà Đông là hơn 130 hộ. Các cơ sở này giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho gần 400 lao động. Hàng năm, làng nghề Trà Đông cho xuất xưởng rất nhiều sản phẩm đúc đồng phong phú về hình thức, đa dạng về chủng loại, được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi nước ngoài như: Đồ mỹ nghệ, đồ tế khí, đồ phụ tùng máy móc công nghệ, đồ lưu niệm... đủ để phục vụ cho mọi nhu cầu của nhân dân, đặc biệt là phục vụ các công trình tôn giáo như đền, chùa và các sản phẩm đặc thù khác. Chương trình du lịch sáng tạo ở làng đúc đồng Trà Đông có thể chia ra làm 2 loại: chương trình nửa ngày và một ngày, nâng cao tính kết hợp linh hoạt cho chương trình. Hoạt động cốt lõi, cố định bao gồm: tham quan tìm hiểu về làng nghề đúc đồng, hướng dẫn viên có NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 114 thể là những nghệ nhân bản địa - người hiểu nhất về mảnh đất, văn hóa và con người nơi đây. Du khách chiêm ngưỡng trống đồng cổ, nghe kể về những câu chuyện xung quanh làng đúc đồng, giải thích ý nghĩa của một số các hoa văn tiêu biểu, tham quan và nghe giới thiệu về các công đoạn làm tranh, và phần hấp dẫn nhất là tự tay điêu khắc, hay thậm chí là tham gia vào những công đoạn làm trống đồng như tạo khuôn, chỉnh sửa, làm bóng Kết hợp xen kẽ những hoạt động tìm hiểu về làng đúc đồng, du khách còn có cơ hội tham quan một số di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh xung quanh khu vực làng nghề như cụm di tích đền thờ Lê Văn Hưu được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1990. Không chỉ vậy, du khách còn có thể tham gia bữa cơm cùng gia đình với những món ăn đặc sản của vùng, tham gia vào các trò chơi dân gian địa phương. Như vậy có thể thấy, cần phải sáng tạo hơn trong việc xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn du khách, khai thác tính đặc thù riêng biệt của mỗi làng nghề để du khách tìm hiểu và trải nghiệm thực tế kĩ thuật truyền thống của mỗi làng, có thể kết hợp các trò chơi dân gian, các hoạt động trình diễn nghệ thuật truyền thống, thưởng thức ẩm thực địa phương để tăng độ hấp dẫn. Những công đoạn kĩ thuật công phu cần đòi hỏi bàn tay nghệ nhân khéo léo, phải làm nổi bật để du khách tham quan, ngưỡng mộ và kính phục. Những công đoạn kĩ thuật không quá phức tạp được thiết kế, điều chỉnh để thu hút sự tham gia trải nghiệm của du khách. Trên đây là một vài gợi ý cho xu hướng phát triển làng nghề theo hướng sáng tạo, mô hình này hoàn toàn có thể áp dụng cho các làng nghề khác và các loại hình du lịch khác ở Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, để những mô hình đó có thể phát triển và thực sự mang lại nguồn lợi cho cư dân địa phương thì ngoài điều kiện tự thân là những giá trị văn hóa của bản thân làng nghề thì cần xét tới sự tương quan giữa phát triển làng nghề mang lại lợi ích kinh tế và bảo tồn văn hóa truyền thống. Mỗi làng nghề truyền thống để hấp dẫn du khách cần xây dựng hệ thống sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính đặc trưng, cá biệt hóa, thường xuyên cải tiến mẫu mã sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến, song song với bảo tồn các công nghệ cổ truyền. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xúc tiến quảng bá cho làng nghề. Nhiều làng nghề chứa giá trị văn hóa tiềm ẩn nhưng chưa được du khách biết đến. Nhiều làng nghề dù đã mở cửa đón khách du lịch, được khách du lịch biết đến nhưng lượng khách đến cũng vô cùng khiêm tốn. Nên cần tổ chức các phiên chợ làng nghề, vừa bán sản phẩm, vừa kinh doanh ẩm thực truyền thống, xây dựng hệ thống xúc tiến phù hợp để quảng bá hình ảnh làng nghề, xây dựng và bảo hộ thương hiệu sản phẩm đặc trưng của mỗi làng nghề truyền thống. Và hơn thế nữa, vấn đề khó khăn nhất lại là con người. Có đến hơn hai trăm làng nghề ở Thanh Hóa, nhưng chưa có làng nghề được tổ chức tập huấn kỹ năng du lịch một cách bài bản. Không phải ngẫu nhiên mà lí thuyết du lịch sáng tạo lại quan niệm nhân vật chính làm cho du lịch phát triển là người dân bản địa. Không một ai có thể hiểu rõ làng nghề hơn con người sinh ra ở mảnh đất ấy. Cũng chính họ với lối sống phong tục, thói quen sinh hoạt, làm việc, chính là những tài nguyên làm đẹp cho điểm đến làng nghề, mang tới sức hấp dẫn cho NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 115 du khách. Và chính họ, nếu nhận thức đầy đủ về lợi ích cũng như giá trị khác biệt về quê hương mình sẽ là những người tích cực và hiệu quả nhất để giữ gìn và bảo tồn văn hóa. Sự lôi cuốn từ con người vừa dễ mà lại vừa khó. Sự thân thiện, thái độ hiếu khách, không khí ấm cúng của gia đình mà du khách nước ngoài đặc biệt quan tâm như một biểu hiện của chỉ số hạnh phúc, đó là những điều người Việt luôn tự hào, nay còn vẹn nguyên? Liệu chúng ta có thể làm được như Nhật Bản, truyền tải thông điệp đầy ấn tượng. Thử hỏi tiếp xúc với những cư dân như thế, có du khách nào không sẵn lòng bắt tay cùng làm việc, cùng học nghề, cùng ăn mâm cơm, và trở thành người nhà, để có được niềm hạnh phúc giản dị không tiền bạc nào có thể mang lại. Trên tất cả, đó là văn hóa trong du lịch, là tình cảm chân thành mà người dân địa phương biểu lộ để đón tiếp người phương xa. Văn hóa du lịch không phải là một dịch vụ mà là ánh sáng lấp lánh trong mọi dịch vụ du lịch được cung cấp. Có lẽ, đó là triết lý căn bản nhất để lý giải cho việc du khách mong muốn trở lại điểm dừng chân ấy không chỉ lần thứ hai, thứ ba, mà nghĩ về nơi ấy như một chốn mong về. Tài liệu tham khảo [1]. Bộ Công nghiệp, Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hiệp quốc (1996), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, Hà Nội. [2]. Sở Công thương Thanh Hóa (2016), Báo cáo tổng kết đề tài khoa học nghiên cứu xây dựng tiêu chí làng nghề TTCN, tiêu chí nghệ nhân nghề của Thanh Hóa. [3]. Đỗ Quang Dũng (2005), Về tiêu chí xác định làng nghề, tạp chí Giáo dục Lý luận. [4]. Mai Thế Hởn (chủ biên) (2003), Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [5]. Nguyễn Thị Anh Thư (2004), Giải pháp khuyến khích phát triển xuất khẩu của làng nghề phục vụ phát triển bền vững, tạp chí Nghiên cứu kinh tế. [6]. Rossitza Ohridska-Olson and Stanislav Ivanov (2010), Creative Tourism Business Model and its Application in Bulgaria. [7]. Richards, G,c Raymond .C (2000), Creative Tourism. ATLAS news. [8]. Richards, G,J Wilson. Eds (2007), Tourism, Creativity and development. Routledge. [9]. CREATIVE TOURISM AND ITS APPLICATION IN BUILDING CRAFT TOURISM PRODUCTS IN THANH LAND Vu Thi Thuy, M.A Abstract: Creative tourism is a new type of tourism based on the cultural identity of local residents. It is highly sustainable. Therefore, creative tourism is suitable for conditions in Thanh Hoa province. Over the years, Thanh Hoa province has focused on a variety of different types of tourism products to meet the needs of tourists. However, many tourism NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 116 products are still monotonous and unattractive. Therefore, this paper presents Swot analysis on craft village tourism in Thanh land with the aim of applying creative tourism to build craft tourism products in the coming time. Key words: creative tourism, type of tourism products, craft village tourism. Người phản biện: TS. Vũ Văn Tuyến (ngày nhận bài 18/12/2018; ngày gửi phản biện 18/12/2018; ngày duyệt đăng 05/01/2019).
File đính kèm:
- du_lich_sang_tao_va_nghien_cuu_ap_dung_xay_dung_san_pham_du.pdf