Định hướng đào tạo nhân lực ngành Kế toán trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Tóm tắt

Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) – một bước tiến quan trọng trong công nghệ số của nhân

loại đang tạo ra nhiều cơ hội cho nghề kế toán, bên cạnh đó cũng đặt ra những thách thức không nhỏ

đối với công tác đào tạo kế toán. Việc đào tạo nhân lực ngành Kế toán có tính khoa học, phù hợp với sự

phát triển của công nghệ số là yêu cầu tất yếu không những đối với Việt Nam mà cả các nước trên thế

giới. Trong phạm vi bài báo, tác giả đề cập đến những tác động của cuộc CMCN 4.0; yêu cầu đối với

nhân lực ngành Kế toán; đánh giá thực trạng đào tạo nhân lực ngành Kế toán tại Việt Nam hiện nay, từ

đó có những định hướng trong đào tạo kế toán tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc CMCN 4.0.

Định hướng đào tạo nhân lực ngành Kế toán trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Định hướng đào tạo nhân lực ngành Kế toán trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Định hướng đào tạo nhân lực ngành Kế toán trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Định hướng đào tạo nhân lực ngành Kế toán trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Định hướng đào tạo nhân lực ngành Kế toán trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Định hướng đào tạo nhân lực ngành Kế toán trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Định hướng đào tạo nhân lực ngành Kế toán trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

Định hướng đào tạo nhân lực ngành Kế toán trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 7380
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng đào tạo nhân lực ngành Kế toán trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định hướng đào tạo nhân lực ngành Kế toán trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Định hướng đào tạo nhân lực ngành Kế toán trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0
đã đưa IAS/IFRS vào giảng dạy ở bậc cử nhân, 
nhưng do khung pháp lý kế toán Việt Nam vẫn chú 
trọng nhiều vào các quy định cụ thể, nên cơ chế 
chính sách còn chưa hoàn thiện, do vậy một số kỹ 
thuật đặc biệt của IFRS còn chưa có căn cứ pháp 
lý để thực hiện. Đồng thời, do trở ngại về ngôn 
ngữ, trong khi IAS/IFRS được biên soạn bằng 
tiếng Anh, nên khả năng đọc, hiểu bằng ngôn ngữ 
này của sinh viên và giảng viên Việt Nam còn hết 
sức hạn chế, [2].
Hình 5. Số lượng chuẩn mực IAS/IFRS được 
giảng dạy
Thứ hai, về giảng viên giảng dạy: 
Giáo viên được coi là một trong những nguồn lực 
bắt buộc để đào tạo nhân lực phù hợp với yêu 
cầu thời đại, giáo viên có tầm ảnh hưởng quan 
trọng đến khả năng, mức độ tiếp thu kiến thức kế 
toán cũng như quyết định nghiên cứu sâu hơn 
của sinh viên. Trong quá trình quốc tế hóa đào 
tạo kế toán, quốc tế hóa trình độ giáo viên cần 
nhận được sự ủng hộ của chính sách quốc gia, 
đây là một trong những thách thức lớn trong việc 
phát triển đào tạo kế toán. Mặc dù chất lượng và 
số lượng của lực lượng đội ngũ giảng viên ngày 
một nâng cao nhưng phương pháp giảng dạy về 
cơ bản vẫn mang tính thuyết giảng làm người học 
tiếp thu một cách thụ động, nội dung giảng dạy 
mang nặng lý thuyết, tính ứng dụng thấp. Thời 
gian đứng lớp của giảng viên tại các trường còn 
quá lớn, làm hạn chế thời gian dành cho nghiên 
cứu khoa học và thâm nhập thực tế. Đặc biệt, trình 
72
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
độ ngoại ngữ của hầu hết các giảng viên còn hạn 
chế, chưa đủ khả năng để giảng dạy bằng tiếng 
Anh. Do đó, sinh viên không nâng cao được trình 
độ tiếng Anh chuyên ngành, khả năng nghiên cứu, 
tham khảo tài liệu quốc tế cũng hạn chế.
Về phương pháp giảng dạy, hầu hết vẫn theo 
phương pháp truyền thống, hạn chế khả năng tư 
duy sáng tạo của sinh viên. Theo nghiên cứu của 
TS. Trần Văn Tùng – Đại học Công nghệ Thành 
phố Hồ Chí Minh, hiện có bốn phương pháp dạy 
học tích cực đang được sử dụng để giảng dạy, 
trong đó có môn Kế toán tài chính: dạy kết hợp 
giữa lý thuyết và thực hành, thảo luận theo nhóm 
giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án và dạy học 
mô phỏng. 
Bảng 1. Kết quả thống kê của giảng viên về phương 
pháp dạy học đối với môn Kế toán tài chính
TT
Các 
phương 
pháp dạy 
học tích 
cực
Mức độ thực hiện
Thường 
xuyên
Không 
thường 
xuyên
Không có
1
Dạy kết hợp 
giữa lý thuyết 
và thực hành
14/63 
(22,22%)
43/63 
(68,25%)
6/63 
(9,53%)
2
Thảo luận 
theo nhóm 
giải quyết 
vấn đề
18/63 
(28,57%)
42/63 
(66,67%)
3/63 
(4,76%)
3
Dạy học 
theo dự án
4/63 
(6,35%)
12/63 
(19,05%)
47/63 
(74,60%)
4
Dạy học 
mô phỏng
7/63 
(11,11%)
44/63 
(69,84%)
12/63 
(19,05%)
Nguồn: tapchitaichinh.vn
Từ bảng trên cho thấy, tỷ lệ không thường xuyên 
vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong 
giảng dạy của giảng viên vẫn chiếm phần lớn. 
Đặc biệt, tỷ lệ không giảng dạy theo phương pháp 
dạy học theo dự án còn cao, tới 74,6%. Như vậy, 
phương pháp dạy học môn Kế toán tài chính tại 
các trường cao đẳng, đại học hiện nay chủ yếu 
vẫn là phương pháp thuyết trình truyền thống, các 
nhóm phương pháp dạy học tích cực ít được sử 
dụng, chỉ đạt mức độ trung bình. Bên cạnh đó, việc 
ứng dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại như 
công nghệ điện toán đám mây, kê khai trực tuyến, 
phần mềm online trong giảng dạy còn hạn chế [4].
Thứ ba, về người học: 
Chất lượng đầu vào của nhiều cơ sở đào tạo đại 
học quá thấp, chủ yếu tập trung vào các trường 
xét tuyển, tính chủ động sáng tạo trong học tập 
và nghiên cứu của sinh viên nhìn chung chưa 
cao, thiếu tư duy khoa học, đại đa số học thụ 
động, học theo phong trào, học cho qua, “học 
theo hội chứng bằng cấp”, do vậy khi tốt nghiệp 
chưa đủ kiến thức để đáp ứng được yêu cầu 
bức xúc của thực tế và bị thực tiễn chối bỏ. Chỉ 
số chất lượng đào tạo so với các nước trong khu 
vực đứng hạng 10 trên 12 nước. Kết quả khảo 
sát của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 
trên cơ sở lấy ý kiến của kế toán tại các doanh 
nghiệp cho thấy, sinh viên ngành Kế toán khi ra 
trường còn thiếu rất nhiều kỹ năng. Cụ thể, các 
kỹ năng lập kế hoạch, khả năng giải quyết công 
việc, làm việc nhóm có tỷ lệ không hài lòng và ít 
hài lòng cao. Đặc biệt, kỹ năng làm việc nhóm 
có kết quả không hài lòng là 24,1% và ít hài lòng 
là 58,7%. Bên cạnh đó, kỹ năng ngoại ngữ và 
tin học còn hạn chế, nhất là kỹ năng ngoại ngữ. 
Đây là những “lỗ hổng” cần phải được lấp đầy 
trong thời gian tới trong điều kiện bùng nổ của 
CMCN 4.0 [5].
Bảng 2. Kết quả khảo sát về kỹ năng mềm của 
cử nhân kế toán (%) [5]
TT Chỉ tiêu khảo sát
Hoàn 
toàn 
không 
hài lòng
Ít hài 
lòng
Tạm 
được
Hài 
lòng
Rất 
hài 
lòng
1 
Kỹ năng 
giao tiếp 
và ứng xử 
3,1 41,4 39,3 16,1 0
2 
Kỹ năng lập 
kế hoạch 
công việc 
23,2 53,5 23,3 0 0
3 
Kỹ năng 
phát hiện, 
giải quyết 
vấn đề 
11,3 72,3 16,4 0 0
4 
Kỹ năng 
làm việc 
nhóm 
24,1 58,7 17,2 0 0
Bảng 3. Kết quả khảo sát về kỹ năng ngoại ngữ và 
tin học của cử nhân kế toán (%) [5]
TT Chỉ tiêu khảo sát
Hoàn 
toàn 
không 
hài lòng
Ít hài 
lòng
Tạm 
được
Hài 
lòng
Rất 
hài 
lòng
1 Kỹ năng ngoại ngữ 36,0 49,3 12,4 2,3 0
2 
Kỹ năng 
sử dụng 
tin học văn 
phòng 
1,2 32,1 43,5 18,8 5,4
3 
Kỹ năng 
sử dụng 
phần mềm 
chuyên 
dùng 
18,5 35,7 42,1 3,7 0
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 73
Thứ tư, công cụ hỗ trợ đào tạo: Các công cụ hỗ 
trợ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình đào 
tạo nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy. Kế toán 
là một lĩnh vực khoa học xã hội có tính ứng dụng 
cao, trong bối cảnh CMCN 4.0 gắn liền với các 
công nghệ hiện đại như hiện nay thì yêu cầu cung 
cấp công cụ học tập và cập nhật thường xuyên, 
liên tục các công cụ đó là bắt buộc. Trong những 
năm gần đây, theo nhu cầu phát triển kinh tế xã 
hội, Nhà nước đã ban hành và thực hiện 26 chuẩn 
mực kế toán và các văn bản hướng dẫn, sửa đổi 
cũng thường xuyên được bổ sung cho việc thực 
hiện công tác kế toán. Vì vậy, việc cập nhật và đầu 
tư nâng cấp các công cụ hỗ trợ đào tạo là tất yếu. 
Tại nhiều trường học hiện nay đã được trang bị hệ 
thống máy tính kết nối internet, cài đặt các phần 
mềm kế toán được cập nhật theo chế độ kế toán 
hiện hành [3]. Tuy vậy, bên cạnh đó, còn một số 
không ít các trường vẫn sử dụng những phương 
tiện đã quá yếu kém, lạc hậu và thiếu đồng bộ, 
nhưng vẫn chậm được đầu tư nâng cấp. Các 
khóa học kế toán vẫn chọn những vật liệu không 
còn phù hợp, cập nhật chậm. Một trong những 
đòi hỏi bắt buộc của công tác đào tạo kế toán là 
phải có hệ thống máy tính hoặc chứng từ đầy đủ 
để sinh viên có cơ hội tiếp cận với thực tế, song 
nhiều đơn vị vẫn không có máy hoặc không đủ 
máy cho mỗi sinh viên. Thậm chí việc sử dụng 
các phần mềm online để nhập liệu cũng khó có 
được một đường truyền internet ổn định trong 
quá trình học. Một công cụ rất cần thiết nữa là 
các sổ sách, chứng từ cần thiết để sinh viên có 
cơ hội diện kiến hoặc luyện tập nhiều khi còn hạn 
chế hoặc đã lạc hậu.
Mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành các chuẩn mực 
kế toán nhưng hầu hết các giáo trình về kế toán 
đều được soạn theo các thông tư hướng dẫn của 
Bộ Tài chính nên hạn chế phần nào khả năng suy 
luận và phát triển kiến thức của sinh viên.
Để khắc phục những tồn tại trên cần thiết phải có 
những định hướng trong đào tạo sinh viên ngành Kế 
toán có chất lượng đáp ứng với sự phát triển kinh tế 
xã hội trong bối cảnh CMCN 4.0.
5. ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC NGÀNH 
KẾ TOÁN
Trước những thách thức đặt ra đối với nhân lực 
ngành Kế toán trong bối cảnh CMCN 4.0, đòi hỏi 
phải nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường 
đại học theo tư duy CMCN 4.0 nhằm phát triển 
các kỹ năng mới phục vụ cho công việc trong môi 
trường CMCN 4.0 tại các doanh nghiệp, cơ quan.
Về chương trình đào tạo
Để theo kịp sự phát triển của thời đại, các chương 
trình giáo dục nói chung và đào tạo nhân lực 
ngành Kế toán nói riêng phải thường xuyên cập 
nhật, đổi mới. Điều đó có nghĩa là phải đào tạo để 
có được nguồn nhân lực phù hợp với xu hướng 
phát triển của xã hội trong tương lai. Do đó, cần 
phải rà soát, chỉnh sửa lại chương trình đào tạo 
của tất cả các ngành nói chung và ngành Kế toán 
nói riêng. Bổ sung các môn học mới theo khuyến 
cáo của IFAC, như: công nghệ kỹ thuật số (bao 
gồm điện toán đám mây và sử dụng dữ liệu lớn), 
toàn cầu hóa (dịch vụ thuê ngoài kế toán) và các 
qui định mới (qui định về thuế, hình thức báo cáo 
mới, qui định về báo cáo tích hợp,). Các học 
phần chuyên ngành cần phải điều chỉnh theo 
hướng tích hợp với công nghệ thông tin. Chẳng 
hạn, môn Luật kế toán bổ sung nội dung về chứng 
từ điện tử, chữ ký số, môn Kế toán thuế bổ sung 
thực hành nội dung đăng ký, kê khai trên phần 
mềm hỗ trợ kê khai thuế, môn Tin học chuyên 
ngành bổ sung công nghệ blockchain, Bên cạnh 
đó, nội dung chương trình đào tạo cần điều chỉnh 
dần theo hướng giảng dạy IFRS kết hợp với các 
tình huống cụ thể theo yêu cầu của Việt Nam [2]. 
Việc làm này sẽ giúp người học vừa tiếp cận được 
IFRS vừa am hiểu các quy trình kế toán ở Việt 
Nam, từ đó tăng khả năng ứng dụng kiến thức 
vào thực tế của sinh viên, đáp ứng các yêu cầu 
của thị trường lao động, sinh viên ra trường làm 
việc được ngay mà không cần phải đào tạo lại. 
Tập trung vào đào tạo các kỹ năng cần thiết cho vị 
trí nhân viên kế toán quản trị. Chú trọng các môn 
công cụ như ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm. 
Định kỳ khảo sát doanh nghiệp để nắm bắt nhu 
cầu làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình 
sát với thực tiễn.
Về nghiên cứu khoa học
Trong bối cảnh CMCN 4.0, nghiên cứu khoa học 
là một trong những yêu cầu bắt buộc. Do đó, đã 
đến lúc các cơ sở giáo dục đại học phải đưa ra 
các hình thức nghiên cứu mới, trong đó phải tập 
trung quan tâm đến các vấn đề như tốc độ, kết 
quả, quá trình đánh giá. Ngoài ra, hệ thống dữ 
liệu quy mô lớn hơn và đa đạng nguồn hơn để 
phục vụ hoạt động nghiên cứu được tốt hơn [1]. 
Để làm được như vậy, đã đến lúc mỗi một cơ sở 
giáo dục đại học phải trang bị cho mình một trung 
tâm nghiên cứu để giúp cho sinh viên và cả giảng 
viên tiếp cận được với sự phát triển của khoa học 
công nghệ trong tương lai. Đối với ngành Kế toán, 
việc nghiên cứu không chỉ giới hạn trong lĩnh vực 
74
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
chuyên môn mà còn có thể các lĩnh vực kinh tế, xã 
hội khác. Từ đó mới hình thành được các kỹ năng 
con người, kỹ năng kinh doanh và kỹ năng lãnh 
đạo cho các nhà kế toán tương lai. Đối với công 
tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của 
giảng viên và sinh viên, các trường đại học cần 
phải trang bị các hệ thống thông tin nghiên cứu 
khoa học cũng như các phần mềm quản lý dự án, 
quản lý cơ sở đào tạo, bộ phận hỗ trợ tài chính. 
Đầu tư cơ sở vật chất, công cụ học tập
Các trường đại học có thể đầu tư công nghệ giúp 
sinh viên có thể thực hành để có kinh nghiệm 
thực tế trong bối cảnh CMCN 4.0, có được các 
kiến thức về những tác động xã hội tiềm ẩn của 
hệ thống tự động hóa và hệ thống thông minh và 
cách thức giải quyết các vấn đề này. Dạy học 4.0 
gồm nhiều hình thức học tập mới, thời gian và 
địa điểm học tập không bị ràng buộc, có sự thay 
đổi phù hợp với đối tượng học, cung cấp nhiều 
kỹ năng phù hợp hơn. Để làm được điều đó, bắt 
buộc phải chuyển đổi hình thức giảng dạy truyền 
thống sang các hình thức giảng dạy năng động, 
liên kết với thực tế theo mô hình giáo dục mới 
như phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo, phòng 
thí nghiệm, thư viện ảo, dưới sự hỗ trợ của 
các thiết bị thông minh. Đồng thời, phương pháp 
giáo dục cũng phải đổi mới mạnh mẽ hơn nữa 
trong việc tổ chức giảng dạy qua Internet. Qua 
đó, hình thức giáo dục sẽ linh hoạt về thời gian, 
không gian, phù hợp với điều kiện và nhu cầu cá 
nhân phát triển E-learning hay sử dụng ứng dụng 
công nghệ điện toán đám mây cho phép người 
dạy có thể cung cấp tài liệu học tập cho người học 
và thu thập lại các kết quả của quá trình dạy học 
từ phía người học một cách liên tục và linh hoạt. 
Đối với ngành Kế toán, cần tăng cường mô hình 
phòng thực hành kế toán ảo. Đây là mô hình đã và 
đang được các trường có chuyên ngành Kế toán 
áp dụng tại Việt Nam [2]. Tuy nhiên, hiện nay, cơ 
sở vật chất cho phòng thực hành chủ yếu vẫn là 
sổ sách kế toán thủ công. Do đó, cần trang bị lại 
cơ sở vật chất theo hướng công nghệ cho phòng 
thực hành kế toán ảo này. Bên cạnh đó, việc sử 
dụng các mạng xã hội đang được yêu thích hiện 
nay để cung cấp tài liệu, thực hiện hướng dẫn 
thực hành cho người học.
Về hợp tác đào tạo
Các trường đại học có thể phối hợp với các công 
ty, cơ sở đào tạo để tổ chức những khóa học 
phù hợp với những nội dung như mã hóa, quản 
lý thông tin ở những nền tảng chia sẻ được như 
điện toán đám mây và đánh giá những nhu cầu 
về kế toán theo thời gian thực của các đối tượng 
khác nhau từ nhà quản trị doanh nghiệp, các cổ 
đông, người lao động, các cơ quan phi chính phủ, 
cơ quan quản lý nhà nước và các bên có lợi ích 
liên quan khác [4]. Ngoài ra, các trường đại học 
nên thường xuyên thảo luận với các công ty dịch 
vụ kế toán, các chuyên gia/giảng viên về các lĩnh 
vực mới để điều chỉnh chương trình đào tạo của 
mình cho phù hợp. Đồng thời, các trường đại học 
hoặc là phải đầu tư vào việc đào tạo các giảng 
viên hiện có hoặc tuyển dụng chuyên gia để phối 
hợp và giảng dạy các chương trình mới. 
6. KẾT LUẬN
Đứng trước những thuận lợi và khó khăn đặt ra 
trong bối cảnh CMCN 4.0, nhân lực ngành Kế 
toán cần đảm bảo được yêu cầu cần thiết để có 
thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Để đạt 
được những yêu cầu đó, công tác đào tạo đóng 
vai trò chủ yếu. Những định hướng mà bài báo 
đã đưa ra dựa trên việc phân tích các yếu tố ảnh 
hưởng của CMCN 4.0; những yêu cầu đặt ra đối 
với người làm kế toán và thực trạng đào tạo kế 
toán hiện nay tại Việt Nam. Kết quả của bài báo 
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo từ đó nâng 
cao chất lượng nhân lực ngành Kế toán trong bối 
cảnh CMCN 4.0.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Tấn Tài (2017). Giáo dục đại học phải 
làm gì trước cuộc cách mạng 4.0. 
dai-hoc-phai-lam-gi-truoc-thach-thuc-cua-cach-
mang-cong-nghiep-40-post178343.gd
[2]. PGS.TS Hà Xuân Thạch (2017). Nghiên cứu các 
nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng IFRS tại 
Việt Nam.
[3]. John Vũ (2016). Đào tạo trực tuyến MOOCs là 
cuộc “cách mạng vĩ đại” trong hệ thống giáo 
dục, Techmaster Team. https://techmaster.vn/
posts/33951/dao-tao-truc-tuyenmoocs-la-cuoc-
cach-mang-vi-dai-trong-he-thong-giao-duc
[4]. Tapchitaichinh.vn
[5]. Đại học Quy Nhơn (2017). Kỷ yếu hội thảo khoa 
học Kế toán kiểm toán. 
[6]. Tetyana Slyozko, Nataliya Ahorodnya 
(2017). The Fourth Industrial Revolution: 
The Present and Future of Accounting and 
the Accounting Profession.

File đính kèm:

  • pdfdinh_huong_dao_tao_nhan_luc_nganh_ke_toan_trong_boi_canh_cuo.pdf