Di vật, cổ vật điển hình vùng Hàm Rồng ở Thanh Hóa

Góp phần làm nên một Hàm Rồng “danh giá” trong lịch sử và vẫn còn

nguyên giá trị cho đến ngày nay là sự “chồng dầy” và “hiện tồn” của rất nhiều loại

hình di sản văn hóa. Trong đó, di vật, cổ vật là những di sản văn hóa tiêu biểu, điển

hình và có những giá trị mang tính đại diện cho xứ Thanh, cho dân tộc. Nghiên cứu

bước đầu về di vật, cổ vật vùng Hàm Rồng nhằm làm sáng tỏ những giá trị độc đáo, và

bổ sung vào kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung. Đồng

thời, làm cơ sở cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị trong thời kỳ hội nhập một cách

hiệu quả.

Di vật, cổ vật điển hình vùng Hàm Rồng ở Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Di vật, cổ vật điển hình vùng Hàm Rồng ở Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Di vật, cổ vật điển hình vùng Hàm Rồng ở Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Di vật, cổ vật điển hình vùng Hàm Rồng ở Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Di vật, cổ vật điển hình vùng Hàm Rồng ở Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Di vật, cổ vật điển hình vùng Hàm Rồng ở Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Di vật, cổ vật điển hình vùng Hàm Rồng ở Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Di vật, cổ vật điển hình vùng Hàm Rồng ở Thanh Hóa trang 8

Trang 8

Di vật, cổ vật điển hình vùng Hàm Rồng ở Thanh Hóa trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 2480
Bạn đang xem tài liệu "Di vật, cổ vật điển hình vùng Hàm Rồng ở Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Di vật, cổ vật điển hình vùng Hàm Rồng ở Thanh Hóa

Di vật, cổ vật điển hình vùng Hàm Rồng ở Thanh Hóa
ược cho là khác rất nhiều so với lưỡi cày ở lưu vực sông Hồng và được xem như loại 
hình lưỡi cày đặc trưng của vùng sông Mã. 
 Về vũ khí, giáo có họng tra cán, thân hình tam giác bao giờ cũng chiếm tỷ lệ áp 
đảo. Trong đó, loại giáo thân hình lá mía có chuôi tra cán, các nhà khảo cổ chỉ tìm thấy 
duy nhất ở lưu vực sông Mã. Loại dao găm đốc hình củ hành, chắn tay hình sừng trâu 
tạo nên nét riêng biệt của loại hình sông Mã. Tất cả vũ khí được biết ở Đông Sơn đều là 
bạch khí (chưa thấy hỏa khí), trong đó chủ yếu là vũ khí đánh gần (như giáo, dao găm), 
rất ít vũ khí đánh xa (như mũi tên, lao) và hầu như ít thấy vũ khí phòng ngự (như bao 
tay, tấm che ngực như các nơi khác). Điều này gợi ý rằng, vũ khí thời Đông Sơn ở 
Thanh Hóa thiên về tiến công hơn là phòng thủ, phát huy mạnh hiệu quả ở việc đánh 
gần và đánh xa. Cũng xin nói thêm, có một số vũ khí được trang trí hoa văn hoặc tạo 
hình người trên cán, gợi ý thêm về chức năng biểu tượng cho quyền uy của thủ lĩnh, 
ngoài chức năng quân sự đơn thuần. 
 Về đồ dùng sinh hoạt, thạp và thố chiếm số lượng lớn, nồi chậu không nhiều, ít 
bát, đĩa. Thạp và thố ở đây có dáng và phong cách trang trí rất riêng, ngoài chức năng 
đồ đựng, một số dùng làm quan tài (có xương người bên trong). Cũng cần nói thêm về 
108 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
thạp, thố, minh khí với số lượng đáng kể và kiểu dáng riêng biệt cũng là nét đặc sắc 
trong sưu tập đồ đồng vùng sông Mã. 
 Về nhạc khí, trống đồng Đông Sơn ở Thanh Hóa có số lượng lớn nhất, chủ yếu 
là loại B và C, hiếm loại A và D (số liệu chưa đầy đủ: 35 trống ở Bảo tàng và 27 trống ở 
nơi khác). Với số lượng trống đã đề cập cũng đủ nói lên Thanh Hóa là một trong những 
trung tâm lớn về trống đồng Đông Sơn ở Việt Nam. Điểm lý thú ở đây chính là, trống 
đồng Đông Sơn không chỉ hàm chứa những giá trị sử học vô cùng quý giá, mà phân tích 
những dữ liệu liên quan đến trống đồng sẽ thấy rõ những đặc điểm đa diện về đời sống 
văn hóa, kinh tế, xã hội của thời Lạc Việt. Việc phát hiện ra những lưỡi cày đồng và 
những hình bò được khắc trên thân trống chứng tỏ thời kỳ này con người đã biết sử 
dụng sức kéo động vật vào canh tác nông nghiệp. Các nghề đánh cá, săn bắn, chăn nuôi 
gia súc và sản xuất thủ công cũng rất phát triển. Ngoài ra, sự phân bố những hiện vật tùy 
táng ở các ngôi mộ giàu nghèo thuộc thời đại đồ đồng cho thấy trong xã hội Lạc Việt 
còn tồn tại sự bất bình đẳng trong phân chia tài sản. 
 Không chỉ phản ánh đời sống kinh tế, xã hội, trống đồng Đông Sơn còn phản ánh 
khá rõ đời sống tâm linh của người Việt cổ. Với những biểu hiện gắn hình ngôi sao ở 
trung tâm mặt trống là biểu tượng của tục thờ thần Mặt Trời. Những hình người hóa trang 
lông chim trên mặt trống đồng có thể lý giải trên ba bình diện: tự nhiên học, totem học và 
sinh học. Dưới góc độ tự nhiên học, thời kỳ nguyên thủy con người sống hòa mình và phụ 
thuộc phần lớn vào tự nhiên, có khát vọng chinh phục, làm chủ tự nhiên, biểu hiện rõ nhất 
con người thời kỳ này là dùng đất thổ ban bôi lên cơ thể như một cách thể hiện sống hòa 
cùng tự nhiên. Dưới góc nhìn sinh học, việc hóa trang lông chim trên đầu như muốn gửi 
gắm khát vọng chinh phục những điều mà con người chưa thể vươn tới. Dưới góc nhìn 
totem học, việc hóa trang ấy chính như con người đang lấy thiên nhiên làm thiêng hóa 
chính mình, hòa nhập thiên nhiên để chống lại thú dữ. Suy đến cùng, con người hóa trang 
là biểu tượng thiêng hóa mình, gắn mình với tự nhiên một cách sâu sắc, bày tỏ sức mạnh 
của họ với khát vọng vươn tới làm chủ trời đất. Từ những cảnh sinh hoạt trên trống đồng, 
nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, đó là "lễ khánh thành trống đồng", "lễ chiêu hồn", 
"đám tang" hoặc "lễ cầu mùa"... của người Việt cổ được biểu tượng hóa trên mặt trống. 
 Nhiều nhà nghiên cứu nhận định, cấu trúc trên trống đồng có thể cho ta biết về 
triết lý, nhân sinh quan và niềm tin của chủ nhân sáng tạo. Theo cố GS Trần Quốc 
Vượng, quan niệm sống của chủ nhân trống đồng đã được ghi và kết tinh trong các hình 
tượng và mô típ trên tang trống. Ông đã dùng kết quả nghiên cứu liên ngành từ dân tộc 
học, xã hội học để nhận thấy quan niệm lưỡng hợp và lưỡng phân trong đời sống tâm 
linh của người Đông Sơn. Còn N.I. Nicolin trong bài “Trống đồng Đông Sơn và quan 
niệm cây thế giới” tác giả đã có sự so sánh rất lý thú về truyền thuyết người Mường và 
 109 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
biểu tượng trống đồng Đông Sơn. Dựa vào các khám phá và nhiều ý kiến về biểu tượng 
trên trống đồng của các nhà khảo cổ Việt Nam như PGS Lê Văn Lan cho rằng: trống 
đồng Đông Sơn biểu hiện mô hình thế giới, mặt trống phía trên là thế giới và trần giới, 
phần tang trống là thủy quốc và mặt dưới là âm phủ. N.I. Nicolin cho rằng: có sự liên hệ 
mật thiết giữa trống đồng, biểu tượng trên mặt trống và truyền thuyết của người Mường 
- một dân tộc rất gần với người Việt. 
 Trống đồng Đông Sơn còn phản ánh một nền nghệ thuật độc đáo, tinh xảo của cư 
dân Lạc Việt. Nghệ thuật tạo hình trên trống đồng khá độc đáo bởi kỹ thuật khắc chạm 
trên khuôn, tạo ra những hình ảnh khắc chìm chủ yếu trên mặt trống, còn trên thân trống 
thì là hình khắc hơi nổi. Nghệ nhân đã xây dựng hình ảnh trong những bố cục tròn trên 
mặt trống và ô chữ nhật trên thân trống, bên trong loại bố cục này hình ảnh được sắp 
xếp rất cân đối. Hình ảnh con người luôn được diễn tả theo tư thế động: múa, giã gạo, 
đánh trống, bơi chải... Về mặt bố cục, tất cả người, động vật đều diễu hành quanh ngôi 
sao giữa mặt trống. Đặc biệt, phần tạo hình ở đây hơi giống kiểu tạo hình Ai Cập, có thể 
nhận biết qua tốp người múa trên mặt trống, ngực hướng thẳng về phía khán giả, chân 
và đầu theo lối nhìn nghiêng. Còn trong hình chim bay thì thân cánh và đuôi được tả 
theo hình nhìn từ trên xuống, còn đầu thì theo lối nhìn nghiêng. 
 Trống đồng không những là cổ vật mà còn là bảo vật quốc gia, được nhà nước đặc 
biệt quan tâm gìn giữ. Hiện nay Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đang lưu giữ một bộ sưu tập 
trống đồng gồm 500 chiếc. Đây là niềm tự hào của văn hóa Việt Nam, trong đó có một số 
lượng không nhỏ trống đồng tìm thấy ở di chỉ Đông Sơn thuộc vùng Hàm Rồng. Trống 
đồng cùng với bộ sưu tập đồ đồng Đông Sơn hiện nay cho phép xác định sự ra đời của 
một nền nông nghiệp trồng lúa nước, dùng cày với sức kéo của trâu bò trên địa bàn bộ 
Cửu Chân xưa, đồng thời là bằng chứng khẳng định kỹ thuật luyện kim, đúc đồng của 
người Đông Sơn đã đạt đến trình độ điêu luyện và là bằng chứng khẳng định đời sống 
vật chất, tinh thần phong phú của cư dân vùng sông Mã xưa. 
 2.2. Bia ký 
 Bia ký không chỉ là di vật mà còn là di sản tư liệu quan trọng bởi bia ký là một 
thể loại biểu tượng văn hóa đặc biệt. Vượt ra khỏi ý nghĩa thuần tuý về chức năng 
chuyển tải giá trị thông tin, bia ký được coi như một “biểu tượng thiêng” của người 
Việt. Người ta đã “tín ngưỡng hóa” nhờ khả năng “biểu tượng hóa” cao độ các linh vật 
qua các hoạ tiết thiêng liêng trên bia ký. Biểu tượng thiêng hóa trên bia ký mang tính 
quy luật tất nhiên, khi chất liệu đá vốn có thuộc tính “thiêng” trong tâm thức con người. 
Mặt khác, với tư cách tư duy có tính “hình nhi hạ” của người Việt, thì việc sẵn sàng làm 
cho bề mặt bia ký trở nên dày đặc họa tiết như gấm, như hoa, với những đề tài rất khác 
110 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
nhau thấm đẫm tinh thần văn hóa dân gian, là một đam mê rất đáng trân trọng của người 
đương thời. 
 Bia ký ở Thanh Hóa có mật độ phân bố đậm đặc ở các vùng ven hạ lưu sông Mã, 
sông Chu, khu vực đồng bằng - nơi từng là lỵ sở, trung tâm chính trị, tôn giáo, văn hóa, 
kinh tế qua các thời kỳ và cả những nơi có danh thắng đẹp. Đặc biệt, vùng Hàm Rồng 
có nguồn nguyên liệu đá quý, đội ngũ thợ đục đá tài hoa ở vùng An Hoạch (Nhồi) vốn 
nổi danh từ nhiều thế kỷ trước. Việc hội đủ các yếu tố trên đã lý giải tại sao vùng Hàm 
Rồng còn hiện tồn hệ thống bia ký nhiều nhất tỉnh Thanh. Bia ký Hàm Rồng đủ thể loại, 
với nhiều niên đại khởi dựng khác nhau. Qua khảo sát thực tế cho thấy, nhóm bia ký ở các 
chùa chiếm số lượng lớn, nội dung bia chủ yếu ghi lại việc khởi dựng các ngôi chùa, cúng 
tiến của các vua, quan; nhóm bia ghi chép về các sự kiện dân sinh như làm chợ, đền, 
chùa, đình làng; nhóm bia ghi chép về việc đỗ đạt, khoa bảng; nhóm ghi chép về việc suy 
tôn các nhân thần, linh thần và các bia ghi mốc giới ruộng đất, mốc giới đình đền. 
 Đặc trưng của bia ký thường ở cách thức bố cục, tạo hình thông qua bố cục của 
trán bia, thân bia và đế bia. Ở mỗi bộ phận trên, thường mỗi thời lại có những đồ án 
trang trí khác nhau, biểu hiện quan niệm nhân sinh, tư tưởng đương thời. Trán bia là 
điểm tập trung chạm khắc biểu tượng “tầng trên”, đó là mặt trời và tinh tú, tâm trán bia 
thường chạm hình chim phượng, hoa cúc, mặt trời, tượng trưng cho nguồn sáng. Các 
hình hoa cúc được thu lại trong các góc của hai bên trán bia như những tinh tú. Thân bia 
thường ghi chép sự kiện gắn với nhân sinh. Đế bia thường là tượng rùa, con vật huyền 
thoại ở thời Phục Hy, mang trên mình là Hà Đồ và Lạc Thư như một tinh thần và tinh 
hoa của Trời - Đất. Một số ý kiến của các nhà nghiên cứu dân tộc học, mỹ thuật học cho 
rằng, bia ký được coi như một “biểu tượng”, như một trục thông tam giới, liên quan đến 
“tam - tài” (Thiên - Địa - Nhân). 
 Theo con số điều tra chưa đầy đủ, đến nay trên đất Hàm Rồng đã phát hiện đến 
hơn 100 văn bia các loại, phân bố hầu khắp các xã, phường trong vùng. Có xã, phường 
hiện đang quản lý 40 đến 50 văn bia, đây quả là số lượng bia ký rất đáng kể so với quy 
mô của một đơn vị hành chính như cấp xã. Tấm bia sớm nhất vùng Hàm Rồng phải kể 
đến An Hoạch sơn Báo Ân tự bi ký, dựng tại chùa Báo Ân. Hiện bia đã mòn chữ, không 
đọc được, GS Hoàng Xuân Hãn cho rằng: bia dựng năm Canh Thìn niên hiệu Hội 
Phong thứ 9 (1100) [1, tr 134]. 
 Bia Trùng tu Phúc Hưng tự bi cũng là tấm bia điển hình trong vùng, đang đặt 
trong khuôn viên đền thờ Dương Đình Nghệ, làng Giàng, xã Thiệu Dương (ngoài ra, ở 
đây còn 4 tấm bia triều Nguyễn khác). Bia được làm bằng một tấm đá nguyên khối đặt 
trên cái bệ hộp chữ nhật hình hoa sen, bệ cao 0,30 m, bia rộng 1,2 m, cao 1,5 m, dày 
0,25 m. Bia dựng hướng Tây, trán tạo hình vòng cung khắc lưỡng long chầu nhật, diềm 
 111 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
khắc hoa cúc cách điệu, xen lẫn chim, thú; đáy bia chạm hình cánh sen. Bia được dựng 
vào mùa hạ năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị thứ 2 (1670) đời Lê Hy Tông. Tiến sĩ khoa 
Bính Thân (1656) đời Lê Thần Tông - Lê Vinh quê thôn Thượng, xã An Hoạch soạn. 
Người viết chữ là Nguyễn Thê Hiển, tên tự là Đào Lục, quê xã Từ Minh, huyện Hoằng 
Hóa, trụ trì chính chùa Phúc Hưng. Việc lập bia để ghi công đức và ca ngợi cảnh chùa 
Phúc Hưng ở vào vị trí có nước sông chảy uốn khúc phía sau, tụ phía trước mặt, ngũ 
nhạc chầu về, tứ sơn trấn thủ, phía Bắc có quần long tụ hội, vạn mã tiến chầu, thật là 
một nơi đệ nhất thắng địa, đệ nhất linh tích. Bia cũng ghi các bậc quan viên: Quản Thị 
hầu uy, Trung đội chánh đội trưởng đô chỉ huy sứ, Ty đô chỉ huy sứ, Tả hiệu Điềm tước 
An Khê hầu Nguyễn Văn Quản và Quản Thị Hầu Kiên tả đội, Chánh đội trưởng chỉ huy 
sứ, Ty đô chỉ huy sứ, Hữu hiệu Điềm tước Điều Dương hầu Dương Đình Khoa cùng các 
bậc quan khác, xã dân trên dưới đóng góp vàng ngọc, thóc gạo tu sửa chùa. 
 Hàm Rồng là vùng đất có nhiều hang động, phong cảnh hữu tình, lại là vùng đất 
quý nên bia được khắc trên vách đá khá nhiều (bia ma nhai). Đặc điểm của loại bia ma 
nhai là khắc trên độ cao của vách đá, du khách dễ nhìn thấy khi ngước nhìn lên. Điển 
hình là các bia khắc ở động Long Quang, núi An Hoạch, núi Bàn A Nội dung bia ca 
ngợi cảnh sắc của vùng Hàm Rồng được thiên nhiên, tạo hóa ban tặng hiếm nơi nào 
sánh được. 
 Bia ký vùng Hàm Rồng không chỉ nhiều về số lượng, phong phú về thể loại và 
phong cách nghệ thuật mà còn có giá trị lịch sử với những phản ánh hiện thực một cách 
rõ nét về xã hội đương thời. Bia ký còn là một hiện vật nghệ thuật khá đặc trưng, chịu 
ảnh hưởng sâu sắc các giá trị tư tưởng, văn hóa, tín ngưỡng của một thời kỳ lịch sử nhất 
định. Đây là một loại hình di sản văn hóa có tính liên tục và hiện diện xuyên suốt chiều 
dài lịch sử của người Việt. Bản thân bia ký là các hiện vật gốc của lịch sử, văn hóa. Mặc 
dù là loại hình phản ánh đặc trưng nhưng không phổ quát. Bia ký rất quý giá vì tính 
chân thực lịch sử, tính nguyên gốc và tính chọn lọc, tập trung phản ánh thông tin đa 
chiều thể hiện trong văn tự, trong kiểu thức trang trí và nghệ thuật chạm khắc trên bia. 
 3. Kết luận 
 Hàm Rồng là một vùng văn hóa tích hợp nhiều giá trị lịch sử rất đáng tự hào. Hệ 
thống di sản văn hóa, đặc biệt là các loại hình di vật, cổ vật như đồ đồng và bia ký. Đến 
nay, mặc dù được ngành văn hóa thường xuyên kiểm kê, phân loại hàng năm nhưng 
công tác nghiên cứu chuyên sâu để có được sự nhìn nhận và đánh giá đúng mức đối với 
hệ thống di vật, cổ vật quý giá này vẫn còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Điều này 
dẫn đến nguy cơ hủy hoại, mất mát và làm biến dạng đi không ít các di vật, cổ vật quý 
trong vùng Hàm Rồng theo thời gian. Vì vậy, công tác nghiên cứu và giáo dục cộng 
đồng là rất quan trọng. Di sản sống trong cộng đồng, cùng cộng đồng phát triển là quan 
112 
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU 
hệ cộng sinh, hãy làm cho di sản vùng Hàm Rồng hòa vào dòng chảy đương đại, vững 
bước tiến lên, để không gian văn hóa du lịch Hàm Rồng trở thành khu du lịch quốc gia 
đến năm 2020 như tỉnh Thanh kỳ vọng. 
 Tài liệu tham khảo 
 [1]. Lê Tạo (2008), Nghiên cứu di sản văn hóa truyền thống Thanh Hóa (loại 
hình kiến trúc, điêu khắc), Đề tài khoa học cấp tỉnh 2008. 
 [2]. Lê Tạo, Nguyễn Văn Hải (2008), Những bia ký điển hình ở Thanh Hóa, Nxb 
Thanh Hóa. 
 [3]. Lê Thị Sáu (2006), Đông Sơn vùng văn hóa, Tập san Thông tin Khoa học, 
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa, số 6/2008, tr 106 - 108 và số 8/2009, 
tr 65 - 68. 
 [4]. Phạm Quốc Quân (2011), Sức sống Đông Sơn, Tạp chí Khảo cổ học, số 1, tr 
27 - 30. 
 [5]. Sở Văn hóa Thông tin Thanh Hóa (2004), Cổ vật văn hóa Đông Sơn ở Thanh 
Hóa, Nxb Thanh Hóa. 
 [6]. Nguyễn Khắc Sử (2012), Diễn trình phát triển văn hóa tiền sử Bắc Trung Bộ 
Việt Nam, Tạp chí Khảo cổ học, số 3, tr 10 - 21. 
 TYPICAL ANTIQUES AND ARTIFACTS OF HAM RONG 
 HISTORICAL CULTURAL RELICS IN THANH HOA PROVINCE 
 Nguyen Thi Thuc, Ph.D 
 Abstract: Many forms of existing cultural heritages full of intact values have 
contributed to build up a famous historical cultural relic like Ham Rong area. Among 
them, antiques and artifacts are typical cultural heritages imbued with representative 
values of Thanh land and our country. The paper studies initially antiques and artifacts 
of Ham Rong area to discover unique values, contributing to enrich cultural heritages 
of Thanh land in particular and the whole country in general and effectively promoting 
new values of the integration period. 
 Keywords: Artifact, antique, cultural heritage, Dong Son bronze drum, 
inscription, Ham Rong area 
 113 

File đính kèm:

  • pdfdi_vat_co_vat_dien_hinh_vung_ham_rong_o_thanh_hoa.pdf