Di sản vật thể vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa
Vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa từ xưa đến nay vốn là nơi sinh tụ của
đồng bào các dân tộc thiểu số: Thái, Mường, Mông, Dao, Khơ mú. Trong quá trình sinh sống,
đồng bào ở đây đã sáng tạo nên những giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đồ sộ, mang
đậm dấu ấn tộc người. Di sản văn hóa vật thể của vùng chủ yếu là di tích lịch sử và danh lam
thắng cảnh - nguồn tài nguyên quan trọng giúp cho du lịch phát triển. Tuy nhiên, do nhiều
nguyên nhân, việc khai thác và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể của vùng còn hạn
chế, chưa thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển như nhiều vùng miền khác.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Di sản vật thể vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Di sản vật thể vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa
đồng có đường kính mặt 50,1 cm, chiều cao 29,5 cm, đã bị vỡ một mảnh phần chân do khai quật. Còn tại Tam Lư trống được tìm thấy có đường kính mặt 40,5 m, chiều cao 24,4 cm. Cả hai mặt trống đều là hình mặt trời 8 tia mảnh. Xung quanh mặt trống là những băng hoa văn hình trám lồng, những dải mây cuộn sinh động. Mặt trống có 3 khối tượng cóc chạy ngược kim đồng hồ. Tang và lưng trống cũng được trang trí bằng những vòng hoa văn trám lồng, mây cuộn. Trống có 4 đôi quai gắn giữa phần tang và thân trống. Hai trống này được xác định thuộc trống đồng loại II - kết quả phát triển tiếp nối sau trống đồng Đông Sơn mà chủ nhân của nó là những người Việt cổ sống ở miền núi trong quá trình phân hóa Việt - Mường diễn ra suốt ngàn năm Bắc thuộc của dân tộc ta. 2.2.4. Danh lam thắng cảnh Với địa hình chủ yếu là núi cao, sông sâu, thiên nhiên đã kiến tạo nên vùng núi biên giới phía Tây rất nhiều cảnh quan tự nhiên đẹp, độc đáo. Có lẽ không ở đâu, hệ thống suối và thác lại nhiều như ở vùng biên. Cảnh quan này có thể bắt gặp ở hầu hết các bản làng, tuy nhiên nổi tiếng nhất là: +Suối Pa:bắt nguồn trên vùng giáp biên giới Việt - Lào chảy vào địa phận Việt Nam, đi qua các bản: Pa, Cha Lung, Phe, Piềng Pa rồi đổ ra sông Lò tại bản Piềng Pa (thuộc xã Tam Thanh) với chiều dài trên 25 km. Mùa khô, suối Pa đẹp tựa như mái tóc thiếu nữ uốn lượn qua 42 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI các bản, với những thửa ruộng bậc thang, tạo thành một bức tranh hữu tình. Nhưng vào mùa mưa, nước trên thượng ngàn đổ về thung lũng suối Pa, tạo thành một dòng suối khổng lồ tuôn chảy, người dân các bản không thể đi lại và giao lưu với bên ngoài. + Thác 20 sải: Hai mươi sải là từ dùng phổ biến, ước lượng dân gian cho chiều cao của thác nước này nên vùng biên có nhiều thác 20 sải ở: suối Pa, suối Khà, bản Ngàm, suối Sàng... Những thác nước này cao, nước tung trắng xóa rất đẹp. Ở bản Khà có 3 tầng, tầng dưới có vụng nước khá rộng + Bản Hậu: nằm trên địa phận xã Tam Lư, huyện Quan Sơn (km 42) trên trục đường đi Tam Thanh đến Mường Pao (tỉnh Hủa Phăn, Lào). Trong bản Hậu có vụng Hậu được xem là bến của bản. Cảnh quan nơi đây rất đẹp gắn liền với những câu chuyện huyền thoại, nửa thực nửa hư rất lý thú. + Bản Ngàm: Bản Ngàm7 thuộc xã Sơn Điện (huyện Quan Sơn), xa cách trung tâm huyện lỵ, người dân tộc Thái chiếm đến 98%, nằm bên bờ sông Luồng. Con sông bắt nguồn từ nước bạn Lào, qua cửa khẩu Na Mèo rồi đổ vào sông Mã ở địa phận Hồi Xuân huyện Quan Hóa. Bản nằm tận cùng biên giới phía Tây nên nó mộc mạc giản dị như bông hoa rừng mọc lẻ loi nơi sơn cước. Bản Ngàm có tuổi đời đã hơn 200 năm. Cái tên sơ khai gọi là bản Ta Nhăng. Có nhiều nhà dân tộc học cho rằng tên Ta Nhăng xuất hiện cách ngày nay khoảng 700 năm?. Bản Ngàm được lựa chọn xây dựng thành bản văn hóa đầu tiên của xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn. Tại bản Ngàm có rất nhiều điểm sinh thái tiêu biểu: núi Pha Đón, thác bản Nhài. Không chỉ là địa phương có nhiều thắng cảnh nổi tiếng, năm 2009, bản Ngàm được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận là “khu dân cư hiếu học tiêu biểu cấp tỉnh”, được UBND huyện công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015. + Bản Yên: từng là một bản lớn gồm 5 bản nhỏ hợp lại. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 bản có tên là Pọng Yên, là bản duy nhất ở mường Mìn lập thành một Poọng8. + Bản Chiềng: có nhiều cảnh đẹp: hát Tác Lét (thác nước); suối Bóng - Kanh Pá Ó + Hang Trùng, bản Sa Ná, xã Na Mèo:nằm ở phía dưới của suối Son. Ngay cửa hang, trên cao 50m có một nửa tấm quan tài vắt trên mô đá có cây giữ lại từ bao đời nay. + Động Bo Cúng: thuộc bản Chanh, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn mang vẻ đẹp hoang sơ và kỹ vĩ với những “lâu đài” thạch nhũ và cảnh quan hùng vĩ làm say đắm lòng người Động Bo Cúng được xếp hạng di tích cấp tỉnh tại Quyết định số 3180/QĐ-UBND ngày 18/09/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Động nằm ở độ cao trung bình từ 350 m đến 600 m so với mực nước biển. Đặc điểm nổi bật của địa hình nơi đây là có những dãy núi đá chạy dài xen kẽ các khối núi đá vôi với nhiều hang động; nhiều khe suối đan xen tạo nên cảnh sắc thơ mộng. Hướng dốc của động từ hai hướng đông, tây tụ vào khu vực trung tâm tại suối Xia, có độ dốc cao, nhiều đoạn hình thành vực. Khu vực bằng phẳng ven suối có cao độ 7 Truyền thuyết kể rằng có một ông đánh cá người bên Lào xuôi bè trên sông Luồng, bị mắc cạn rồi dạt vào một vùng ven sông. Ông bỗng thấy nơi đây núi non xanh tốt, ruộng đồng màu mỡ lại bên một dòng sông nước chảy êm đềm trong vắt, nên sinh tình muốn ở lại lập nghiệp, và ông đặt nơi đây là Ngàm. Tiếng Thái Ngàm là đẹp. Từ đó các tộc người Thái từ Mường Ca Da, từ Lào sang đến đây sinh cơ lập nghiệp tạo nên bản này. 8 Đơn vị hành chính của người Thái ngày xưa lần lượt là: Bản, Poọng, Mường, Châu, Tỉnh. 43 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI khoảng 380 m, khu vực triền núi có cao độ từ 400 - 500 m, khu vực núi cao có cao độ đỉnh từ 600 đến 700 m. + Quần thể Pha Dùa, Pha Hen vốn nằm giữa mường Mìn và mường Xia xưa (ngày nay là xã Mường Mìn và xã Sơn Thủy). Núi phía bắc sông Luồng là Pha Hen vì núi cao, đứng dưới đường vào Sơn Thủy và bờ sông Luồng nhìn lên phải ngửa mặt mới nhìn thấy đỉnh núi. Ngửa mặt tiếng Thái gọi là “hen ná” hoặc “hen khò” (ngửa cổ). Do vậy mà có tên Pha Hen. Núi phía nam sông Luồng đối diện với Pha Hen gọi là Pha Dùa (“Dùa” tiếng Thái có nghĩa là nhô ra, vươn ra). Dãy núi này vươn ra sông Luồng. Do hai dãy núi đối diện và sát gần nhau nên dân gian đã liên tưởng như chiếc cầu bắc qua sông Luồng nối liền 2 bờ từ Pha Hen và Pha Dùa. Núi Pha Dùa thơ mộng và linh thiêng, gắn với nhiều huyền thoại lưu truyền trong dân gian, trong đó đặc sắc nhất là chuyện Pha Dùa. Tóm lại, so với các vùng khác trong cả nước, mật độ di sản văn hóa vật thể tại vùng biên giới phía Tây có sự đa dạng, phát triển không đồng đều về loại hình. Hệ thống di tích lịch sử của Thanh Hóa phần lớn phân bố dọc các dòng sông mà đậm đặc nhất chính là sông Mã. Bởi đây chính là mạch nguồn sự sống của văn hóa người Việt cổ kéo dài từ thời nguyên thủy, qua Đông Sơn đến ngày nay. Còn tại vùng biên, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, rừng sâu, núi cao, độ dốc lớn nên dân cư thưa thớt. Mặc dù, sông Mã bắt nguồn từ khu vực này nhưng hầu như không có di tích lịch sử nào tồn tại ở đoạn sông này. Lịch sử cư trú của các tộc người cũng không lâu dài như ở vùng đồng bằng. Hơn nữa, đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây có tập quán du canh du cư thường xuyên hơn so với những nơi khác. Bởi vậy, mật độ của di tích lịch sử - văn hóa khá ít ỏi so với các vùng đồng bằng, duyên hải. Trong khi đó, do có sự đan xen giữa các tộc người nên loại hình nhà cổ còn lại rất nhiều, đặc sắc và phổ biến hơn cả. Cộng thêm với sự ưu đãi của thiên nhiên nên hệ thống danh lam thắng cảnh tại khu vực này cực kỳ phong phú, đa dạng gắn liền với các huyền thoại sự tích về lập làng, dựng bản của đồng bào. Ngoài ra, di sản văn hóa nơi đây còn là sự hội tụ, giao lưu giữa hai luồng văn hóa Việt - Lào. Đó là bóng dáng của câu chuyện tình yêu giữa giữa cô gái Việt và chàng trai Lào thuở xa xưa lãng mạn và bi ai gắn với núi Đá Trắng và Lá Hoa ở Mường Xia cũ. Là sự tương đồng trên những mô tip trang trí nhà ở và trang phục của đồng bào Thái. Vùng biên giới phía Tây Thanh Hóa một miền đất hội tụ nhiều lớp người, tộc người và chính họ đã tạo ra một kho tàng di sản văn hóa đồ sộ và đặc sắc. Những giá trị văn hóa trên đã góp phần tạo nên diện mạo văn hóa xứ Thanh giàu giá trị lịch sử và mang đặc trưng sắc thái tộc người. Đây là nguồn lực đặc biệt phục vụ cho phát triển du lịch địa phương và đất nước. 3. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể vùng biên giới Thanh Hóa Trong bối cảnh, cả nước đang tích cực xây dựng nông thôn mới, văn hóa trở thành động lực phát triển. Nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc của địa phương được khai thác phục vụ có hiệu quả trong việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân ở nhiều nơi. Nhiều giá trị văn hóa tưởng chừng như bị quên lãng và thất truyền đang dần được phục dựng lại. Đặc biệt, hệ thống di sản văn hóa vật thể từ trước đến nay luôn là nguồn nguyên liệu tiềm tàng cho ngành du lịch phát triển. Nhiều quốc gia, vùng miền nhờ có hệ thống di sản văn hóa vật thể đặc sắc mà trở nên phát triển: Ai Cập, Thái Lan, Trung Quốc... Với những tiềm năng về di sản 44 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI văn hóa vật thể đã nhận diện ở trên, nếu được quy hoạch, đầu tư đúng đắn, vùng biên cương sẽ có thêm nhiều cơ hội để thoát nghèo, phát triển kinh tế - xã hội góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Trước bối cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt là từ khi người Kinh có mặt ngày càng nhiều đã thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa, đẩy mạnh xu thế “Kinh hóa” tại đây. Nhiều giá trị văn hóa do sự tác động của quá trình đổi mới đã biến đổi theo cả hai chiều hướng: tích cực và tiêu cực. “Là những sản phẩm tinh thần” nên những giá trị văn hóa phi vật thể thường dễ dàng cho phép dung nạp thêm những yếu tố ngoài thời đại nó được sinh ra nên dễ bị biến đổi, “tổn thương”. Trong khi đó, di sản văn hóa vật thể thường ít khi chấp nhận, dung hòa được với những cải biến mang tính thời đại. Nhưng một di sản văn hóa vật thể có giá trị bao giờ cũng mang yếu tố phi vật thể đi kèm. Ngôi nhà là yếu tố vật thể nhưng những tập tục và ý nghĩa xung quanh ngôi nhà chính là yếu tố phi vật thể. Hai vấn đề này bổ trợ và làm tăng thêm giá trị cho di sản. Chính vì vậy, ngôi nhà thay đổi về yếu tố vật chất, các yếu tố kèm theo như yếu tố xã hội, phong tục tập quán liên quan đến ngôi nhà cũng đang dần biến đổi. Vẫn là ngôi nhà sàn nhưng vật liệu mới đã thay thế cho mái cọ, gỗ, luồng, tre, nứa. Ở bất kỳ một bản làng nào hiện nay, rất dễ nhận ra mái cọ truyền thống vẫn tồn tại bên cạnh những vật liệu mới như mái ngói, mái pro-xi măng, mái tôn hay nhựa. Khung nhiều căn nhà sàn mới hiện nay vẫn ưu tiên sử dụng gỗ, nhưng thay vì các dòng gỗ quý hiếm truyền thống, các loại gỗ tạp, gỗ từ rừng trồng có chất lượng kém hơn được thay thế hoặc người dân lựa chọn sử dụng khung cột bê tông chịu lực đối với nhà sàn. Nhiều trang thiết bị vệ sinh hiện đại cũng được lắp đặt. Có sự biến đổi trên là do quá trình giao lưu, hòa nhập của cộng đồng người Kinh diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn. Ngoài ra, các hoạt động du lịch tự phát do nhu cầu của du khách muốn thám hiểm những vùng đất hoang sơ, mang bản sắc tộc người thiểu số tăng nhanh như hiện nay cũng đem tới khá nhiều thay đổi. Sự biến đổi của ngôi nhà truyền thống dường như là xu thế tất yếu nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện đại hiện nay. Tuy nhiên, nhiều bản làng vẫn còn giữ được dáng vẻ vốn có của mình như: bản Ngàm, bản Yên, bản Hậu... Di tích lịch sử có giá trị nhất của vùng chính là đền Tư Mã Hai Đào và lễ hội Mường Xia, sau nhiều năm bị lãng quên, đã được phục dựng lại. Năm 2010, huyện Quan Sơn tổ chức lễ hội mường Xia để tri ân Tướng quân Tư Mã Hai Đào, sau đó cứ 5 năm/1 lần lễ hội được tổ chức tại di sản thu hút nhiều khách du lịch thập phương và bà con vùng Mường Xia tham dự. Là khu vực được thiên nhiên ưu đãi, nên vùng biên giới có một hệ thống danh lam thắng cảnh phong phú và đa dạng bao gồm những hệ thống sông suối, hang động độc đáo, hòa cùng với những nét kiến trúc cổ của đồng bào các dân tộc nơi đây tạo nên một bức tranh phong cảnh hữu tình thu hút nhiều khách du lịch tham quan, khám phá. Hệ thống di sản văn hóa vật thể kết hợp với di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào các dân tộc thiểu số chính là tiềm năng vô tận cho phát triển du lịch. Nhiều hình thức du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái dân tộc học đã và đang diễn ra tự phát ở các bản làng Thái cổ, bản Mông, bản Mường. Sự tự phát đôi khi còn làm biến chất văn hóa truyền thống bởi trình độ dân trí của người dân nơi đây còn thấp. Với quyết tâm xây dựng thành công nông thôn mới, đưa vùng biên cương thoát nghèo, góp phần đảm bảo vững chắc an ninh quốc phòng biên giới. Du lịch văn hóa trở thành ngành 45 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển ở nhiều xã vùng biên Thanh Hóa. Nhiều giải pháp và mô hình khai thác tiềm năng di sản nhằm phát triển du lịch đã được thực hiện và bước đầu hiệu quả. Cửa khẩu quốc tế Na Mèo được đầu tư xây dựng đang trở thành một điểm hút khách du lịch.Theo quy hoạch, thị trấn Na Mèo bao gồm toàn bộ bản Na Mèo, bản 83, Cửa khẩu quốc tế Na Mèo kéo dài xuống đến km 83 (5km). Với lợi thế từ những hang động và các cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ đã tạo cho vùng biên giới phía Tây những thế mạnh riêng, và đang dần hình thành ở đây một tuyến du lịch bắt đầu từ Quốc lộ 217 cho đến Cửa khẩu Na Mèo để kết nối các cảnh đẹp như: thác bản Xày, thác Ma Hao, núi Pù Mằn, cầu Pha Lò, bản Khạn, động Nang Non (pha Su Lú), thác bản Nhài, Pha Dùa, đền thờ Tư Mã Hai Đào, động Bo Cúng. Phát huy được lợi thế này vùng biên sẽ là một điểm đến hấp dẫn. Với hệ thống di sản văn hóa vật thể phong phú mang đậm bản sắc văn hóa tộc người, vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa đang cố gắng tận dụng những ưu thế vốn có nhằm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đảm bảo an ninh và quốc phòng. Đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Tài liệu tham khảo [1]. Báo cáo tổng kết đề tài cấp tỉnh “Xây dựng mô hình làng, bản văn hóa gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh ở các huyện vùng biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa”. [2]. Charles Robequain, "Le Thanh Hoa" ("Tỉnh Thanh Hóa"), Nxb G.VAN, 1929. [3]. Nghị định về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Số: 34/2014/NĐ-CP). [4]. Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Quan Sơn (2016), Địa chí huyện Quan Sơn, Nxb Thanh Hóa. [5]. Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Lang Chánh (2017), Địa chí huyện Lang Chánh, Nxb Thanh Hóa. [6]. dan-toc-822.html. [7]. [8]. dac-sac.html [9]. bien-vien-phia-tay-thanh-hoa/90660.htm TANGIBLE HERITAGES IN THE WESTERN BORDER OF THANH HOA Bui Thi Hau, M.A Abstract: From past to present, the western border of Thanh Hoa province has been the home of ethnic minorities: Thai, Muong, Mong, Dao, and Kho mu. In the process of living, the people here have created valuable tangible and intangible cultural heritage values imbued with the national imprints. The tangible cultural heritages of the region mainly are historical 46 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI sites and landscapes - an important resource for tourism development. However, due to many reasons, the exploitation and promotion of tangible cultural heritage values of the region are still limited to meet the requirements of local economic development nowadays. Keywords: Western border of Thanh Hoa, tangible heritages, preserve and promote values. Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Thục (ngày nhận bài 25/3/2019; ngày gửi phản biện 27/3/2019; ngày duyệt đăng 30/9/2019). 47
File đính kèm:
- di_san_vat_the_vung_bien_gioi_phia_tay_tinh_thanh_hoa.pdf