Di sản văn hóa vùng ven sông cầu với phát triển du lịch Bắc Ninh hiện nay

Tóm tắt

Di sản văn hóa nằm ven sông Cầu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh rất đa dạng, phong phú, bao gồm cả

di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Các di sản văn hóa này mang những đặc điểm riêng của vùng

văn hóa Kinh Bắc, được bảo tồn và trao truyền qua nhiều đời nay, là nguồn tài nguyên nhân văn có thể

khai thác trong phát triển du lịch, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của địa

phương. Những năm qua, tỉnh Bắc Ninh đã có sự quan tâm đầu tư cho việc bảo tồn, phát huy giá trị các

di sản, gắn với phát triển du lịch. Tuy nhiên, việc khai thác giá trị các di sản văn hóa này còn chưa phù

hợp với tiềm năng, cần phải có những định hướng, giải pháp cụ thể, hoàn thiện hơn.

Di sản văn hóa vùng ven sông cầu với phát triển du lịch Bắc Ninh hiện nay trang 1

Trang 1

Di sản văn hóa vùng ven sông cầu với phát triển du lịch Bắc Ninh hiện nay trang 2

Trang 2

Di sản văn hóa vùng ven sông cầu với phát triển du lịch Bắc Ninh hiện nay trang 3

Trang 3

Di sản văn hóa vùng ven sông cầu với phát triển du lịch Bắc Ninh hiện nay trang 4

Trang 4

Di sản văn hóa vùng ven sông cầu với phát triển du lịch Bắc Ninh hiện nay trang 5

Trang 5

Di sản văn hóa vùng ven sông cầu với phát triển du lịch Bắc Ninh hiện nay trang 6

Trang 6

Di sản văn hóa vùng ven sông cầu với phát triển du lịch Bắc Ninh hiện nay trang 7

Trang 7

Di sản văn hóa vùng ven sông cầu với phát triển du lịch Bắc Ninh hiện nay trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 7700
Bạn đang xem tài liệu "Di sản văn hóa vùng ven sông cầu với phát triển du lịch Bắc Ninh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Di sản văn hóa vùng ven sông cầu với phát triển du lịch Bắc Ninh hiện nay

Di sản văn hóa vùng ven sông cầu với phát triển du lịch Bắc Ninh hiện nay
ựa chọn, khai thác, 
đưa những di sản văn hóa ấy trở thành những 
sản phẩm du lịch độc đáo phục vụ cho du 
khách trong và ngoài nước, có khả năng mang 
lại nguồn lợi về kinh tế và đồng thời quảng bá 
văn hóa, hình ảnh cho địa phương.
Những năm qua, việc phối hợp giữa công 
tác quản lý di sản văn hóa và phát triển du lịch 
ở Bắc Ninh đã bước đầu được chú trọng. Với lợi 
thế về vị trí địa lý và tiềm năng du lịch, Bắc Ninh 
có nhiều điều kiện để phát triển du lịch, đặc 
biệt là các loại hình như du lịch văn hóa tâm 
linh, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm... Đây 
là địa phương không có các tài nguyên thiên 
nhiên đặc hữu, như không có rừng, không có 
biển, không có cảnh quan thiên nhiên đặc 
sắc, lại cũng không phải là điểm đến để mua 
sắm, nghỉ dưỡng, nên có thể khẳng định rằng, 
số lượng khách chủ yếu được thu hút bởi hệ 
thống di sản văn hóa, trong đó nổi bật là các 
di tích, lễ hội. Theo một số nghiên cứu đánh 
giá, số lượng khách du lịch đến Bắc Ninh đông 
nhất là vào những thời điểm đầu năm và mục 
đích chủ yếu của các du khách tới đây là du lịch 
tín ngưỡng tâm linh. Qua nghiên cứu thực tế 
tại điểm đền Phấn Động và đền Bà Chúa Kho 
cho thấy 80% du khách đến đây vì nhu cầu tín 
ngưỡng, khoảng 20% còn lại là tham quan, 
vãng cảnh di tích. Các điểm di tích tại khu vực 
ven sông Cầu hàng năm thu hút một lượng 
khách lớn đến đây thực hành tín ngưỡng, nổi 
bật là di tích đền Bà Chúa Kho với hàng trăm 
ngàn lượt du khách một năm. Tiếp đến là các 
điểm như đền Phấn Động, đền Cùng, đền Vua 
Bà,... cũng là điểm có số lượng du khách đến 
rất đông vào các dịp lễ hội.
Nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh về 
di sản văn hóa để phục vụ phát triển du lịch 
địa phương, năm 2011, tỉnh Bắc Ninh đã phê 
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch 
giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 
2030, trong đó nhấn mạnh việc phát triển các 
sản phẩm du lịch đặc thù gắn với các điểm di 
sản văn hóa tại vùng ven sông Cầu như: Xây 
dựng khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng miền 
Quan họ tại phường Hòa Long; trải nghiệm và 
khám phá các giá trị văn hóa làng quê vùng 
Kinh Bắc; du ngoạn sông Cầu; bảo tồn các giá 
trị văn hóa truyền thống dân tộc; hình thành 
khu du lịch văn hóa - lễ hội đền Bà Chúa Kho 
đạt tầm vóc là khu lễ hội tín ngưỡng cấp quốc 
gia; khu du lịch lịch sử chiến tuyến Như Nguyệt 
với loại hình du lịch trải nghiệm chiến trường 
lịch sử chống quân xâm lược Đến nay, các 
dự án trong quy hoạch đang được triển khai 
tại các điểm khác nhau.
Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa 
phi vật thể đại diện của nhân loại, dân ca quan 
họ thực sự là nguồn tài nguyên du lịch hấp dẫn 
du khách trong và ngoài nước. Tỉnh Bắc Ninh 
coi đây là một sản phẩm đặc thù để phục vụ 
du khách, nên đã quy hoạch các điểm tham 
quan đều có hát quan họ, đồng thời, khuyến 
khích các nghệ nhân, các câu lạc bộ quan họ 
trình diễn trong các lễ hội, các điểm di sản văn 
hóa tiêu biểu. Điều đó bước đầu đã đáp ứng 
được nhu cầu thưởng thức và tìm hiểu về di 
sản văn hóa đặc sắc này.
Trong những năm gần đây, nhằm “kích cầu”, 
tăng số lượng khách tham quan các di sản 
văn hóa, nhất là các dịp lễ hội đầu năm, bên 
cạnh việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý, 
hướng dẫn hoạt động kinh doanh du lịch, việc 
tuyên truyền, quảng bá được thực hiện dưới 
nhiều hình thức, nhất là trên các phương tiện 
thông tin đại chúng như báo, đài, internet và 
các hội chợ, triển lãm ở nhiều nơi khác nhau. 
Tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng các tour du lịch 
miễn phí bằng xe buýt có hướng dẫn viên để 
phục vụ người dân thăm nhiều điểm di sản văn 
Số 28 - Tháng 6 - 201974
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
hóa trên địa bàn tỉnh. Đầu năm 2019, UBND 
tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định công nhận 
11 điểm du lịch, trong đó khu vực ven sông 
Cầu có các điểm như Văn miếu Bắc Ninh, làng 
Viêm Xá, đền Bà Chúa Kho Điều này tạo điều 
kiện cho các doanh nghiệp lữ hành có thể chủ 
động trong việc lên kế hoạch xây dựng, thiết 
kế thông tin sản phẩm du lịch, quảng bá, đón 
du khách các nơi đến với Bắc Ninh. 
Cùng với việc đa dạng hóa các hình thức du 
lịch, những năm qua, Bắc Ninh cũng quan tâm 
đầu tư và thu hút đầu tư để xây dựng các cơ 
sở lưu trú cho du khách. Các điểm lưu trú tập 
trung tại khu vực thành phố Bắc Ninh, từ đây 
có thể dễ dàng đi tới các điểm di sản. Đến nay, 
Bắc Ninh có 604 cơ sở lưu trú, trong đó có các 
khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao. Các cơ 
sở lưu trú đã đáp ứng được nhu cầu của khách 
du lịch, nhất là nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi của 
các chuyên gia nước ngoài đang sinh sống và 
làm việc tại Bắc Ninh, góp phần tăng tỷ trọng 
ngành du lịch, đồng thời nâng cao năng lực tổ 
chức các sự kiện lớn trên địa bàn.
Với sự quan tâm, đầu tư về nhiều mặt, trong 
những năm qua, du lịch Bắc Ninh đã đạt những 
hiệu quả đáng kể. Theo số liệu thống kê, số 
lượng khách đến địa phương tăng theo từng 
năm: năm 2015 đạt 576.000 lượt khách, năm 
2016 là 874.000 lượt, năm 2017 là 1.100.000 
lượt và năm 2018 tăng lên gần 1,4 triệu lượt. 
Số lượng khách tăng lên theo từng năm đồng 
nghĩa với việc doanh thu từ du lịch cũng tăng 
đáng kể: năm 2015 thu được 382 tỷ đồng, năm 
2016 là 589 tỷ đồng, năm 2017 là 710 tỷ đồng 
và năm 2018 doanh thu đạt 855 tỷ đồng, tăng 
hơn 20% so với năm 20171. Nguồn thu này đã 
góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh 
tế chung của toàn tỉnh. Mặc dù chưa có con số 
thống kê cụ thể lượng khách cũng như doanh 
thu tại các điểm di tích, di sản ở khu vực ven 
sông Cầu, nhưng có thể khẳng định, các di sản 
văn hóa ở đây là một trong những địa điểm có 
sức cuốn hút đối với du khách.
Tuy nhiên, trong những năm qua, hoạt 
động khai thác giá trị di sản văn hóa gắn với 
phát triển du lịch vẫn còn những hạn chế, khó 
khăn nhất định. Mặc dù có tiềm năng, vốn 
di sản văn hóa phong phú, song du lịch Bắc 
Ninh còn thua kém so với nhiều địa phương 
khác. Thực tế cho thấy, số lượng du khách đến 
địa phương trong những năm qua là khá lớn 
nhưng chủ yếu tập trung ở một số điểm di tích 
tôn giáo tín ngưỡng, phục vụ nhu cầu tâm linh 
là chính. Lượng du khách này hầu như không/
chưa tiếp cận với các loại hình di sản văn hóa 
khác.
Các dự án phát triển du lịch trong khu vực 
đã được tiến hành, nhưng qua nhiều năm chưa 
thực hiện xong, các điểm quy hoạch phát triển 
du lịch đầu tư chưa đồng bộ, các loại hình dịch 
vụ du lịch như hàng lưu niệm, hướng dẫn viên, 
vui chơi giải trí, dịch vụ tư vấn thông tin chưa 
phát triển. Các sản phẩm du lịch còn thiếu tính 
đặc sắc, đơn điệu, chưa đáp ứng được mức độ 
trải nghiệm du lịch. Nhìn chung mới phát huy 
được một số yếu tố lợi thế có sẵn, chưa đầu tư 
có chiều sâu, thiếu tính sáng tạo Hoạt động 
tuyên truyền, quảng bá cho các di sản văn hóa, 
tạo hình ảnh điểm đến trong hoạt động du 
lịch còn khá nghèo nàn, chưa hấp dẫn, thu hút 
được cộng đồng.
3. Giải pháp phát huy giá trị di sản văn hóa 
phục vụ phát triển du lịch
Với những tiềm năng về nguồn di sản văn 
hóa đang hiện hữu bên đôi bờ sông Cầu cũng 
như thực trạng phát huy giá trị của các di sản 
văn hóa phục vụ cho việc phát triển du lịch, 
thiết nghĩ có một số công việc cần tiến hành 
trong thời gian tới. Khai thác các tiềm năng 
này là một phần thực hiện quy hoạch tổng thể 
phát triển du lịch của địa phương được thành 
công, thúc đẩy du lịch thực sự trở thành một 
“ngành kinh tế mũi nhọn” của địa phương, góp 
phần vào sự phát triển chung của cả nước. 
Một là, tăng đầu tư kinh phí cho các hoạt 
động bảo tồn, trùng tu tôn tạo các điểm di tích, 
75Số 28 - Tháng 6 - 2019
VĂN HÓA DU LỊCH
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
nghiên cứu phục dựng một số lễ hội truyền 
thống, phục hồi các trò chơi dân gian, tổ chức 
các sự kiện văn hóa gắn với các di tích, di sản 
mang tính chất vùng, liên vùng. Ví dụ: tổ chức 
Lễ hội chiến thắng sông Như Nguyệt (định kỳ 
3 - 5 năm một lần). Lễ hội có sự tham gia của 
nhiều làng, thôn nằm cả hai bên bờ sông Cầu 
với những kịch bản nhằm tái hiện chiến thắng 
lừng lẫy năm xưa. Cùng với đó, có thể tổ chức 
các cuộc thi bơi thuyền, bơi vượt sông, giữa 
các địa phương với nhau.
Cùng với việc đầu tư cho các điểm di tích, 
cần xây dựng mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng như 
đường giao thông, cơ sở lưu trú, biển báo chỉ 
dẫn, các cơ sở dịch vụ, thông tin liên lạc, 
phục vụ cho du khách đến du lịch tại đây. Tại 
các địa điểm như làng quan họ cổ Viêm Xá, Thị 
Cầu, cần đầu tư hoặc hướng dẫn cho người 
dân xây dựng các điểm lưu trú theo dạng 
homestay dành cho du khách lưu trú qua đêm 
thưởng thức các canh quan họ cổ cũng như 
trải nghiệm cuộc sống làng quê xứ Kinh Bắc.
Hai là, hình thành các tour/tuyến du lịch di 
sản văn hóa cụ thể, độc đáo hấp dẫn du khách. 
Cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, không chỉ 
kết nối các điểm du lịch di tích, lễ hội mà còn 
phải kết hợp với những thế mạnh du lịch làng 
nghề, du lịch sinh thái (du thuyền trên sông 
Cầu) thưởng thức những làn điệu quan họ, du 
lịch trải nghiệm (trải nghiệm làm các sản phẩm 
thủ công, làm ruộng, chăn nuôi).
Đặc biệt, cần một giải pháp phối kết hợp 
giữa hai địa phương bằng sự thỏa thuận giữa 
chính quyền Bắc Ninh và Bắc Giang trong việc 
đầu tư và phát triển du lịch tả, hữu ngạn sông 
Cầu. Nhiều bài báo, tạp chí hay công trình 
nghiên cứu đã đề xuất giải pháp nhằm phối 
hợp phát huy giá trị di sản văn hóa Quan họ 
ở đôi bờ sông Cầu, nhưng đến nay mới chỉ có 
những động thái riêng của từng bên đối với 
việc khai thác các di sản của bên mình mà chưa 
có sự bàn thảo song phương. Di sản văn hóa ở 
đôi bờ đều phong phú, đa dạng, mang những 
đặc trưng riêng, vì vậy nếu có sự kết hợp để 
cùng phát triển thì ắt hẳn sẽ tạo một điểm du 
lịch văn hóa có sức hút lớn đối với du khách. 
Để cho những dự án phát triển du lịch giữa hai 
bên được nảy nở, tiến đến thành công thì hai 
địa phương cần thống nhất bảo vệ môi trường. 
Dòng sông Cầu đang ngày một ô nhiễm nặng 
bởi sự thiếu ý thức của con người, sự xả thải 
trực tiếp xuống dòng sông mà không qua xử 
lý, làm cho con sông bị bức tử dần dần, ngày 
càng xa với những mỹ từ đã từng dành cho nó 
như sông trăng, sông lụa... Thứ nữa là cần giải 
quyết dứt điểm nạn cát tặc hoành hành trên 
sông Cầu bấy lâu nay. Việc khai thác, buôn 
bán cát vật liệu xây dựng không những làm ô 
nhiễm môi trường nước của sông Cầu mà còn 
ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan, tuổi thọ 
của nhiều điểm di tích ven sông như sạt lở nền 
móng di tích. Chính quyền địa phương nhiều 
lần ra quân chấn chỉnh, cưỡng chế thì các tàu 
cát lại nhanh chóng chạy dạt sang bờ kia. Nếu 
tình trạng này còn tiếp diễn thì việc tổ chức 
những tour/tuyến du thuyền xuôi dòng khó có 
thể thực hiện thành công.
Ba là, tăng cường quảng bá cho các di sản 
văn hóa. Từ thực tế là du khách mới biết đến 
một số điểm di tích, lễ hội, làng nghề tiêu biểu 
như đền Bà Chúa Kho, đình làng Diềm, còn 
lại những di sản khác thì thiếu thông tin, hoặc 
thoáng qua từ một nguồn nào đó. Do vậy cần 
có các chương trình, kế hoạch cụ thể về quảng 
bá, xây dựng hình ảnh điểm đến cho các di sản 
văn hóa vùng ven sông Cầu.
Việc quảng bá cho các di sản văn hóa, điểm 
đến của du khách cần tăng tần xuất trên các 
phương tiện thông tin đại chúng, các cổng 
thông tin điện tử; đa dạng hóa các hình thức 
quảng bá trên báo, đài phát thanh và truyền 
hình tỉnh. Đặc biệt coi trọng công tác quảng 
bá hình ảnh di sản bằng công nghệ điện tử, 
mạng internet Có thể tổ chức các cuộc thi 
clip hoặc phóng sự giới thiệu về các di sản; thi 
ảnh đẹp du lịch di sản...
Số 28 - Tháng 6 - 201976
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Bốn là, nâng cao nhận thức của cộng đồng 
địa phương về du lịch, thái độ giao tiếp, bảo vệ 
môi trường tại điểm di tích, lễ hội, làng nghề... 
Điều này cần được tiến hành ngay đối với một 
số làng nghề hai bên sông (Châm Khê, Đại Lâm, 
Vạn Vân, Thổ Hà...). Xây dựng kế hoạch tuyên 
truyền cho cộng đồng địa phương về kinh 
tế du lịch để người dân không chỉ là những 
người tham gia vào các lễ hội mà còn là những 
người biết làm/biết khai thác dịch vụ du lịch. 
Bên cạnh đó cũng cần nâng cao nhận thức của 
người dân về vai trò của di sản văn hóa trong 
phát triển du lịch, giúp họ có ý thức hơn trong 
việc trân trọng và giữ gìn các di sản văn hóa. 
Cần làm cho cộng đồng hiểu rõ phương châm 
lấy văn hóa để phát triển du lịch và ngược lại 
phát triển du lịch là để bảo tồn và phát huy di 
sản văn hóa, qua đó, gia tăng sự ủng hộ của 
cộng đồng đối với bảo tồn di sản.
Năm là, bổ sung, nâng cao chất lượng 
nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Để có hiệu 
quả trong khai thác giá trị các di tích phục vụ 
khách du lịch, tỉnh Bắc Ninh cần chú ý tới việc 
tuyển dụng, bổ sung đội ngũ tham gia vào 
hoạt động du lịch. Hiện nay, lực lượng tham 
gia vào hoạt động này còn tương đối mỏng, 
chưa chuyên nghiệp. Điều này dẫn tới việc 
phải đào tạo, đào tạo lại về chuyên môn, kỹ 
năng nghiệp vụ, kiến thức về lịch sử văn hóa, 
trình độ ngoại ngữ... Từ đó mới có thể đáp ứng 
được những yêu cầu ngày càng cao của hoạt 
động du lịch.
Thay lời kết
Với những đề xuất giải pháp mang tính 
bước đầu như trên, cùng với đó là các chủ 
trương, chính sách cụ thể của địa phương, 
mong rằng, trong tương lai gần, Bắc Ninh sẽ 
trở thành một trong những trung tâm du lịch 
văn hóa lớn của vùng đồng bằng châu thổ 
sông Hồng và của cả nước, tương xứng với 
tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Bảo tồn, khai 
thác và phát huy các tiềm năng di sản văn 
hóa để phát triển du lịch là hết sức cần thiết, 
góp phần vào tăng trưởng kinh tế - xã hội và 
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng 
dần tỷ trọng ngành du lịch, dịch vụ trong cơ 
cấu GDP, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập 
cho người lao động và cộng đồng dân cư, tăng 
nguồn thu ngân sách; hỗ trợ các ngành kinh tế 
khác phát triển.
T.Đ.N
(TS., Phó Trưởng khoa Di sản văn hóa, 
Trường ĐHVHHN)
Chú thích
1 Số liệu do Phòng Quản lý Du lịch, Sở Văn 
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cung cấp, 
năm 2018.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2017), Di 
sản văn hóa với chiến lược phát triển bền vững, Kỷ 
yếu Hội thảo khoa học.
2. Lê Viết Nga (chủ biên) (2013), Di tích lịch sử - 
văn hóa tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng Bắc Ninh.
3. Trần Đức Nguyên (2011), “Bảo tồn và phát 
huy giá trị các di tích thuộc phòng tuyến sông 
Như Nguyệt”, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa, số 6.
4. Quốc sử quán triều Nguyễn (2006), Đại 
Nam nhất thống chí, tập 4, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
5. UBND tỉnh Bắc Ninh (2011), Quyết định số 
151/2011/QĐ-UBND ngày 12/12/2011 về việc phê 
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh 
Bắc Ninh giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến 
năm 2030.
6. Trần Quốc Vượng (1971), “Đôi bờ Ngũ 
Huyện khê” (Hà Bắc), Tạp chí Khảo cổ học, số 16.
7. Trần Quốc Vượng (1998), “Hà Bắc trong sự 
hình thành văn minh Việt cổ”, in trong Việt Nam cái 
nhìn địa - văn hóa, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Ngày nhận bài: 20 - 3 - 2019
Ngày phản biện, đánh giá: 12 - 6 - 2019
Ngày chấp nhận đăng: 23 - 6 - 2019

File đính kèm:

  • pdfdi_san_van_hoa_vung_ven_song_cau_voi_phat_trien_du_lich_bac.pdf