Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Âu-Mỹ đến Đà Nẵng sau dịch COVID-19

Dịch bệnh COVID-19 đã mang lại những khó khăn thách thức to lớn cho du lịch thế giới. Nhiều khách sạn, doanh nghiệp lữ hành và nhà cung cấp dịch vụ phải đóng cửa vì không có khách và thiếu hụt vốn. Tuy nhiên, giai đoạn này cũng là cơ hội để các điểm đến du lịch và doanh nghiệp tái cấu trúc lại thị trường, đa dạng hóa nguồn cung du khách. Nhiều năm qua, ngành du lịch ở Đà Nẵng đã mới chỉ tập trung khai thác các nguồn lực có sẵn như lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý để thu hút du khách quốc tế mà chưa nghiên cứu sâu các lý thuyết nhu cầu để thực sự hiểu động cơ của du khách, đặc biệt là khách phương Tây. Do vậy, bài viết này tập trung đánh giá các lý thuyết liên quan đến động lực của khách hàng để thấy rõ lực đẩy (push factors) và lực kéo (pull factors) với đối tượng khách phương Tây. Bài viết đề cao nghiên cứu các nhân tố như tự khám phá (self-exploration), uy tín (prestige) và tự khẳng định giá trị bản thân (self-value expression). Những yếu tố này là quan trọng để Đà Nẵng thực hiện đa dạng hóa thị trường, chuyển dịch cơ cấu khách du lịch trong thời gian tới

Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Âu-Mỹ đến Đà Nẵng sau dịch COVID-19 trang 1

Trang 1

Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Âu-Mỹ đến Đà Nẵng sau dịch COVID-19 trang 2

Trang 2

Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Âu-Mỹ đến Đà Nẵng sau dịch COVID-19 trang 3

Trang 3

Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Âu-Mỹ đến Đà Nẵng sau dịch COVID-19 trang 4

Trang 4

Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Âu-Mỹ đến Đà Nẵng sau dịch COVID-19 trang 5

Trang 5

Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Âu-Mỹ đến Đà Nẵng sau dịch COVID-19 trang 6

Trang 6

Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Âu-Mỹ đến Đà Nẵng sau dịch COVID-19 trang 7

Trang 7

Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Âu-Mỹ đến Đà Nẵng sau dịch COVID-19 trang 8

Trang 8

Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Âu-Mỹ đến Đà Nẵng sau dịch COVID-19 trang 9

Trang 9

Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Âu-Mỹ đến Đà Nẵng sau dịch COVID-19 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 6120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Âu-Mỹ đến Đà Nẵng sau dịch COVID-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Âu-Mỹ đến Đà Nẵng sau dịch COVID-19

Đề xuất giải pháp thu hút khách du lịch Âu-Mỹ đến Đà Nẵng sau dịch COVID-19
h 
nghỉ dưỡng cặp đôi/ honeymoon, FIT trẻ, 
MICE - golf. Thành phố đã hướng tới hình 
thành những sản phẩm du lịch chủ lực, độc đáo, 
ấn tượng như Công viên châu Á (Sun World 
Danang Wonders), Công viên Suối khoáng 
nóng Núi Thần Tài, khu giải trí Helio Center, 
khu du lịch Sun World Ba Na Hills Và mới 
nhất là Công viên nước Mikazuki Water Park 
365 Đà Nẵng. (2) Đà Nẵng đã chú trọng đầu tư 
cơ sở hạ tầng, quy hoạch hệ thống khách sạn 
khu nghỉ dưỡng theo tiêu chuẩn 5 sao, lọt vào 
Top sang trọng hàng đầu Châu Á và thế giới. 
Và để giữ cho những điểm đến, những nơi lưu 
trú sang trọng của du lịch thành phố một chất 
lượng xứng tầm, nhiều doanh nghiệp tại Đà 
Nẵng đã lựa chọn các thương hiệu quản lý 
khách sạn danh tiếng quốc tế như AccorHotels, 
InterContinental, Hyatt,... (3) Đà Nẵng tổ chức 
nhiều sự kiện ấn tượng, như Lễ hội pháo hoa 
quốc tế Đà Nẵng, Diễu hành nghệ thuật 
Carnaval đường phố, Vũ hội Ánh dương, Cuộc 
thi nhảy Flashmob, Lễ hội Ẩm thực Quốc tế Đà 
Nẵng 2019; Khai trương mùa du lịch biển 
2019; Chương trình Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa 
hè 2019..., quảng bá các điểm du lịch hấp dẫn 
như: Bà Nà Hills - Cầu Vàng, cầu Tình Yêu, 
Bán đảo Sơn Trà (5) Những năm gần đây, 
Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng đã nghiên 
cứu và thường xuyên đổi mới phương thức xúc 
tiến, truyền thông, quảng bá hình ảnh du lịch 
Đà Nẵng dựa trên nền tảng công nghệ 4.0 và 
bắt kịp xu hướng ứng dụng mạng xã hội của thế 
giới. Đà Nẵng đã trở thành thương hiệu du lịch 
đầu tiên của cả nước đồng hành cùng TikTok 
triển khai chiến dịch #HelloDaNang trong năm 
2019. Đặc biệt trong năm 2020, do sự tác động 
của dịch bệnh Covid-19, công tác xúc tiến du 
lịch Đà Nẵng đã tạo nên dấu ấn sâu sắc khi đón 
đầu xu hướng truyền thông trực tuyến với chiến 
dịch #SeeyouinDanang và #DanangThankyou. 
3.2.3. Hạn chế từ việc thu hút khách Âu - Mỹ 
đến Đà Nẵng 
Đà Nẵng hiện vẫn thiếu sản phẩm du lịch 
trải nghiệm và du lịch văn hóa: Đà Nẵng đang 
thiếu sản phẩm kích thích gia tăng mức chi tiêu 
của du khách (hướng tới sản phẩm chất lượng 
cao như nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng 
biển cao cấp) và cao hơn nữa là đáp ứng nhu 
cầu đặc biệt của du khách, như du lịch thể thao 
- mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch cộng 
đồng, du lịch mua sắm, du lịch chữa bệnh, du 
lịch công vụ, Sự mất cân đối của hệ thống 
sản phẩm du lịch khi thiếu các sản phẩm mang 
tính chiều sâu, thiếu sản phẩm mang tính khác 
biệt, gắn điểm đến cả về tự nhiên và văn hóa 
cùng với định hướng phát triển Đà Nẵng trong 
tương lai. Các nhóm khách chủ yếu đến từ châu 
Âu, châu Mỹ tạo thành các tuyến phố du lịch 
rất riêng ở phố An Thượng, Hồ Nghinh, Dương 
Đình Nghệ... kéo theo sự phát triển các sản 
phẩm du lịch, dịch vụ riêng tại các khu vực 
này. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch tại các 
khu vực trên mới dừng lại ở mức độ nhất định, 
chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Khu phố du lịch 
An Thượng đang được Sở Du lịch tham mưu 
thành phố đầu tư đang được kỳ vọng sẽ tạo ra 
một điểm đến cho du khách quốc tế về đêm. 
Theo đại diện các đơn vị lữ hành, những phố 
chuyên doanh ẩm thực Huỳnh Thúc Kháng, 
thời trang Lê Duẩn hoạt động vài năm trở lại 
đây chủ yếu phục vụ cho người địa phương, 
chưa thực sự trở thành sản phẩm thu hút khách 
du lịch do thiếu sự đa dạng và đồng bộ. 
V.T.Lành, N.V.Khuy, N.T.Tuyết, T.T.V.Anh / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 119-129 127 
Do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên các 
doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn trong 
xúc tiến, quảng bá khách du lịch Âu - Mỹ: 
Doanh nghiệp du lịch gặp nhiều khó khăn để 
khôi phục kinh doanh trong điều kiện thiếu vốn, 
thiếu nhân lực và phải trả lãi vay; sự phát triển 
mạnh mẽ của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 
cũng là thách thức, áp lực cho ngành du lịch 
trong việc đổi mới, ứng dụng công nghệ và 
chuyển đổi số trong khai thác và quản lý các 
hoạt động du lịch. 
Đà Nẵng đứng trước nguy cơ thiếu hụt 
nguồn nhân lực du lịch do lao động phải nghỉ 
việc quá dài (đã chuyển nghề) sẽ khó đáp ứng 
được nhu cầu cao của khách Âu - Mỹ: Nhìn 
chung, nguồn nhân lực vẫn chưa phát triển 
xứng tầm nếu không muốn nói là thiếu và yếu. 
Nhân lực du lịch được đào tạo đúng chuyên 
môn, nghiệp vụ còn thấp, hiệu quả lao động, kỹ 
năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, chăm 
sóc khách hàng, trình độ ngoại ngữ chưa cao. 
Chế độ tiền lương, tiền thưởng và kỷ luật lao 
động tại nhiều doanh nghiệp chưa tạo được 
động lực khuyến khích người lao động. 
Công tác xúc tiến quảng bá tại các thị trường 
trọng điểm Âu - Mỹ còn hạn chế: Trung tâm 
Xúc tiến Du lịch (Sở Du lịch thành phố Đà 
Nẵng) đã nghiên cứu và thường xuyên đổi mới 
phương thức xúc tiến, truyền thông, quảng bá 
hình ảnh du lịch Đà Nẵng dựa trên nền tảng 
công nghệ thông tin hiện đại 4.0 và bắt kịp xu 
hướng ứng dụng mạng xã hội của thế giới. Tuy 
nhiên, chưa chú trọng các kênh thu hút khách 
du lịch phương Tây trên các nền tảng phổ biến 
như Twitter, Instagram. 
4. Giải pháp thu hút khách Âu - Mỹ của Đà 
Nẵng thời gian tới 
4.1. Đối với chính quyền thành phố Đà Nẵng 
Để đạt được mục tiêu thu thút 20% khách 
Âu - Mỹ đến năm 2025 và 30% đến năm 2030, 
Đà Nẵng cần làm tốt công tác quy hoạch điểm 
đến, có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, 
địa phương, doanh nghiệp và người dân. Đồng 
thời chiến lược quy hoạch, marketing điểm đến, 
sự gắn kết giữa ngắn hạn và trung hạn. 
- Về sản phẩm du lịch: Cần gắn kết giữa các 
tài nguyên hiện có với văn hóa bản địa. Đà 
Nẵng chưa định hình được nét văn hóa bản địa 
đặc trưng và độc đáo của mình. Điều này càng 
trở nên rõ nét hơn khi khách phương Tây so 
sánh Đà Nẵng với hai điểm đến du lịch liền kề 
là Huế và Hội An. Với đặc trưng là thành phố 
trẻ, không có các thế mạnh về di sản kiến trúc 
cổ điển đặc sắc như hai thành phố lân cận, vì 
thế cần phải đẩy mạnh quảng bá và phát huy 
các yếu tố văn hóa phi vật thể như Nghề làm đá 
Non Nước Ngũ Hành Sơn, Nghệ thuật Tuồng 
xứ Quảng, Lễ hội Cầu Ngư, Bài Chòi, Nghề 
làm mắm Nam Ô và Lễ Hội Quán Thế Âm. Bên 
cạnh đó, Đà Nẵng cần nghiên cứu và xây dựng 
các dịch vụ du lịch mạo hiểm, có tính khám phá 
và thử thách bản thân. Đây là nhu cầu rất lớn 
của khách và chỉ được thỏa mãn qua các hoạt 
động hoặc dịch vụ du lịch được thiết kế riêng, 
được xây dựng kỹ lưỡng và chi tiết, thay vì chỉ 
là các hoạt động tham quan ngắm cảnh nghe 
nhìn thông thường. Có hai nhóm hoạt động có 
thể tạo ra cảm giác chinh phục cho khách: Các 
hoạt động thể thao mạo hiểm và các hoạt động 
thể thao đường dài. Đối với các hoạt động thể 
thao mạo hiểm, hiện nay tại Việt Nam nói 
chung và Đà Nẵng nói riêng còn chưa có nhiều 
lựa chọn cho khách, mới chỉ có chèo thuyền 
kayak trên Công viên Suối khoáng nóng Núi 
Thần Tài; dù lượn trên biển tại khu vực bãi 
biển; dù lượn trên khu vực Sơn Trà. Đối với các 
môn thể thao đường dài, hiện Đà Nẵng đã tổ 
chức các cuộc thi Marathon và Ironman rất 
thành công, thu hút được lượng khách tham dự 
rất lớn. Các hoạt động leo núi, trekking được 
rất nhiều du khách phương Tây lựa chọn vì nó 
thường yêu cầu sức khỏe thể chất và tinh thần 
nhất định, khi hoàn thành sẽ mang lại những 
cảm xúc tích cực về việc chinh phục và hoàn 
thành mục tiêu. Quá trình chinh phục những 
V.T.Lành, N.V.Khuy, N.T.Tuyết, T.T.V.Anh / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 119-129 128 
thử thách đó cũng giúp khách có những bài học, 
vượt qua giới hạn của bản thân và hướng tới 
những mục tiêu cao hơn, tuy nhiên chưa có các 
hoạt động leo núi hay khám phá khu vực Bà 
Nà, Hải Vân và Sơn Trà. Hiện tại, các mô hình 
tour trekking leo núi đang được quan tâm nhiều 
như tour leo núi Fanxipang trên Lào Cai, tour 
leo núi Tà Năng - Phan Dũng (Lâm Đồng, Bình 
Thuận, Ninh Thuận), thành phố Đà Nẵng có thể 
kết hợp với tỉnh Quảng Nam và tỉnh Thừa 
Thiên Huế để nghiên cứu triển khai các dịch vụ 
tương tự trên địa bàn. 
- Về tạo dựng không gian văn hóa riêng cho 
khách Âu - Mỹ: Đà Nẵng cần định hình các khu 
lưu trú, các phố du lịch như trục đường Bạch 
Đằng - Trần Quốc Toản - Thái Phiên, khu An 
Thượng. Việc quy hoạch các khu phố cũng tính 
đến các dịch vụ hỗ trợ tiện ích, cơ sở hạ tầng, 
trung tâm mua sắm phức hợp và loại hình vui 
chơi giải trí nhằm thỏa mãn nhu cầu của đối 
tượng khách Âu - Mỹ, đồng thời tạo “không 
gian văn hóa riêng” cho du khách. Mục đích 
của việc này là kéo dài thời gian lưu trú và sự 
quay trở lại của du khách. 
- Về hạ tầng giao thông, pháp lý: Đà Nẵng 
cần cải thiện về cơ sở hạ tầng giao thông, đảm 
bảo thuận tiện để kết nối với thị trường khách 
phương Tây. Sau dịch COVID-19, Đà Nẵng có 
thể phối hợp với các doanh nghiệp, cho phép 
mở thêm các chuyến bay thẳng tới các địa bàn 
chủ chốt như Đức, Pháp, Mỹ... Chính quyền 
cũng cần lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp 
lữ hành trên địa bàn, thực hiện tháo gỡ những 
rào cản về pháp lý đối với khách du lịch Âu -
Mỹ như miễn thị thực nhập cảnh cho du khách 
đến từ các nước Âu - Mỹ. 
- Về công tác quảng bá: Đà Nẵng cần thay 
đổi trong cách tiếp cận với nhóm du khách 
phương Tây và cách quảng bá hình ảnh của 
thành phố Đà Nẵng đến nhóm khách này. Các 
hình ảnh trong chương trình giới thiệu du lịch, 
Đà Nẵng cần tập trung vào các hoạt động mà 
khách có thể thực hiện và trải nghiệm (trò chơi, 
dịch vụ mạo hiểm cụ thể), hoặc tổng thể các 
hoạt động vui chơi giải trí của toàn bộ chuyến 
đi. Trong khi các hoạt động tham quan, ngắm 
cảnh và du lịch thông thường chỉ đáp ứng được 
nhu cầu giải trí, học hỏi, tiếp nhận kiến thức, thì 
chính các hoạt động vui chơi, các trò chơi mạo 
hiểm, các hình thức tham gia sinh hoạt cộng 
đồng, các hoạt động gắn với đời sống người 
dân bản địa giúp cho du khách được thỏa mãn 
nhu cầu giao tiếp xã hội, nhu cầu được thể hiện 
đẳng cấp và những giá trị bản thân với xã hội 
(hai yếu tố Push trong mô hình Push-Pull của 
Crompton). 
4.2. Đối với các doanh nghiệp 
- Cần xây dựng hình ảnh, tạo chữ “an”, “tín” 
đối với khách hàng trong mùa dịch: Các doanh 
nghiệp du lịch cần có những chính sách đảm 
bảo an toàn cho du khách trong mùa dịch, góp 
phần tạo dựng điểm đến an toàn, tin cậy cho du 
khách bằng việc tuân thủ đúng các yêu cầu của 
Bộ Y tế, có phương án xử lý khi xảy ra đợt dịch 
mới. Doanh nghiệp có thể thực thi chính sách 
đảm bảo an toàn cho du khách trong mùa dịch, 
triển khai gói bảo hiểm COVID, hỗ trợ khách 
hàng đổi trả vé hoặc hủy dịch vụ trong mùa 
dịch. Doanh nghiệp thể hiện tinh thần hiếu 
khách, đồng hành cùng khách hàng vượt qua 
giai đoạn khó khăn. 
- Cần chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên 
phục vụ: Dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh (doanh 
thu giảm), doanh nghiệp cũng có thể tận dụng 
cơ hội này để đào tạo, phát triển nguồn nhân 
lực, thanh lọc đội ngũ nhân viên yếu kém, nâng 
cao chất lượng phục vụ. Đối tượng khách Âu - 
Mỹ chủ yếu là ở các nước phát triển, với trình 
độ dân trí cao, do đó cũng đòi hỏi những 
nguyên tắc và chuẩn mực cao trong giao tiếp, 
xử lý tình huống phát sinh. Điều này ảnh hưởng 
rất lớn đến việc trở lại của khách du lịch, phát 
triển bền vững của du lịch Việt Nam. 
V.T.Lành, N.V.Khuy, N.T.Tuyết, T.T.V.Anh / Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Duy Tân 3(46) (2021) 119-129 129 
- Cần xây dựng các chiến lược, nhắm vào 
đối tượng khách hàng Âu - Mỹ tiềm năng thời 
gian tới: Doanh nghiệp cần chủ động khắc phục 
khó khăn, tìm kiếm thị trường khách mới, 
chẳng hạn khách du lịch MICE. Các doanh 
nghiệp cần tận dụng lợi thế của Việt Nam, trở 
thành một trong những điểm đến về du lịch 
MICE ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, 
từ đó có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ 
tầng, đào tạo nhân lực và nâng cao khả năng 
quản trị để đi đầu trong tạo xu hướng du lịch. 
Hơn nữa, do nhu cầu của du khách đề cao thể 
hiện khả năng cá nhân, doanh nghiệp cần phối 
hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để 
cùng tạo dựng những sản phẩm du lịch mới, 
đậm đà bản sắc Việt, đồng thời chứa đựng yếu 
tố hiện đại, mới mẻ. 
- Cần thay đổi cách thức làm dịch vụ, nhất là 
quan tâm tới vấn đề xã hội và môi trường: 
Nghiên cứu của Han năm 2017 đã cho thấy 
khách du lịch rất quan tâm đến các vấn đề về 
môi trường và sẵn sàng có các hành vi tiêu 
dùng và sinh hoạt theo hướng bảo vệ, thân thiện 
với môi trường (Han et al., 2017, p. 914). Do 
vậy, các doanh nghiệp cần chủ động giới thiệu 
và áp dụng các phương pháp hiệu quả để thỏa 
mãn nhu cầu của nhóm khách này khi họ luôn 
có mong muốn thực hiện các hành vi tiêu dùng 
mang tính thân thiện với môi trường trong quá 
trình đi du lịch. Nhu cầu này gợi ra một hướng 
đi mới trong việc quảng bá và định dạng thương 
hiệu du lịch Đà Nẵng trong bối cảnh cạnh tranh 
quốc tế và trong nước ngày càng gay gắt. Cụ thể, 
thành phố cần có các chính sách nhằm ưu đãi, 
khuyến khích phát triển các dịch vụ du lịch có 
tính thân thiện với môi trường, hướng đến phát 
triển bền vững, chuyển đổi các dịch vụ truyền 
thống có tính gây ô nhiễm/ xả thải cao sang các 
loại hình dịch vụ ít phát tán chất thải hơn, ít có 
tác động đến môi trường hơn. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Esichaikul, Ranee (2012). "Travel motivations, 
behavior and requirements of European senior 
tourists to Thailand." PASOS Revista de Turismo 
push Patrimonio Cultural 10.2: 47-58. 
[2] Sangpikul, Aswin, Anan Chieochankitkan, and 
Hounnaklang Suwanchai. "Satisfaction of European 
Tourists Regarding Destination Loyalty in 
Phuket." 2017 International Conference on 
Economics, Finance and Statistics (ICEFS 2017). 
Atlantis Press, 2017. 
[3] Nguyễn, Thúy Vy, and Kim Hồng Hà (2017). "Phát 
triển du lịch theo phim ảnh: Kinh nghiệm ở các nước 
và định hướng cho du lịch Việt Nam.". 
[4] Hemant Kassean, Rhaalib Gassita. “Exploring 
tourists' 'push and pull' motivations to visit mauritius 
as a holiday destination”. African Journal of 
Hospitality, Tourism and Leisure Vol. 2 (3) - (2013). 
[5] John L. Crompton (1992). Structure of Vacation 
Destination Choice Sets. Annals of Tourism 
Research 19(3), 420-434. 
[6] Christopher K Hsee, Elker Webber, Cross-National 
Differences in Risk Preference and Lay Predictions 
(1999). Journal of Behavioral Decision Making. 
[7] Graham M.S Dann, Anomie, Ego-enhancement and 
tourism, Annals of Tourism Research (1977). 
[8] Ranee Esichaikul, Travel motivations, behavior and 
requirements of European senior tourists to 
Thailand. Sukhothai Thammathirat Open University 
(Thailand), Vol. 10 No 2. Special Issue. Pp. 47-58. 
2012 
[9] Hyoungeun Moon & Heesup Han (2019) Tourist 
experience quality and loyalty to an island 
destination: the moderating impact of destination 
image, Journal of Travel & Tourism Marketing, 
36:1, 43-59. 
[10] https://danangfantasticity.com/tin-tuc/da-nang-doi-
moi-cong-tac-xuc-tien-quang-ba-du-lich.html 
[11] https://tourism.danang.gov.vn/trang-chu 
[12] 
nganh-du-lich/407889.vgp 
[13] https://push.sggp.org.vn/du-lich-da-nang-hut-khach-
tro-lai-692818.html 

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_giai_phap_thu_hut_khach_du_lich_au_my_den_da_nang_sa.pdf