Đề xuất giải pháp phát triển thể dục thể thao Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Căn cứ trên những kết quả khảo sát, đánh giá

thực trạng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(CMCN 4.0) có tác động trực tiếp đến các lĩnh vực

hoạt động thể dục thể thao (TDTT) và trên cơ sở

đánh giá thực trạng mức độ sẵn sàng, cơ hội, rủi

ro và thách thức tham gia cuộc CMCN 4.0 đối với

ngành TDTT, kết quả nghiên cứu đã xác định và

đề xuất một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm phát

triển TDTT Việt Nam trước tác động của cuộc

CMCN 4.0.

 

Đề xuất giải pháp phát triển thể dục thể thao Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 1

Trang 1

Đề xuất giải pháp phát triển thể dục thể thao Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 2

Trang 2

Đề xuất giải pháp phát triển thể dục thể thao Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 3

Trang 3

Đề xuất giải pháp phát triển thể dục thể thao Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 4

Trang 4

Đề xuất giải pháp phát triển thể dục thể thao Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 3360
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất giải pháp phát triển thể dục thể thao Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất giải pháp phát triển thể dục thể thao Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Đề xuất giải pháp phát triển thể dục thể thao Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
ôi trường cho
các đơn vị thuộc ngành TDTT học tập, trao đổi kinh
nghiệm, phát huy sáng kiến trong nghiên cứu ứng
dụng những thành tựu của CMCN 4.0.
- Giải pháp 2. Rà soát, bổ sung, lồng ghép các nội
dung về tăng cường năng lực tiếp cận và ứng dụng
thành tựu của cuộc CMCN 4.0 trong chiến lược, quy
hoạch phát triển TDTT Việt Nam và xây dựng
chương trình hành động để tổ chức thực hiện.
Bổ sung, điều chỉnh, xây dựng mới các nội dung
về ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 trong chiến lược,
quy hoạch phát triển TDTT Việt Nam.
Xây dựng chương trình hành động về việc tăng
cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 của ngành
TDTT.
- Giải pháp 3. Xây dựng các chính sách thúc đẩy
đổi mới sáng tạo, ứng dụng KH&CN để khai thác
được cơ hội mở ra từ cuộc CMCN 4.0.
Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách khuyến
khích, hỗ trợ các đơn vị thuộc ngành TDTT ứng dụng
một số công nghệ mới của cuộc CMCN 4.0.
Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đầu tư
tài chính cho hệ thống quản lý bằng công nghệ thông
tin theo xu thế của cuộc CMCN 4.0.
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 5/2020
LÝ LUẬN
THỂ DỤC THỂ THAO6
Xây dựng chính sách đầu tư hạ tầng kỹ thuật công
nghệ thông tin phục vụ cho nâng cao năng lực tiếp
cận những thành tựu của CMCN 4.0
Xây dựng chính sách thúc đẩy đổi mới các nghiên
cứu, ứng dụng KH&CN của các đơn vị đào tạo và
NCKH (bao gồm các trường đại học TDTT, Viện
Khoa học TDTT, các trung tâm HLTT) của ngành
TDTT phù hợp với xu thế của cuộc CMCN 4.0.
2.2.2. Nhóm giải pháp về xây dựng và triển khai
mô hình hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các
thành tựu của CMCN 4.0 phù hợp với điều kiện phát
triển các đơn vị thuộc ngành TDTT
- Giải pháp 1. Xây dựng mô hình hoạt động
nghiên cứu và ứng dụng KH&CN trong lĩnh vực
TDTT theo xu thế của cuộc CMCN 4.0.
Đổi mới hoạt động nghiên cứu KH&CN trong lĩnh
vực TDTT theo định hướng ứng dụng những thành tựu
của cuộc CMCN 4.0 thông qua mô hình liên kết các
đơn vị trong nước và nước ngoài.
Xây dựng định hướng các đề tài nghiên cứu
KH&CN trong các lĩnh vực hoạt động TDTT có ứng
dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0.
- Giải pháp 2. Xây dựng mô hình hoạt động thông
tin và truyền thông KH&CN trong lĩnh vực TDTT
theo xu thế của cuộc CMCN 4.0.
Xây dựng, triển khai các nội dung hoạt động
thông tin và truyền thông TDTT theo các yếu tố cơ
bản của mô hình truyền thông Claude Shannon
(SMCRE).
Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây (icloud)
trong truyền tải, chia sẻ thông tin KH&CN trong lĩnh
vực TDTT theo xu thế của cuộc CMCN 4.0.
Xây dựng cơ sở pháp lý về tổ chức quản lý trong
hoạt động thông tin và truyền thông KH&CN trong
lĩnh vực TDTT theo xu thế thúc đẩy ứng dụng hiệu
quả các thành tựu của CMCN 4.0.
- Giải pháp 3. Xây dựng kế hoạch đầu tư hạ tầng
kỹ thuật và các phương tiện, thiết bị công nghệ thông
tin của Ngành TDTT phù hợp với các thành tựu của
cuộc CMCN 4.0.
Thiết lập mô hình kết nối mạng công nghệ thông
tin diện rộng của ngành TDTT trên cơ sở chuẩn hoá
các phương tiện, thiết bị, phần mềm phù hợp theo xu
thế của cuộc CMCN 4.0.
Đầu tư những sản phẩm của cuộc CMCN 4.0 như
các phần mềm ứng dụng, các thiết bị kỹ thuật số, các
thiết bị y sinh học theo công nghệ AI, các dụng cụ,
trang phục thể thao có kết nối IOT
Đầu tư phòng thí nghiệm khoa học TDTT với các
trang thiết bị hiện đại có sử dụng những công nghệ
tiên tiến của cuộc CMCN 4.0.
2.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ TDTT về tri thức khoa học, kỹ năng
nghiệp vụ chuyên môn, công nghệ thông tin và trình
độ ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng
các thành tựu CMCN 4.0 trong lĩnh vực TDTT
- Giải pháp 1. Xây dựng và triển khai các chương
trình nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ trong hoạt
động liên kết với nước ngoài.
Xây dựng và triển khai chương trình nâng cao
năng lực cho các cán bộ khoa học, qua đó từng bước
hình thành đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học đầu
ngành trong từng lĩnh vực để định hướng, dẫn dắt
triển khai ứng dụng các thành tựu KH&CN hiện đại
của cuộc CMCN 4.0.
Xây dựng chương trình thu hút, đào tạo bồi dưỡng
các cán bộ trẻ, tài năng nhằm hình thành đội ngũ
nhân lực công nghệ thông tin cho ngành TDTT.
Xây dựng chương trình bồi dưỡng, nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, CNTT
cho đội ngũ cán bộ quản lý ngành TDTT tại các cơ sở
đào tạo, nghiên cứu khoa học và ở các địa phương,
ngành
- Giải pháp 2. Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho
cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ quản lý khoa
học.
Xây dựng chương trình học tập, nâng cao trình độ
ngoại ngữ cho cán bộ nghiên cứu khoa học phù hợp
với chuyên ngành nghiên cứu.
Tổ chức lớp học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ
ngoại ngữ cho cán bộ quản lý KH&CN trong lĩnh vực
TDTT đạt trình độ giao tiếp được bằng tiếng Anh.
Đưa năng lực thực hành ngoại ngữ (chủ yếu là
tiếng Anh) vào trong tuyển dụng, đề bạt, chủ trì các
nhiệm vụ KH&CN các cấp và các hoạt động liên kết
nghiên cứu với nước ngoài.
- Giải pháp 3. Hình thành các nhóm, tập thể
KH&CN trong lĩnh vực TDTT và công nghệ thông tin
mạnh để tham gia vào các hoạt động nghiên cứu ứng
dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0.
Đào tạo, bồi dưỡng theo ê-kíp (equipe) để thúc
đẩy việc hình thành và phát triển các nhóm nghiên
cứu ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0.
Đầu tư, tạo điều kiện hoạt động cho các nhóm
nghiên cứu mạnh ở từng lĩnh vực công nghệ ứng dụng
trong các hoạt động TDTT.
Giao các nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho các nhóm
nghiên cứu với các điều kiện đảm bảo và chính sách
thực hiện phù hợp.
- Giải pháp 4. Lựa chọn các nhà khoa học trẻ để
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 5/2020
7LÝ LUẬNTHỂ DỤC THỂ THAO
đầu tư chuyên sâu nghiên cứu ứng dụng những thành
tựu của cuộc CMCN 4.0.
Xét tuyển hoặc thi tuyển để lựa chọn nhà khoa
học trẻ và đưa đi đào tạo ở nước ngoài.
Tổ chức sự kiện, diễn dàn về cuộc CMCN 4.0 để
thu hút các nhà khoa học trẻ tham gia, qua đó lựa
chọn những nhân tố nổi bật để đầu tư, đào tạo.
- Giải pháp 5. Thu hút các chuyên gia, nhà khoa
học nước ngoài tham gia các chương trình nghiên cứu
ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0.
Xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng
dụng công nghệ và mời các nhà khoa học có trình độ
cao tham gia
Tổ chức các lớp giảng dạy chuyên đề, các semi-
nar, workshop và mời các nhà khoa học nước ngoài
giảng dạy, thuyết trình về CMCN 4.0
2.3. Kiểm chứng mức độ phù hợp, tính khả thi
của giải pháp
Nghiên cứu đã tiến hành hội thảo với các chuyên
gia về nội dung các giải pháp mà quá trình nghiên
cứu đề tài đã lựa chọn và xây dựng. Nhằm xác định
mức độ phù hợp, tính khả thi của các nhóm giải pháp,
nội dung phỏng vấn, hội thảo tập trung vào vấn đề
thảo luận, xin ý kiến chuyên gia nhằm xác định mức
độ phù hợp, tính khả thi của 03 nhóm giải pháp (với
11 giải pháp cụ thể), đáp ứng các yêu cầu:
- Mức độ phù hợp với mức độ sẵn sàng, cơ hội, rủi
ro, thách thức của Ngành.
- Mức độ phù hợp với các điều kiện thực tiễn của
ngành.
- Tính khả thi của các nhóm giải pháp trong điều
kiện áp dụng.
Đồng thời, nghiên cứu đã sử dụng thang đo likert
với các mức độ ưu tiên ở 4 mức và thang điểm đánh
giá như sau:
Mức 1: rất phù hợp (rất khả thi) - 4 điểm.
Mức 2: phù hợp (khả thi) - 3 điểm.
Mức 3: bình thường - 2 điểm.
Mức 4: không phù hợp (không khả thi) - 1 điểm
Thang điểm này sẽ là cơ sở để đánh giá mức độ
đồng nhất của các ý kiến. Kết quả phỏng vấn lần thứ
nhất được trình bày tại các bảng 1 và lần thứ hai được
trình bày tại bảng 2.
Kết quả trình bày bảng 1 cho thấy:
Đại đa số các ý kiến đều xếp ở mức độ, tính khả
thi cho đến rất phù hợp, rất khả thi (chiếm tỷ lệ từ
93.33% đến 100.00% ở lần phỏng vấn thứ nhất;
96.67% đến 100.00% ở lần phỏng vấn thứ hai) trong
các điều kiện phù hợp với mức độ sẵn sàng, cơ hội,
rủi ro, thách thức, cũng như phù hợp với các điều kiện
thực tiễn, tính khả thi trong điều kiện áp dụng các
nhóm giải pháp trong thực tiễn của Ngành TDTT.
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn lần 1 xác định mức độ phù hợp, tính khả thi về các nhóm giải pháp lựa chọn 
và xây dựng (n = 30)
Kết quả phỏng vấn xếp theo mức độ ưu tiên 
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Mức độ phù hợp, tính khả thi 
n 
Tỷ lệ 
% 
n 
Tỷ lệ 
% 
n 
Tỷ lệ 
% 
n 
Tỷ lệ 
% 
Điểm 
trung 
bình 
1 
Mức độ sẵn sàng, cơ hội, rủi 
ro, thách thức của ngành 
30 100.0 0 0.00 0 0.00 0 0.00 4.00 
2 
Phù hợp với các điều kiện 
thực tiễn của ngành 
24 80.00 3 10.00 1 3.33 2 6.67 3.63 
3 
Tính khả thi của các nhóm giải 
pháp trong điều kiện áp dụng 
25 83.33 4 13.33 0 0.00 1 3.33 3.77 
Bảng 2. Kết quả phỏng vấn lần 2 xác định mức độ phù hợp, tính khả thi về các nhóm giải pháp lựa chọn 
và xây dựng (n = 30)
Kết quả phỏng vấn xếp theo mức độ ưu tiên 
Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Nội dung 
n 
Tỷ lệ 
% 
n 
Tỷ lệ 
% 
n 
Tỷ lệ 
% 
n 
Tỷ lệ 
% 
Điểm 
trung 
bình 
1 
Mức độ sẵn sàng, cơ hội, rủi 
ro, thách thức của ngành 
30 100.0 0 0.00 0 0.00 0 0.00 4.00 
2 
Phù hợp với các điều kiện 
thực tiễn của ngành 
24 80.00 4 13.33 1 3.33 1 3.33 3.70 
3 
Tính khả thi của các nhóm giải 
pháp trong điều kiện áp dụng 
25 83.33 4 13.33 1 3.33 0 0.00 3.80 
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 5/2020
LÝ LUẬN
THỂ DỤC THỂ THAO8
Như vậy, kết quả thu được qua 2 lần phỏng vấn cho
thấy các ý kiến của các chuyên gia tương đối đồng
nhất lựa chọn ở cả 2 lần phỏng vấn.
Trên cơ sở kết quả thu được ở các bảng 1 và 2,
nhằm xác định mức độ đồng nhất và mức độ tin cậy
giữa kết quả hội thảo về nội dung các nhóm giải pháp
nêu trên, nghiên cứu tiến hành so sánh kết quả giữa
2 lần phỏng vấn về mức độ phù hợp, tính khả thi của
nội dung các giải pháp lựa chọn. Kết quả thu được
như trình bày ở bảng 3.
Từ kết quả thu được ở bảng 3 cho thấy: không có sự
khác biệt rõ rệt giữa kết quả phỏng vấn lần thứ nhất và
lần thứ hai về mức độ phù hợp, tính khả thi của 03
nhóm giải pháp cùng với 11 giải pháp cụ thể nhằm
phát triển TDTT Việt Nam trước tác động của cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ tư mà kết quả nghiên
cứu đã xây dựng (với X2tính đều 0.05).
3. KẾT LUẬN
Từ những nội dung của CMCN 4.0 và những cơ
hội, thách thức của TDTT Việt Nam trước sự tác động
của cuộc CMCN 4.0, nghiên cứu đã xác định và đề
xuất được 03 nhóm giải pháp, với 11 giải pháp cụ thể
nhằm phát triển TDTT Việt Nam trước tác động của
cuộc CMCN 4.0.
Ba nhóm giải pháp cùng với 11 giải pháp cụ thể
được đề xuất nhằm nâng cao năng lực tiếp cận của
TDTT Việt Nam trước tác động của CMCN 4.0 đã
được sự thống nhất của các chuyên gia trong lĩnh vực
chuyên môn. Nội dung của các giải pháp, chính sách
vừa mang tính hệ thống vừa mang tính thực tiễn và
khả thi để giúp cho ngành TDTT làm cơ sở xây dựng
chương trình hành động cụ thể, phù hợp với sự phát
triển TDTT Việt Nam trong giai đoạn CMCN 4.0
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Chính trị (2019), Nghị Quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ
trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
2. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (2017), Tổng luận “Cuộc cách mạng công nghiệp lần tư”, Hà Nội -
2017.
3. Trần Thị Vân Hoa (2017), Cách mạng công nghiệp 4.0 - vấn đề đặt ra cho phát triển kinh tế - xã hội và
hội nhập quốc tế của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội.
4. Trần Đức Phấn (2018), Phân tích, đánh giá sự tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến lĩnh
vực thể dục thể thao, Kỷ yếu Hội thảo khoa học xây dựng sản phẩm chủ lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch (VH, TT&DL) trong xu hướng cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Hà Nội - 07/2018.
5. Lê Hồng Sơn (2018), Định hướng giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyển chọn, đào tạo vận động
viên thể thao ở Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo khoa học xây dựng sản phẩm chủ lực của Bộ VH, TT&DL
trong xu hướng cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Hà Nội - 07/2018.
6. Nguyễn Viết Thảo (2017), Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Tạp chí Lý luận chính trị, Số 5/2017.
7. Nguyễn Danh Hoàng Việt (2018), Tác động và ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với
lĩnh vực TDTT, Kỷ yếu Hội thảo khoa học xây dựng sản phẩm chủ lực của Bộ VH, TT&DL trong xu hướng
cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Hà Nội - 07/2018.
Nguồn bài báo: Bài báo được trích từ một phần kết quả nghiên cứu thuộc nhiệm vụ KH&CN cấp bộ năm
2020: “Đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với phát triển TDTT”. Nhiệm vụ
KH&CN cấp Bộ - Bộ VH, TT&DL. Nhiệm vụ đã hoàn thành giai đoạn 2, dự kiến bảo vệ trước Hội đồng nghiệm
trong tháng 12/2020.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 25/7/2020; ngày phản biện đánh giá: 14/9/2020; ngày chấp nhận đăng: 18/10/2020)
Bảng 3. So sánh kết quả qua 2 lần phỏng vấn xác định mức độ phù hợp, tính khả thi của các nhóm giải pháp 
đã lựa chọn và xây dựng (n = 30)
Điểm trung bình So sánh 
TT Nội dung 
Lần 1 Lần 2 χ2tính χ
2
bảng
 P 
1 Mức độ sẵn sàng, cơ hội, rủi ro, thách thức của ngành 4.00 4.00 3.491 7.815 >0.05 
2 Phù hợp với các điều kiện thực tiễn của ngành 3.63 3.70 5.819 7.815 >0.05 
3 
Tính khả thi của các nhóm giải pháp trong điều kiện áp 
dụng 3.77 3.80 3.492 7.815 >0.05 

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_giai_phap_phat_trien_the_duc_the_thao_viet_nam_truoc.pdf