Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Biên-Phiên dịch, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo ở nƣớc ta, đổi mới phƣơng pháp dạy học là

một yêu cầu tất yếu.Đối với việc đổi mới giáo dục đại học thì việc đổi mới phƣơng pháp

dạy học có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Sau nhiều năm đào tạo, việc đổi mới phƣơng

pháp dạy học chuyên ngành Biên-Phiên dịch ngành Ngôn ngữ Trung Quốc đang đặt ra

ngày một bức thiết. Bài báo trên cơ sở kinh nghiệm giảng dạy thực tế và điều tra phản hồi

của ngƣời học chuyên ngành Biên-Phiên dịch về mức độ phù hợp của phƣơng pháp dạy

học đối với từng học phần, từ đó đề xuất điều chỉnh, đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm

nâng cao chất lƣợng đào tạo, phù hợp với định hƣớng nghề nghiệp thời kỳ mới. Bài báo

cũng đƣa ra nhiều kiến nghị cho cơ sở đào tạo cũng nhƣ giảng viên nhằm nâng cao chất

lƣợng đào tạo biên-phiên dịch.

Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Biên-Phiên dịch, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trang 1

Trang 1

Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Biên-Phiên dịch, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trang 2

Trang 2

Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Biên-Phiên dịch, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trang 3

Trang 3

Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Biên-Phiên dịch, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trang 4

Trang 4

Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Biên-Phiên dịch, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trang 5

Trang 5

Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Biên-Phiên dịch, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trang 6

Trang 6

Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Biên-Phiên dịch, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trang 7

Trang 7

Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Biên-Phiên dịch, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trang 8

Trang 8

Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Biên-Phiên dịch, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trang 9

Trang 9

Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Biên-Phiên dịch, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 5120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Biên-Phiên dịch, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Biên-Phiên dịch, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

Đề xuất đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành Biên-Phiên dịch, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc
i tƣ duy thụ động bằng cách hƣớng dẫn sinh viên làm quen với tƣ duy phản biện, suy nghĩ 
theo hƣớng ngƣợc lại, khuyến khích sinh viên mạnh dạn đặt câu hỏi, đƣa ra ý tƣởng mới. 
d. Ở câu hỏi mở số 4 (Bạn đề xuất thêm phƣơng pháp nào?), một số sinh viên đề xuất thêm 
các phƣơng pháp nhƣ sau: 
- Học phòng lab, phòng thực hành tiếng: đề xuất này của sinh viên rất thực tế. Hiện trƣờng 
Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế có rất nhiều phòng học tiếng đạt chuẩn quốc gia, trang thiết 
bị hiện đại, đồng bộ, tuy nhiên chƣa có một học phần nào của khoa tiếng Trung đƣợc học 
trong các phòng học này, do đó đề nghị trong thời gian tới ƣu tiên các học phần biên-phiên 
dịch đƣợc sử dụng các phòng học này để rèn luyện kỹ năng dịch thuật. 
- Luyện dịch cabin: đây là một đề xuất chính đáng của sinh viên chuyên ngành phiên dịch. 
Sinh viên đã rất quen thuộc với hình ảnh phiên dịch viên ngồi trong cabin kín, dịch song song 
với từng lời của ngƣời nói. Để chủ động trong giảng dạy, giảng viên có thể cho ngƣời học 
nghe một đoạn băng thu sẵn hoặc một video clip có chủ đề bài học, gọi sinh viên đứng dậy 
hoặc lên bảng dịch song song với đoạn băng đang đƣợc phát đó. Ở nhà, sinh viên tập nghe 
hoặc xem những đoạn ghi âm ngắn (bản tin truyền thanh, truyền hình...), vừa nghe vừa viết để 
rèn luyện thêm kỹ năng tốc ký trong phiên dịch. Sau ít giây suy nghĩ hãy dịch lại song song 
những gì đang nghe hoặc đang xem đó để biết đƣợc mình có thể chịu đựng đƣợc bao lâu trƣớc 
khi hoàn toàn mất tập trung. Việc này sẽ rèn luyện cho bộ não của ngƣời học có thể làm đƣợc 
hai việc một lúc mà không ảnh hƣởng tới chất lƣợng công việc, rèn luyện nhiều thì khả năng 
chịu đựng lại càng lâu hơn. 
 Một ứng dụng khá hay giảng viên có thể giới thiệu cho sinh viên đó là Nói & Dịch - 
Phiên dịch & Phiên dịch giọng nói. Đây là một ứng dụng của smartphone dành cho ngƣời 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 577 
dùng thƣờng xuyên cần dịch thuật tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, trong đó có cả tiếng 
Trung Quốc với 3 định dạng (Phổ thông, Quảng Đông & Đài Loan). Ứng dụng này có công 
nghệ nhận dạng giọng nói theo thời gian thực, giúp tăng cƣờng đáng kể tốc độ dịch của bạn. 
Ngoài ra còn có rất nhiều ứng dụng luyện nghe, luyện dịch tiếng Trung Quốc rất hữu ích mà 
giảng viên có thể giới thiệu cho ngƣời học nhƣ: ChinesePod, Hello talk, Ximalaya, 
ChineseSkill, FunEasyLearn... 
- Phƣơng pháp đóng vai: sinh viên đề xuất giảng viên xây dựng các kịch bản, các tình huống 
giả định, rồi trên cơ sở làm việc nhóm tự phân vai để hoàn thành kịch bản đó. Đây là ý kiến 
rất hay, thật ra hình thức giảng dạy này đã đƣợc áp dụng ở năm 1, năm 2 trong môn Nói để 
rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Đối với các học phần chuyên ngành biên-phiên dịch, phƣơng 
pháp này thích hợp trong phiên dịch hơn nhƣ giả định phiên dịch một buổi chào hỏi, giới 
thiệu bản thân, gia đình; phiên dịch cuộc họp, buổi du lịch, tham quan nhà máy, công ty; 
phiên dịch buổi phỏng vấn xin việc, phỏng vấn khách mời;phiên dịch buổi giới thiệu sản 
phẩm, hội chợ triển lãm Phƣơng pháp này giúp sinh viên thực hành kỹ năng phiên dịch và 
xử lý các tình huống phát sinh(giả định nhiều tình huống để nâng cao kỹ năng ứng phó nghề 
nghiệp) khi tiến hành trong thực tiễn, từ đó đúc kết các kinh nghiệm cần thiết cho bản thân. 
5. Thảo luận và Kiến nghị 
Việc đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo là nhiệm vụ 
thƣờng xuyên của giảng viên nhằm giúp sinh viên tăng hứng thú học tập, tăng tính tự chủ 
trong học tập và nghiên cứu. Tuy vậy, để việc đổi mới phƣơng pháp dạy học đƣợc hiệu quả 
hơn phải có sự thay đổi đồng bộ, từ đổi mới công tác quản lý cho đến đổi mới cơ sở vật chất, 
đổi mới giáo trình hƣớng đến các nội dung thiết thực và trên tất cả là đổi mới tƣ duy, đổi mới 
ý thức cho cả ngƣời dạy lẫn ngƣời học. Việc tổ chức các buổi giao lƣu, trao đổi kinh nghiệm 
về các phƣơng pháp dạy học hiện đại với các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc cũng cần 
đƣợc quan tâm thực hiện. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 hiện nay, cần chú trọng 
phƣơng thức trao đổi kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến (e-learning) để vừa tiết kiệm chi phí, 
vừa mang lại hiệu quả cao. 
Đối với giảng viên, ngay từ buổi đầu vào lớp phải xây dựng động cơ học tập đúng đắn 
cho sinh viên, nhất là sinh viên theo học chuyên ngành khó là biên-phiên dịch. Khác hẳn 4 
học kỳ đầu mang tính đại cƣơng, ở các học kỳ tiếp theo sinh viên phải học các môn chuyên 
ngành với độ khó cao hơn nhiều, đòi hỏi năng lực ngoại ngữ xứng tầm để theo kịp chƣơng 
trình học. Nếu giảng viên biết phân tích sâu và đƣa các ví dụ thực tiễn, thì sinh viên sẵn sàng 
học biên-phiên dịch một cách say mê, vì cơ hội tuyển dụng sẽ rộng mở với mức lƣơng cao 
cho những sinh viên tốt nghiệp có chuyên môn tốt với các kỹ năng đƣợc phát triển toàn diện 
nhƣ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình trƣớc công chúng, kỹ 
năng phán đoán, khái quát vấn đề. 
Bên cạnh đó, đi đôi với việc áp dụng các phƣơng pháp dạy học hiện đại, giảng viên 
cũng cần chú ý bồi dƣỡng, xây dựng phƣơng pháp học ngoại ngữ, học dịch thuật cho sinh 
viên. Trong quá trình lên lớp, giảng viên cần gợi ý phƣơng pháp học từ vựng, ngữ pháp, ngữ 
nghĩa và các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết song hành với kỹ năng biên-phiên dịch. Giảng viên 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 578 
cũng cần chủ động tổ chức các hoạt động, trò chơi ngôn ngữ, giúp sinh viên tích cực, hứng 
thú tham gia vào việc học tập, từ đó quay trở lại trở thành chủ nhân của buổi học, tổ chức các 
hoạt động cho nhóm, cho lớp, còn giảng viên sẽ đóng vai trò ngƣời quan sát, điều phối các 
hoạt động đó để không khí lớp học luôn sôi nổi, hào hứng. 
Một vấn đề không thể nhắc đến khi đổi mới phƣơng pháp dạy học là đổi mới nội dung 
bài giảng, đƣa nội dung bài giảng gắn liền với các vấn đề thiết thực, cấp bách trong cuộc sống. 
Chẳng hạn, để rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo biên-phiên dịch, trong tình hình dịch bệnh 
Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới nhƣ hiện nay, giảng viên có thể lựa chọn các 
chủ đề liên quan từ các bài viết, bản tin thời sự, hội nghị trực tuyến...để sinh viên thực hành 
dịch, vừa dịch xuôi vừa dịch ngƣợc. Vì là các vấn đề nóng, sinh viên sẽ hào hứng hơn khi học 
tập, vừa giúp sinh viên rèn luyện đƣợc các kỹ năng dịch thuật, vừa tiếp cận đƣợc những thông 
tin mới nhất, cập nhật thêm nhiều từ mới sản sinh mà chƣa chắc đã có trong từ điển. 
Trong thời đại công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển nhƣ vũ bão với nhiều thành 
tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay, giảng viên phải thƣờng xuyên ứng dụng 
các thành tựu này vào trong các phƣơng pháp dạy học nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. 
Việc sử dụng các công nghệ hiện đại sẽ tăng cƣờng sự tƣơng tác trực tiếp với ngƣời học, 
không chỉ giúp sinh viên hiểu nhanh ghi nhớ lâu mà giảng viên cũng sẽ không áp lực nhiều về 
soạn giáo án. Chẳng hạn, khi trao đổi về một chủ đề nào đó của bài học, thông qua hình thức 
live-stream với một chuyên gia hay một ngƣời bất kỳ (có thể là bạn bè, ngƣời thân qua mạng 
của giáo viên hoặc sinh viên) để trao đổi trực tiếp về vấn đề đó, vừa sinh động, thực tế, vừa hỗ 
trợ sinh viên thực hành dịch tại chỗ nhƣ đang ở hiện trƣờng. 
Tuy vậy, khi ứng dụng các phƣơng pháp dạy học hiện đại, trong quá trình lên lớp đã 
bộc lộ một số hạn chế nhƣ: cơ sở vật chất trang thiết bị chƣa theo kịp nội dung giảng dạy; 
giảng viên chƣa sử dụng thành thạo các phần mềm dạy dịch; tuy đã đổi mới trong cách đánh 
giá quá trình nhƣng đánh giá cuối học phần vẫn mang tính truyền thống, điểm số dựa trên bài 
thi chứ chƣa thực sự đánh giá dựa vào năng lực của ngƣời học; chƣa kết nối đƣợc với các 
doanh nghiệp để đƣa sinh viên vào học tập, thực hành dịch thuật tại các môi trƣờng thực tiễn, 
hiện tại chỉ mới đƣa các em đến thực tập tại đó. 
Từ thực tiễn đổi mới phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo chuyên 
ngành biên-phiên dịch nêu trên, chúng tôi có một vài kiến nghị sau: 
Đối với nhà trƣờng: 
- Tổ chức nhiều hơn những buổi hội thảo, hội nghị liên khoa, liên trƣờng về chủ đề đổi 
mới phƣơng pháp dạy học biên-phiên dịch để các giảng viên tham gia giảng dạy có cơ hội 
giao lƣu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thành công cũng nhƣ thất bại của mình trong 
quá trình áp dụng các phƣơng pháp đó. 
- Có hình thức khuyến khích khen thƣởng hoặc tính thêm giờ giảng dạy đối với những 
giảng viên đầu tƣ tâm huyết cho bài giảng, xây dựng hệ thống bài học, bài tập đa phƣơng tiện 
có chất lƣợng, biên soạn các tài liệu tham khảo, thực hành mang tính sáng tạo, khả thi đƣợc 
Bộ môn hoặc Khoa công nhận. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 579 
- Thƣờng xuyên bổ sung, cập nhật các đầu sách, giáo trình, tạp chí chuyên ngành về 
biên-phiên dịch, mua các phần mềm mang tính ứng dụng cao, hệ thống thƣ viện mở, tạo điều 
kiện cho giảng viên cũng nhƣ sinh viên có thêm nguồn tƣ liệu tham khảo chuyên sâu, mở 
mang kiến thức. 
- Đầu tƣ hơn nữa vào cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại ở các phòng học, hệ thống 
wifi với đƣờng truyền mạnh, phòng thực hành dịch, phòng dịch cabin..., tạo điều kiện thuận 
lợi hơn cho giảng viên khi áp dụng phƣơng pháp dạy học hiện đại. 
- Làm đầu mối liên hệ, kết nối với các doanh nghiệp uy tín để hỗ trợ cho Khoa trong 
công tác đào tạo cũng nhƣ tuyển dụng sau này. 
Đối với giảng viên: 
- Thƣờng xuyên điều tra, đánh giá phƣơng pháp dạy học vào cuối mỗi học kỳ, sớm rút 
ra kinh nghiệm thực tiễn để đổi mới, điều chỉnh kịp thời cho những năm học tới. 
- Không ngừng trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, tích 
cực tham gia các buổi Tập huấn, Hội nghị, Hội thảo có liên quan để học hỏi, bổ sung những 
kinh nghiệm, phƣơng pháp dạy học mới, rèn luyện thêm kỹ năng giảng dạy Biên-Phiên dịch. 
Với một đội ngũ giảng viên đƣợc đào tạo bài bản về Biên-Phiên dịch thì việc nâng cao chất 
lƣợng giảng dạy sẽ đƣợc tiến hành khoa học và triệt để hơn. 
- Chú trọng xây dựng bài giảng, bài tập phù hợp với việc rèn luyện các kỹ năng, kỹ 
xảo dịch thuật, phát huy tối đa các kỹ năng nhƣ kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc 
độc lập, tự giải quyết vấn đề, xử lý tình huống... vì đây là những kỹ năng cần thiết nhất cho 
nghề biên-phiên dịch. 
- Luôn bám sát tình hình thực tiễn các ngành nghề liên quan đến lĩnh vực biên-phiên 
dịch nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức thực tế nhất, từ đó chủ động trong việc kết 
nối với các doanh nghiệp liên quan trên cơ sở có đƣợc sự đồng thuận từ cấp trên. 
6. Kết luận 
Sau nhiều năm thay đổi từ phƣơng pháp dạy học truyền thống sang áp dụng phƣơng 
pháp dạy học hiện đại theo định hƣớng ứng dụng ―lấy ngƣời học làm trung tâm‖, bản thân 
nhận thấy nhiều phƣơng pháp dạy học mới đã đƣợc giảng viên chú ý áp dụng cho chuyên 
ngành Biên-Phiên dịch, có hiệu quả tích cực đối với cả giảng viên và sinh viên, góp phần 
nâng cao chất lƣợng đào tạo. Tuy dạy học theo định hƣớng ―học đi đôi với hành‖ đòi hỏi 
giảng viên phải đầu tƣ thời gian và công sức thiết kế bài giảng và các hoạt động trên lớp, đào 
sâu nghiên cứu và hoàn thiện hơn các kỹ năng, kiến thức của bản thân, nhƣng hiệu quả mang 
lại là sinh viên thể hiện đƣợc vai trò chủ động của mình trong việc học nhiều hơn, từ đó các 
em tỏ ra hứng thú, chuyên tâm và hợp tác với nhau tốt hơn trong quá trình học tập, dần từ bỏ 
thói quen thụ động thầy đọc trò chép ở bậc phổ thông, rèn luyện thêm các kỹ năng mềm bổ trợ 
cho quá trình học tập và làm việc sau này, đảm bảo sinh viên đạt đƣợc những kiến thức, kỹ 
năng của công việc sau khi tốt nghiệp và tự tin khi đứng trƣớc nhà tuyển dụng.Và ngƣợc lại, 
một khi sinh viên tích cực chủ động trong học tập, giảng viên cũng cảm thấy hào hứng và có 
động lực để thiết kế bài giảng cũng nhƣ các hoạt động học tập một cách hiệu quả hơn. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 580 
Thông qua giảng dạy thực tế nhiều năm học kết hợp điều tra sinh viên về việc đổi mới 
phƣơng pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo chuyên ngành Biên-phiên dịch tiếng 
Trung Quốc,có thể nhận thấy giảng viên Khoa Tiếng Trung đã luôn tích cực trong việc ứng 
dụng nhiều phƣơng pháp dạy học hiện đại cũng nhƣ chủ động đổi mới thƣờng xuyên phƣơng 
pháp dạy học của mình, tỉ lệ ngƣời học chấp nhận và tán thành luôn ở mức khá cao, đạt đƣợc 
hiệu quả tốt trong giảng dạy, từ đó từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Tuy nhiên kỳ vọng 
của ngƣời học đặt ra cho ngƣời dạy là khá lớn, đây cũng là một áp lực đòi hỏi ngƣời giảng 
viên phải không ngừng hoàn thiện chuyên môn nghiệp vụ, tìm tòi sáng tạo, học hỏi cập nhật 
thêm nhiều cái mới cũng nhƣ lắng nghe tâm tƣ nguyện vọng của sinh viên để có sự điều chỉnh, 
bổ sung kịp thời. Bên cạnh đó, việc cập nhật, bổ sung giáo trình, bài giảng cần đƣợc chú trọng 
hơn nữa để tạo sự đổi mới đồng bộ thì hiệu quả mang lại mới cao hơn. 
Tài liệu tham khảo 
Đặng Thành Hƣng (2002). Dạy học hiện đại. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
Đoàn Thị Thu Hà (2018). Đổi mới phương pháp giảng dạy Module biên phiên dịch theo hướng ứng 
dụng. 
huong-ung-dung.266 
Lê Văn Thăng (2008). Những thay đổi cấp thiết trong dạy-học dịch trước vận thế hội nhập. Tạp chí 
Khoa học Đại học Huế, 47. 
Nguyễn Kỳ (1994). Phương pháp giáo dục tích cực. Hà Nội: NXB Giáo dục. 
Nguyễn Thị Thúy (2019). Đổi mới phương thức giảng dạy ngoại ngữ tại các trường đại học: Cơ hội 
và thách thức. Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (Đại học Quốc gia Hà Nội) 
chinh-kinh-doanh/doi-moi-phuong-thuc-giang-day-ngoai-ngu-tai-cac-truong-dai-hoc-co-hoi-va-thach-
thuc-302666.html 
Thái Duy Tuyên (2004). Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại. Hà Nội: NXB Giáo dục. 
SOME SUGGESTIONS TO INNOVATE THE TEACHING METHODS 
AND IMPROVE THE TRAINING QUALITY OF TRANSLATION-
INTERPRETATION MINOR, CHINESE LANGUAGE MAJOR 
Abstract 
In the process of education reform in our country, renewing teaching methods is an 
inevitable requirement. This is especially important in the field of higher education. The 
experience of many years teaching and training shows that the innovation of teaching 
methods for translation-interpretaion minor is increasingly nescessary. This article is 
based on practical teaching experience and investigates the feedback of the students 
majoring in translation-interpretaion about the suitability of teaching methods for each 
module, thereby proposing to adjust and innovate teaching methods to improve the 
quality of training, in accordance with the new period career orientation. This article also 
gives many recommendations for training institutions as well as lecturers to improve the 
quality of training for translators and interpreters. 
Keywords 
teaching methods, the quality of training, translation-interpretation, Chinese language 

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_doi_moi_phuong_phap_day_hoc_nham_nang_cao_chat_luong.pdf