Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về giáo dục thể chất và thể thao trường học

Giáo dục thể chất (GDTC) là một trong những nội dung quan trọng, góp phần thực hiện

mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường. Những năm qua, ngành Giáo dục đã có nhiều cải cách

nhằm nâng cao chất lượng GDTC nhưng dường như xã hội vẫn chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của

môn học này. Vì thế cùng với việc đổi mới chương trình, nội dung về môn học GDTC và thể thao trường

học, việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự

tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển GDTC và

thể thao trường học đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về giáo dục thể chất và thể thao trường học trang 1

Trang 1

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về giáo dục thể chất và thể thao trường học trang 2

Trang 2

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về giáo dục thể chất và thể thao trường học trang 3

Trang 3

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về giáo dục thể chất và thể thao trường học trang 4

Trang 4

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về giáo dục thể chất và thể thao trường học trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 6060
Bạn đang xem tài liệu "Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về giáo dục thể chất và thể thao trường học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về giáo dục thể chất và thể thao trường học

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội về giáo dục thể chất và thể thao trường học
ác tuyên truyền để thống nhất về nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động sự 
tham gia đánh giá, giám sát và phản biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi mới, phát triển GDTC và 
thể thao trường học đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới 
Từ khóa: Giáo dục thể chất; thể thao trường học; tuyên truyền, truyền thông, cổ động. 
Abstracts: Physical education (GDTC) is one of the important contents, contributing to the 
achievement of comprehensive educational goals in the school. Over the past years, the education sector 
has had many reforms to improve the quality of Physical Education but it seems that society has not yet 
realized the importance of this subject. Therefore, along with the renovation of the program, the content 
of the subject of Physical Education and School Sports, the promotion of propaganda to agree on 
awareness, consensus and mobilization of participation The price, supervision and criticism of the whole 
society for innovation, development of physical education and school sports 
Keywords: Physical education, school sports, propaganda, the media, cheer. 
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 9 
thông tin cho báo chí về các hoạt động đổi 
mới; tổ chức góp ý những chủ trương lớn 
của Ngành. 
Tuy nhiên, sự chủ động trong xây dựng 
và triển khai Kế hoạch truyền thông chưa 
đồng đều trong toàn Ngành và ở các địa 
phương; công tác phối hợp với các cơ 
quan báo chí vẫn chưa thật hiệu quả; công 
tác xử lý thông tin phản hồi chưa kịp thời; 
vai trò của bộ phận truyền thông tại các 
địa phương và các cơ sở giáo dục chưa thể 
hiện rõ nét. 
Nhìn một cách tổng thể thì vị trí, vai trò 
và hình ảnh của GDTC và thể thao trường 
học của chúng ta chưa được truyền tải một 
cách đầy đủ, hiệu quả đến các chủ thể liên 
quan trong xã hội. Còn nhiều người dân, 
doanh nghiệp, thậm chí cả cơ quan Nhà 
nước thiếu thông tin về chính sách, về 
những đổi mới trong GDTC và thể thao 
trường học nên, chưa thực sự quan tâm, 
tin tưởng vào GDTC và thể thao trường 
học. 
Việc chọn trường, chọn nghề, tư vấn 
nghề nghiệp tương lai còn khó khăn do 
thông tin không đầy đủ. Nhiều mô hình 
đào tạo hiệu quả, chất lượng cao, nhiều 
gương điển hình tiên tiến trong GDTC và 
thể thao trường học chưa được biết đến 
một cách rộng rãi trong xã hội 
2. Đề xuất đẩy mạnh công tác tuyên 
truyền về GDTC và thể thao trường học 
Chúng ta biết rằng, truyền thông có sức 
mạnh vô hình, "sức mạnh" của truyền 
thông được coi là "quyền lực thứ tư", 
thậm chí cao hơn bởi sức ảnh hưởng tới 
nhận thức xã hội, tạo dư luận xã hội, định 
hướng dư luận xã hội của nó. Chính vì 
vậy, việc làm chủ và khai thác hiệu quả 
"sức mạnh" truyền thông là giải pháp quan 
trọng để các chủ thể hướng tới mục tiêu 
của mình. 
Một trong những bài học kinh nghiệm 
rút ra từ các quốc gia có GDTC, hoạt động 
thể thao trường học phát triển là công tác 
truyền thông, quảng bá hình ảnh về 
GDTC, hoạt động thể thao trường học rất 
được coi trọng nhằm thay đổi nhận thức 
xã hội, tạo sức hút, sức hấp dẫn của hệ 
thống GDTC, hoạt động thể thao trường 
học đối với người dân, doanh nghiệp và xã 
hội. 
Để đổi mới và nâng cao chất lượng 
GDTC và thể thao trường học, bên cạnh 
những giải pháp nhằm tăng cường năng 
lực để tạo dựng hình ảnh về một hệ thống 
GDTC và thể thao trường học hoạt động 
hiệu quả và đáng tin cậy, những người 
làm công tác GDTC và thể thao trường 
học vẫn đang nỗ lực để nâng cao hiệu quả 
công tác truyền thông về GDTC và thể 
thao trường học, coi đây là một trong 
những giải pháp quan trọng để thu hút sự 
quan tâm, tạo cơ hội tiếp cận hệ thống 
GDTC và thể thao trường học một cách 
thuận lợi, dễ dàng đối với người học, 
doanh nghiệp và xã hội. 
Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn 
triển khai công tác truyền thông GDTC và 
thể thao trường học ở Việt Nam thời gian 
qua cho thấy, về lâu dài cần nghiên cứu và 
đưa ra một chiến lược truyền thông về 
GDTC và thể thao trường học đồng bộ với 
yêu cầu phát triển GDTC và thể thao 
trường học trong từng thời kỳ. Chiến lược 
này cần được xây dựng dựa trên cách tiếp 
cận hệ thống với đầy đủ những nghiên cứu 
về thực trạng, bối cảnh, yêu cầu, mục tiêu, 
giải pháp; trong đó cũng cần xác định rõ 
về đối tượng truyền thông, không chỉ là 
người học (ở các độ tuổi và thành phần 
khác nhau) mà còn cả người sử dụng lao 
động, trường học, cộng đồng, doanh 
nghiệp, cơ sở đào tạo nghề và tổ chức, cá 
nhân khác liên quan; từ đó có thông điệp 
và lựa chọn phương pháp truyền thông 
phù hợp, không chỉ là báo giấy, báo mạng, 
báo hình mà cả các kênh truyền thông xã 
hội, các diễn đàn, hội nghị, hội thảo; bên 
cạnh cung cấp thông tin về hệ thống 
GDTC và thể thao trường học, rất cần các 
hình thức tôn vinh phù hợp cho người học, 
người dạy và doanh nghiệp có nhiều đóng 
góp cho GDTC và thể thao trường học  
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 10 
Trước mắt, bên cạnh những giải pháp 
đang triển khai, cần tập trung làm tốt một 
số công việc để nâng cao hiệu quả của 
công tác truyền thông GDTC và thể thao 
trường học, cụ thể: 
2.1.Về hình thức tuyên truyền, cổ động 
a) Tuyên truyền: 
(1) Tuyên truyền miệng: là một hình 
thức đặc biệt của tuyên truyền, được tiến 
hành thông qua sự giao tiếp trực tiếp giữa 
người tuyên truyền với đối tượng tuyên 
truyền, chủ yếu bằng lời nói trực tiếp. 
Tuyên truyền miệng được thực hiện chủ 
yếu thông qua các hình thức như nói 
chuyện thời sự, tọa đàm, hội thảo, kể 
chuyện gương người tốt, việc tốt 
(2) Tuyên truyền thông qua các ấn 
phẩm viết như sách, báo, bản tin, khẩu 
hiệu, biểu ngữ. 
(3) Tuyên truyền qua nghe, nhìn như: 
phát thanh, truyền hình, phim ảnh, triển 
lãm, tham quan 
(4) Tuyên truyền bằng các hoạt động 
văn hóa, nghệ thuật, thông qua các hoạt 
động của ngành văn hóa, nghệ thuật 
(5) Tuyên truyền tổng hợp: kết hợp cổ 
động, tuyên truyền miệng, phim ảnh, thơ 
ca 
b) Cổ động: 
(1) Cổ động miệng qua hệ thống phát 
thanh, truyền thanh 
(2) Cổ động bằng panô, áp phích, các 
khẩu hiệu. 
(3) Cổ động bằng các phương tiện 
thông tin đại chúng. 
(4) Cổ động bằng tuần hành, mít tinh 
2.2. Nguyên tắc cơ bản của công tác 
tuyên truyền, cổ động 
a) Tính Đảng: 
Việc xem xét lý giải mọi hiện tượng, sự 
kiện của GDTC và thể thao trường học 
đều phải dựa trên lập trường quan điểm 
của Đảng, vì lợi ích của giai cấp công 
nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt 
Nam. 
b) Tính khoa học, thực tiễn: 
Công tác tuyên truyền, cổ động phải 
phân tích đánh giá tìm ra mối liên hệ giữa 
các hiện tượng và lý giải đúng bản chất sự 
việc, hiện tượng trên cơ sở khoa học. 
Công tác tuyên truyền, cổ động phải gắn 
với thực tiễn, tham gia giải quyết các vấn 
đề thực tiễn đặt ra. 
c) Tính chân thực: 
Thông tin một cách đúng đắn, khách 
quan những kết quả thực tiễn, cả thành tựu 
và thiếu sót, thắng lợi và sai lầm. Phân 
tích, phản ánh sự vật và hiện tượng đúng 
bản chất của nó; những lúc khó khăn cần 
nói rõ cho dân biết, giải thích rõ bản chất 
của những khó khăn đó, chỉ ra nguyên 
nhân và cách khắc phục. 
d) Tính chiến đấu: 
Trước mỗi sự kiện, hiện tượng cần 
phân biệt đúng - sai, phải - trái, biểu 
dương hoặc phê phán kịp thời. Kiên quyết 
phê phán các luận điệu tuyên truyền phản 
động, phản khoa học, trái với quan điểm, 
đường lối của Đảng. 
e) Tính phổ thông đại chúng: 
Nội dung tuyên truyền phải gắn chặt 
với cuộc sống thực tiễn phong phú của đại 
đa số quần chúng nhân dân. Cách nói, 
cách làm trong tuyên truyền phải bám sát 
từng đối tượng để có phương pháp phù 
hợp. 
2.3. Phương châm công tác tuyên 
truyền, cổ động 
- Bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng, 
phát huy tinh thần cách mạng của các tầng 
lớp nhân dân. 
- Tuyên truyền, cổ động phải kịp thời, 
nhạy bén, nội dung chính xác, có tính 
chiến đấu cao. 
- Kết hợp tuyên truyền, cổ động nâng 
cao nhận thức tư tưởng với hướng dẫn 
hành động và cổ vũ phong trào. 
- Kết hợp giữa biểu dương và phê phán. 
- Tuyên truyền, cổ động phải cụ thể, 
thiết thực, sinh động. 
- Phối hợp tốt các mặt hoạt động của 
công tác tuyên truyền, cổ động. 
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 11 
2.4. Nội dung trọng tâm tuyên truyền, 
cổ động 
- Tuyên truyền về quan điểm, đường 
lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp 
luật của Nhà nước về phát triển GDTC và 
thể thao trường học. Trọng tâm theo tinh 
thần: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 
04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban 
Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi 
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào 
tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và 
hội nhập quốc tế; Luật thể dục, thể thao 
ngày 29/11/2006; Nghị quyết số 16/NQ-
CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ ban 
hành chương trình hành động của Chính 
phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW 
ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng 
cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước 
phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 
2020; Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 
31/01/2015 của Chính phủ quy định về 
giáo dục thể chất và hoạt động thể thao 
trong nhà trường; Quyết định số 
2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ 
tướng Chính phủ về việc phê duyệt "Quy 
hoạch phát triển TDTT Việt Nam đến năm 
2020, định hướng đến năm 2030"; Đề án 
tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể 
thao học đường giai đoạn 2016 - 2020, 
định hướng đến năm 2025, ban hành kèm 
theo Quyết định số 1076/QĐ-TTg của Thủ 
tướng Chính phủ. Nghị quyết số 44/NQ-
CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ. 
- Hoàn thiện kế hoạch về truyền thông 
cho giai đoạn trung hạn 2018 - 2020, 
trong đó xác định rõ những mục tiêu, giải 
pháp và lộ trình; đưa ra những thông điệp 
truyền thông phù hợp để thống nhất về 
nhận thức, tạo sự đồng thuận và huy động 
sự tham gia đánh giá, giám sát và phản 
biện của toàn xã hội đối với công cuộc đổi 
mới, phát triển GDTC và thể thao trường 
học. Đặc biệt, chú ý những mốc thời gian 
cần đẩy mạnh truyền thông gắn với tuyển 
sinh, tư vấn hướng nghiệp; các cơ quan 
liên quan cần phối hợp chặt chẽ để thông 
tin được cung cấp chính xác, thông suốt 
và kịp thời. 
- Nâng cao nhận thức cho các cơ quan 
liên quan, đặc biệt là cơ quan quản lý Nhà 
nước về GDTC và thể thao trường học, 
các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở đào 
tạo GDTC về công tác truyền thông 
GDTC, hoạt động thể thao trường học. 
Truyền thông luôn phải đi trước một bước 
để đưa thông tin tới xã hội, định hướng dư 
luận, nghe phản biện... và từ đó để có 
những giải pháp phù hợp cho phát triển 
GDTC, hoạt động thể thao trường học. 
Những minh chứng cụ thể như đào tạo gắn 
với doanh nghiệp, đào tạo gắn với việc 
làm, thu nhập...; hay các cơ sở đào tạo 
giáo viên GDTC đang trong quá trình đổi 
mới, nâng cao chất lượng; rồi các mô 
hình, cá nhân lập nghiệp thành công từ các 
cơ sở đào tạo giáo viên GDTC... nhằm 
giúp xã hội và mỗi cá nhân có cái nhìn 
đầy đủ hơn, khách quan hơn về GDTC, từ 
đó làm thay đổi nhận thức về GDTC. 
Chúng ta không thể tuyển sinh tốt, nếu 
không đẩy mạnh truyền thông về một hệ 
thống GDTC với nhiều lợi ích, giá trị đích 
thực; cung cấp kịp thời và đầy đủ thông 
tin về GDTC cho người dân, xã hội và 
doanh nghiệp. 
- Tăng cường năng lực cho bộ phận 
quản lý công tác truyền thông ở các cơ 
quan, cơ sở đào tạo giáo viên GDTC 
thông qua hội thảo, tập huấn, tạo cơ hội 
trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Mỗi cơ sở 
đào tạo giáo viên GDTC phải ưu tiên 
nguồn lực, kể cả con người và tài chính để 
làm tốt công tác truyền thông GDTC. 
- Tuyên truyền về những thành tựu về 
GDTC và thể thao trường học, tiềm năng 
phát triển của GDTC và thể thao trường 
học; những thuận lợi và khó khăn, những 
bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức 
thực hiện các nhiệm vụ trong từng thời kỳ. 
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức 
mới, quy trình công nghệ mới trong 
GDTC và thể thao trường học. 
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 12 
- Tuyên truyền, giáo dục về người tốt, 
việc tốt và các điển hình tiên tiến, thúc 
đẩy phong trào thi đua 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ 
"đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân 
nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt 
được mục đích đó là tuyên truyền thất 
bại". Qua câu nói của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh và với thực tiễn xã hội hôm nay, 
chúng ta có thể thấy rõ vai trò của truyền 
thông đối với đời sống xã hội nói chung, 
GDTC và thể thao trường học nói riêng. 
3. Kết luận 
Tuyên truyền là phương tiện quan 
trọng đối với tất cả mọi lĩnh vực. Thực 
tiễn cách mạng Việt Nam trong hơn 80 
năm qua đã khẳng định hoạt động tuyên 
truyền của toàn Đảng đã góp phần quan 
trọng tạo nên các phong trào cách mạng, 
góp phần lập nên những chiến thắng. 
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ 
quốc hiện nay thì, công tác tuyên truyền 
lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn. Đối 
với lĩnh vực GDTC cũng nằm trong chính 
sách đó. 
Đây là công cụ để định hướng tư 
tưởng, hướng dẫn suy nghĩ và hành động 
của toàn xã hội đối với GDTC và thể thao 
trường học. Củng cố niềm tin, giáo dục lý 
luận, đạo đức lối sống, lẽ sống, góp phần 
quan trọng xây dựng nền văn hóa mới, 
con người mới xã hội chủ nghĩa. Góp 
phần tăng cường xây dựng khối đoàn kết 
thống nhất, tăng cường sự đồng thuận 
trong xã hội trong đó, mục tiêu hướng 
tới chính là nâng cao chất lượng, hiệu quả 
GDTC và thể thao trường học nhằm tăng 
cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn 
diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động 
cơ bản và hình thành thói quen tập luyện 
TDTT thường xuyên cho trẻ em, học sinh, 
sinh viên; gắn GDTC, thể thao trường học 
với giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ 
năng sống. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu 
vui chơi giải trí, lành mạnh cho trẻ em, 
học sinh, sinh viên, qua đó góp phần phát 
hiện đào tạo năng khiếu và tài năng TDTT 
cho đất nước trong những năm tiếp theo.
(*) Trưởng phòng Truyền thông, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 
(**) Bí thư Đảng ủy - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung 
ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và 
hội nhập quốc tế. 
2. Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ ban hành chương trình hành 
động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị 
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về TDTT đến năm 
2020; 
3. Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể 
chất và hoạt động thể thao trong nhà trường; 
4. Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê 
duyệt “Quy hoạch phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; 
5. Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao học đường giai đoạn 2016 - 2020, 
định hướng đến năm 2025, ban hành kèm theo Quyết định số 1076/QĐ-TTg của Thủ tướng 
Chính phủ. 

File đính kèm:

  • pdfday_manh_cong_tac_tuyen_truyen_nang_cao_nhan_thuc_xa_hoi_ve.pdf