Dấu ấn vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam thời kì trung đại, vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh

thường được coi là “then khóa” của nước nhà, nhưng cũng là nơi “đất xấu dân nghèo”, lắm

thiên tai, địch họa. So với khu vực phía Bắc, quá trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở

xứ Nghệ thường đi sau một bước và ít nhiều có sự khác biệt. Đến nửa cuối thế kỉ XVIII,

trong bối cảnh mới đầy rẫy những biến cố và đổi thay, đất và người Nghệ An – Hà Tĩnh

từng bước xác lập một vị trí mới với nhiều dấu ấn lớn trên bình diện quốc gia, đặc biệt là

trên chính trường và lĩnh vực khoa bảng, văn học. Sự trỗi dậy của xứ Nghệ trong giai đoạn

này cho thấy những thay đổi lớn về sự phát triển cũng như tương quan lực lượng vùng miền

ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX.

Dấu ấn vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII trang 1

Trang 1

Dấu ấn vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII trang 2

Trang 2

Dấu ấn vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII trang 3

Trang 3

Dấu ấn vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII trang 4

Trang 4

Dấu ấn vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII trang 5

Trang 5

Dấu ấn vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII trang 6

Trang 6

Dấu ấn vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII trang 7

Trang 7

Dấu ấn vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII trang 8

Trang 8

Dấu ấn vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 2480
Bạn đang xem tài liệu "Dấu ấn vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dấu ấn vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII

Dấu ấn vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII
 Quang Trung tin cậy giao phó cho 
việc gây dựng lại nền giáo dục mới, với vai trò là Viện trưởng Viện Sùng chính, trở thành 
vị học quan cao nhất và có vai trò lớn nhất của vương triều Tây Sơn. Ông cũng là người có 
ý kiến quan trọng trong việc thuyết phục Quang Trung xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô. 
Rất tiếc, cái chết đột ngột của Quang Trung năm 1792 đã khiến những hoài bão và dự định 
của Nguyễn Thiếp đối với vương triều mới rơi vào dang dở. 
2.2. Dấu ấn trên khoa trường và văn đàn nước nhà 
 So với khu vực phía Bắc, lĩnh vực giáo dục, khoa cử và văn học thành văn ở xứ Nghệ 
phát triển muộn hơn. Năm 1256, nhà Trần đặt lệ lấy cùng lúc hai danh hiệu đỗ đầu trong kì 
thi Đình là “Trạng nguyên kinh” và “Trạng nguyên trại” nhằm khuyến khích việc học tập ở 
vùng Thanh - Nghệ vốn còn hạn chế. Lệ này sau đó được bỏ. Tuy vậy, từ thời Lý - Trần 
đến thời Lê - Mạc, số người đỗ đạt và số tác gia văn học ở Nghệ An – Hà Tĩnh nhìn chung 
vẫn ít hơn nhiều so với các địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng. 
 Từ nửa sau thế kỉ XVIII, xứ Nghệ nhanh chóng vươn lên trở thành vùng “đất học”, “đất 
văn nhã” có tiếng của nước nhà, thể hiện trên hai phương diện: sự nổi lên của các dòng họ 
khoa danh và sự xuất hiện của văn phái Hồng Sơn cùng hàng loạt tác giả văn học nổi bật. 
 Nhìn nhận và định lượng một cách tương đối, có đến 4 trên 5 dòng họ nổi tiếng nhất 
về khoa bảng, văn chương cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX tập trung ở Nghệ An – Hà 
Tĩnh (dòng họ còn lại là Ngô Thì ở Hà Tây): 
 - Dòng họ Nguyễn Huy ở làng Tràng Lưu, huyện La Sơn, mặc dù đã nổi lên là một 
dòng họ lớn ở địa phương từ thế kỉ XV, nhưng phải đến nửa sau thế kỉ XVIII, với sự xuất 
hiện của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh - một trí thức lớn đa tài, dòng họ Nguyễn Huy mới 
thực sự trở thành một đại gia đình khoa danh nổi bật, với những tên tuổi lớn tiếp theo 
Nguyễn Huy Oánh như Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Vinh, Nguyễn 
Huy Hổ... 
102 
 Dấu ấn vùng đất Nghệ An trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII 
 - Dòng họ Phan Huy ở làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc (nay là xã Thạch Châu, huyện 
Lộc Hà), được coi là có gốc từ họ Nguyễn Huy ở Tràng Lưu. Từ khoảng giữa thế kỉ XVIII, 
dòng họ Phan Huy nổi lên với nhiều người đỗ đạt, thành danh như Phan Huy Cẩn, Phan Huy 
Ích, Phan Huy Ôn... Về sau này là Phan Huy Chú, Phan Huy Vịnh... Cuối thời Lê – Trịnh, Phan 
Huy Ích bỏ quan trường, dời nhà ra làng Sài Sơn, trấn Sơn Tây, tạo thành một chi họ Phan Huy 
mới, có quan hệ thông gia mật thiết với dòng họ Ngô Thì và tiếp tục nối dài truyền thống khoa 
bảng, thơ văn. 
 - Dòng họ Nguyễn ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, có nguồn gốc từ phía Bắc. Người 
mở đầu cho đường khoa hoạn và thi thư của dòng họ này là Nguyễn Nghiễm (1708 - 1775), đỗ 
Hoàng giáp năm 1732, về sau này trở thành đại thần hàng đầu của nhà Lê - Trịnh. Trong gần 
200 năm từ đầu thế kỉ XVIII, dòng họ Nguyễn Tiên Điền có 5 người đỗ đại khoa, 7 người đỗ 
hương cống – cử nhân. Nối tiếp thân phụ, hai người con của Nguyễn Nghiễm là Nguyễn Khản 
(1734 - 1786) và Nguyễn Du (1776 - 1820) đều là những người tài hoa, phong lưu. Nguyễn 
Khản về sau này cũng trở thành bề tôi trọng chức của triều Lê – Trịnh, đường công danh sự 
nghiệp một thời lẫy lừng, nhưng khác với Nguyễn Thiếp, ông là người chống lại Tây Sơn. 
 - Dòng họ Hồ ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, vốn nổi danh và có nhiều người đỗ đạt 
từ rất sớm so với các địa phương khác ở vùng Hoan – Diễn. Vào thế kỉ XVIII, dòng họ này tiếp 
tục có nhiều thành tựu khoa danh với những nhân vật nổi bật như Hồ Sĩ Tôn, Hồ Phi Tích, Hồ 
Sĩ Tân, Hồ Sĩ Đống... Trong đó nổi bật hơn cả là Hồ Sĩ Đống, người đỗ cả Hội nguyên và Đình 
nguyên trong khoa thi Nhâm Thìn năm 1772. Tuy vậy, ở giai đoạn nửa sau thế kỉ XVIII, so với 
Nguyễn Huy, Phan Huy và họ Nguyễn Tiên Điền bên bờ nam sông Lam, dòng họ Hồ nhìn 
chung vẫn ít thành danh hơn về đường văn học. 
 Gắn liền với sự nổi lên của các dòng họ khoa danh là sự xuất hiện của văn phái Hồng Sơn 
(còn gọi là Hồng Sơn văn phái, cách gọi được Hoàng Xuân Hãn nêu ra đầu tiên trên tạp chí 
Thanh Nghị, số đầu xuân 1943) - một hiện tượng đặc biệt trong văn đàn cả nước đương thời 
cũng như trong lịch sử văn học Việt Nam. 
 Văn phái Hồng Sơn có thể chia làm ba chi phái chính là Tiên Điền, Tràng Lưu và Thu 
Hoạch (Thạch Hà), trong đó nổi bật là Tiên Điền và Tràng Lưu. Quanh khu vực núi Hồng Lĩnh - 
dãy “núi thiêng” của xứ Nghệ - từ nửa sau thế kỉ XVIII đồng loạt xuất hiện những tác gia lớn, 
chủ yếu có quê quán tại Nghi Xuân, La Sơn và Thiên Lộc, tiêu biểu như: Phan Kính, Nguyễn 
Huy Oánh, Nguyễn Huy Quýnh, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Huy Vinh, Nguyễn Huy Tựu, 
Nguyễn Huy Hào, Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Khản, Nguyễn Hành, Phan Huy Ích... rồi nối dài 
đến Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ đầu thế kỉ XIX. Với những áng thơ nôm như Truyện Hoa 
Tiên, Mai Đình mộng kí rồi sau đó là Truyện Kiều cùng những bài như Thác lời gái phường 
vải (Nguyễn Huy Oánh), Thác lời trai phường nón (Nguyễn Du), có thể nói chưa lúc nào và ở 
đâu trong lịch sử văn thơ nước Việt lại xuất hiện một tập thể tác gia đông đảo và hùng hậu đến 
vậy trên một địa bàn không lấy gì làm rộng lớn ven núi Hồng. Với sự xuất hiện của văn phái 
Hồng Sơn, dòng thơ Nôm nước Việt được đưa lên đỉnh cao, xứ Nghệ trở thành vùng đất văn 
nhã bậc nhất trên cả nước với hàng loạt tác phẩm văn thơ nổi tiếng, trở thành di sản đặc biệt 
trong kho tàng văn học thành văn Việt Nam hậu kì trung đại. 
2.3. Những yếu tố đưa đến dấu ấn nổi bật của đất và người xứ Nghệ trên bình 
 diện quốc gia nửa cuối thế kỉ XVIII 
 Những lí giải về căn nguyên của các hiện tượng xã hội trong tiến trình lịch sử không phải 
lúc nào cũng dễ dàng hoặc chính xác. Một cách tương đối, có thể đưa ra những nhận định ít 
nhiều mang tính suy đoán về những yếu tố đưa đến sự nổi lên của vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh 
nửa cuối thế kỉ XVIII: 
 Trước hết, việc xuất hiện hàng loạt cá nhân nổi bật người xứ Nghệ trên chính trường, khoa 
trường và văn đàn nước Việt nửa cuối thế kỉ XVIII là bằng chứng cho một thực tế không thể 
 103 
 Lê Hiến Chương 
phủ nhận: nho học, giáo dục và khoa cử ở vùng đất này đã có những bước tiến vượt bậc sau 
nhiều thế kỉ có phần “lép vế” trước sự vượt trội của khu vực đồng bằng sông Hồng và phần 
nào đó là đồng bằng sông Mã. Cụ thể hơn, từ thế kỉ XVIII, ở phía Bắc, nho giáo đã mất dần 
sự hấp dẫn hoặc ít nhiều bị “giải thiêng”, nền khoa cử và chế độ khoa trường ngày càng có 
dấu hiệu suy đồi. Trong khi đó, ở khu vực sông La và hạ lưu sông Lam, nho học và nền 
giáo dục chữ Hán lại bước vào giai đoạn thịnh đạt nhất, đặc biệt là sự xuất hiện phổ biến 
của loại hình trường tư, gắn liền với vai trò của tầng lớp nho sư địa phương, thu hút đông 
đảo học trò ở các làng xã, đưa đến phong trào học tập rộng khắp. Tiêu biểu là trường của 
Thám hoa Nguyễn Huy Oánh mở năm 1780, khi ông về trí sĩ ở làng Tràng Lưu - xã Lai 
Thạch, huyện La Sơn (nay thuộc xã Trường Lộc, huyện Can Lộc), thường được gọi là 
“Trường Lưu học hiệu” hoặc “trường cụ Thám”. Đây là trường tư lớn bậc nhất ở khu vực 
Nghệ An – Hà Tĩnh nửa cuối thế kỉ XVIII. Ở nhiều địa phương, việc khuyến khích học tập 
còn được thể hiện rõ trong lệ làng: “Con trai không đi học đến tuổi thành đinh phải vào sổ, 
chịu việc làng. Người có học, thi đỗ thì cũng vào sổ, người chưa thi đỗ, dù là tráng trưởng, 
vẫn để ngoài sổ, nhưng tha cho mọi việc tạp dịch của làng” [14; 59]. Đến đầu thế kỉ XIX, 
đất Nghệ An – Hà Tĩnh đã được “mặc định” là đất học truyền thống, như lời của Phan Huy 
Chú chép về tục dân ở đây: “Núi cao sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, 
người thì thuần hoà mà chăm học” [15; 73]. Sách Đại Nam nhất thống chí khi khái quát về 
khu vực này cũng nhận xét: “Nhà nông chăm chỉ ruộng nương, học trò ưa chuộng học 
hành” [3; 146]. 
 Sự phát triển đạt đến độ chín của nho giáo và nền giáo dục khoa cử chính là nguyên 
nhân cơ bản nhất lí giải về hiện tượng “nhân tài nở rộ” của xứ Nghệ từ nửa cuối thế kỉ 
XVIII và kéo dài liên tục đến hàng thế kỉ sau đó. 
 Bên cạnh nền tảng giáo dục, một số yếu tố khác cũng có thể góp phần giải thích về sự 
nổi lên của nhân vật xứ Nghệ từ nửa cuối thế kỉ XVIII. Trong giai đoạn này, khi khu vực 
phía bắc Đàng Ngoài rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, liên tục trong cảnh đói 
kém, mất mùa, dịch bệnh, xiêu tán, loạn lạc, khởi nghĩa nông dân... thì vùng đất Nghệ An – 
Hà Tĩnh lại không có nhiều những biểu hiệu tương tự, hoặc ít nhất là không thấy nhiều 
trong những gì sử sách còn ghi lại. Sách Nghệ An kí còn chép việc “đầu thời Cảnh Hưng, ở 
bốn trấn giặc cướp nổi lên như ong, nhóm Nguyễn Hữu Cầu ở vùng Hải Dương rất là hung 
bạo, vào Nghệ An lập đồn, bắt lính, không một ai theo” [1; 59]. Chế độ thuế khóa, phu 
phen, tạp dịch của nhà Lê – Trịnh áp dụng ở Nghệ An – Hà Tĩnh cũng nhẹ hơn hẳn so với 
phía bắc Đàng Ngoài. Sự gia tăng dân số và ổn định về kinh tế xã hội - dù có thể là tương 
đối - của xứ Nghệ trong bối cảnh những vùng miền khác trên cả nước đang có nhiều bất ổn 
có thể là một lí do giải thích về sự vươn lên của vùng đất này trong cán cân quyền bính 
giữa các vùng miền. Việc Nguyễn Hữu Chỉnh gom quân bản bộ từ Nghệ An – Hà Tĩnh ra 
bắc đánh dẹp được các thế lực tàn dư của nhà Trịnh năm 1787 là một minh chứng tiêu biểu, 
dù có thể chưa thực sự thuyết phục. 
 Cũng từ sau khi Tây Sơn tiến quân ra Thăng Long đánh bại quân Trịnh, với việc biên 
giới sông Gianh bước đầu bị xóa bỏ, đất Nghệ An – Hà Tĩnh từ chỗ là nơi “cuối sông đầu 
núi” của Đàng Ngoài cũ lại trở thành vùng yết hầu, là trung điểm quan trọng đặc biệt giữa 
hai vùng quyền lực truyền thống là Thăng Long và Thuận Hóa, là địa bàn không thể bỏ qua 
trong mọi tính toàn về quyền lực chính trị. Quang Trung và triều đình Tây Sơn chắc chắn 
cũng nhận thấy điều đó trong quá trình quản lí vùng lãnh thổ mới, đặc biệt là từ năm 1789. 
 Cùng với sự phát triển của Nho học, giáo dục, khoa cử và những lí do địa lí, kinh tế, 
xã hội, vào thế kỉ XVIII, môi trường văn hóa dân gian ở Nghệ An – Hà Tĩnh cũng có thể 
được tham chiếu đến như một nguyên nhân quan trọng. 
 Từ thế kỉ XVIII – XIX (hoặc có thể sớm hơn nữa) đến giữa thế kỉ XX, xứ Nghệ là 
vùng đất của ví giặm, với ví phường vải, phường cấy, phường nón, phường vàng, ví đò 
104 
 Dấu ấn vùng đất Nghệ An trên bình diện quốc gia Đại Việt nửa cuối thế kỉ XVIII 
đưa... cùng giặm nói, giặm kể, giặm ru, giặm cửa quyền, giặm trèo non, giặm đường trường, 
giặm đò đưa... “Hát giặm phổ biến khắp Nghệ Tĩnh, nhất là lưu vực sông Lam, sông La, sông 
Nghèn” [5; 104]. Bên cạnh đó là sự phổ biến của các hình thức diễn xướng khác như phường 
tuồng bội (trò bội, hát bội), phường ca trù (còn gọi là ả đào, với trung tâm là vùng Cổ Đạm, 
Nghi Xuân), phường chèo... Nền tảng văn hóa diễn xướng đậm tính quần chúng này ở xứ Nghệ 
đã trở thành nguồn cội nuôi dưỡng tâm hồn của những thi nhân tài danh rồi góp phần tạo khắc 
nên những tác phẩm để đời của họ, và cũng phần nào giải thích cho truyền thống là đất thơ văn 
của Nghệ An - Hà Tĩnh đến tận thời kì hiện đại. 
3. Kết luận 
 Nửa cuối thế kỉ XVIII, với những điều kiện thuận lợi và trên cơ sở chín muồi của nền giáo 
dục nho học địa phương, đất và người Nghệ An – Hà Tĩnh đã vươn lên “bắt nhịp” một cách 
đàng hoàng vào đại cục quốc gia, trở thành một thế lực địa phương mới bên cạnh khu vực đồng 
bằng sông Hồng, Thanh Hóa và Thuận - Quảng. Trên địa bàn núi Hồng sông Lam xuất hiện 
đông đảo những bậc danh sĩ kiệt hiệt để lại dấu ấn đậm nét trong lịch sử chính trị và văn hóa 
nước nhà. Cũng từ giai đoạn này cho đến ít nhất là giữa thế kỉ XX, đất và người xứ Nghệ sẽ 
đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, nếu không muốn nói là nổi bật nhất, trên vũ đài chính trị 
nước nhà cũng như trên nhiều lĩnh vực khác. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bùi Dương Lịch, 1993. Nghệ An kí. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 
[2] Ngô gia văn phái, 2001. Hoàng Lê nhất thống chí. Nxb Văn học, Hà Nội. 
[3] Quốc Sử quán triều Nguyễn, 1998. Đại Nam nhất thống chí, tập 2. Nxb Khoa học xã hội, 
 Hà Nội. 
[4] Hoàng Xuân Hãn, 1952. La Sơn phu tử. Nxb Minh Tân, Paris. 
[5] Phan Huy Lê (Cb), 1986. Nghệ Tĩnh hôm qua và hôm nay. Nxb Sự thật, Hà Nội. 
[6] Đặng Duy Báu (Cb), 2000. Lịch sử Hà Tĩnh, tập 1. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 
[7] Tỉnh ủy – HĐND - UBND tỉnh Nghệ An, 2012. Lịch sử Nghệ An, tập 1. Nxb Chính trị 
 Quốc gia, Hà Nội. 
[8] Nguyễn Đổng Chi, 1958. “Thử đánh giá Nguyễn Hữu Chỉnh”. Tạp chí Văn Sử Địa, số 48, 
 tr.20 - 42. 
[9] Lê Sĩ Toản, 1964. “Nên nhận định Phượng Hoàng Trung Đô của vua Quang Trung ở chỗ 
 nào?”. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 63, tr.32 - 35. 
[10] Tạ Ngọc Liễn, 1975. “Nguyễn Thiếp – Nguyen Thiep”. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 
 164, tr.24 - 32. 
[11] Hồ Hữu Phước, 1995. “Mối liên hệ giữa họ Nguyễn Tiên Điền với họ Dương Long Phúc 
 và liên minh cự tộc xứ Nghệ dưới thời Lê – Trịnh”. Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2 (279), 
 tr.37 - 39. 
[12] Phan Thị Cẩm Vân, 2020. “Một số dấu ấn về Quang Trung - Nguyễn Huệ trên đất Nghệ 
 An xưa và nay”. Kỉ yếu hội thảo khoa học Nghệ An 990 năm hình thành và phát triển, 
 Vinh, tr.104 - 111. 
[13] Vũ Đức Liêm, 2020. “Nghệ An trong sự hình thành của nước Việt Nam hiện đại”. Kỉ yếu 
 hội thảo khoa học Nghệ An 990 năm hình thành và phát triển, Vinh, tr.661 - 679. 
[14] Bùi Dương Lịch, 2000. Yên Hội thôn chí. Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tĩnh. 
[15] Phan Huy Chú, 2007. Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
 105 
 Lê Hiến Chương 
[16] Lê Hiến Chương, 2019. “Ảnh hưởng của vùng đất Nghệ An – Hà Tĩnh cuối thế kỉ XVIII, 
 đầu thế kỉ XIX đối với sự nghiệp Nguyễn Công Trứ”. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học 
 Sư phạm Hà Nội, số 2, tr.103 – 110. 
[17] Trần Văn Giáp, 1971. Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 1. Nxb Khoa học Xã hội, 
 Hà Nội. 
 ABSTRACT 
 Nghe An – Ha Tinh area’s marks in national sphere of Dai Viet 
 in the second half of the 18th century 
 Le Hien Chuong 
 Faculty of History, Hanoi National University of Education 
 During the history of Vietnam in the medieval period, the area of Nghe An - Ha Tinh was 
often considered the “key land” of the country, but it was also the place where “poor land, poor 
residents”, suffered with many natural disasters and enemy sabotages. In comparing with the 
Northern region, the socio-economic development process in Nghe An – Ha Tinh was usually 
one step behind and more or less different. By the second half of the eighteenth century, in a 
new context full of events and changes, the land and Nghe An – Ha Tinh people step by step 
established a new position with many great marks on the national level, especially in the 
political arena, academic fields, literature. The rise of Nghe An – Ha Tinh during this period 
showed great changes in the development and correlation of regional forces in Vietnam in the 
late eighteenth and early nineteenth centuries. 
 Keywords: 18th century, Nghe An, Ha Tinh, Nguyen Huu Chinh, Nguyen Thiep. 
106 

File đính kèm:

  • pdfdau_an_vung_dat_nghe_an_ha_tinh_tren_binh_dien_quoc_gia_dai.pdf