Đào tạo lĩnh vực đặc thù - Những vấn đề cần đổi mới để hội nhập và phát triển
Tóm tắt: Đào tạo văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch là loại hình đào tạo
hết sức đặc biệt. Đây là loại hình đào tạo có vai trò xã hội về phương diện nghề nghiệp
rất cao, mức độ hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch của mỗi
quốc gia có thể được xem là tiêu chí quan trọng trong phát triển. Trong khi những tiến
bộ về chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch
thời gian qua là rất đáng kể, thì việc đào tạo đối với lĩnh vực này lại còn nhiều vấn đề
bất cập cả trong công tác quản lý và dạy học. Đã đến lúc cần phải đổi mới đến công tác
đào tạo lĩnh vực này thỏa đáng hơn nữa trong tầm nhìn hội nhập và phát triển.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo lĩnh vực đặc thù - Những vấn đề cần đổi mới để hội nhập và phát triển
phải có tố chất (như nghệ thuật và thể thao). Công tác tuyển sinh vốn dĩ đã khó khăn do điều kiện khách quan, trong khi quy mô lớp của các ngành này thường rất nhỏ, theo đặc thù, chẳng hạn, ngoài các ngành văn hóa, du lịch (như Quản lý văn hóa, Văn hóa học, Việt Nam học, Quản trị du lịch,) quy mô lớp thông thường theo đào tạo tín chỉ có thể đến 60 sinh viên/lớp nhưng đối với các ngành nghệ thuật và thể thao thì không thể vượt quá 08 sinh viên, thậm chí 01 sinh viên/lớp, trong khi quy định của Nhà nước là cấp kinh phí trên số lượng người học, thì rõ ràng để các trường chi trả chế độ lương, phụ cấp cho giảng viên theo quy định của 2 Nguồn: Vụ Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2017 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 16 Nhà nước mà nguồn học phí và kinh phí cấp cho người học không thể tăng lên (do quy mô lớp nhỏ, tuyển sinh được ít) cũng như giải quyết được bài toán cạnh tranh là cả một vấn đề. Chương trình đào tạo đối với lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch mặc dù có thể thống nhất khung về số lượng tín chỉ trong khóa học. Thông thường theo quy định thì khối văn hóa, du lịch giao động từ 120 - 125 tín chỉ; khối nghệ thuật và thể thao có thể đến 130 tín chỉ/khóa học. Tuy nhiên, với loại hình đào tạo thuần túy năng khiếu như nghệ thuật và thể thao thì buộc cấu trúc học phần, môn học phải hướng trọng tâm vào kỹ thuật, kỹ năng là chính. Đó là lý do giải thích tại sao một học phần có cùng tên gọi lại được đào tạo nhắc lại đến 02 - 03 lần trong khóa học bởi vì yêu cầu thực hành nghề mang tính thường xuyên, liên tục, nâng cao dần (như các môn Hình họa, Thanh nhạc, Nhạc cụ, Biểu diễn,). Được biết, hiện nay, khung trình độ quốc gia đã được ban hành, việc thống nhất về chuẩn đầu ra của các cấp độ đào tạo, tính thống nhất trong chuẩn trình độ đối với các lĩnh vực đào tạo trên toàn quốc, định hướng liên thông liên kết, hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo, trong đó có đào tạo văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch đang được triển khai. Mặc dù vậy, không chắc rằng các trường có thể triển khai thực hiện đúng cam kết trong khi nguồn lực cơ sở vật chất, đội ngũ và kinh nghiệm đào tạo của mỗi trường là hoàn toàn khác nhau. Một vấn đề đặt ra nữa là, hiện nay chương trình đào tạo nói chung và các khối ngành văn hóa - nghệ thuật, khối ngành thể dục thể thao và khối ngành du lịch được quy định cụ thể bởi hai bộ quản lý chuyên môn là Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Các quy định chỉ rõ các khối kiến thức trong chương trình đào tạo gồm: khối kiến thức đại cương, khối kiến thức tin học ngoại ngữ, khối kiến thức cơ sở ngành, khối kiến thức chuyên ngành và khối kiến thức bổ trợ. Căn cứ vào yêu cầu, tính đặc thù của các ngành/chuyên ngành/nghề đào tạo, các cơ sở đào tạo đã căn cứ vào các quy định như trên để xây dựng các bộ chương trình đào tạo phù hợp với các điều kiện và đặc thù của mình và triển khai giảng dạy. Tuy nhiên, như đã có nhiều đánh giá, các chương trình đào tạo hiện nay, còn nặng về lý thuyết, thiếu gắn kết với thực tiễn xã hội nghề nghiệp, thiếu nội dung thực hành rèn luyện kỹ năng, thiếu gắn kết với các doanh nghiệp để đảm bảo hình thành kỹ năng cho người học (rơi vào các ngành khối văn hóa, du lịch là chủ yếu). Hệ thống giáo trình và học liệu tuy đã có nhiều cố gắng biên soạn đưa vào giảng dạy tuy nhiên chất lượng biên soạn, hàm lượng kiến thức chưa đáp ứng được với chuẩn chung, những thay đổi của trình độ khu vực và thế giới, hệ thống học liệu còn thiếu, dẫn đến chất lượng đào tạo chưa cao. QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 17 Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy, cách thức kiểm tra đánh giá còn chậm đổi mới, chưa thích ứng được với cách thức, phương pháp giảng dạy tiên tiến, chưa khuyến khích thầy và trò có những tương tác mang tính gợi mở, chưa thực sự lấy người học làm trung tâm, vẫn còn nặng phương pháp truyền thụ kiến thức truyền thống, một chiều. Như đã biết, việc dạy học ở lĩnh vực đặc thù khá phức tạp, hỗn hợp giữa kiến thức, kỹ thuật và kỹ năng trong đó kỹ thuật có tính chất ưu tiên. Do yêu cầu đặc thù nghề nghiệp mà những lĩnh vực này đòi hỏi vừa có tính chất kỹ thuật, chính xác (như các ngành thể thao), thao tác tay nghề thành thạo (như các ngành du lịch) vừa phải có năng lực sáng tạo thực tiễn (như các ngành nghệ thuật). Điều đó dẫn đến tính chất “truyền nghề” gần như là hình thức phổ biến trong nghiệp vụ dạy học. Có những bất cập hiện nay là, có thể trường duy trì tốt hệ thống giảng viên đứng ngành, cơ hữu nhưng “tinh hoa” cho đào tạo phải dựa vào đội ngũ “thỉnh giảng”. Đây là một nghịch lý hết sức đáng bàn. Cũng từ loại hình lao động khác biệt là giảng dạy lĩnh vực đặc thù đã tác động không nhỏ đến thiên hướng hoạt động của người giảng viên. Trong khi quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo khá rõ ràng, giảng viên đại học bị quy chiếu bởi giờ nghĩa vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn khác là 1.760 giờ3. Trong đó, giảng dạy và nghiên cứu khoa học chiếm đến 90%, tuy nhiên qua thực tế cho thấy, thành tựu nghề nghiệp của đội ngũ này thường không đến từ giảng dạy và nghiên cứu khoa học thuần túy mà là các công trình sáng tạo, sáng tác tác phẩm, giải thưởng đã được công nhận. Cơ sở vật chất kỹ thuật dành cho đào tạo lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du lịch thường rất tốn kém, trong khi việc trang bị là bắt buộc. Chẳng hạn, không có nhạc cụ; bảng mầu, giá vẽ, tượng; dụng cụ thi đấu thể thao; hệ thống, trang thiết bị thực hành du lịch như buồng, bàn, bar, khách sạn thực hành, quầy lễ tân, thì các ngành này không thể đào tạo được. Nếu chỉ đào tạo lý thuyết thì sinh viên ra trường không có nghề. Còn đầu tư cơ sở vật chất thì không phải cơ sở đào tạo nào cũng có khả năng đảm bảo được nếu không có sự đầu tư lớn của cấp quản lý. Đây là lý do giải thích tại sao rất nhiều cơ sở đào tạo văn hóa, nghệ thuật, thể thao và du lịch ở nước ta còn bị phê bình là đào tạo thiếu tay nghề, thiếu trình độ so với nước ngoài. 3. Một số vấn đề cần đổi mới trong quản lý đào tạo đặc thù Xuất phát từ các vấn đề thực tiễn như đã nêu, cũng như kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành một cơ sở đào tạo lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du 3 Quyết định số 64/TT-BGD ĐT ngày 28/11/2008 quy định chế độ làm việc đối với giảng viên QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 18 lịch. Chúng tôi cho rằng, đã đến lúc cần có một cơ chế và biện pháp đồng bộ mang tính tổng thể để giải quyết bài toán phát triển đào tạo thuộc các lĩnh vực này. Trước tiên là giải quyết vấn đề quy định mở ngành, đình chỉ ngành có liên quan đến tiêu chuẩn về đội ngũ giảng viên (còn gọi là quy định về tiến sĩ đứng ngành). Hiện nay, trong quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mặc dù đã có chuyển biến cơ bản về mặt nhận thức từ Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT đến Thông tư số 22/2017/TT- BGDĐT trong quy định điều kiện, thủ tục mở ngành đào tạo như phải có đủ đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy thấp nhất 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất 01 giảng viên trình độ tiến sĩ và 03 giảng viên trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký. Trường hợp nếu không có tiến sĩ đúng ngành thì có thể dùng tiến sĩ ngành gần, có công trình nghiên cứu liên quan; còn nếu không có tiến sĩ thì mỗi ngành phải bảo đảm có năm thạc sĩ4. Quy định về bằng cấp được linh động hóa trong Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT như có thể thay thế tiến sĩ đứng ngành bằng nghệ sĩ nhân dân có bằng đại học cùng ngành đăng ký đào tạo và thay thế giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ bằng nghệ sĩ ưu tú có bằng đại học cùng ngành đăng ký đào tạo trong trường hợp ngành đăng ký mở mới mà trong nước chưa có cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đối với các nhóm ngành nghệ thuật. Mặc dù vậy, không phải trong trường hợp nào các trường đại học đào tạo đặc thù có thể đảm bảo được quy định này, kể cả trong trường hợp cho phép linh hoạt áp dụng việc thay thế. Ví như, một số ngành không thể áp dụng nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú như Đồ họa, Hội họa, Thiết kế thời trang, Điêu khắc, Nhiếp ảnh, Truyền hình, Điện ảnh, Múa, thì những trường đào tạo các ngành học này nếu không có tiến sĩ đứng ngành và thạc sĩ chuyên ngành thì chắc chắn sẽ vi phạm quy định. Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT thực tế không quy định cho tất cả các ngành đặc thù mà chỉ mới cho một số đối tượng đặc thù và nếu trong các ngành thuộc nhóm nghệ thuật thì mới giải quyết được một phần thuộc lĩnh vực âm nhạc, sân khấu truyền thống. Cũng không thấy quy định ưu tiên cho lĩnh vực thể thao, trong khi chưa hẳn ngành nhiều có tiến sĩ, thạc sĩ thì đào tạo thể thao, nhất là thể thao tài năng, thể thao thành tích cao có kết quả tốt. Rõ ràng, việc phải chuẩn hóa đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học để nâng cao chất lượng đào tạo là điều hết sức cần thiết, song áp dụng với các lĩnh vực đặc thù như nghệ thuật và thể thao thì lại trở thành máy móc và không sát thực tế. 4 Trích khoản 1, điều 2, Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17/02/2011 quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng. QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 19 Tiếp đến là, quy định về việc cấp kinh phí đào tạo trên số lượng học sinh sinh viên. Trên thực tế, quy định này là tối ưu đối với các ngành đào tạo thông thường, còn nếu áp dụng cho các ngành đặc thù văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du lịch thì chưa phù hợp. Lý do là, bản chất và đặc trưng trong đào tạo các loại hình này thường đi kèm với tố chất, năng khiếu và khó có thể đạt quy mô lớp học thông thường như các ngành khối khoa học xã hội và nhân văn nói chung. Có những lớp chỉ có thể duy trì từ 03 - 05 sinh viên nhằm đảm bảo chất lượng (như các ngành nghệ thuật truyền thống, thanh nhạc, sân khấu, điện ảnh, múa,), trong khi Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ nguyên quy định mỗi trường phải đảm bảo ít nhất 70% khối lượng giảng dạy chính, số còn lại mới được mời thỉnh giảng. Cho nên để duy trì các ngành này, cơ sở đào tạo buộc phải có đội ngũ cơ hữu đủ 70% và vẫn phải đảm bảo chế độ lương, thưởng, chính sách thông thường cũng như mua sắm, bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học thường xuyên (thường dụng cụ dạy học lĩnh vực này rất đắt như đàn phím, đàn violon, piano, mẫu phẩm, thiết bị thực hành du lịch, thể thao,). Nếu chỉ dựa vào nguồn thu ít ỏi từ ngân sách cấp cho người học và thu học phí thì khó có cơ sở đào tạo nào có thể duy trì được. Thứ ba là, loại hình lao động của người dạy và người học ở lĩnh vực đặc thù có nhiều điểm không tương đồng với loại hình lao động của giảng viên thông thường. Mặc dù Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT quy định khá rõ về chế độ làm việc của giảng viên trong các cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học về giờ chuẩn giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, quy định chưa thỏa mãn các yếu tố đặc thù nghề nghiệp, dẫn đến biên độ ứng xử khác biệt giữa các trường. Chỉ tính riêng về nghĩa vụ nghiên cứu khoa học (mức chung 600 giờ chưa quy đổi) bằng các sản phẩm nghiên cứu khoa học cơ bản thì đội ngũ giảng viên lĩnh vực này khó có thể thực hiện được. Lý do bởi vì, loại hình lao động đặc thù dẫn đến sản phẩm lao động khác biệt. Tại các trường đặc thù văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du lịch đều linh hoạt áp dụng quy đổi theo công trình sáng tạo, tác phẩm nghệ thuật, giải thưởng, thành tích chuyên ngành. Tuy nhiên, chỉ đảm bảo ở mức tương đối, đặc biệt đối với các trường đào tạo đa ngành, hỗn hợp thì khó có thể đạt được mức cân bằng chung. Đối với một trường đào tạo văn hóa - nghệ thuật nói chung thì đội ngũ nghệ nhân, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú được xem là tài sản vô giá, Các trường đều muốn bồi dưỡng và phát triển đội ngũ này. Tuy nhiên, trong thực tế không phải toàn bộ đội ngũ giảng viên lĩnh vực này đều dành hết tâm lực để đạt được thành tựu trên. Bởi vì, NSND, NSƯT, nghệ nhân là danh hiệu nghề nghiệp, không phải là chức danh để hưởng lương, xếp ngạch bậc. Đối với một giảng viên lâu năm trong nghề, việc lựa chọn, theo đuổi để được công nhận NSND, NSƯT, nghệ nhân (tích lũy đủ số công trình, giải QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 20 thưởng, uy tín) so với các chức danh giảng viên chính, chuyên viên chính (qua thi cử, sát hạch), lại được củng cố bằng quyền lợi vật chất, cũng đủ làm cho họ phải cân nhắc. Những đòi hỏi chính đáng này cần phải được nghiên cứu kỹ, đã đến lúc cần phải tách biệt giữa cống hiến, ghi nhận với đãi ngộ để lực lượng giảng viên lĩnh vực đặc thù an tâm lao động thì chất lượng đào tạo mới được đẩy lên cao. Nhà quản lý giáo dục tại các cơ sở đào tạo lĩnh vực đặc thù luôn phải đứng trên thế ứng xử lưỡng phân, vừa phải đảm bảo chế độ chính sách cho người lao động theo luật, trong khi vẫn phải đảm bảo chất lượng đào tạo, quy mô tuyển sinh, cạnh tranh giáo dục và nguồn tài chính nuôi sống bộ máy, đảm bảo toàn diện cho mọi hoạt động của cơ sở đào tạo. Thiết nghĩ, đã đến lúc cần phải đổi mới những quy định liên quan đến công tác đào tạo lĩnh vực đặc thù cho thỏa đáng hơn, phù hợp với tình hình hiện nay để nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, phát huy năng lực sáng tạo, cống hiến của đội ngũ nhà giáo trong một lĩnh vực có vai trò xã hội về nghề nghiệp rất cao như lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật, thể thao và du lịch. Tài liệu tham khảo [1]. Thủ tướng Chính phủ (2012), hiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020, ban hành kèm theo Quyết định số 711/2012/QĐ-TTg ký ngày 13 tháng 6 năm 2012. [2]. Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên. [3]. Thông tư số 08/2011/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 02 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học, trình độ cao đẳng. [4]. Thông tư số 22/2017/TT-BGDĐT ngày 6 tháng 9 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo và đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học. RENEWING THE SPECIFIC TRAINING FIELDS TO MEET THE INTEGRATION AND DEVELOPMENT REQUIREMENTS Le Thanh Ha, Ph.D Abstract: Culture, Arts, Sports and Tourism are specific training fields that play a very high social role in the employment. Thus, the enjoyment level of cultural, artistic, sports and tourism values can be considered as an important criterion in the QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 21 development process. The State policies on culture, arts, sports and tourism has brought many significant results but there exists many limitations to both the management and the teaching of these fields. We have to overcome the inadequacies to meet the integration and development requirements. Key words: training, specific, renew, development. (Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Dũng; ngày nhận bài: 12/9/2017; ngày gửi phản biện 25/10/2017; ngày duyệt đăng 30/12/2017)
File đính kèm:
- dao_tao_linh_vuc_dac_thu_nhung_van_de_can_doi_moi_de_hoi_nha.pdf