Đào tạo cử nhân Kế toán - Kiểm toán quốc tế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Tóm tắt

Cùng với việc kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng, Việt Nam có rất nhiều cơ hội

cũng như thách thức. Trong lĩnh vực nghề nghiệp kế toán - kiểm toán, lao động Việt

Nam có cơ hội tham gia làm việc ở ngước ngoài và ngược lại, lao động nước ngoài

cũng có nhiều cơ hội làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, dòng chảy lao động Việt Nam

ra nước ngoài chưa nhiều nhưng nguy cơ dòng lao động từ các nước như Singapore,

Malaysia, Philippines trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán là rất lớn do họ có lợi thế

nhiều hơn về tiếng Anh và tính quốc tế trong nghề nghiệp. Điều này đặt ra những yêu

cầu cao hơn về chất lượng của đào tạo nhân lực kế toán và kiểm toán, đặc biệt là

tính quốc tế. Cùng với đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tới gần với tốc độ

đột phá và được dự đoán sẽ tác động đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong

đó có giáo dục đại học. Bài viết này tập trung vào việc đào tạo kế toán có tính quốc

tế trên nền tảng công nghệ - E-Learning.

Đào tạo cử nhân Kế toán - Kiểm toán quốc tế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Đào tạo cử nhân Kế toán - Kiểm toán quốc tế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Đào tạo cử nhân Kế toán - Kiểm toán quốc tế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Đào tạo cử nhân Kế toán - Kiểm toán quốc tế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Đào tạo cử nhân Kế toán - Kiểm toán quốc tế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Đào tạo cử nhân Kế toán - Kiểm toán quốc tế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Đào tạo cử nhân Kế toán - Kiểm toán quốc tế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

Đào tạo cử nhân Kế toán - Kiểm toán quốc tế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 8

Trang 8

Đào tạo cử nhân Kế toán - Kiểm toán quốc tế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 9

Trang 9

Đào tạo cử nhân Kế toán - Kiểm toán quốc tế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 18140
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo cử nhân Kế toán - Kiểm toán quốc tế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo cử nhân Kế toán - Kiểm toán quốc tế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Đào tạo cử nhân Kế toán - Kiểm toán quốc tế trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
 Việt Nam (VACPA) tại Việt Nam hiện chưa có chương trình đào tạo 
về IFRS một cách hệ thống. 
Các khóa học đào tạo IFRS chỉ mới được tổ chức gần đây bởi các tổ chức nghề 
nghiệp quốc tế như Hiệp hội Kế toán Công chứng Vương quốc (ACCA), Hiệp hội Kế toán 
công chứng Australia (CPA Australia), Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales 
(ICAEW). Tuy nhiên, số lượng học viên được tiếp cận chương trình học tập bổ ích này còn 
khá ít ỏi. Một số công ty kiểm toán như các công ty trong nhóm Big 4 cũng mới chỉ đào tạo 
IFRS nội bộ nhân viên trong công ty. Phần lớn kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam là 
những người trực tiếp lập báo cáo tài chính đều chưa được đào tạo và tiếp cận IFRS. 
Tóm lại, với xu hướng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại Việt Nam và các 
nước trong khu vực, cùng với đó là việc nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư tại 
Việt Nam và nhiều doanh nghiệp Việt Nam có xu thế vươn ra thế giới thì tính quốc tế 
trong hoạt động kế toán được nâng cao dần lên. Để đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho 
các thay đổi đó, hoạt động đào tạo kế toán cũng cần có những thay đổi lớn để tiếp cận 
với các chương trình đào tạo quốc tế hay các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế. 
3. Cách mạng công nghiệp 4.0 và nghề nghiệp kế toán - kiểm toán 
Công nghiệp 4.0 với những tiến bộ công nghệ một cách thần tốc đang ở 
trong giai đoạn phôi thai nhưng đã thay đổi một cách sâu sắc cách thức làm việc 
của các tổ chức doanh nghiệp. Ý tưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bắt 
đầu ở Đức và nhanh chóng được đưa tới các quốc gia và khu vực khác như Mỹ, 
Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và Liên minh châu Âu với nhiều tên gọi khác 
nhau, trong đó Industrie 4.0, Internet của vạn vật và Internet công nghiệp là các 
thuật ngữ được sử dụng phổ biến. 
Nhìn chung, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ xuất hiện những máy móc thiết bị 
mà chúng ta gặp trong đời sống hàng ngày có chức năng bật tắt, được kết nối với 
hoặc có thể kích hoạt bằng Internet. Báo cáo năm 2016 của KPMG - Nhà máy của 
192 
Tương lai - mô tả ngành công nghiệp 4.0 là sự tích hợp đầy đủ của công nghệ thông 
tin và truyền thông và công nghệ tự động hoá trong "nhà máy của tương lai"3. Theo 
xu thế này, thiết bị sẽ không chỉ giao tiếp, mà còn sử dụng thông tin và phân tích dữ 
liệu để điều khiển hành động trong tương lai. Vậy với cách mạng công nghiệp 4.0 
với những thay đổi mạnh mẽ trong việc tiếp cận và xử lý thông tin sẽ ảnh hưởng đến 
các nghiệp vụ kế toán tài chính như thế nào? 
Chắc chắn ngành công nghiệp 4.0 sẽ tạo ra một cách thức tư duy mới buộc 
những người làm tài chính kế toán phải nâng cao trình độ và thay đổi cách thức làm 
việc. Công nghiệp 4.0 được dự kiến sẽ ảnh hưởng đến việc thực hành kế toán, tài 
chính theo các như sau: 
• Giảm thiểu thời gian thu thập thông tin đầu vào, thu thập dữ liệu từ các kho dữ liệu 
lớn, các giải pháp về “Big Data” hay “Dữ liệu lớn” giúp thu thập thông tin nhanh và chính 
xác hơn đối với tất cả các loại quyết định và quản lý các đối tượng liên quan. 
• Giải quyết công tác kế toán xuyên biên giới: Các bộ phận kế toán tài chính dù 
ở đâu trong chuỗi cung ứng của các công ty đa quốc gia cũng có thể sử dụng trên 
cùng một nền tảng dữ liệu định danh thống nhất, giúp kiểm soát hàng hóa một cách 
hiệu quả, tiết kiệm thời gian và chi phí cũng như giảm thiểu rủi ro. 
Như vậy, với cách mạng công nghiệp 4.0, người làm kế toán sẽ có xu hướng 
giảm đi về số lượng do việc xử lý thông tin được số hóa hoặc được phân tích bằng 
các công nghệ cao hay trí tuệ nhân tạo. Điều này dẫn tới việc đào tạo kế toán sẽ thay 
đổi theo. 
4. Giải pháp tăng cường tính quốc tế cho đào tạo cử nhân kế toán – kiểm toán 
4.1. Tăng cường tính quốc tế cho đào tạo cử nhân kế toán - kiểm toán 
Hiện tại, ở Việt Nam đã và đang triển khai hai hướng đi để giải quyết bài toán 
đó. Thứ nhất, các sinh viên được đào tạo tại môi trường nước ngoài hoặc đào tạo 
trong nước nhưng hoàn toàn theo khung chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán 
quốc tế. Tuy nhiên, hướng đi này chỉ áp dụng được đối với một bộ phận nhỏ sinh 
viên trong khi nhu cầu của thị trường là rất lớn. Thứ hai, đó là việc tích hợp các yếu 
tố quốc tế vào chương trình đào tạo hiện tại. Đây là một xu hướng mới đang được rất 
nhiều các cơ sở đào tạo triển khai tại Việt Nam bởi nó phù hợp với trình độ phát triển 
của đất nước và hướng tới đại đa số sinh viên. Sự xuất hiện của các tổ chức nghề 
nghiệp quốc tế tại Việt Nam trong suốt thời gian vừa qua như ACCA, CPA Úc, CIA, 
CIMA hay gần đây là ICAEW, AIA chứng tỏ rằng Việt Nam là một điểm tăng 
trưởng nóng đầy tiềm năng. Việc tích hợp chương trình đào tạo hiện tại của các 
trường đại học với các tổ chức nghề nghiệp danh giá này liệu có trở thành một hướng 
đi đúng đắn? 
3 https://home.kpmg.com/vn/vi 
193 
Với bề dày lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, các tổ chức nghề 
nghiệp quốc tế lớn trên thế giới như ACCA và ICAEW có rất nhiều kinh nghiệm 
trong việc nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính và kinh 
doanh quốc tế. Các tổ chức này luôn đóng góp tích cực về chuyên môn trong việc 
thảo luận, xây dựng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế. Năm 2006, ICAEW 
được Ủy ban châu Âu EC chọn là đơn vị nghiên cứu và triển khai áp dụng IFRS trên 
toàn bộ các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu4. Khối lượng kiến thức lớn, luôn 
mang tính thời sự và cập nhật liên tục trong chương trình đào tạo của các tổ chức 
nghề nghiệp này là hành trang cực kỳ hữu ích cho tất cả các học viên. Những người 
theo học và đạt được chứng chỉ nghề nghiệp này luôn được các doanh nghiệp chào 
đón vì các doanh nghiệp hiểu rằng, người học đã được trang bị những kiến thức cần 
và đủ để làm tốt công việc. Do được công nhận trên toàn thế giới và được xem là một 
trong những văn bằng nghề nghiệp danh giá nhất, các học viên hoàn tất chương trình 
đều có cơ hội tiếp cận với các công việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán 
tại các công ty trên toàn thế giới. 
Tại hầu hết các quốc gia có văn phòng đại diện, (ACCA và ICAEW có mạng 
lưới văn phòng hoạt động trên khắp thế giới để hỗ trợ hoạt động của hàng trăm nghìn 
hội viên chính thức), các tổ chức nghề nghiệp này đều có chương trình phối hợp với 
các trường đại học để đào tạo cử nhân hoặc lấy các chứng chỉ chuyên môn trong lĩnh 
vực kinh tế, tài chính, kế toán và kiểm toán. Các chương trình này có sử dụng nội 
dung hoặc thiết kế nội dung theo định hướng các môn học của ACCA và ICAEW, do 
đó sau khi tốt nghiệp, học viên đều có thể nhận đồng thời chứng chỉ/bằng cấp do 
trường đại học ở nước sở tại cung cấp, đồng thời nhận các chứng chỉ hoàn thành từng 
cấp độ chuyên môn của các tổ chức nghề nghiệp. Đối với các nước có ngành tài 
chính kế toán mạnh trong khu vực như Malaysia, Singapore, xu hướng này đã được 
phát triển từ rất nhiều năm nay. Các học viên từ những chương trình này đã có những 
sự nghiệp rất thành công tại các tập đoàn tài chính, các công ty kế toán kiểm toán 
lớn. Thực tế đã chứng minh rằng, sản phẩm đào tạo của các chương trình này trong 
khu vực hoàn toàn có thể cạnh tranh với nguồn nhân lực đến từ các trung tâm tài 
chính phát triển hàng đầu của châu Âu và Mỹ. 
Tại Việt Nam, trong thời gian đầu tiên gia nhập thị trường, các tổ chức nghề 
nghiệp này chủ yếu hướng tới các học viên là người đi làm. Cụ thể, kể từ khi gia 
nhập thị trường Việt Nam vào năm 2002, các hoạt động chính của ACCA là quảng 
bá, giới thiệu chương trình tới nhân sự trong ngành tài chính kế toán. Phần lớn những 
hội viên đầu tiên của ACCA tại Việt Nam là những nhân viên kiểm toán thuộc nhóm 
Big 4. Nhận thấy giá trị và các lợi ích hết sức to lớn của chứng chỉ này cho sự phát 
triển nghề nghiệp và chuyên môn, những hội viên đầu tiên này chính là những người 
4  
194 
tạo ra làn sóng nghiên cứu, học tập và theo đuổi mạnh mẽ ACCA cho cộng đồng 
nhân lực của ngành kế toán, kiểm toán tài chính. Hơn thế nữa, tại Thông tư 
129/2012/TT-BTC về việc thi và cấp Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành 
nghề kế toán, Bộ Tài chính đã chính thức chấp nhận những cá nhân có chứng chỉ 
ACCA và CPA Australia được phép tham gia thi chuyển đổi để cấp chứng chỉ CPA 
Việt Nam. Sự kiện này càng cho thấy mức độ ảnh hưởng và thừa nhận rộng rãi của 
các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế này tại Việt Nam. 
Trong thời gian gần đây, các tổ chức nghề nghiệp này đã ký kết các thỏa thuận 
hợp tác với các trường đại học để tích hợp một phần nội dung các môn học vào các 
chương trình đào tạo cử nhân, thạc sỹ. Hoạt động này giúp cho việc tiếp cận với kiến 
thức quốc tế của sinh viên sớm hơn, giúp cho sinh viên tự tin hơn với các công việc 
liên quan sau khi ra trường. Song song với việc nhận bằng đại học chính quy của nhà 
trường, các sinh viên còn được tham gia dự thi các môn học của các tổ chức nghề 
nghiệp để nhận chứng chỉ hoàn thành từng môn học hay các cấp độ học. Từ đó, cơ 
hội kiếm việc làm của sinh viên cũng tốt hơn và cũng giúp giảm thiểu thời gian để 
hoàn thành toàn bộ các chứng chỉ nghề nghiệp danh giá này sau khi tốt nghiệp. Đây 
thực sự là một xu thế mới được rất nhiều các trường đại học lớn ở Việt Nam đón 
nhận và triển khai. Việc quảng bá chương trình cử nhân, thạc sỹ có liên kết với các tổ 
chức nghề nghiệp uy tín đã thu hút được một lượng sinh viên lớn đăng ký theo học. 
Việc thay thế các môn học, phương pháp học, kiểm tra và thi truyền thống bằng các 
môn học mang tính quốc tế và thực tiễn cao đã đem lại một luồng sinh khí mới cho 
cả giảng viên và sinh viên. Việc được hỗ trợ rất lớn về giáo trình, cập nhật kiến thức 
chuyên môn hay các bài thi được thực hiện trên máy tính theo quy chuẩn quốc tế 
cũng giúp các trường giảm thiểu khá nhiều chi phí xây dựng đề cương, giáo án và tổ 
chức thi. Hiện tại có thể kể đến các thỏa thuận hợp tác về chương trình đào tạo cử 
nhân với ACCA của các trường Đại học Ngoại thương, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại 
học kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Học viện Ngân hàng, Học viện Tài chính. Đối với 
chương trình cơ bản CFAB của ICAEW, tổ chức nghề nghiệp này cũng đã và đang 
tiến hành việc ký kết các thỏa thuận đối với các trường Đại học Kinh doanh và Công 
nghệ Hà Nội, Đại học Kinh tế - Luật (ĐHQGTP HCM), Đại học Tôn Đức Thắng, 
Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, Đại học kinh tế 
- ĐHQG Hà Nội. Với những tính chất ưu việt trong chương trình đào tạo, các trường 
đại học kỳ vọng sẽ trang bị cho sinh viên đầy đủ kiến thức lý luận và kỹ năng thực 
hành nền tảng trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán. Sau khi tốt nghiệp, người 
học sẽ có đầy đủ những kỹ năng và phẩm chất chuyên nghiệp để trở thành một 
chuyên gia hoạt động trong môi trường toàn cầu. 
4.2. Đào tạo kế toán kiểm toán trong môi trường E-Learning 
Việc xây dựng và vận hành các chương trình đào tạo cử nhân Kế toán - Kiểm 
toán trong môi trường E-Learning không còn xa lạ với một số trường như Trường 
195 
Đại học KTQD, Viện ĐH Mở Hà Nội, Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Trà 
Vinh mặc dù vậy các chương trình đào tạo này vẫn chưa được ngành giáo dục và 
xã hội đón nhận như một hệ thống đào tạo chất lượng tốt. Minh chứng là chương 
trình đào tạo E-Learning có mã bằng tốt nghiệp riêng, trong đó nêu rõ là chương 
trình đào tạo từ xa. Việc này tạo ra hai hệ thống đào tạo độc lập là hệ thống đào tạo 
truyền thống và hệ thống đào tạo E-Learning, tuy nhiên với xu hướng “Internet kết 
nối vạn vật” các mô hình đại học truyền thống cũng sẽ đứng trước các nguy cơ 
Internet hóa, do đó cần sớm nhìn nhận giảng dạy E-Learning là phương pháp giảng 
dạy thay vì coi đó là một loại hình đào tạo như hiện nay. 
Cùng với việc phát triển các hoạt động đào tạo cử nhân nói chung và cử nhân 
kế toán, kiểm toán nói riêng trên nền tảng Internet kết nối vạn vật, các chương trình 
đào tạo cử nhân E-Learning hiện nay cũng cần nâng cao hơn nữa tính quốc tế để tiếp 
cận với chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm đáp ứng được nhu cầu học tập của xã hội 
trong tương lai. 
5. Kết luận 
Với sự thay đổi trong công nghệ kết nối, nhiều thay đổi trong chuyên môn 
nghề nghiệp đang diễn ra và nhiều viễn cảnh triển vọng cho các kế toán viên, kiểm 
toán viên trong tương lai gần. Việc quốc tế hóa trình độ đội ngũ nhân viên để có thể 
dịch chuyển, tự do hóa lao động là một xu thế tất yếu. Đối với nhóm ngành kế toán 
và đặc biệt là đối với các công ty kiểm toán quốc tế, việc chuyển đổi nhân viên trong 
công ty từ một quốc gia này sang một quốc gia khác đã bắt đầu được thực hiện trong 
nhiều năm gần đây. Đây là một hướng đi đúng đắn để nhân viên trong công ty có thể 
học hỏi và trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp lẫn nhau. Do đó, nếu không cải thiện 
trình độ chuyên môn thì chúng ta sẽ bị nhân lực chất lượng cao hơn, kinh nghiệm và 
chuyên môn tốt hơn của các nước trong khu vực cạnh tranh. Cùng với đó nguồn nhân 
lực của Việt Nam nếu chất lượng vẫn thấp, ngoại ngữ yếu, khả năng cạnh tranh kém 
sẽ không tận dụng cơ hội được làm việc trong các nước trong khu vực. Việc thay đổi 
phương thức đào tạo, trang bị các kiến thức và kỹ năng mang tầm quốc tế phải được 
thực hiện một cách sớm hơn và bài bản hơn. Thị trường lao động ngành kế toán, 
kiểm toán vẫn luôn cần những sinh viên tốt nghiệp được đào tạo để sẵn sàng ngay 
cho công việc. Chúng ta không hướng tới việc đào tạo số lượng mà cần những nhân 
lực đầu ra thật chất lượng. Việc tích hợp chương trình đào tạo của các tổ chức nghề 
nghiệp quốc tế vào chương trình đào tạo cử nhân đại học có thể được coi là một giải 
pháp phù hợp trong bối cảnh hiện tại. Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá 
từng bước hiệu quả của mô hình này để hoàn thiện và tiếp tục mở rộng hơn nữa trong 
tương lai. Cùng với đó, Internet ngày càng hữu ích trong hoạt động đào tạo, do đó 
đào tạo trên nền tảng công nghệ nên được xem là các phương pháp đào tạo mới để có 
thể ứng dụng nhiều hơn trong các hoạt động đào tạo truyền thống như các chương 
trình “chính quy”. 
196 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Thủ tướng Chính phủ, 2011. Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 
2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều quy định của Nghị định số 
75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và 
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục. 
2. Bộ Tài chính, 2012, Thông tư số 129/2012/TT-BTC Quy định về việc thi và cấp 
Chứng chỉ kiểm toán viên và Chứng chỉ hành nghề kế toán. 
3. Tạp chí Chứng khoán số 213, Hướng tới chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS. 
4. Nguyễn Lân, 1998, Từ điển Từ và ngữ Việt Nam, NXB ĐHQG, Thành phố Hồ Chí Minh. 
5. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014, Đề án thành lập Khoa Kế toán - 
Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. 
6. ICAEW, 2007, “EU implementation of IFRS and the fair value directive” 
7. ICAEW, 2015, “Moving to IFRS reporting: seven lessons learned from the 
European experience”, Financial Reporting Faculty. 
8. ACCA, 2016, “Building for the future”, ACCA integrated report for the year 
ended 31 March 2016. 

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_cu_nhan_ke_toan_kiem_toan_quoc_te_truoc_cuoc_cach_ma.pdf