Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Kế toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương

TÓM TẮT

Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên

chuyên ngành kế toán trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương trong cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát các sinh viên chuyên ngành kế toán tại trường Đại học

Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương Một với số mẫu hợp lệ là 242 mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy Trình

độ chuyên môn, Kỹ năng ứng dụng công nghệ, Môi trường học tập là 03 nhân tố ảnh hưởng đến nhận

thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán.

Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Kế toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương trang 1

Trang 1

Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Kế toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương trang 2

Trang 2

Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Kế toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương trang 3

Trang 3

Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Kế toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương trang 4

Trang 4

Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Kế toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương trang 5

Trang 5

Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Kế toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương trang 6

Trang 6

Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Kế toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 25280
Bạn đang xem tài liệu "Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Kế toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Kế toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương

Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành Kế toán trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: Nghiên cứu thực nghiệm tại trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương
 nghiên 
cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề 
nghiệp kế toán. Mục đích của nghiên cứu này 
là kiểm tra nhận thức đạo đức của sinh viên kế 
toán và phân tích sự ảnh hưởng của một số yếu 
tố cá nhân (Giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm làm 
việc và tham dự khóa học về đạo đức) có thể 
ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định đạo đức 
của họ. Sự tác động của các yếu tố tới đạo đức 
kế toán: giới tính không có ảnh hưởng rõ ràng, 
khóa học đạo đức cũng không có ảnh hưởng; 
riêng yếu tố tuổi tác và kinh nghiệm làm việc có 
ảnh hưởng tới đạo đức kế toán.
Alexandre André Feil và cộng sự (2017) đã 
có một nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá và 
hiểu nhận thức của sinh viên về đạo đức nghề 
nghiệp, xem xét các biến can thiệp liên quan đến 
các yếu tố riêng lẻ. Kết quả của nghiên cứu cho 
thấy yếu tố giới tính: nữ giới sẽ tuân thủ nghiêm 
ngặt các tiêu chuẩn đạo đức hơn nam giới, yếu 
tố tuổi tác cũng có sự tác động đến phán xét đạo 
đức, yếu tố tôn giáo được minh chứng rõ ràng có 
sự tác động mạnh mẽ đến đạo đức nghề nghiệp 
vì những người có tín ngưỡng tôn giáo sẽ có 
cảm giác tội lỗi với tín ngưỡng của mình nếu vi 
phạm đạo đức nghề nghiệp. Theo số liệu nghiên 
cứu, những sinh viên có kinh nghiệm làm việc 
trong lĩnh vực kế toán – tài chính sẽ có cam kết 
đạo đức lớn hơn. Việc tham gia các khóa học 
đạo đức sẽ khiến sinh viên có thái độ đạo đức tốt 
45
hơn. Yếu tố dân tộc và trình độ học vấn cũng có 
ảnh hưởng đến phán xét đạo đức.
Trên cơ sở các nghiên cứu có liên quan, 
đồng thời cùng với việc thảo luận với 10 chuyên 
gia về kinh tế, luật, quản trị và cán bộ nhà nước. 
Tác giả đề xuất ra mô hình nghiên cứu (Hình 1).
Hình 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trình độ chuyên môn
Kỹ năng ứng dụng công nghệ
Liên tưởng thương hiệu
Nhận thức đạo đức
nghề nghiệp kế toán
Trong mô hình nghiên cứu đề xuất, các 
nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức đạo đức nghề 
nghiệp kế toán được chia làm 03 nhóm nhân tố 
chính, đó là:
 y Trình độ chuyên môn (4 biến quan sát): 
bao gồm kiến thức chuyên môn; kỹ năng nghề 
nghiệp kế toán; khóa học đạo đức; kiến thức 
pháp luật, chế độ kế toán.
 y Kỹ năng ứng dụng công nghệ (4 biến 
quan sát): bao gồm cập nhật kỹ năng sử dụng 
các công nghệ hiện đại vào công việc, phương 
thức sử dụng công nghệ hiện đại đúng mục đích, 
không lạm dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại, 
không lấy công nghệ hiện đại để thử nghiệm các 
nghiệp vụ quan trọng.
 y Môi trường học tập (3 biến quan sát): 
bao gồm gia đình và bạn bè, thầy cô có ảnh 
hưởng lớn trong việc học hỏi đạo đức.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu định tính và định 
lượng được thực hiện trong nghiên cứu này. Từ 
mô hình nghiên cứu đề xuất sau khi tham khảo 
tài liệu quốc tế, nghiên cứu định tính được thực 
hiện thông qua việc thảo luận với 10 chuyên gia 
trong các lĩnh vực liên quan, nhằm điều chỉnh 
mô hình cho phù hợp với đặc thù của không gian 
nghiên cứu tại trường đại học Kinh tế - Kỹ thuật 
Bình Dương. Việc thảo luận này cũng nhằm 
phát hiện các sai sót trong bảng câu hỏi và kiểm 
tra thang đo.
Bảng câu hỏi gồm 11 nhân tố, trong đó 4 
yếu tố thuộc về trình độ chuyên môn, 4 yếu tố về 
kỹ năng ứng dụng công nghệ, 3 yếu tố của Môi 
trường học tập. Mỗi yếu tố ảnh hưởng đến đạo 
đức nghề nghiệp được đo lường thông qua mức 
độ ảnh hưởng dựa trên thang đo Likert 5 mức độ 
như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý; 2- Không 
đồng ý; 3- Không ý kiến; 4- Đồng ý; 5- Hoàn 
toàn đồng ý.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện với 
các sinh viên chuyên ngành kế toán tại trường 
đại học Thủ Dầu Một. Kết quả thu về sau khi 
loại các bảng khảo sát không đạt yêu cầu là 8 
bảng. Các bảng khảo sát không hợp lệ là: người 
tham gia không trả lời hết yêu cầu, hoặc trả lời 
không hợp lý mâu thuẫn giữa các ý trả lời. Con 
số mẫu trên đảm bảo quy tắc trong xác định cỡ 
mẫu là kích thước mẫu ít nhất bằng 4 hoặc 5 lần 
số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng 
& Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008 ). Kích thước 
mẫu cần thiết tối thiểu là 11 x 5 = 55 mẫu. Vậy 
số lượng mẫu trong nghiên cứu là chấp nhận 
được. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được tiến hành 
mã hóa, nhập dữ liệu vào chương trình phân tích 
số liệu thống kê SPSS 20.
4. THÔNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát sinh viên 
chuyên ngành kế toán, do đó thông tin thu thập 
được về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến 
đạo đức nghề nghiệp kế toán là khách quan và có 
ý nghĩa. Kết quả thống kê cho thấy độ tuổi khảo 
sát dao động từ 20 đến 24 tuổi, đối tượng khảo sát 
là nữ chiếm 75,6% trong tổng số lượng khảo sát.
5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử 
dụng để đánh giá độ tin cậy của thang đo, đây 
Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán trong cuộc cách mạng...
46
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
là phép kiểm định thống kê để kiểm tra xem 
thang đo cùng một khái niệm hay không. Theo 
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc 
(2008) và Nunnally & Burnstein (1994), hệ 
số Cronbach’s Alpha có giá trị 0.7 ≤ α ≤ 0.95 
được đánh giá là tốt.
Hệ số tương quan biến – tổng là hệ số tương 
quan của một biến với điểm trung bình của các 
biến khác trong một thang đo, hệ số này càng cao 
thì sự tương quan của biến này với các biến khác 
càng cao. Theo Nunnally & Burnstein (1994), 
các hệ số có tương quan biến – tổng nhỏ hơn 0.3 
có thể được coi là biến loại bỏ khỏi thang đo. 
Trong nghiên cứu này, hệ số Cronbach’s Alpha 
của các biến đều có giá trị xấp xỉ 0.8 chứng tỏ 
đây là một thang đo tốt, và các biến đều có hệ số 
tương quan biến – tổng nhỏ nhất đều lớn hơn 0.3 
cho thấy các biến đều được chấp nhận.
Bảng 1: Hệ số Cronbach’s Alpha của các biến
STT Thang đo
Số biến 
quan sát
Cronbach’s 
Alpha
Hệ số tương quan biến 
– tổng nhỏ nhất
1 Trình độ học vấn 4 0.849 0.664
2 Kỹ năng ứng dụng công nghệ 4 0.847 0.604
3 Môi trường học tập 3 0.858 0.650
Nguồn: Phân tích của tác giả
Phân tích nhân tố khám phá (Exploit factor 
Analysis – EFA) được thực hiện nhằm đánh giá 
giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. 
Theo yêu cầu, hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) 
≥ 0.5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 
0.05; Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5; 
Tổng phương sai trích ≥ 50%; Hệ số Eigenvalue 
> 1 thì biến mới được chấp nhận.
Tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám 
phá (EFA) và điều chỉnh mô hình nghiên cứu 
theo kết quả EFA. Hệ số KMO = 0.768 nên EFA 
phù hợp với dữ liệu và thống kê Chi-Square của 
kiểm định Bartlett đạt giá trị 2447.586 với mức 
ý nghĩa 0.000; do vậy các biến quan sát có tương 
quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể; Phương 
sai trích được là 70,124% biến thiên của dữ liệu, 
tại hệ số Eigenvalue = 1.445. Do vậy, các thang 
đo rút ra là chấp nhận được.
Điều chỉnh mô hình theo kết quả EFA như 
trong Bảng 2.
Bảng 2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA
Nhân tố Mã biến Biến quan sát Hệ số tải
CM
Trình độ 
chuyên 
môn
(4 nhân 
tố)
CM2 Nên có các khóa học đạo đức nghề nghiệp kế toán dành cho sinh viên 0.827
CM1
Kỹ năng nghề nghiệp kế toán càng tốt thì khả năng sai sót trong quá 
trình hành nghề càng thấp
0.817
CM3
Kiến thức chuyên môn càng cao thì sinh viên có nhận thức về đạo đức 
nghề nghiệp càng cao
0.800
CM4
Nếu có hiểu biết nhiều về pháp luật, thì các kế toán sẽ tránh được việc 
vi phạm đạo đức nghề nghiệp kế toán.
0.800
CN
Kỹ năng 
ứng dụng 
công nghệ
(4 nhân 
tố)
CN2 Phương thức sử dụng công nghệ hiện đại đúng mục đích 0.837
CN1
Cập nhật thường xuyên kỹ năng sử dụng các công nghệ hiện đại vào 
công việc tránh được các sai sót thủ công
0.820
CN3 Không lạm dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại 0.798
CN4 Không lấy công nghệ hiện đại để thử nghiệm các nghiệp vụ quan trọng 0.789
47
MT
Môi 
trường 
học tập
(3 nhân 
tố)
MT1 Nên có các khóa học đạo đức nghề nghiệp kế toán dành cho sinh viên 0.901
MT3
Kỹ năng nghề nghiệp kế toán càng tốt thì khả năng sai sót trong quá 
trình hành nghề càng thấp
0.894
MT2
Trình độ học vấn càng cao thì con người có nhận thức về đạo đức nghề 
nghiệp càng cao
0.750
Nguồn: Phân tích của tác giả
Áp dụng phương pháp hồi quy đa biến để 
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và thực 
hiện đo lường mức độ quan trọng các nhân tố tác 
động, với giả thuyết H
0
: biến phụ thuộc không 
có sự liên hệ tuyến tính với các biến độc lập; và 
các giả thuyết H
1
 – H3 lần lượt là:
 y H1: Ảnh hưởng của trình độ học vấn càng 
cao thì nhận thức về đạo đức nghề kế toán 
càng cao.
 y H2: Ảnh hưởng của kỹ năng ứng dụng 
công nghệ càng cao thì nhận thức về đạo 
đức nghề nghiệp kế toán càng cao.
 y H3: Ảnh hưởng của môi trường học tập 
càng cao thì nhận thức về đạo đức nghề 
nghiệp kế toán càng cao.
Hệ số xác định R2 để đánh giá mức độ phù 
hợp của mô hình nghiên cứu với điều kiện R2 
> 0.6. Kết quả hồi quy tuyến tính đa biến cho 
thấy hệ số xác định R2 > 0.6. Kết quả hồi quy 
tuyến tính đa biến cho thấy hệ số xác định R2 
là 0.631 và R2 điều chỉnh là 0.592. Nghĩa là mô 
hình tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 
đến 59,2%. Kiểm tra hiện tượng tương quan 
với hệ số Durbin-Watson (1<1.914<3); giá trị 
thống kê F đạt giá trị 38.971 được tính từ giá trị 
R-Square của mô hình đầy đủ, tại mức ý nghĩa 
Sig = 0.000; kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến 
của mô hình bằng hệ số phóng đại phương sai 
VIF = 1.253 < 10. Như vậy, mô hình hồi quy 
tuyến tính đa biến đưa ra là phù hợp với mô hình 
và dữ liệu nghiên cứu (Xem bảng 3).
Bảng 3: Sơ lược mô hình hồi quy đa biến
Mô hình R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate Durbin-Watson
1 .581a .631 .592 4.724 1.914
Nguồn: Phân tích của tác giả
Kết quả phân tích hồi quy được trình bày 
trong bảng 4. Từ bảng này, có thể thấy tác giả 
sẽ loại đi nhân tố Tín ngưỡng (P > 0.05). Đồng 
thời, 5 nhân tố còn lại đều tác động dương (hệ số 
Beta dương) đến nhận thức đạo đức nghề nghiệp 
kế toán. Nghĩa là độ tin cậy 95% thì an toàn khi 
bác bỏ H
0
. Do đó có thể kết luận rằng các giả 
thuyết H
1
, H
2
, H
3
 được chấp nhận.
Bảng 4: Các thông số trong phương trình hồi quy
Biến
Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa
Sig. VIF
B Std. Error Beta
(Constant) 0.214 0.263 0.418
CM (X1) 0.193 0.041 0.234 0.000 1.178
CN (X2) 0.208 0.04 0.266 0.000 1.253
MT (X3) 0.325 0.049 0.33 0.000 1.196
Nguồn: Phân tích của tác giả
Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán trong cuộc cách mạng...
48
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật
Phương trình hồi quy có dạng như sau:
Y = 0.214 + 0.193 X1 + 0.208 X2 + 0.325 X3
Như vậy, có thể thấy nhân tố X3 (Môi 
trường học tập) có tác động lớn nhất đến nhận 
thức đạo đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên, 
tiếp theo là nhân tố X2 (Kỹ năng ứng dụng công 
nghệ), riêng nhân tố X1 (Trình độ chuyên môn) 
có tác động ít hơn đến nhận thức đạo đức nghề 
nghiệp kế toán của sinh viên.
6. KẾT LUẬN
Dựa vào việc kiểm định thang đo và phân 
tích nhân tố khám phá (EFA), nghiên cứu đã xác 
định được 3 nhóm nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến 
nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên 
chuyên ngành kế toán tại trường đại học Kinh 
tế - Kỹ thuật Bình Dương. Đó là các nhân tố: 
Trình độ chuyên môn, Kỹ năng ứng dụng công 
nghệ, Môi trường học tập. Thang đo được kiểm 
định và đáp ứng các yêu cầu về giá trị, độ tin cậy 
và sự phù hợp của mô hình. Như vậy, nghiên 
cứu đã xác định được 11 nhân tố ảnh hưởng, các 
biến nói trên được phân làm 3 nhóm.
Trong số 3 nhóm nhân tố trên, ảnh hưởng 
lớn nhất đến nhận thức của sinh viên là Môi 
trường học tập, tiếp theo là Kỹ năng ứng dụng 
công nghệ và nhân tố Trình độ chuyên môn có 
tác động ít hơn đến nhận thức đạo đức nghề 
nghiệp kế toán của sinh viên.
Để nâng cao nhận thức đạo đức nghề nghiệp 
của sinh viên chuyên ngành kế toán tại trường 
đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương trong 
thời đại công nghệ 4.0, tác giả đề xuất một số 
giải pháp như sau: sinh viên sẽ hình thành các 
tư duy nhận thức thông qua sự tiếp xúc với các 
sự kiện, sự vật, hiện tượng gây ảnh hưởng đến 
tư duy. Chính vì thế, việc đưa vào chương trình 
giảng dạy các khóa học đạo đức sẽ rất hữu ích 
bao gồm các khía cạnh về đạo đức trong nghề 
kế toán cũng như tập trung vào các quy tắc ứng 
xử chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, thường xuyên 
có các lớp kỹ năng đào tạo về cách thức ứng 
dụng đúng và hợp lý các công nghệ hiện đại 
phục vụ cho kế toán. Đây có thể là hình thức của 
một khóa học bắt buộc đối với chuyên ngành kế 
toán. Đồng thời, bổ sung các kiến thức cơ bản về 
pháp luật liên quan đến ngành nghề kế toán cho 
sinh viên, mở các khóa kỹ năng về ứng xử nơi 
làm việc và cách xử lý các tình huống trái đạo 
nghề nghiệp kế toán trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Akman, V, & Has, K. (2014). Ethics and the Accountants in Turkey, Interdisciplinary Journal 
Of Contemporary Research In Business, 5, 332-339.
[2]. Alleyne, P., Marshall, D. W., Estwick, S., & Chaderton, R. (2014). Factors Influencing Ethical 
Intentions Among Future Accounting Professionals In The Caribbean, J Acad Ethics, 12, 129–144. 
 https://doi.org/10.1007/s10805-014-9203-5
[3]. Costa, A. J., Pinheiro, M. M., & Ribeiro, M. S. (2016). Ethical Perceptions of Accounting 
Students In A Portuguese University: The Influence Of Individual Factors And Personal Traits, 
Accounting Education, 25, 327-348. https://doi.org/10.1080/09639284.2016.1191270
[4]. Elias, R. Z. (2002). Determinants Of Earnings Management Ethics Among Accountants, Journal 
of Business Ethics, 40, 33-45.
[5]. Feil, A. A., Diehl, L., & Schuck, R. J. (2017). Professional Ethics And Accounting Students: 
Analysis Of The Intervening Variables, Cad. EBAPE.BR, 15, 2.
[6]. Hoàng Trọng. & Chu Nguyễn Mộng Ngọc. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS 1&2. 
Hà Nội: NXB Hồng Đức.
49
[7]. Kaveh, M., Khalili, M., Ghorbani, A., & Soroush, M. (2014). Professional Ethics in Accounting 
and Auditing, World Essays Journal, 2, 85-93.
[8]. Kokthunarinan., & Hermawan, M. (2016). Factors Influencing Accounting Students’ Perception 
Of Accounting Ethics; An Empirical Study In Indonesia. 
 Truy cập từ https:/www.researchgate.net/publication/301342702.
[9]. Nikoomaram, H., Roodposhti, F. R., Ashlaghi, A. T., & Lotfi, F. H., & Taghipourian, Y. (2013). 
The Effects Of Age, Gender, Education Level And Work Experience Of Accountant On Ethical 
Decision Making By Using Fuzzy Logic, International Research journal Of Applied And Basic 
Sciences, 4, 1559-1571.
[10]. Nunnally, J. C., & Bernstein, I. H. (1994). Psychometric Theory. New York, NY: McGraw-Hill.
[11]. Radtke, R. R. (2000). The Effects of Gender And Setting On Accountants ‘ Ethically Sensitive 
Decisions, Journal of Business Ethics, 24, 299-312.
[12]. Uyar, A., Kuzey, C., Güngörmüs, A. H., & Alas, R. (2015). Influence of theory, seniority, and 
religiosity on the ethical awareness of accountants, Social Responsibility Journal, 11, 590 - 604. 
Đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán trong cuộc cách mạng...

File đính kèm:

  • pdfdao_duc_nghe_nghiep_cua_sinh_vien_chuyen_nganh_ke_toan_trong.pdf