Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo khía cạnh kinh tế và chính sách

Là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú, công nghiệp

khai khoáng do đó đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn đóng góp lớn vào sự phát triển

kinh tế - xã hội của Việt Nam. Bài viết phân tích thực trạng phân bổ tài nguyên khoáng sản theo

thành phần kinh tế và theo thời gian, việc phân bổ nguồn thu từ tài nguyên khoáng sản và từ đó

đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản của Việt Nam trên hai khía cạnh là kinh tế và chính

sách. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất ba nhóm giải pháp để hỗ trợ Việt Nam phân bổ hiệu quả

nguồn tài nguyên này, gồm: xác định rõ ràng và đầy đủ mục tiêu phân bổ tài nguyên khoáng sản,

xây dựng các chính sách phân bổ tài nguyên khoáng sản hướng tới kinh tế thị trường và xây dựng

các chính sách đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.

Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo khía cạnh kinh tế và chính sách trang 1

Trang 1

Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo khía cạnh kinh tế và chính sách trang 2

Trang 2

Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo khía cạnh kinh tế và chính sách trang 3

Trang 3

Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo khía cạnh kinh tế và chính sách trang 4

Trang 4

Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo khía cạnh kinh tế và chính sách trang 5

Trang 5

Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo khía cạnh kinh tế và chính sách trang 6

Trang 6

Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo khía cạnh kinh tế và chính sách trang 7

Trang 7

Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo khía cạnh kinh tế và chính sách trang 8

Trang 8

Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo khía cạnh kinh tế và chính sách trang 9

Trang 9

Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo khía cạnh kinh tế và chính sách trang 10

Trang 10

pdf 10 trang duykhanh 20580
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo khía cạnh kinh tế và chính sách", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo khía cạnh kinh tế và chính sách

Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng sản Việt Nam theo khía cạnh kinh tế và chính sách
thị trường đã được hướng dẫn 
triển khai trên thực tế như đấu giá quyền KTKS 
và thu tiền cấp quyền KTKS. 
Tuy nhiên, một số khía cạnh liên quan đến 
việc sử dụng các công cụ thị trường để quản lý 
TNKS như cách tính thuế, phí phải nộp của 
doanh nghiệp, định giá các mỏ khoáng sản 
trước khi tổ chức cấp phép hoặc đấu giá chưa 
phản ánh chính xác tín hiệu của thị trường. 
Cách tính thuế tài nguyên chưa tính tới các yếu 
tố về điều kiện khó dễ trong KTKS, tiết kiệm 
khoáng sản và sự thay đổi giá cả trên thị trường 
thế giới. Sản lượng tính thuế tài nguyên không 
dựa trên thông lệ quốc tế đã dẫn đến tình trạng 
nhiều doanh nghiệp khi khai thác chỉ sử dụng 
những tài nguyên có giá trị cao, dễ khai thác, 
không tốn kém chi phí [12]. Những quy định về 
sử dụng nguồn thu để bù đắp cho địa phương và 
người dân tại địa phương có khoáng sản hiện 
nay cũng mang tính hành chính hơn là phản ánh 
các tín hiệu thị trường. 
Việc phân bổ TNKS của Việt Nam hiện nay 
còn thiếu quy hoạch tổng thể, không tính toán 
đến bài toán kinh tế môi trường để trả lời câu 
hỏi phân bổ TNKS theo thời gian. Việc phân bổ 
TNKS theo các thành phần kinh tế phụ thuộc 
quá lớn vào các DNNN và doanh nghiệp FDI, 
dẫn đến mức độ cạnh tranh trên thị trường 
khoáng sản còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc khai 
thác và xuất khẩu khoáng sản cũng chưa thật sự 
bám sát với tín hiệu của thị trường thế giới. 
Hệ quả của việc phân bổ TNKS chưa theo 
nguyên tắc thị trường là tình trạng cấp phép tràn 
lan, khai thác bừa bãi với công nghệ lạc hậu và 
tổn thất cao, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh 
tế của cả thế hệ hiện tại và tương lai. Với việc 
phân bổ TNKS không tính đến bài toán kinh tế 
môi trường, nhiều loại khoáng sản của Việt Nam 
có nguy cơ cạn kiệt trong tương lai gần như dầu 
khí, barit và vàng. Mục tiêu phát triển ngành 
khoáng sản có giá trị gia tăng cao cũng rất khó 
đạt được vì trên thực tế, các doanh nghiệp vì 
muốn thu lợi nhuận nhanh nên chủ yếu chế biến 
ở mức quặng và tinh quặng, ít tạo ra giá trị gia 
tăng. Cách tính thuế, phí chưa hợp lý cũng dẫn 
đến dẫn đến tình trạng lãng phí và thất thoát 
TNKS [12]. Tổn thất trong khai thác, chế biến 
khoáng sản ở Việt Nam ở mức rất cao, dẫn tới 
Việt Nam có thể thất thu ngân sách lên tới cả tỷ 
USD trong ngành này [7, 8]. 
Việc chưa tuân thủ tín hiệu thị trường còn là 
một trong các nguyên nhân khiến cho nguồn 
thu xuất khẩu và đóng góp cho ngân sách, cho 
GDP của Việt Nam từ khoáng sản trong những 
năm gần đây giảm sút. Năm 2014, xuất khẩu 
ngành khai khoáng của Việt Nam đạt hơn 8,1 tỷ 
USD, đến năm 2018 giảm xuống còn 2,8 tỷ 
USD. Ngoài lý do hoạt động xuất khẩu khoáng 
sản được quản lý chặt chẽ hơn, một lý do quan 
trọng khác là Việt Nam vẫn tiếp tục xuất khẩu 
V.T. Huong / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 3 (2020) 1-10 
8 
khoáng sản thô sang thị trường Trung Quốc với 
giá xuất khẩu chỉ bằng khoảng 50% giá quặng 
xuất khẩu trung bình của Việt Nam ra thị 
trường thế giới [10]. Quy mô khai thác các 
TNKS như than đá, quặng sắt, quặng đồng, các 
loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng vẫn 
tương đối lớn và tăng nhưng đóng góp cho 
NSNN và GDP từ ngành KTKS tiếp tục giảm 
trong những năm gần đây. 
3.3. Đánh giá việc phân bổ tài nguyên khoáng 
sản cho mục tiêu chính sách 
Hoạt động phân bổ TNKS ở Việt Nam chưa 
rõ ràng và chồng chéo. Việc chia sẻ thông tin 
và phối hợp giữa các Bộ, ngành lỏng lẻo; chức 
năng quản lý nhà nước về TNKS vừa bị chồng 
chéo, vừa bị gián đoạn do có nhiều Bộ, ngành 
cùng quản lý; việc phân cấp quản lý chưa khoa 
học là những vấn đề trong quản lý phân bổ 
TNKS hiện nay. Hệ quả của những vấn đề trên 
cộng với đặc trưng nhiều giai đoạn của hoạt 
động KTKS đã dẫn đến tình trạng nhiều cơ 
quan tham gia quản lý nhưng phối hợp không 
đồng bộ, ban hành những quy định phân bổ 
TNKS không phù hợp và kịp thời. 
Hoạt động phân bổ TNKS thông qua cấp 
phép nhiều khi diễn ra khá tùy tiện, có yếu tố 
tham nhũng. Quy định về cấp phép hoạt động 
khoáng sản có mức độ sai phạm khá cao, 1.086 
sai phạm trên 957 giấy phép [15]. Sự tùy tiện 
trong cấp phép đã không sàng lọc được các 
doanh nghiệp thật sự đủ năng lực để tham gia 
ngành, dẫn đến không đảm bảo sự công bằng 
trong tiếp cận TNKS giữa các doanh nghiệp 
trong nền kinh tế; đồng thời tạo môi trường gia 
tăng các hoạt động KTKS trái phép, tổn thất 
TNKS ngày càng cao, nguy cơ cạn kiệt TNKS 
và ô nhiễm môi trường ngày càng lớn. 
Hoạt động phân bổ TNKS chưa đảm bảo 
tính minh bạch và công khai để tạo ra được môi 
trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp 
đầu tư bền vững. Theo khảo sát của VCCI năm 
2014, doanh nghiệp khai khoáng đánh giá thấp 
về mức độ minh bạch của môi trường kinh 
doanh ở Việt Nam. 72% doanh nghiệp khai 
khoáng phải dựa vào mối quan hệ với cơ quan 
nhà nước để tiếp cận thông tin, tài liệu và 85% 
doanh nghiệp thường xuyên phải chi trả các 
khoản tiền không chính thức trong quá trình 
hoạt động [5, 7]. Việc thiếu minh bạch còn làm 
cho các doanh nghiệp khai khoáng từ các nước 
phát triển có công nghệ tốt, trách nhiệm xã hội 
cao ngày càng ít xin giấy phép đầu tư KTKS và 
chế biến khoáng sản ở Việt Nam, trong khi các 
doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng tăng. 
Hoạt động phân bổ nguồn thu từ TNKS 
cũng chưa thật sự đảm bảo công khai và minh 
bạch. Hiện nay, các khoản thu từ TNKS đều 
được đưa vào NSNN, sau đó được phân bổ vào 
năm tiếp theo. Nhà nước không tính được mức 
độ thất thu ngân sách từ khoáng sản đã cấp 
phép khai thác và cũng chưa xem xét các nguồn 
thu hiện hành có đủ để bù đắp các chi phí do 
KTKS gây ra đối với hạ tầng và môi trường. 
Việc thiếu một cơ chế quản lý độc lập các 
nguồn thu từ TNKS và không hoạch định minh 
bạch mục đích sử dụng của các nguồn thu này 
tiềm ẩn nhiều nguy cơ, ảnh hưởng đến nguyên 
tắc căn bản của phát triển bền vững và có khả 
năng dẫn đến “lời nguyền tài nguyên”. 
Phân bổ nguồn thu từ hoạt động khoáng sản 
cho người dân tại địa phương có khoáng sản 
được khai thác cũng chưa được cụ thể hóa trong 
các văn bản hướng dẫn, thiếu cơ sở pháp lý và 
minh bạch. Nguồn thu TNKS từ doanh nghiệp 
được bao nhiêu và phân bổ như thế nào để đảm 
bảo quyền lợi người dân đều chưa minh bạch. 
Thực tế ngành khai khoáng thu hút lực lượng lao 
động với mức thấp hoặc tạo việc làm nhưng thu 
nhập thấp, không ổn định. Như vậy, người dân 
hầu như không nhận được hoặc nhận được rất ít 
hỗ trợ từ nguồn thu hoạt động khoáng sản, trong 
khi phải chịu hậu quả về môi trường và những áp 
lực do hoạt động KTKS gây ra. Việc không 
công khai minh bạch sử dụng nguồn thu từ 
KTKS cho người dân đã gây ra những mâu 
thuẫn và xung đột về lợi ích, đặc biệt là giữa 
doanh nghiệp KTKS và người dân như tại 
một số địa phương [8]. 
Những quy định và yêu cầu về công khai, 
minh bạch việc sử dụng các nguồn thu từ TNKS 
còn thiếu, dẫn đến thông tin và số liệu về thuế 
tài nguyên hiện nay chỉ được công khai ở cấp 
độ quốc gia. Số liệu chi tiết ở cấp độ địa 
phương hầu như vẫn chưa được công bố, làm 
V.T. Huong / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 3 (2020) 1-10 
9 
cho người dân không có thông tin để so sánh, 
đối chiếu; gây khó khăn cho cộng đồng trong 
việc giám sát hoạt động KTKS và quản lý thuế 
tài nguyên. Doanh nghiệp cũng không được 
cung cấp thông tin về việc sử dụng nguồn thu từ 
TNKS [11]. 
4. Kết luận và khuyến nghị 
Trên khía cạnh phân bổ theo khu vực kinh 
tế, Việt Nam đã có những nỗ lực mở rộng phân 
bổ TNKS cho doanh nghiệp thuộc các thành 
phần kinh tế khác nhau. Tuy nhiên, các TNKS 
quan trọng như dầu khí, than, khoáng sản hoá 
chất vẫn được giao cho DNNN... Trên khía 
cạnh phân bổ theo thời gian, Việt Nam đã có 
những điều chỉnh nhất định với căn cứ chủ yếu 
là nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước 
và chiến lược tăng trưởng kinh tế. Về phân bổ 
nguồn thu từ TNKS, việc phân bổ chưa đảm bảo 
công khai, minh bạch, công bằng. 
Phân bổ TNKS của Việt Nam còn tồn tại 
một số vấn đề trên hai khía cạnh là kinh tế và 
chính sách. Về mặt kinh tế, Việt Nam chưa chú 
trọng đến bài toán kinh tế môi trường, hiệu quả 
khi phân bổ TNKS theo thời gian và chưa thật 
sự dựa trên nguyên tắc thị trường khi phân bổ 
TNKS theo khu vực kinh tế. Về mặt chính sách, 
hoạt động phân bổ TNKS chưa rõ ràng, chồng 
chéo, thiếu công khai và minh bạch, có yếu tố 
tham nhũng, do đó chưa đảm bảo tính công 
bằng trong phân bổ TNKS cả về không gian và 
thời gian. 
Với thực trạng và các vấn đề đặt ra như 
trên, bài viết đưa ra ba nhóm khuyến nghị để hỗ 
trợ Việt Nam phân bổ TNKS một cách hiệu 
quả, công bằng, công khai và minh bạch hơn. 
Xác định rõ ràng và đầy đủ mục tiêu phân 
bổ TNKS. Thứ nhất, cần thể chế hóa mục tiêu 
phân bổ TNKS ngay trong các Luật trực tiếp 
liên quan đến TNKS để từ đó thống nhất được 
quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, bao trùm trong 
phân bổ TNKS. Thứ hai, với những đặc trưng 
của TNKS, cần xây dựng đầy đủ và rõ ràng cả 
ba mục tiêu phân bổ là mục tiêu kinh tế, chính 
sách và quốc phòng an ninh; xác định rõ mục 
tiêu phân bổ giữa các thành phần kinh tế, theo 
thời gian. Thứ ba, TNKS cần được phân bổ cho 
các doanh nghiệp khai thác trên cơ sở kết hợp 
giữa tín hiệu thị trường và sự quản lý của Nhà 
nước theo nguyên tắc các doanh nghiệp bất kể 
thuộc thành phần kinh tế nào, miễn là khai thác 
hiệu quả và bền vững, sẽ được tiếp cận và khai 
thác nguồn lực này. Thứ tư, cần xây dựng chiến 
lược và quy hoạch phân bổ, khai thác, sử dụng 
TNKS phù hợp với từng giai đoạn phát triển và 
vì lợi ích quốc gia. 
Xây dựng các chính sách phân bổ TNKS 
hướng tới nền kinh tế thị trường. Cần xây dựng 
các công cụ kinh tế phân bổ TNKS như thuế, lệ 
phí, định giá mỏ, đấu thầu một cách tin cậy, 
minh bạch, dự đoán được và có thể điều chỉnh 
phù hợp với tín hiệu thị trường trong nước cũng 
như quốc tế. Về phân bổ nguồn thu từ TNKS: 
cần chú trọng đến phân bổ nguồn thu để tái đầu 
tư, đảm bảo lợi ích cho địa phương và người 
dân nơi có khoáng sản được khai thác, đem lại 
lợi ích cho cả thế hệ hiện tại cũng như tương 
lai. Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm thế giới 
để nguồn thu từ TNKS không chỉ quay lại phát 
triển ngành khoáng sản mà còn có thể đầu tư vào 
nhiều hoạt động khác của nền kinh tế để sinh lời 
và tránh bẫy “lời nguyền tài nguyên”. 
Xây dựng các chính sách phân bổ TNKS 
đảm bảo công bằng, công khai và minh bạch. 
Cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng 
Bộ, ngành và địa phương trong phân bổ TNKS 
cũng như cơ chế phối hợp cụ thể để xác định 
trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp, cách 
thức phối hợp. Tăng cường vai trò của địa 
phương trong quản lý TNKS, tăng cường minh 
bạch trong việc cấp giấy phép để đảm bảo tính 
công bằng giữa các doanh nghiệp, từ đó lựa 
chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực tham gia 
ngành. Bên cạnh đó, cần xây dựng một cơ chế 
phối hợp, chia sẻ thông tin về TNKS giữa các 
cấp, các ngành; huy động sự tham gia của 
người dân và cộng đồng dân cư trong việc giám 
sát, đánh giá các hoạt động KTKS. Cuối cùng, 
Việt Nam cần đẩy nhanh tiến trình xem xét thực 
thi Sáng kiến minh bạch trong khai khoáng 
(EITI) để không chỉ giảm thất thu ngân sách, 
mà còn góp phần tạo ra cơ chế đối thoại hiệu 
quả, minh bạch và tạo ra môi trường cạnh tranh 
lành mạnh cho các doanh nghiệp khoáng sản có 
V.T. Huong / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 36, No. 3 (2020) 1-10 
10 
công nghệ tốt, hiệu quả cao yên tâm đầu tư 
bền vững. 
Tài liệu tham khảo 
[1] General Department of Geology and Minerals of 
Vietnam, “An introduction of Vietnam’s mineral 
potentials”. 
ve-tiem-nang-khoang-san-viet-nam/, 2017 (accessed 
10 July 2019) (in Vietnamese). 
[2] Nguyen Ninh Tuan, “Improving market economy 
mechanism in managing mineral resources of 
Vietnam”, Paper presented in Conference 
“Improving market economy mechanism in 
managing resources, protecting environment and 
responding to climate change in Vietnam”, Hanoi 
9/11/2017 (in Vietnamese). 
[3] Nguyen Ngoc Khanh, “Developing sustainably 
mineral exploting and processing industry”, 
Financial Journal, No. 2/2017, 2017 (in Vietnamese). 
[4] Tran Thanh Thuy, Trinh Le Nguyen, Nguyen Viet 
Dung, Minerals - Development - Environment: 
Comparing theory to practices, Hanoi: People and 
Nature Reconciliation, 2012 (in Vietnamese). 
[5] VCCI, Current performance of miniral enterprises in 
Vietnam, Hanoi: VCCI, 2014 (in Vietnamese). 
[6] General Department of Geology and Minerals of 
Vietnam, Improving efficiency of state revenue in 
mining industry from policy reform in Vietnam, 
Hanoi: Ministry of Natural Resources and 
Environment, 2014 (in Vietnamese). 
[7] VCCI, Vietnam Mining Coalition & PanNature, 
Applying international standards to well manage 
mining industry in Vietnam, Hanoi: VCCI, Vietnam 
Mining Coalition, 2015 (in Vietnamese). 
[8] VCCI, Vietnam Mining Coalition & PanNature, 
Vietnam joins Extractive Industries Transparency 
Initiative (EITI): Opportunities or barriers. Hanoi 
VCCI, Vietnam Mining Coalition, PanNature, 2016 
(in Vietnamese). 
[9] Le Viet Trung, Pham Van Chat, “An overivew of 
Vietnam’s petroleum industry”, Petro Vietnam 
Journal 4 (2016) 56-64 (in Vietnamese). 
[10] Nguyen Ngoc Khanh, “Some issues on state 
management of mineral exports”, Online Financial 
Journal 2/1/2019. 
cuu-trao-doi/mot-so-van-de-ve-quan-ly-nha-nuoc-
doi-voi-hoat-dong-xuat-khau-khoang-san-
301353.html/, 2019 (accessed 2 March 2020) 
(in Vietnamese). 
[11] Le Xuan Truong, Le Quang Thuan, Nguyen Ngoc 
Quang, Nguyen Minh Phuong, Law on Resource 
and resource tax management from perspective of 
promoting transparency and mamaging efficiently 
revenue, Hanoi: Vietnam Mining Coalition, 2018 
(in Vietnamese). 
[12] PanNature, Policy recommendations - Law on 
Resource: Should move towards improvement of 
efficiency and transparency in managing and using 
extractive revenues, Hanoi: PanNature, 2018 
(in Vietnamese). 
[13] Vietnam Union of Geological Sciences et al., 
Current status on management and use mineral 
resouces of Vietnam, Hanoi: Vietnam Union of 
Geological Sciences et al, Vietnam Union of Science 
and Technology, Consultative Institute for 
Development, 2012 (in Vietnamese). 
[14] General Statistics Office of Vietnam, Statistical 
Yearbook 2018, Hanoi: Statistical Publishing House, 
2018 (in Vietnamese). 
[15] PanNature, Report on compliance of legal 
regulations on transparency in exploiting minerals, 
Hanoi: PanNature, 2017 (in Vietnamese). 
[16] Le Van Huong, “Impacts of exploiting minerals on 
socio-economic lives of community in the West of 
Nghe An”, Journal of Earth Sciences 37 (2015) 
213-221 (in Vietnamese). 
[17] Detter, Dag & Folster, Stefan, The public wealth of 
nations: How management of public assets can boost 
or bust economic growth, The Hampshire , UK: 
Palgrave Macillan, 2015. 
p 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_viec_phan_bo_tai_nguyen_khoang_san_viet_nam_theo_kh.pdf