Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ

TÓM TẮT

Nội dung của bài viết đề cập việc vận dụng phương pháp lập mô hình giả thuyết và phương pháp điều

tra xã hội để đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ

Chí Minh. Phương pháp đánh giá sử dụng thang đo Likert 5 bậc, độ tin cậy của thang đo được kiểm

định bằng tính toán Cronbach alpha có giá trị > 0.6 và phân tích nhân tố khám phá (EFA) có hệ số

KMO = 0.872, chỉ số sig =0.00. Kết quả nghiên cứu là xác định được các yếu tố sinh thái nhân văn

(tập quán dân cư, ẩm thực hải sản, nghề ngư) và hệ sinh thái cửa sông Lòng Tàu đạt mức độ > 4.0 (có

giá trị hấp dẫn cao đối với khách du lịch). Ngoài ra, bài viết đề xuất các hướng tiếp cận sử dụng hợp lí

và bảo vệ tài nguyên du lịch; phát triển sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và sức chứa của lãnh thổ đối

với du lịch.

Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ trang 1

Trang 1

Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ trang 2

Trang 2

Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ trang 3

Trang 3

Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ trang 4

Trang 4

Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ trang 5

Trang 5

Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ trang 6

Trang 6

Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ trang 7

Trang 7

Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ trang 8

Trang 8

Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ trang 9

Trang 9

Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 7440
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ

Đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ
gày Quốc tế Lao động, ngày 
Quốc khánh và ngày lễ Nghinh Ông (15/10 
Âm lịch). Mặc dù số lượt khách đến xã 
Thạnh An vào các thời điểm có khác nhau, 
nhưng số mẫu vẫn được chọn đồng nhất 9 
mẫu/ngày. Tuy nhiên, do du khách không 
có mặt đầy đủ ở các địa điểm theo lựa chọn 
của nghiên cứu nên chỉ chọn được 150 mẫu 
trong số 180 phiếu điều tra (Bảng 2).
Bảng 2. Số lượng và cơ cấu mẫu điều tra phân theo độ tuổi của du khách tại Thạnh An* 
Nhóm tuổi 
 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 
Valid 
18-30 72 48.0 48.0 48.0 
31-45 52 34.7 34.7 82.7 
46-63 26 17.3 17.3 100.0 
Total 150 100.0 100.0 
* Số liệu thống kê mô tả từ 150 mẫu điều tra 
PHẠM VIẾT HỒNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
9 
3.3.2. Kiểm định thang đo 
Để kiểm định thang đo, chúng tôi xác 
lập 7 biến biểu thị cho 7 loại tài nguyên du 
lịch của xã Thạnh An. Mỗi biến được minh 
họa bởi 4-5 mục hỏi về các khía cạnh thuộc 
tính nhằm lượng hóa giá trị định tính của 
các biến. Sử dụng thông tin thu được từ các 
mục hỏi theo mỗi biến để tính toán 
Cronbach Alpha với SPSS, đã thu được kết 
quả ở Bảng 2. 
Bảng 2. Kết quả đánh giá Cronbach Alpha 
Mã hóa Biến Cronbach's Alpha N of Items 
Cs Cảnh quan cửa sông Lòng Tàu .780 4 
Dk Bờ biển Thạnh An .817 5 
Rg Rừng ngập mặn .749 5 
Tq Tập quán dân cư .841 5 
Tl Tin ngưỡng tâm linh .801 5 
Tng Nghề làm muối, nuôi trồng và chế biến hải sản .874 5 
At Hải sản (cá, tôm, ghẹ, hàu, v.v.) .830 5 
Kiểm định độ tin cậy 7 biến với thông 
tin thu được từ 34 mục hỏi bằng Cronbach 
alpha cho kết quả thấp nhất là 0.749 đối 
với biến rừng ngập mặn và cao nhất là 
0.874 đối với biến nghề làm muối và nuôi 
trồng thủy sản. Theo các nhà nghiên cứu 
đều cho rằng nếu giá trị của Cronbach 
alpha >0.6 thì việc xác định các mục hỏi và 
thang đo đảm bảo độ tin cậy để thực hiện 
các phân tích tiếp theo (Hoàng Trọng & 
Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Kết quả 
tính toán Cronbachs alpha ở Bảng 2, cho 
thấy việc lựa chọn các mục hỏi của mỗi 
biến và kết quả điều tra thu được đảm bảo 
độ tin cậy cho nghiên cứu đánh giá cảm 
nhận của du khách đối với tài nguyên du 
lịch xã Thạnh An. 
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 
Sử dụng thông tin thu được từ 34 biến 
quan sát thuộc 7 biến độc lập là những 
nhân tố tiềm năng tài nguyên du lịch tại xã 
Thạnh An để đưa vào phân tích nhân tố 
khám phá trong SPSS 20, đã cho các kết 
quả sau:
Hệ số KMO 
KMO and Bartlett's Test 
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .872 
Bartlett's Test of Sphericity 
Approx. Chi-Square 3673.739 
df 561 
Sig. .000 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
10 
Kết quả phân tích hệ số KMO = 0.872 
và chỉ số sig = 0.00 cho thấy điều kiện 
phân tích nhân tố là phù hợp. 
3.3.3. Kết quả đánh giá cảm nhận của du 
khách đối với tài nguyên du lịch xã Thạnh An 
Nghiên cứu này sử dụng thang đo 
Likert với 5 mức độ: 1, Rất không đồng ý; 
2, Không đồng ý; 3, Bình thường; 4, Đồng 
ý; 5, Rất đồng ý. 
Đánh giá chung đối với các tài nguyên 
du lịch 
Sử dụng phương pháp phân tích trung 
bình đối với các biến đại diện (Biến có giá 
trị trung bình của các biến quan sát) sẽ cho 
kết quả cảm nhận của du khách đối với các 
loại tài nguyên du lịch (Bảng 3). 
Bảng 3. Mức độ cảm nhận của du khách đối với các tài nguyên du lịch ở Thạnh An 
(Giá trị thống kê mô tả) 
Các yếu tố N Minimum Maximum Mean 
Std. 
Deviation 
Cảnh quan thiên nhiên cửa 
sông Lòng Tàu 
150 1.50 4.25 3.3483 .63252 
Bờ biển Thạnh An 150 1.40 4.70 4.0053 .62518 
Hệ sinh thái rừng ngập mặn 150 1.80 4.40 3.2333 .56730 
Tập quán dân cư 150 2.40 5.00 4.3907 .56738 
Ẩm thực hải sản 150 2.40 5.00 4.6493 .56435 
Tín ngưỡng tâm linh 150 1.80 4.60 3.4120 .58513 
Trải nghiệm nghề ngư 150 1.40 4.80 3.8200 .74609 
Kết quả thống kê trung bình mức độ 
cảm nhận của du khách về các tài nguyên 
du lịch cho thấy có 3 yếu tố đo được mức 
độ đánh giá trên mức “đồng ý” là yếu tố bờ 
biển Thạnh An (4,1) yếu tố tập quán văn 
hóa dân cư (4,3) và yếu tố ẩm thực (4,6). 
Kết quả đánh giá này cũng được sự đồng 
thuận của cộng đồng dân cư và các nhà 
quản lí địa phương. 
Phân tích sâu các khía cạnh của tài 
nguyên du lịch Thạnh An cho thấy các loại 
tài nguyên du lịch không được đánh giá 
cao (<3.0) nhưng vẫn có một số khía cạnh 
của các loại tài nguyên này được xác nhận 
là có giá trị đối với du lịch. Ngược lại đối 
với các loại tài nguyên được đánh giá cao 
nhưng vẫn có một số khía cạnh có mức độ 
cảm nhận thấp (<3.0) (Bảng 4). 
PHẠM VIẾT HỒNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
11 
Bảng 4. Mức độ cảm nhận của du khách đối với các thuộc tính của tài nguyên du lịch 
ở Thạnh An (Giá trị thống kê mô tả) 
Loại tài 
nguyên 
Giá trị của tài nguyên Mean 
Std. 
Deviation 
Cảnh quan 
thiên nhiên 
cửa sông 
Lòng Tàu 
Phong cảnh bến tàu tạo cảm giác vượt biển 3.87 .855 
Hiện tượng ranh giới nước sông và nước biển 3.35 .803 
Cảm giác thú vị khi khám phá thủy triều 3.23 .699 
Đi tàu vượt cửa sông có cảm giác lênh đênh giữa biển 4.16 .891 
Bờ biển 
Thạnh An 
Dạo chơi dọc đê, kè trong lành và hứng thú 3.92 .893 
Bờ biển tạo được nhiều trạng thái tình cảm 4.38 .924 
Ngắm phong cảnh biển rất đẹp lúc bình minh 3.99 .833 
Nghỉ ngơi, thư giãn tốt cho tinh thần và sức khỏe 4.06 .629 
Câu cá ở bờ biển là hình thức giải trí rất thú vị 3.73 .802 
Hệ sinh 
thái rừng 
ngập mặm 
Có nhiều đặc điểm khác với rừng ở miền núi 3.00 .867 
Trải nghiệm bắt cá thòi lòi, cá bống rất khó quên 3.47 1.008 
Du ngoạn bằng thuyền rất ấn tượng 3.06 .626 
Có thể tham gia nhiều hoạt động giải trí 3.17 .642 
Khả năng thích nghi với thiên nhiên của sinh vật 3.47 .808 
Tập quán 
văn hóa 
dân cư 
Thái độ của dân cư rất thân thiện với du khách 3.30 .801 
Quan hệ cộng đồng dân cư địa phương gắn bó 4.25 .657 
Tình trạng an ninh an toàn và tin cậy 4.15 .839 
Dân cư địa phương sẵn sàng giúp đỡ 4.33 .672 
Cảnh quan cư trú có nhiều đặc trưng riêng 4.42 .637 
Ẩm thực Hải sản phong phú, đặc trưng 4.09 .885 
Hải sản tươi sống 4.53 .711 
Giá hải sản rẻ 4.17 .599 
Hương vị thơm ngon 4.72 .834 
Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm 3.41 .578 
Tín ngưỡng 
tâm linh 
Truyền thuyết cá voi cứu người là có thật 3.75 .685 
Miếu Bà là địa chỉ linh thiêng 3.94 .534 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
12 
Loại tài 
nguyên 
Giá trị của tài nguyên Mean 
Std. 
Deviation 
Lăng Ông Thủy tướng là điểm tựa tinh thần cho ngư 
dân 
4.67 .880 
Thánh thất có cảm giác tôn nghiêm và độc đáo 2.70 .918 
Trải nghiệm tâm linh sẽ có đồng cảm với dân cư 2.75 .872 
Trải 
nghiệm 
nghề ngư 
Khám phá thiên nhiên có cảm giác mới lạ 3.77 1.069 
Đời sống ngư dân vất vả nhưng rất thoải mái 3.84 .898 
Khám phá nghề nuôi hàu phát hiện nhiều điều thú vị 3.83 .886 
Tham gia làm muối cảm nhận được vất vả và hấp dẫn 3.68 .830 
Ngư dân kể chuyện biết thêm nhiều thông tin mới 3.97 .874 
Các yếu tố cảnh quan cửa Lòng Tàu, 
Hệ sinh thái rừng ngập mặn, tín ngưỡng 
tâm linh và trải nghiệm nghề ngư tuy 
không được đánh giá cao nhưng có một số 
khía cạnh trong đó được xác nhận là có giá 
trị. Các khía cạnh: đi tàu vượt cửa sông, 
trải nghiệm nghề làm muối, nuôi hàu và 
tìm hiểu Lăng Ông Thủy tướng có khả 
năng đóng góp làm tăng giá trị của tài 
nguyên du lịch ở xã Thạnh An. 
Kết quả đánh giá cảm nhận giá trị tài 
nguyên du lịch được phân theo nhóm tuổi. 
Đối với mức độ cảm nhận về các nhân 
tố cảnh quan cửa sông Lòng Tàu, cảnh 
quan bờ biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn 
và trải nghiệm nghề ngư, có phân hóa khá 
rõ theo nhóm tuổi. Nhóm du khách trẻ 
đánh giá cao các giá trị của tài nguyên tự 
nhiên, trong khi đó nhóm du khách nhiều 
tuổi cho rằng chỉ ở mức độ trên trung bình. 
Ngược lại, yếu tố tín ngưỡng tâm linh thì 
những du khách trên 35 tuổi đều “đồng ý” 
có giá trị đối với phát triển du lịch. Hầu hết 
du khách trẻ đều đánh giá “bình thường” 
hoặc “không đồng ý”. 
Mức độ đánh giá cảm nhận đối với các 
yếu tố ẩm thực và tập quán văn hóa dân cư 
có tính tương đối đồng nhất giữa các nhóm 
tuổi. Hầu hết du khách đều có đánh giá từ 
mức “đồng ý” đến “rất đồng ý” với các 
nhận định cho rằng ẩm thực và tập quán 
văn hóa ở Thạnh An có sức hấp dẫn cao 
đối với nhu cầu du lịch. 
3.4. Giá trị và thách thức đối với tài 
nguyên du lịch ở xã Thạnh An 
3.4.1. Các giá trị chủ yếu của tiềm 
năng tài nguyên du lịch 
Phân tích đặc điểm thiên nhiên, kinh tế 
- xã hội và thông tin đánh giá của du khách 
cho thấy các giá trị nổi bật của tiềm năng 
tài nguyên du lịch gồm: 
- Tiềm năng tài nguyên du lịch đa 
dạng và phân bố tập trung thành 2 khu vực 
chính là đảo Thạnh An và cù lao Thiềng 
Liềng. Mỗi khu vực đều có 4 đến 5 loại 
tiềm năng nên tạo được khả năng tiết kiệm 
thời gian, chi phí di chuyển; tăng khả năng 
đáp ứng nhu cầu du lịch; thuận lợi cho đầu 
tư cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. 
- Tiềm năng tài nguyên du lịch có 
một số giá trị nổi trội, đặc trưng không bị 
trùng lặp với tiềm năng ở các địa phương 
PHẠM VIẾT HỒNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 
13 
khác của Thành phố Hồ Chí Minh. Tính 
chất cửa sông, tính chất đảo, tập quán văn 
hóa dân cư, ẩm thực và nghề làm muối, 
nuôi hàu có sức hấp dẫn cao đối với nhu 
cầu du lịch. 
- Giá trị của tài nguyên du lịch được tạo 
thành từ các đặc điểm của hệ sinh thái rừng 
ngập mặn, hệ sinh thái cửa sông - đảo và 
hệ sinh thái dân cư biển - đảo. Do vậy rất 
thích hợp đối với phát triển loại hình du 
lịch sinh thái. Ưu thế này sẽ có cơ hội phát 
huy trong bối cảnh Thạnh An nằm gần 
trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có 
nhu cầu du lịch sinh thái lớn do mức độ tập 
trung dân số đông và môi trường sống 
nhiều áp lực. 
- Sức chứa của tài nguyên du lịch đều 
có quy mô nhỏ. Theo kết quả điều tra khảo 
sát thực địa cho thấy chỉ có bờ biển đảo 
Thạnh An và làng nghề làm muối ở ấp 
Thiềng Liềng có quy mô không gian tương 
đối rộng. Tại các địa điểm này có khả năng 
tạo sức chứa tối đa cho khoảng 800 đến 
1000 du khách. Còn lại hầu hết các tài 
nguyên du lịch khác đều có quy mô nhỏ chỉ 
đảm bảo cho khoảng 15-20 du khách. 
3.4.2. Các thách thức đối với bảo vệ 
tiềm năng tài nguyên du lịch 
Tài nguyên du lịch sinh thái có đặc 
điểm khác biệt với các loại tài nguyên du 
lịch khác là tính nhạy cảm cao với thay đổi 
môi trường. Giá trị của tài nguyên được 
hình thành là do các đặc điểm nguyên sinh 
của các yếu tố thiên nhiên và xã hội. Xu 
hướng “nhân tạo hóa” tự nhiên hoặc “hiện 
đại hóa” xã hội đều có nguy cơ làm suy 
giảm giá trị đối với phát triển du lịch. 
Nguồn tài nguyên du lịch ở xã Thạnh An 
đang chịu tác động mạnh bởi tình hình phát 
triển kinh tế - xã hội và xu hướng nước 
biển dâng. 
- Tình trạng cư trú: khu vực đảo Thạnh 
An có mật độ dân số cao khoảng 9000 
người/km2 nên không gian trống trên đảo 
đang bị thu hẹp. Nhà ở của dân cư làng ngư 
vốn đã phân bố liền kề nhau, nay do dân số 
tăng nên càng chật hẹp. Bộ phận nhà ở ven 
trục chính của đảo đã bị “đô thị hóa” làm 
phai mờ dấu vết của làng ngư. Không gian 
dành cho du lịch (nghỉ ngơi, trải nghiệm, 
giải trí) đang thu hẹp. 
- Xu hướng thay đổi văn hóa: cộng 
đồng dân cư là nôi sinh của các loại tài 
nguyên du lịch sinh thái nhân văn của xã 
Thạnh An. Xu thế hội nhập ngày càng tăng 
và sự tác động của lối sống vật chất đang 
làm suy giảm các quan hệ cộng đồng mang 
đặc trưng của văn hóa dân cư biển - đảo. 
Vấn đề gìn giữ được mối quan hệ cộng 
đồng gắn bó, tính chân thật và nhiệt tình 
thân thiện vốn là tinh hoa của văn hóa dân 
cư biển - đảo đồng thời là giá trị cao đối 
với phát triển du lịch. 
- Vấn đề bảo vệ môi trường: mật độ 
dân số cao, cơ sở hạ tầng dịch vụ hạn chế 
và áp lực phát triển kinh tế là những nguy 
cơ chính đối với bảo vệ giá trị tài nguyên 
du lịch ở Thạnh An. Hiện nay, chính quyền 
địa phương đã có nhưng quy định về hạn 
chế sử dụng nilon và thu gom chất thải 
nhưng tình trạng không đảm bảo vệ sinh 
vẫn khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là 
do dân cư còn chịu ảnh hưởng của tập quán 
cũ, thiếu mô hình quản lí thu gom và xử lí 
chất thải phù hợp. Ngoài ra, môi trường 
còn do sự suy giảm hệ sinh thái rừng ngập 
mặn và ô nhiễm nguồn nước sông, biển do 
chất thải từ thượng nguồn hệ thống sông 
Đồng Nai. 
- Vấn đề nước biển dâng do biến đổi 
khí hậu và sạt lở bờ biển: độ cao trung bình 
của địa hình xã Thạnh An chỉ từ 1-2m, do 
vậy khu vực này có nguy cơ cao bị tác 
động mạnh của hiện tượng nước biển dâng. 
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 74 (02/2021) 
14 
Ngoài ra, vật liệu bồi đắp hình thành nên 
đảo Thạnh An là phù sa nên tính bền vững 
không lớn. Nguy cơ sạt lở còn tiềm ẩn rất 
cao vì nguồn phù sa thượng nguồn bị suy 
giảm và thềm biển bị lún. 
- Vấn đề giao thông và quá tải khách 
du lịch: hiện trạng giao thông đến xã 
Thạnh An vẫn còn 2 trở ngại lớn là qua phà 
Bình Khánh mất nhiều thời gian và đi tàu 
ra đảo chưa phù hợp nhu cầu du lịch. Khả 
năng đến năm 2021, việc đi phà Bình 
Khánh sẽ được thay thế bằng cầu, nhờ vậy 
sẽ rút ngắn thời gian từ trung tâm Thành 
phố Hồ Chí Minh đến Thạnh An gần 2 giờ. 
Thực trạng đi tàu từ thị trấn Cần Thạnh và 
từ Tam Thôn Hiệp đến Thạnh An đang là 
thách thức lớn đối với phát triển du lịch. 
Chất lượng đi tàu và tính an toàn chưa thật 
sự tạo được cảm nhận tốt cho khách du 
lịch. Hiện tại chưa có tàu chuyên phục vụ 
du lịch, chức năng chủ yếu là vận chuyển. 
Do vậy, chưa đáp ứng được nhu cầu khám 
phá cửa sông và quan sát biển. 
4. Kết luận 
Xã Thạnh An có nhiều loại tài nguyên 
du lịch phù hợp đối với phát triển du lịch 
sinh thái. Sự lan tỏa tự phát của giá trị tài 
nguyên vượt ra ngoài phạm vi xã đã thu hút 
được lượng nhỏ du khách. Kết quả nghiên 
cứu tiềm năng du lịch của xã Thạnh An đã 
xác định được 7 loại tài nguyên có giá trị đối 
với phát triển du lịch sinh thái. Các tài 
nguyên có tính chất đặc thù và nổi trội tạo 
được sức hấp dẫn cao đối với khách du lịch 
gồm phong tục, tập quán dân cư biển đảo, 
ẩm thực hải sản, nghề làm muối. Tiềm năng 
tài nguyên du lịch thuận lợi đối với phát triển 
loại hình du lịch sinh thái tại xã Thạnh An. 
Tuy nhiên, tài nguyên du lịch ở Thạnh An có 
nguy cơ bị suy thoái do sức ép mật độ dân số 
đông, ô nhiễm môi trường và sự quá tải của 
khách du lịch. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Mayuree Nasa & Fatimah Binti Hassan (2016). Assessment of Tourism Resource Potential 
at Buriram Province, Thailand. Asian Social Science; Vol. 12, No. 10; 2016. 
Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 
1&2. NXB Hồng Đức. 
Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh (2019). Kế hoạch xây dựng và phát triển mô hình du lịch 
cộng đồng tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. (2019). Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh. 
Trung tâm dữ liệu khí tượng thủy văn (2015, 2019). Thông báo khí hậu. Cục Công nghệ 
thông tin. 
UBND xã Thạnh An (2018, 2019, 2020). Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội xã Thạnh An. 
Ngày nhận bài: 13/4/2020 Biên tập xong: 15/02/2021 Duyệt đăng: 20/02/2021 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tiem_nang_tai_nguyen_du_lich_tai_xa_thanh_an_huyen.pdf