Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với khu di tích lịch sử Đền Đuổm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với khu di tích

lịch sử Đền Đuổm được thực hiện tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái

Nguyên. Khảo sát thực địa và điều tra theo mẫu phiếu điều tra đã được

sử dụng để thu thập tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu. Kết quả

nghiên cứu cho thấy, ngoài khu chính là Đền Đuổm (1500 ha) còn có

hai khu có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái đó là: Khu làng văn

hóa Đồng Xiền (hồ và thung lũng hoa) có diện tích khoảng 550 ha tại

xã Yên Lạc; Khu xóm văn hóa Xóm Hạ có diện tích 450 ha tại xã Yên

Đổ. Việc phát triển du lịch sinh thái là cơ hội cho người dân địa

phương tăng thu nhập, cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái

và sức khỏe cộng đồng. Đồng thời thu hút các nhà nghiên cứu, sinh

viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu về các giá trị văn hoá, đất và người

Phú Lương trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với khu di tích lịch sử Đền Đuổm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 1

Trang 1

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với khu di tích lịch sử Đền Đuổm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 2

Trang 2

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với khu di tích lịch sử Đền Đuổm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 3

Trang 3

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với khu di tích lịch sử Đền Đuổm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 4

Trang 4

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với khu di tích lịch sử Đền Đuổm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 5

Trang 5

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với khu di tích lịch sử Đền Đuổm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 6

Trang 6

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với khu di tích lịch sử Đền Đuổm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 7

Trang 7

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với khu di tích lịch sử Đền Đuổm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 3020
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với khu di tích lịch sử Đền Đuổm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với khu di tích lịch sử Đền Đuổm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với khu di tích lịch sử Đền Đuổm, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
hiên cứu: Ban quản lý khu di tích phối hợp với các cơ quan chức năng làm tốt 
công tác nghiên cứu, phục dựng các nghi lễ. Ủy ban Nhân dân huyện đã phối hợp Sở Văn hóa, 
Thể thao và Du lịch, Cục Di sản Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức 02 cuộc hội thảo: Hội 
thảo khoa học “Bảo tồn, phát huy di tích lịch sử quốc gia, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ 
hội Đền Đuổm huyện Phú Lương giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025”, Hội thảo 
khoa học phục dựng một số nghi thức trong lễ hội Đền Đuổm theo truyền thống; tổ chức nghiên 
cứu, khảo sát lập hồ sơ và đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa Lễ hội Đền Đuổm vào 
danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2017. 
* Công tác bảo tồn, thực hành nghi lễ: Công tác này được UBND huyện giao cho Phòng Văn 
hóa, thể thao và Du lịch và Ban quản lý khu di tích triển khai thực hiện hiệu quả. Phối hợp hoàn 
chỉnh kịch bản phục dựng một số nghi thức trong lễ hội Đền Đuổm theo truyền thống, đầu tư 
mua 150 bộ trang phục phục vụ các nghi lễ; tổ chức 06 đợt tập huấn chuyển giao kịch bản thực 
hành lễ hội cho trên 400 lượt người - là đại diện cho nhân dân xã Động Đạt tham gia điều hành, 
thực hành các nghi lễ tại Lễ hội Đền Đuổm. Việc trao truyền được thực hiện bài bản, người dân 
từng bước tiếp nhận và làm chủ các nghi lễ. 
* Công tác tổ chức lễ hội hàng năm: UBND huyện hàng năm tổ chức thành công Lễ hội Đền 
Đuổm. Tại lễ hội, các hoạt động phần hội mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc huyện Phú 
Lương được tổ chức thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia. Đến nay các hoạt động đã 
đi vào nền nếp, trở thành hoạt động truyền thống. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 266 - 273 
 270 Email: jst@tnu.edu.vn 
* Công tác đầu tư tu bổ, tôn tạo và mở rộng không gian di tích: UBND huyện và Ban quản lý 
khu di tích kịp thời khắc phục sửa chữa các điểm xuống cấp, xây dựng 03 hạng mục phục vụ 
công tác tổ chức Lễ hội và nâng tầm di tích. 
* Công tác tuyên truyền quảng bá: Các đoàn thể chính trị xã hội tổ chức các hoạt động chăm sóc, 
tham quan, dâng hương tại Đền vào các dịp kỷ niệm, các hoạt động ngoại khóa, tổ chức các cuộc thi 
tìm hiểu, giới thiệu về các di tích, các nét đẹp văn hóa của dân tộc gắn với di tích Đền Đuổm, tiếp tục 
phát huy hiệu quả của công tác tuyên truyền trên không gian mạng, chia sẻ, đăng tải hơn 1.700 
lượt tin bài, hình ảnh quảng bá. Điểm Di tích Đền Đuổm được lựa chọn đăng tải trên trang 
Tourist Thái Nguyên do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên quản lý, được giới 
thiệu là một trong những địa danh nổi bật, tư vấn khuyến khích khách tham quan khi đến Thái 
Nguyên. Tuy nhiên công tác phát triển du lịch sinh thái gắn với điểm di tích này chưa được quan 
tâm thích đáng để khai thác hết tiềm năng du lịch trên địa bàn huyện và kết nối với các tuyến du 
lịch trong khu vực. 
3.3. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Đuổm 
3.3.1. Hoàn thiện xây dựng các công trình liên quan 
Theo kết quả điều tra, khảo sát ngoài khu đền chính thờ phò mã Dương Tự Minh, để phát triển 
du lịch sinh thái gắn với khu di tích này cần tôn tạo, xây dựng và cắm bia các công trình liên 
quan (chi tiết ở bảng 1) như sau: 
Bảng 1. Các công trình, điểm tích cần cải tạo tu bổ 
STT Tên công trình Diện tích (m²) Đánh giá hiện trạng Yêu cầu trong tu bổ, tôn tạo 
1 Khu cảnh quan 
núi đá vôi 
30.000 Một số hộ dân lấn chiếm Giải quyết tình trạng lấn chiếm 
2 Hang Sữa 100 Nằm trong khu núi Đá Vôi Dựng bia, ghi dấu tích 
3 Giếng Dội 943 
Chưa nằm trong danh mục khảo 
tả di tích Đền Đuổm 
Bổ sung vào danh mục khảo tả di 
tích và quan tâm tôn tạo cảnh quan. 
4 Ao Chuông Lăn 1000 
Chưa nằm trong danh mục khảo 
tả di tích Đền Đuổm 
5 Dốc Hạ Mã 
Chưa dựng bia đánh dấu; chưa 
nằm trong danh mục khảo tả của 
di tích Đền Đuổm 
Cắm mốc, dựng bia gia dấu tích 
6 Hang Gió 
 Hiện đường đi lên đã bị phủ kín 
bởi cây cối. 
Cải tạo lối lên 
(Nguồn: Ban quản lý khu di tích và khảo sát thực địa) 
Giếng Dội: Cách đền chính khoảng 500 mét về phía đông nam có một giếng nước trong vắt, 
người dân địa phương thường quen gọi là Giếng Dội. Giếng Dội là địa điểm thực hành nghi lễ 
Rước đất, rước nước trong lễ hội Đền Đuổm, là nghi lễ quan trọng của đồng bào Tày ở Phú 
Lương để cầu xin Mẹ đất, Mẹ nước phù hộ cho đất đai luôn màu mỡ, cho nguồn nước không bao 
giờ cạn, giúp người dân trong vùng có đủ đất, đủ nước để sản xuất làm ăn, để cho cuộc sống 
quanh năm no đủ. 
Dốc Hạ Mã: Cách 1500 mét về phía nam Đền Đuổm là một con dốc cao, đỉnh dốc có một bãi 
bằng đươc gọi là bãi quanh voi (buộc voi). Tương truyền xưa Đức thánh Đuổm ngự ở nơi này, uy 
danh của người ai ai cũng cảm phục. Để bày tỏ tình cảm của mình trước anh linh của vị thủ lĩnh 
tài ba đức độ, khắp phủ Phú Lương từ đời này qua đời khác, khi qua đây tất thảy đều xuống ngựa. 
Vì thế tên con dốc được gọi là Hạ Mã. 
Ao Chuông lăn: Đứng trên bãi quanh voi, nhìn về hướng đông, du khách sẽ nhìn thấy những 
dấu tích còn lại của truyền thuyết về Ao Chuông lăn. 
Hang Sữa: Nằm trong quần thể núi Đuổm có một hang đá khá rộng, kín đáo, từ đây có thể bao 
quát được toàn bộ khung cảnh làng Đuổm. Người dân địa phương gọi là Hang Sữa. Dương Tự 
Minh được vua Lý Nhân Tông phong Phò mã và giao cho ông làm thủ lĩnh phủ Phú Lương, cai 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 266 - 273 
 271 Email: jst@tnu.edu.vn 
quản cả một vùng rộng lớn gồm thượng Cao Bằng hạ Lục đầu giang. Với con mắt của nhà quân sự 
tài ba, Dương Tự Minh đã nhận ra rằng hang sữa là một địa điểm lợi thế cho việc quân cơ “Thuận 
đường tiến- tiện đường lui” và ông đã lựa chọn hang Sữa làm nơi bàn việc quốc kế dân sinh. Hang 
sữa đã được muôn dân trăm họ ví như bầu sữa mẹ- nơi khởi nguồn của sức sống làng Đuổm. 
Hang Gió: Là hang đá tự nhiên nối từ đỉnh núi Đuổm thông xuống dòng sông ngầm tụ nước 
thiêng cho Giếng Dội. Hang Gió kết nối nơi giao hòa âm dương, tạo linh khí cho núi Đuổm, mùa 
Hè hơi mát, mùa Đông hơi nóng bốc lên nghi ngút, tạo cân bằng cho con người khi chiêm 
ngưỡng đỉnh núi. 
3.3.2. Tiềm năng phát triển các khu du lịch sinh thái gắn với Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Đuổm 
Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch của huyện, theo kết quả điều tra khảo sát tại các xã: 
Động Đạt, Yên Lạc, Yên Đổ cho thấy nhu cầu phát triển du lịch sinh thái gắn với điểm di tích 
lịch sử Quốc gia Đền Đuổm trên địa bàn huyện Phú Lương, chi tiết cụ thể như số liệu Bảng 2. 
Bảng 2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Đuổm 
TT 
Tên địa danh 
có tiềm năng 
Địa điểm 
(xã) 
Diện tích 
(ha) 
Sản phẩm du lịch đặc trƣng 
1 Khu xóm Đuổm Động Đạt 1500 
Cảnh quan núi đá vôi và các điểm tích liên quan 
quanh Đền Đuổm, sản vật đặc trưng của địa phương 
2 
Khu làng văn hóa Đồng 
Xiền, (hồ và thung lũng hoa) 
Yên Lạc 550 
Các dịch vụ trên mặt nước hồ và cảnh quan quanh 
hồ, khu thung lũng hoa, khu nhà sàn của người dân 
tộc Sán Chay, Dao 
3 Khu xóm Hạ Yên Đổ 450 
Khu nhà sàn của người dân tộc Tày, cánh đồng lúa 
nếp đặc sản, các sản phẩm đặc trưng từ lúa nếp (Lễ 
hội bánh dày) 
(Nguồn: Khảo sát thực tế và phỏng vấn người dân địa phương) 
Qua điều tra, khảo sát thực tiễn cho thấy đặc điểm nổi bật của các khu dự kiến phát triển du 
lịch sinh thái như sau: 
- Khu làng văn hóa Đồng Xiền xã Yên Lạc (hồ và thung lũng hoa): Cách Khu Đền Đuổm 5 
km về phía đông là xóm Đồng Xiền. Giữa bốn bề núi đá và những khu rừng nguyên sinh là nơi 
quần tụ gần 50 nếp nhà sàn của người dân xóm Đồng Xiền. Đến đây du khách được nghỉ chân 
dưới bóng mát của cây đa cổ thụ hàng trăm tuổi, được bơi thuyền trên hồ Đồng Xiền và ngắm 
những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn sông Cầu. Du khách được tận hưởng bầu không khí trong 
lành và cảnh sống êm đềm giàu màu sắc dân tộc của đồng bào nơi đây. Đặc biệt là thung lũng 
tình yêu với muôn vàn loài hoa khoe sắc theo các mùa trong năm và ngắm một trong những cây 
cầy cạn nổi tiếng của các tỉnh đông bắc bộ trên con đường Quốc lộ 3 mới (Hình 3). 
- Từ ngã ba cây số 31 đường quốc lộ số 3 rẽ vào 4 km về hướng tây, là đến xóm Hạ xã Yên Đổ, 
một xóm tự quản phát triển của huyện Phú Lương. Đến đây du khách được ngập mình trong 
khung cảnh yên bình mang đậm sắc thái của dân tộc Tày Việt Bắc, không chỉ được nghe tiếng đàn 
tính tẩu và những điệu then bay bổng giữa ngút ngàn rừng xanh, mà còn được thăm nhà sàn văn 
hoá, tham dự các trò chơi dân gian, hoà mình trong đời sống tự quản vừa văn minh vừa đậm đà bản 
sắc dân tộc [7]. Đặc biệt du khách đến thăm làng vào dịp mồng 10 tháng 10 âm lịch, du khách sẽ 
được chứng kiến không khí của một lễ hội Bánh dày truyền thống đặc sắc của dân tộc Tày. Đây là 
lễ hội mừng cơm mới và cầu cho bản làng có những vụ sau bội thu, cũng là dịp để các nam thanh, 
nữ tú thể hiện tài năng và đón du khách thập phương về dự hội. Xóm Hạ đã được công nhận làng 
văn hoá tiêu biểu cấp tỉnh, với tiềm năng du lịch sinh thái sẽ làm hài lòng du khách khi đến thăm. 
Ngoài khu Đền Đuổm đã được các cấp quan tâm đầu tư, phát triển còn có 2 khu dự kiến ưu 
tiên cho phát triển du lịch sinh thái như đã trình bày ở trên trước mắt cũng như lâu dài để gắn kết 
du lịch với quảng bá, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho người dân và du khách thập 
phương đồng thời phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân địa phương trên địa bàn huyện 
Phú Lương. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 266 - 273 
 272 Email: jst@tnu.edu.vn 
Hình 3. Quang cảnh cầu cạn quốc lộ 3 mới và Hồ Đồng Xiền [8] 
3.4. Một số giải pháp phát triển du lịch sinh thái gắn với Khu di tích lịch sử Quốc gia Đền Đuổm 
- Vấn đề xây dựng và khai thác sản phẩm du lịch gắn với phát triển du lịch sinh thái: Căn cứ 
vào tiềm năng tài nguyên và sản phẩm du lịch cũng như nhu cầu của du khách đến Phú Lương 
trong thời gian qua, cần tập trung xây dựng và khai thác sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn các di 
tích như sau: Xây dựng và khai thác sản phẩm du lịch gắn liền với các di tích lịch sử, danh lam 
thắng cảnh. Xây dựng các tour, tuyến du lịch trên địa bàn huyện theo 2 hướng: Tour du lịch tâm 
linh gắn kết cụm Di tích Đền Trình (Giang Tiên) - Đền Đuổm - Xóm Hạ xã Yên Trạch; Tour du 
lịch trải nghiệm: Đền Đuổm (Động Đạt) - Đồng Xiền (Yên Lạc) - Đồng Tâm (Tức Tranh). Khai 
thác tuyến du lịch Hà Nội - Phổ Yên - Thái Nguyên – Phú Lương - ATK Định Hóa. 
- Đối với chính quyền địa phương: Để công tác phát triển du lịch sinh thái gắn với các điểm di 
tích lịch sử Đền Đuổm mang lại hiệu quả, phải giải quyết tốt các vấn đề cấp thiết đang đặt ra hiện 
nay như: cần thực hiện tốt vai trò quản lý trong công tác bảo tồn, tôn tạo di tích: tăng cường công 
tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật cho tầng lớp nhân dân; thực hiện chính sách ưu 
đãi đối với cộng đồng trong việc phát triển du lịch sinh thái. 
- Đối với cộng đồng dân cư: Trong gian đoạn hiện nay, phát triển du lịch sinh thái góp phần 
giải quyết công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống cho cộng đồng người dân địa 
phương. Kết quả này còn là yếu tố tích cực góp phần phát huy vai trò của cộng đồng cư dân trong 
việc hạn chế tác động tiêu cực của cộng đồng tới di tích, giá trị cảnh quan, tài nguyên, môi trường 
du lịch Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư còn có vai trò tham mưu cho chính quyền địa phương, 
doanh nghiệp du lịch xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù của địa phương, phục vụ 
các đối tượng du khách, nhằm khai thác hiệu quả giá trị của các di tích lịch sử trên địa bàn huyện. 
Kết nối với các công ty lữ hành, du lịch để quảng bá giới thiệu về tiềm năng du lịch của điểm di 
tích. Đồng thời là địa điểm thu hút cho các đoàn nghiên cứu, sinh viên, nghiên cứu sinh nghiên 
cứu về các giá trị văn hoá, đất và người Phú Lương. 
4. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu cho thấy huyện Phú Lương có tổng diện tích tự nhiên 34.977,9 ha, nằm ở 
cửa ngõ của vùng an toàn khu, thủ đô kháng chiến, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử 
văn hóa, là nơi hội tụ của những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc. Hiện nay, 
nổi tiếng nhất trên địa bàn huyện là Đền Đuổm - di tích lịch sử cấp Quốc gia Đền Đuổm, do đó 
huyện có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái gắn với các khu di tích lịch sử này. Kết quả nghiên 
cứu cũng chỉ rõ ngoài khu chính là Đền Đuổm còn có hai khu có tiềm năng phát triển du lịch sinh 
thái đó là: Khu làng văn hóa Đồng Xiền (hồ và thung lũng hoa) có diện tích khoảng 550 ha tại xã 
Yên Lạc; Khu xóm văn hóa Xóm Hạ có diện tích 450 ha tại xã Yên Đổ. Các khu du lịch sinh thái 
này có tiềm năng phát triển gắn với điểm di tích lịch sử tiêu biểu của huyện Phú Lương là Khu di 
tích lịch sử Đền Đuổm. Việc phát triển du lịch sinh thái là cơ hội cho người dân địa phương tăng 
thu nhập, cải thiện đời sống, bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Đồng thời thu 
hút các nhà nghiên cứu, sinh viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu về các giá trị văn hoá, đất và 
người Phú Lương. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 266 - 273 
 273 Email: jst@tnu.edu.vn 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] Ministry of Culture, Sports and Tourism of Viet Nam, Report on tourism development planning in 
Vietnam to 2020, vision to 2030 (in Vietnamese), Hanoi, 2013. 
[2] P. H. Nguyen, “Cultural diversity and tourism development in Vietnam,” (in Vietnamese), J. Vietnam 
Tourism, no. 11, pp. 61-67, 2010. 
[3] V. M. Dang, C. H. Nguyen, Q. T. Nguyen, D. N. Nguyen, H. C. Hoang, and T. K. O. Le, Ecotourism. 
Bach Khoa Publishing House (in Vietnamese), Ha Noi, 2020. 
[4] V. S. Duong, “Tourism festivals and tourism festivals in Vietnam,” J. Vietnam Tourism, no. 4, pp. 26-
30, 2009. 
[5] T. H. Y. Bui, Tourism resources. Education Publishing House (in Vietnamese), Ha Noi, 2007. 
[6] T. L. Pham et al, Ecotourism - Theoretical and practical issues of development in Vietnam. Education 
Publishing House (in Vietnamese), Ha Noi, 2002. 
[7] Department of Culture, Sports and Tourism of Phu Luong district, Report summarizing work in 2020 
and work orientation in 2021 (in Vietnamese), 2020. 
[8] Q. S. Bui, “Potential of Phu Luong tourism,” October 4th, 2019. [Online]. Available: 
du-lich-phu-luong ?redirect=%2F. [Accessed October 5
th 
2021]. 
[9] Phu Luong District People's Committee, Investment project on embellishing and promoting the value of 
the national historical relic Duom Temple in the period of 2021 - 2025 (in Vietnamese), 2020. 
[10] Q. B. Truong, “The role of cultural heritages in the tourism development in Vietnam,” (in 
Vietnamese), J. Vietnam Tourism, no. 3, pp. 22-23, 2005. 
[11] T. T. T. Vu, “Assessing the potential of agricultural tourism in Dai Tu district, Thai Nguyen 
province,” (in Vietnamese), Scientific and technological information of Thai Nguyen province, vol. 2, 
pp. 16-21, 2021. 
[12] Phu Luong District People's Committee, Report on socio-economic development of Phu Luong district 
in 2020, development orientation in 2021 (in Vietnamese), 2019. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tiem_nang_phat_trien_du_lich_sinh_thai_gan_voi_khu.pdf