Đánh giá tiềm năng du lịch nhân văn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa

Hiện nay, du lịch là một ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh, chiếm tỷ

trọng không nhỏ trong cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Bài báo đã sử

dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu, phương pháp đánh giá

nhanh nông thôn và phương pháp biểu đồ, bản đồ để đánh giá tiềm

năng du lịch nhân văn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Kết quả

nghiên cứu chỉ ra rằng: Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn tại Pù

Luông rất đa dạng, với những đặc trưng văn hóa vật thể, phi vật thể

đặc sắc của người Mường, người Thái. Nguồn lao động dồi dào, cơ sở

vật chất ngày càng được cải thiện, cùng với những chính sách phát

triển du lịch của ban quản lý Khu bảo tồn và chính quyền địa phương

là những tiềm năng du lịch nhân văn quan trọng trong phát triển du lịch

tại Pù Luông. Đây là cơ sở để phát triển nhiều loại hình du lịch như du

lịch văn hóa – tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng. Việc

phát triển du lịch dựa trên nguồn tài nguyên nhân văn góp phần nâng

cao thu nhập cho cộng đồng địa phương, giảm áp lực đối với công tác

bảo tồn thiên nhiên.

Đánh giá tiềm năng du lịch nhân văn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Đánh giá tiềm năng du lịch nhân văn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Đánh giá tiềm năng du lịch nhân văn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Đánh giá tiềm năng du lịch nhân văn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Đánh giá tiềm năng du lịch nhân văn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa trang 5

Trang 5

Đánh giá tiềm năng du lịch nhân văn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa trang 6

Trang 6

Đánh giá tiềm năng du lịch nhân văn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa trang 7

Trang 7

Đánh giá tiềm năng du lịch nhân văn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 7260
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tiềm năng du lịch nhân văn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tiềm năng du lịch nhân văn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa

Đánh giá tiềm năng du lịch nhân văn tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa
ang ma. Bên cạnh đó, cối đuống còn là một nhạc cụ 
sử dụng để gõ những bản nhạc vui trong ngày lễ tết, hội hè với những bản đuống rộn ràng âm 
vang, người Mường gọi là “đâm đuống” hay “châm đuống”. Nhà của người Mường thường chỉ 
có một cầu thang. Song những ngôi nhà dài từ 7 - 12 gian thì phải làm hai cầu thang ở hai đầu 
nhà. Những nhà có hai cầu thang như vậy khá hiếm vì người Mường quan niệm đó là sự xui xẻo, 
kiêng kị, của cải sẽ không giữ được trong nhà “vào đầu này ra đầu kia”. 
Trang phục và thổ cẩm 
Trang phục và thổ cẩm là sản phẩm mang đậm dấu ấn truyền thống, thể hiện tính thẩm mĩ cao 
và kĩ thuật tinh xảo của người phụ nữ Thái, Mường. Chỉ với chiếc khung cửi dệt thô sơ, người 
phụ nữ có thể làm ra được nhiều loại vải với các hoa văn, họa tiết khác nhau rất đẹp và bắt mắt 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 460 - 467 
 464 Email: jst@tnu.edu.vn 
Những loại sản phẩm bán tại chợ hay trong gia đình của các dân tộc tạo cho Pù Luông một sắc 
thái riêng, ấn tượng đối với du khách. Nét văn hóa của các dân tộc được thể hiện trên trang phục, 
đồ vật dùng hàng ngày... Qua những sản phẩm này, du khách có thể một phần hiểu được văn hóa 
địa phương. 
3.2. Tài nguyên nhân văn phi vật thể 
Tài nguyên du lịch phi vật thể tại Khu BTTN Pù Luông bao gồm phong tục tập quán, lễ hội, 
nghề truyền thống của đồng bào dân tộc Thái, Mường... 
Nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của người Mường, người Thái hiện vẫn được bảo tồn như: Nghề 
dệt thổ cẩm; kiến trúc nhà sàn truyền thống với những hình chạm khắc đẹp và công phu, thể hiện 
bàn tay khéo léo và khả năng sáng tạo tài tình của cư dân nơi đây; những tập tục đặc biệt là các 
đội cồng chiêng trong các bản Mường, lễ hội Mường Ca Da và các điệu múa nón, múa quạt của 
người Thái. Các lễ hội truyền thống bao gồm Lễ hội Mái đá điều nhằm dâng hương tưởng nhớ tới 
nguồn cội của người Việt Cổ; lễ hội Chùa mèo hay còn gọi là lễ hội Mường Khô, lễ hội Mường 
Ca Da; lễ hội dâng hương tưởng nhớ tới Danh nhân Hà Công Thái và những người có công với 
dân tộc trong dòng họ Hà 
Người Thái sống tập trung ở ven sông, suối. Phụ nữ gặt hái và nội trợ trong gia đình. Trước 
đây, người Thái sống phụ thuộc vào rừng nhưng do những quy định mới về phát triển rừng nên 
việc phá rừng đã hạn chế rất nhiều. Tuy nhiên, do đời sống khó khăn nên tình trạng khai thác trái 
phép tài nguyên rừng vẫn xảy ra. Đến với bản người Thái du khách có thể biết đươc thêm nhiều 
điều thú vị trong sinh hoạt sản xuất với nét văn hóa đặc sắc thể hiện trong các lễ hội như “Lễ cảm 
ơn thần lúa”, “Rước hồn lúa”. Đặc biệt người Thái nổi tiếng với làn điệu “Khắp” với nhiều thể 
loại khác nhau được thể hiện một cách hồn nhiên, giản dị, trữ tình và cùng với các điệu múa 
“Xòe” làm nên bản sắc văn hóa Thái [5]. 
Người Mường sinh sống lâu đời thành các bản trong khu bảo tồn với nét văn hóa đặc thù. Sản 
xuất nông nghiệp là nghề chính, có thêm nghề dệt vải thổ cẩm, chủ yếu dùng trong gia đình. 
Người Mường còn giữ lại được nhiều truyền thống văn hóa đẹp như nếp sinh hoạt, đặc trưng với 
nhiều thế hệ sống cùng nhau trong một gia đình, lễ hội cồng chiêng, tục chơi xuân Họ sống 
thật thà, thương yêu nhau và rất hiếu khách. 
Chợ phiên Phố Đoàn được coi là trung tâm thương mại lớn nhất Pù Luông, chợ phố Đoàn chỉ 
họp vào thứ 5 và chủ nhật hàng tuần. Chợ tập trung từ rất sớm, ngay bên vệ đường và giữa cánh 
đồng lúa. Đối với người dân Pù Luông việc đi chợ ngoài trao đổi mua bán hàng hóa còn là thói 
quen hàng tuần. Đôi khi đến chợ chỉ gặp gỡ người quen hay chỉ là thưởng thức món bánh rán, 
bánh gói thơm lừng. Hàng hóa trao đổi, mua bán ở chợ cũng rất đơn giản, từ sách vở học sinh, 
rau quả, nông cụ cho đến những đặc sản của núi rừng, tất cả các sản phẩm đều được bày bán ngay 
bên lề đường rất gần gũi và thân thiện. Dạo một vòng quanh chợ khách du lịch sẽ thấy được sự 
trù phú của mảnh đất Pù Luông. Ngoài một số mặt hàng mang từ xuôi lên, phần lớn hàng hóa ở 
đây đều là sản phẩm từ chăn nuôi, trồng trọt của cư dân địa phương bản địa. 
Du khách đến Pù Luông sẽ được trải nghiệm một cuộc sống giản dị cùng người Thái, Mường, 
được cùng dệt thổ cẩm, gặt lúa, tham gia các lễ hội. Du khách có thể đi qua các bản làng để trải 
nghiêm cuộc sống hằng ngày của người dân địa phương, hiểu sâu hơn về nền văn hóa bản địa. 
Nếu đến được Pù Luông vào tháng 5 và tháng 10 đang mùa lúa chín thì không gian ở đây được 
nhuộm vàng như một dải lụa. Dọc đường đi qua nhiều bản làng còn bắt gặp nhiều guồng nước 
khổng lồ bên dòng suối, nước được đưa lên từ thấp tới cao đến các thửa ruộng bậc thang qua hệ 
thống thủy lợi bằng tre nứa, điều này khá lạ lẫm và thích thú với nhiều du khách. Khu BTTN Pù 
Luông có sông Mã chạy qua. Chính vì vậy, du khách có thể du thuyền trên sông Mã vòng quanh 
khu bảo tồn thăm rừng Pù Luông ven sông Mã. 
Nét độc đáo của văn hóa ẩm thực ở mỗi miền quê là những dấu ấn mà du khách chẳng thể nào 
quên. Các món ăn truyền thống của cộng đồng các dân tộc miền núi đây như Cơm Lam, Vịt Quay 
Cổ Lũng, Canh đắng, cá ốt thưởng thức cùng với bình rượu cần ủ khéo léo thực sự là những 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 460 - 467 
 465 Email: jst@tnu.edu.vn 
trải nghiệm ẩm thực khó quên trong cuộc đời. Du khách có thể nghỉ đêm tại nhà của các gia đình 
người dân tộc, trong những căn nhà sàn truyền thống. Ở đó du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm cuộc 
sống hằng ngày của người dân bản địa. Chủ nhà rất chu đáo chuẩn bị các bữa ăn mang tính đạm 
bạc, dân giã, đặc trưng của dân tộc Thái và Mường mà khó ở đâu có được. 
3.3. Tài nguyên du lịch bổ trợ 
Ngoài tài nguyên văn hóa vật thể và phi vật thể, nhóm tài nguyên du lịch bổ trợ cũng đóng vai 
trò quan trọng trong phát triển du lịch. Tại Pù Luông, có thể kể đến một số yếu tố sau: 
Chủ trươn và ôn t qu o ch phát triển du lịch của khu BTTN Pù Luông 
Khu BTTN Pù Luông đã lập quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Khu BTTN Pù Luông; xây 
dựng phương án quản lý và hỗ trợ du lịch. Ngoài ra, ban quản lý khu BTTN Pù Luông đã phối 
hợp với Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã quốc tế (FFI) thực hiện dự án “Xây dựng tổ chức 
cộng đồng trong phát triển và quản lý các hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ hộ nghèo 
ở Khu BTTN Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa”. Với chủ trương phát triển du lịch sinh thái, khu BTTN 
Pù Luông được quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước, thu hút được lượng khách lớn từ đó tạo 
công ăn việc làm ổn định cho cộng đồng địa phương và giảm sức ép lên rừng đặc dụng. 
Hợp t đầu tư p t tr ển và xúc tiến du lịch 
Khu BTTN đã xây dựng được mối quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức như: Đại sứ quán Ailen, 
GIZ, FFI, Quỹ bảo tồn Việt Nam... Tuy nhiên, sự tham gia của các công ty du lịch, các nhà điều 
hành Tour chưa nhiều. Nhưng dưới sự hỗ trợ hợp tác với tổ chức FFI, hiệp hội du lịch sinh thái 
Pù Luông trực thuộc hiệp hội du lịch tỉnh Thanh Hoá đã được thành lập nhằm triển khai thực 
hiện các hoạt động xúc tiến du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở Khu BTTN Pù Luông. 
 Các hoạt động xúc tiến du lịch tại các thôn bản thuộc vùng đệm khu bảo tồn đã mang lại kết 
quả là số lượng du khách đến khu bảo tồn tăng lên hàng năm. Ngoài khách du lịch nước ngoài, 
các bản du lịch hiện nay đón tiếp nhiều đoàn khách Việt Nam, trong đó chiếm nhiều nhất là từ 
Ninh Bình, Hà Nội, Thanh Hoá Cộng đồng địa phương có thêm việc làm, tạo thu nhập ổn định 
cho người dân từ đó giảm áp lực lên rừng đặc dụng. 
Nguồn l o độn và ơ sở vật chất kĩ t uật phục vụ du lịch 
Để từng bước nâng cao thu nhập, đời sống cho đồng bào các dân tộc sinh sống ở vùng đệm của 
khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, ban quản lý Khu bảo tồn triển khai mạnh mẽ dự án phát triển du 
lịch sinh thái Pù Luông gắn với cộng đồng. Bên cạnh đó, Ban quản lý Khu bảo tồn thành lập Phòng 
Du lịch sinh thái và môi trường được đào tạo nhân viên có nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch. 
Hai huyện Quang Hóa và Bá Thước đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch, quảng bá các 
hình ảnh về quê hương, văn hóa, tiềm năng du lịch sinh thái, tạo điều kiện an ninh để du khách 
đến du lịch được an toàn. Trước đây, dưới sự hỗ trợ hợp tác với tổ chức FFI trong hoạt động phát 
triển Du lịch sinh thái cộng đồng tại Khu BTTN Pù Luông, các thanh niên dân tộc địa phương đã 
được đào tạo thành các hướng dẫn viên du lịch. Đây là một đội ngũ đóng góp tích cực cho hoạt 
động phát triển du lịch sinh thái ở Pù Luông. 
Cùng với sự phát triển của hoạt động du lịch, số lượng các cơ sở lưu trú cũng tăng nhanh. 
Hình thức cho thuê nhà nghỉ tại các hộ gia đình đem lại lợi nhuận đáng kể cho cộng đồng. Khi 
nghỉ trọ tại các hộ gia đình, khách du lịch còn được tìm hiểu đời sống, văn hóa, phong tục tập 
quán và thưởng thức các món ăn đặc trưng của người dân tộc Thái, Mường. 
Giao thông đường bộ khu vực đã được nâng cấp phục vụ phát triển cộng đồng và du lịch. 
Ngoài giao thông đường bộ, Pù Luông còn có giao thông đường thủy trên tuyến sông Mã từ Mai 
Châu (Hòa Bình) vòng quanh Khu bảo tồn đến thị trấn Cành Nàng rồi qua thành phố Thanh Hóa 
ra biển Đông. Du khách cũng có thể du thuyền trên sông Mã vòng quanh Khu bảo tồn thăm rừng 
Pù Luông ven sông. 
Hệ thống nước sạch, điện thắp sáng được trang bị đầy đủ cũng là một điều kiện thuận lợi cho 
phát triển du lịch. Các dịch vụ bổ sung phục vụ cho khách du lịch hiện tại đã khá đầy đủ: cửa hàng 
kinh doanh đồ ăn uống, đồ lưu niệm, tranh ảnh, ấn phẩm, sách báo giới thiệu về khu bảo tồn... 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 460 - 467 
 466 Email: jst@tnu.edu.vn 
3.4. Đánh giá chung 
Tài nguyên du lịch nhân văn tại Khu BTTN Pù Luông rất đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn 
du lịch lớn, với đầy đủ các nhóm tài nguyên vật thể, phi vật thể và tài nguyên bổ trợ. Đây là tiền 
đề quan trọng cho phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng, khai thác nguồn tài nguyên từ 
cộng đồng góp phần nâng cao đời sống người dân, giảm áp lực đối với rừng và công tác bảo tồn 
thiên nhiên tại Pù Luông. Khu BTTN Pù Luông có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du 
lịch văn hóa – tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, các loại hình du lịch kết hợp nghỉ 
dưỡng – khám phá... 
Nhiều điểm du lịch hấp dẫn đã được khai thác tại Pù Luông như: 
+ Hang Dơi (bản Kho Mường), hang Hẻo Luông (bản Kho Mường), hang Bó Mười (xã Phú 
Lệ)...: Du khách khám phá các hang động, leo núi, khám phá thiên nhiên. 
+ Sân bay cũ của Pháp: Du khách có thể cắm trại trong rừng và thăm sân bay. 
+ Bản Hin: Du khách sẽ thăm quan, ăn bữa tối tại bản và giao lưu văn hóa với người dân 
địa phương. 
+ Bản Kho Mường: Kho Mường là một thung lũng nằm sâu trong vùng lõi của khu bảo tồn 
thiên nhiên Pù Luông, ít chịu ảnh hưởng tác động của con người, vẫn giữ được những nét rất 
hoang sơ. Du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên, cánh đồng lúa được bao quanh bởi 
những dãy núi, các ngôi nhà sàn và hang dơi, thăm cọn nước truyền thống, trải nghiệm văn hóa 
truyền thống của dân tộc Thái. 
+ Bản Nà Khà, Nủa, bản Hiêu, bản Đôn, bản Hang, Bản Son (Quan Hóa)...: Du khách khi đến 
đây có thể leo núi ngắm nhìn toàn cảnh núi rừng; tắm mát ở các suối, đập; tìm hiểu phương thức 
canh tác và văn hóa đặc trưng của người Thái, Mường. Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng thức 
món cá ốt, rượu cần, cơm lam... mà ít nơi có. 
Một số tuyến du lịch chính đang được khai thác tại Khu BTTN Pù Luông hiện nay bao gồm: 
+ Tuyến: Khu BTTN - Bản Kho Mường - Phố Đoàn - Nủa - Cao Hoang - Kịt (đi bộ, ngắm 
cảnh, đi chơi chợ phố Đoàn). 
+ Tuyến: Khu BTTN - Phố Đoàn - Bản Hiêu – Son Bá Mười (đi bộ ngắm cảnh, chơi chợ phố 
Đoàn, nghỉ dưỡng). 
+ Tuyến: Khu BTTN - Phố Đoàn - Bản Kho Mường - Đỉnh Pù Luông (đi bộ, đi xuyên rừng, 
đi chợ phố Đoàn, thưởng thức món ăn dân tộc). 
Tuyến: Khu BTTN - Phố Đoàn - Bản Hiêu - VQG Cúc Phương (đi bộ, đi xuyên rừng, chơi 
chợ phố Đoàn, thưởng thức món ăn dân tộc, giao lưu văn hóa). 
+ Tuyến: Mai Châu - Bản Hang - Bản Kho Mường - Đỉnh Pù Luông (Thưởng thức các món 
ăn và văn hóa địa phương, đi bộ xuyên rừng và leo núi). 
+ Tuyến: Mai Châu - Hồ Vinh Quang - Bản Kho Mường – Bản Hiêu (Thưởng thức các món 
ăn và văn hóa địa phương, đi bộ xuyên rừng, ngắm cảnh, đi thuyền, câu cá ngắm cảnh hồ). 
+ Tuyến: Bản Hang - Bản Kho Mường - Pốn - Nủa - Phố Đoàn - Bản Hiêu (Đi bộ xuyên rừng, 
thưởng thức các món ăn và văn hóa địa phương, tham quan thắng cảnh). 
+ Tuyến: Bản Hang - Bản Kho Mường - Bản Hiêu - VQG Cúc Phương (Đi bộ xuyên rừng, 
thưởng thức các món ăn và văn hóa địa phương, tham quan thắng cảnh, khám phá thiên nhiên)... 
Kết quả khảo sát thực địa và phỏng vấn khách du lịch cho thấy: Cộng đồng địa phương và văn 
hóa bản địa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch ở Pù Luông. Khách du lịch đến với 
Khu BTTN Pù Luông một phần cũng do sức hấp dẫn về văn hóa của đồng bào các dân tộc. Đặc 
biệt, hình thức cho thuê nhà nghỉ tại các hộ gia đình được rất nhiều du khách ưa thích. Điều này 
đem lại lợi nhuận đáng kể cho cộng đồng, và là hình thức hình thức lôi kéo sự tham gia của cộng 
đồng địa phương nhiều nhất vào hoạt động du lịch, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống 
cho cộng đồng địa phương. Khách du lịch đánh giá rất cao việc được tìm hiểu đời sống, văn hóa, 
phong tục tập quán và thưởng thức các món ăn đặc trưng của người dân tộc Thái, Mường ngay 
tại ngôi nhà truyền thống của họ. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 460 - 467 
 467 Email: jst@tnu.edu.vn 
4. Kết luận 
Các giá trị văn hóa bản địa là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch tại khu BTTN Pù 
Luông. Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn tại Pù Luông rất đa dạng, với những đặc trưng văn 
hóa đặc sắc của người Mường, người Thái. Nguồn lao động dồi dào, cơ sở vật chất ngày càng 
được cải thiện, cùng với những chính sách phát triển du lịch của ban quản lý Khu bảo tồn và chính 
quyền địa phương là những tiềm năng du lịch nhân văn lớn trong phát triển du lịch tại Pù Luông. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] T. B. L. Nguyen and T. H. Chu, “Studying the situation of tourism development in Dong Trieu town, 
Quang Ninh province,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 225, no. 15, pp. 40-47, 2020. 
[2] T. H. V. Nguyen, “Indigenous knowledge of Thai people in shifting cultivation in the vicinity of Son 
La town,” Journal of Science - VNU, vol. 25, no. 2, pp. 132-137, 2009. 
[3] H. T. Tran, T. T. N. Nguyen, T. M. L. Hoang, T. M. Le, B. A. T. Nguyen, and T. N. Tran, “Developing 
educational tourism in Thua Thien Hue,” Journal of Science – Hue University, vol. 128, no. 6D, pp. 
05-16, 2019. 
[4] T. H. V. Nguyen, T. H. H. Chu, and T. H. Nguyen, “Environmental tourism management in Na Hang 
ecotourism site, Tuyen Quang province,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 225, no. 07, 
pp. 297-304, 2020. 
[5] T. S. L. Nguyen, T. A. Le, and N. L. Nguyen, “Exploiting the value of Then practice in tourism 
development based on experience of some types of folk performance,” TNU Journal of Science and 
Technology, vol. 225, no. 10, pp. 61-68, 2020. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tiem_nang_du_lich_nhan_van_tai_khu_bao_ton_thien_nh.pdf