Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển tại Sầm Sơn, Thanh Hóa

Sầm Sơn là bãi biển đẹp đang nằm trong sự quy hoạch phát triển du lịch biển của Thanh Hoá. Du

lịch biển cũng chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sầm Sơn,

tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên du lịch biển nơi đây vẫn đầu tư chưa được đúng mức, dịch vụ cung ứng

vẫn chưa phong phú, đa dạng. Bài viết này trình bày thực trạng phát triển du lịch biển tỉnh Thanh

Hóa, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao.

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển tại Sầm Sơn, Thanh Hóa trang 1

Trang 1

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển tại Sầm Sơn, Thanh Hóa trang 2

Trang 2

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển tại Sầm Sơn, Thanh Hóa trang 3

Trang 3

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển tại Sầm Sơn, Thanh Hóa trang 4

Trang 4

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển tại Sầm Sơn, Thanh Hóa trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 6000
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển tại Sầm Sơn, Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển tại Sầm Sơn, Thanh Hóa

Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển tại Sầm Sơn, Thanh Hóa
1695 
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN 
TẠI SẦM SƠN, THANH HÓA 
Lê Thị Diên 
Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, 
 Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Đỗ Thị Ninh 
TÓM TẮT 
Sầm Sơn là bãi biển đẹp đang nằm trong sự quy hoạch phát triển du lịch biển của Thanh Hoá. Du 
lịch biển cũng chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Sầm Sơn, 
tỉnh Thanh Hóa. Tuy nhiên du lịch biển nơi đây vẫn đầu tư chưa được đúng mức, dịch vụ cung ứng 
vẫn chưa phong phú, đa dạng. Bài viết này trình bày thực trạng phát triển du lịch biển tỉnh Thanh 
Hóa, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. 
Từ khóa: Du lịch, phát triển du lịch, du lịch biển, Sầm Sơn, Thanh Hóa. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Du lịch biển đã, đang và sẽ trở thành ngành đầu tàu trong các ngành du lịch nghỉ dưỡng. Không 
những thế du lịch biển còn giúp cho ngành du lịch tận dụng các cảnh quan sinh thái để phát triển 
kinh tế. Giúp tăng thêm thu nhập cho người dân cũng như tăng nguồn vốn vào ngân sách của tỉnh. 
Thanh Hoá tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, với bãi biển chạy dài gần 9km từ cửa Hới (sông Mã) 
đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc). Là bãi tắm rất tốt mà Pháp đã đưa vào khai thác từ năm 1906. Sau đó 
Sầm Sơn nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Đông Dương. Từ nhiều thập kỉ trước 
Sầm Sơn, đã có nhiều biệt thư nghỉ mát mọc lên ở đây. Vua Bảo Đại ông vua cuối cùng của Triều 
Nguyễn cũng xây biệt thự riêng ở Sầm Sơn. Bãi tắm Sầm Sơn là một trong những bãi biển hấp dẫn 
nhất miền Bắc. Năm 2019 Sầm Sơn đã đón được 4.950.000 lượt khách, tăng 15,5% so với cùng kỳ 
2018 và doanh thu đạt 4.600 tỷ đồng, tăng 25,68% so với cùng kỳ 2018 ( Sở văn hóa, thể thao và du 
lịch tỉnh Thanh Hóa, 2019). Mặc dù vậy, các loại hình du lịch vẫn đang còn dưới dạng tiềm năng 
chưa được đầu tư khai thác đúng cách, các loại tài nguyên thiên nhiên và văn hóa chưa được tương 
xứng dưới dạng tài nguyên tiềm năng sẵn có nên chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu cho du 
khách. Vì vậy cần đánh giá cụ thể thực trạng phát triển du lịch biển tại đây và đưa ra giải pháp thiết 
thực nhằm phát triển bền vững du lịch biển Sầm Sơn tăng nguồn vốn đầu tư cho việc phát triển 
kinh tế tỉnh Thanh Hóa. 
2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN SẦM SƠN, THANH HÓA 
2.1 Thực trạng về tài nguyên du lịch 
Sầm Sơn là nơi có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi, có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng, 
tổ chức hội thảo, hội nghị và vui chơi giải trí. Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 16 km, cách Hà 
1696 
Nội khoảng 2 giờ 30 phút và nằm ở cạnh huyện ven biển của tam giác Hà Nội- Hạ Long- Nghi Sơn. 
Bên cạnh đó Sầm Sơn còn có địa hình thuận lợi để phát với vùng chiều ngập mặn, vùng cồn cát 
cao, vùng núi Bên cạnh Sầm Sơn thì cũng có rất nhiều bãi biển như: Quảng Cư, Bãi Nix, Bãi Lãn, 
Bãi Vụng Tiên Các bãi biển này đều có đặc điểm trung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi 
cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh, có nồng độ muối trên dưới 30%, 
ngoài ra còn có canxidium và nhiều loại khoáng chất khác có tác dụng chữa bệnh rất phù hợp 
cho việc tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí. Theo đánh giá thì Sầm Sơn là nơi rất có lợi cho 
sức khỏe và nghĩ dưỡng mùa đông, đồng thời là thị trường tiêu dùng, mua sắm lớn hiện nay đồng 
thời cũng là tiền đề để Sầm Sơn phát triển nông, lâm, thủy sản 
Hiện nay, Sầm Sơn mới khai thác 03 bãi biển ở khu vực nội thị vào mục đích du lịch, chủ yếu là tắm 
biển. Bên cạnh các bãi biển trên, Sầm Sơn còn có núi Trường Lệ được coi là hòn đá ngọc của Sầm 
Sơn. Các vành đá dốc đứng về phía biển đã tại nên sự hùng vĩ của núi Trường Lệ và rất thích hợp 
cho loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. mặt khác ở đây có nhứng bãi cỏ rộng, nhứng sườn 
thoải và các đồi được cấu tạo từ đá granit cổ sinh ra đá biến chất dạng bát úp (điển hình là khối 
hoa cương Độc Cước) phù hợp cho du lịch cắm trại và các hoạt động vui chơi giải trí khác. Trên núi 
Trường Lệ còn có các di tích như: đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành rất có giá trị du 
lịch văn hóa, du lịch tâm linh. Đặc biệt hòn Trống Mái trên núi Trường Lệ là cảnh quan quản độc 
đáo của Sầm Sơn cũng như của cả nước, rất hấp dẫn khách du lịch. 
Ngoài ra cảnh quan dọc hai bên bờ sông Mã, sông Đơ cũng là điều kiện lý tưởng để Sầm sơn phát 
triển các tuyến du lịch sinh thái trên sông, biển. Xuất phát từ Của Hới ở phía Nam hoặc ngược dòng 
sông Mã đi thăm các di tịch Hàm Rồng, Lam Sơn, di tích triều vua Lê và các di tích, thắng cảnh trong 
tỉnh. Đặc biệt sông Đơ chảy dọc thị xã (từ sông Mã ở phía Bắc đến cổng Trường Lệ ở phía Nam) có 
cảnh quan tự nhiên khá hấp dẫn với các đầm sen ở phía Nam đền An Dương Vương là nguồn tài 
nguyên tiềm năng du lịch của Sầm Sơn để phát triển du lịch sinh thái. 
Bên cạnh nhứng tài nguyên du lịch tự nhiên, Sầm Sơn còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn 
khá phong phú gồm các di tích lịch sử văn hóa, cá lễ hội, các ngành nghề truyền thống và các giá 
trị văn hóa khác. Theo 1945/QĐ-TTg, ngày 31/12/2019 về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 
10) cho 7 di tích, danh lam thắng cảnh trên cả nước (nguồn: baothanhhoa.vn) Theo đó, Di tích lịch sử 
và danh lam thắng cảnh Sầm Sơn đã được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt. Trong đó có 6 
di tích cấp quốc gia bao gồm: Đền Độc Cước, Đền Cô Tiên, Đền Tô Hiến Thành, Hòn Trống Mái, Đền 
Đề Lĩnh, Đền Cá Lập. 
2.2 Thực trạng về cơ sở hạ tầng 
Cở sở giao thông vận tải nơi đây không ngừng được nâng cấp, xây dựng mới để phục vụ du khách 
như: đường Hồ Xuân Hương từ chân núi Trường Lệ đến vạn Chài, đường Trần Nhân Tông từ giai 
đoạn 1 đại lộ Nam Sông Mã đến đường Nguyễn Du, sân bay Thọ Xuân... Nếu như trước đây du 
khách đến với Sầm sơn không có nhiều lựa chọn về nơi lưu trú dịch vụ tiện nghi đồng bộ, thì điều 
này đang được đã được thay đổi: 830 cơ sở lưu trú đã được đưa vào vận hành, trong đó có 363 
khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1- 5 sao trong năm 2019, và khu nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn (cổng thông 
1697 
tin điện tử Thành phố Sầm Sơn). Tuy các ngành giao thông vận tải và các dịch vụ cơ sở hạ tầng nơi 
đây đã được khắc phục một cách nhanh chóng chóng, các khu vui chơi nơi đây cũng đang được 
đầu tư và phát triển giúp đáp ứng được nhu cầu của du khách trong nước và quốc tế khi đến với 
Sầm Sơn. 
2.3 Thực trạng về nguồn nhân lực 
Nguồn nhân lực của Sầm sơn khá dồi dào nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cả về chuyên môn lẫn 
nghiệp vụ. Điều này ảnh hưởng không nhổ đến chất lượng phục vụ. Để có thể khắc phục chất 
lượng phục vụ du khách thì Sầm Sơn thì những năm gần đây thì du lịch tỉnh Thanh Hóa đang phối 
hợp các doanh nghiệp, các Trường Đại học lập kế hoạch mở các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du 
lịch nhằm đáp ứng nhu cầu cho khách hiện nay. Thông qua các cơ sở đào tạo này sẽ giúp cho Sầm 
Sơn ngày càng hoàn thiện và xứng tầm với thành phố du lịch biển chuyên nghiệp, hiện đại, văn 
minh và thân thiện hơn. Giúp cho du khách càng có nhiều trãi nghiệm tốt đẹp ở nơi này hơn khi đến 
với Sầm Sơn. 
2.4 Nhận xét chung về thực trạng 
Trong thời gian qua với sự quan tâm đặc biệt của tỉnh, cơ sở vật chất, hạ tầng du lịch xã Sầm Sơn 
đã có bước phát triển khá nhanh cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên sự phát triển của Sầm Sơn 
vẫn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh sẵn có. Công tác xây dựng quy hoạch vẫn 
còn nhiều hạn chế, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng dịch vụ chưa được cao, sản phẩm du 
lịch còn đơn điệu, văn hóa ứng xử trong dịch vụ du lịch chậm chuyển biến, quản lý nhà nước về du 
lịch còn nhiều bất cập. Điều đó dẫn đến Sầm Sơn vẫn chưa thực sự trở thành điểm đến du lịch tắm 
biển lý tưởng của du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh đó thì Sầm Sơn cũng đứng trước áp lực 
lớn từ sức ép cạnh tranh thu hút vốn, cũng như có thể gặp nhiều rủi ro do biến đổi khí hậu và nước 
biển dâng. Vì vậy đô thị Sầm Sơn chưa thể phát triển tương xứng với tiềm năng. 
3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH 
Để thúc đẩy phát triển du lịch, Thanh Hóa cần có những giải pháp hợp lý, cụ thể: 
– Ban hành cơ chế đặc thù đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật lớn, công trình 
du lịch quốc gia. 
– Thu hút nguồn vốn để đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, tái tạo lại các di tích lịch sử, văn 
hóa và danh lam thắng cảnh. Khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư trực 
tiếp vào các lĩnh vực du lịch, dịch vụ do doanh nghiệp, nhà đầu tư huy động từ nguồn vốn 
chủ sở hữu Bên cạnh đó thì lồng ghép các ngành khác có liên quan đến ngành du lịch 
như: chương trình phát ttrieenr giao thong nông thôn gắn liền với các hệ thống cơ sở hạ tầng 
phát triển du lịch, các chương trình vê môi trường gắn liền với bảo tồn, tôn tạo tài nguyên và 
moi trường du lịch, các chương trình xóa đói giảm nghèo gắn liền với phát triển du lịch làng 
nghề. 
– Nâng cao nhận thức trách nhiệm bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Tổ chức học tập và 
triển khai các văn bản pháp lý tài nguyên môi trường. Có chính sách ưu đãi trong việc huy 
1698 
động vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ, tôn tạo năng cao chất lượng bả vệ môi trường du lich. 
Xây dựng các hệ hống các tiêu chí đánh giá về phân loại tài nguyên du lịch, xây dựng tiêu 
chuẩn môi trường, long ghép, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho khách 
du lịch và cộng đồng dân cư địa phương. 
– Áp dụng các nghiên cứu ứng dụng khoa học. Đưa các thiết bị, máy móc hiện đại vào ngành 
du lịch giúp cho du lịch cải thiện và đáp ứng cho khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu 
quả. 
– Phát triển các sản phẩm du lịch theo hướng tăng khả năng cạnh tranh, chuyên nghiệp, an 
toàn, văn minh, thân thiện, đậm bản sắc văn hóa xứ Thanh, ưu tiên phát triển các sản phẩm 
du lịch mới, thực hiện chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch trọng tâm, trọng điểm mang tầm 
quốc gia và quốc tế. 
– Phát triển sản phẩm du lịch theo hướng tăng khả năng cạnh tranh, an toàn, chuyên nghiệp, 
đậm bản sắc văn hóa nơi đây. 
– Giải pháp về Marketing: Xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá và thường xuyên bổ sung kế 
hoạch với nhu cầu thị trường. Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, quảng bá về 
sự kiện văn hóa, thể thao, lễ hội truyền thống diễn ra hằng năm trên địa bàn tỉnh, tổ chức các 
chiến dịch xúc tiến, quảng bá sự kiện, tổ chức các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thao để 
quảng bá giới thiệu tiềm năng du lịch của địa phương. 
– Giải pháp về nguồn nhân lực: Từng bước xây dựng đội ngủ các nhà quản lý, chủ doanh 
nghiệp đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả theo cơ chế thị 
trường, mở rộng hợp tác về đào tạo các nguồn nhân lực với các cơ sở, tổ chức đào tạo 
chuyên môn nghiệp vụ du lịch. Xã hội hóa công tác giáo dục để nâng cao nhận thức cho 
nhân dân và du khách về văn hóa du lịch, hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho những người dân 
trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch. 
4 KẾT LUẬN 
Du lịch biển đảo Sầm Sơn - Thanh Hóa đã và đang không ngừng hát triển với nhứng loại hình du 
lịch đặc sắc, hấp dẫn, tạo được sự cuốn hút mạnh mẽ đối với du khách nội địa và quốc tế. Hoạt 
động du lịch đã mang lại nhiều doanh thu và đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển của địa 
phương và nhà nước, đặc biệt góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề việc làm 
đem lại nguồn thu ổn định cho người lao động. Tuy nhiên, du lịch biển Sầm Sơn cần phải được phát 
triển mạnh hơn nữa thì mới xứng với tiềm năng của tỉnh. Nghiên cứu về thực trạng phát triển du lịch 
tỉnh Thanh Hóa để đưa ra các biện pháp hợp lý để dưa ngành du lịch nơi đây được phát triển mạnh 
hơn và tương xứng với tiềm năng của tỉnh. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Phạm Thanh Thủy, 2016. Đánh giá hệ thống KSNB của ngân hàng thương mại Việt Nam và 
một số khuyến nghị. Tạp chí Ngân hàng, (số 24, tr. 40-46). 
1699 
[2] UBND Thị xã Sầm Sơn, Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thị xã Sầm Sơn thời kì 
2011 – 2020. 
[3] Viện Chiến lược phát triển (2011), Báo cáo về phát triển xanh và hàm ý chính sách đối với Việt 
Nam, Hà Nội. 
[4] Lê Tạo (2011), Di sản văn hóa truyền thống, một nguồn lực đặc bệt cho phát triển du lịch ở 
Thanh Hóa, Nhà xuất bản Thanh Hóa. 
[5] Tỉnh Thanh Hóa ( 2017), Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, Nhà 
xuất bản Thanh Hóa. 
[6] UBND tỉnh Thanh Hóa 92018), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2019. 
[7] Sở văn hóa thể thao và du lịch Thanh Hóa 2019. 
[8] Cổng thông tin điện tử Thành phố Sầm Sơn/  

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_phat_trien_du_lich_bien_tai_sam_son_than.pdf