Đánh giá tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch tiềm năng tỉnh Bình Định

Để phát triển du lịch tỉnh Bình Định có tính khả thi, việc đánh giá mức độ thuận lợi của tài

nguyên cho phát triển các loại hình du lịch là rất cần thiết. Vận dụng cơ sở lý luận về đánh giá tổng

hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên cho các loại hình du lịch, kết hợp phân tích tổng hợp một số

nhân tố bổ trợ, bài báo lựa chọn đánh giá cho 4 loại hình du lịch tỉnh Bình Định (tham quan, nghỉ

dưỡng, sinh thái, văn hóa). Kết quả đánh giá đã bước đầu xác định các khu vực tập trung tài nguyên,

những loại tài nguyên và mức độ thuận lợi của các loại hình du lịch mang tính nổi trội theo lãnh thổ.

Đây là cơ sở khoa học cho việc đề xuất định hướng không gian phát triển các loại hình du lịch nổi

trội theo các tiểu vùng tỉnh Bình Định.

Đánh giá tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch tiềm năng tỉnh Bình Định trang 1

Trang 1

Đánh giá tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch tiềm năng tỉnh Bình Định trang 2

Trang 2

Đánh giá tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch tiềm năng tỉnh Bình Định trang 3

Trang 3

Đánh giá tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch tiềm năng tỉnh Bình Định trang 4

Trang 4

Đánh giá tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch tiềm năng tỉnh Bình Định trang 5

Trang 5

Đánh giá tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch tiềm năng tỉnh Bình Định trang 6

Trang 6

Đánh giá tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch tiềm năng tỉnh Bình Định trang 7

Trang 7

Đánh giá tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch tiềm năng tỉnh Bình Định trang 8

Trang 8

Đánh giá tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch tiềm năng tỉnh Bình Định trang 9

Trang 9

Đánh giá tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch tiềm năng tỉnh Bình Định trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 3040
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch tiềm năng tỉnh Bình Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch tiềm năng tỉnh Bình Định

Đánh giá tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch tiềm năng tỉnh Bình Định
Điểm 
đánh giá 
Có thành phần cát mịn, chiều rộng trên 50 m, chiều dài trên 5 km, bờ biển thoải RTL 4 
Có thành phần cát khá mịn, chiều rộng từ 30 - 50 m, chiều dài từ 2 - 5 km, bờ biển tương đối 
thoải 
TL 3 
Có thành phần cát bùn, sỏi, chiều rộng từ 20 - 30 m, chiều dài từ 1 - 2 km, bờ biển khá dốc TĐTL 2 
Có thành phần cát bùn hoặc cuội sỏi, chiều rộng dưới 20 m, chiều dài dưới 1 km, bờ biển dốc ITL 1 
Theo kết quả phân tích tài liệu [8] và khảo sát 
thực địa, các trị số về nhiệt độ nước biển, độ mặn, 
sóng, tốc độ dòng chảy, thủy triều ở khu vực dải 
ven biển Bình Định ít phân hóa, khá tương đồng 
và đều thuận lợi cho nghỉ dưỡng, tắm biển. 
c) Nước khoáng nóng: Kết quả phân tích tài 
liệu [8, 9] và khảo sát thực địa cho thấy, các suối 
khoáng nóng có nhiều công dụng trong chữa 
bệnh và nghỉ dưỡng. Để đánh giá tiêu chí 
khoáng nóng cho du lịch nghỉ dưỡng tại Bình 
Định, bài báo kế thừa và vận dụng một số chỉ 
tiêu từ các nghiên cứu [1, 5]. Các tiêu chí như: 
đặc điểm, công dụng, số điểm xuất lộ của nguồn 
nước được đem vào đánh giá (Bảng 7). 
Bảng 7. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của nước khoáng cho du lịch nghỉ dưỡng 
Chỉ tiêu đánh giá 
 (đặc điểm, công dụng nguồn nước) 
Mức 
đánh giá 
Điểm 
đánh giá 
Có nhiệt độ trên 700C, có từ 2 yếu tố đặc hiệu trở lên (Si, F), có thể chữa nhiều loại 
bệnh, an dưỡng, có trên 2 điểm xuất lộ 
RTL 4 
Có nhiệt độ từ 400C - 700C, có từ 1 - 2 yếu tố đặc hiệu (Si, F), có tác dụng chữa bệnh, 
an dưỡng, có 2 điểm xuất lộ 
TL 3 
Có nhiệt độ từ 300C - 400C, có 1 yếu tố đặc hiệu (Si hoặc F), ít có tác dụng chữa bệnh, 
an dưỡng, có 1 điểm xuất lộ 
TĐTL 2 
Có nhiệt độ dưới 300C, có 1 yếu tố đặc hiệu (Si hoặc F), tác dụng chữa bệnh ít, có 1 
điểm xuất lộ 
ITL 1 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 
86 
d) Địa hình và thắng cảnh: Các chỉ tiêu, mức 
độ và điểm đánh giá được sử dụng như đối với 
LHDL tham quan. 
3.1.3. Loại hình du lịch sinh thái 
Du lịch sinh thái là LHDL dựa vào cảnh quan 
thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá và có sự 
tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục 
về bảo vệ môi trường. 
Ngoài các yếu tố như tính đa dạng sinh học 
cao, khí hậu thuận lợi, địa hình có cảnh quan 
thiên nhiên hấp dẫn... tại những địa điểm còn lưu 
giữ các giá trị văn hóa cộng đồng đặc sắc cũng là 
yếu tố đóng vai trò quan trọng của DLST. Các chỉ 
tiêu, mức độ đánh giá và điểm của các tiêu chí 
như: sinh vật, SKH, địa hình cho khai thác loại 
hình DLST có thể sử dụng kết quả đánh giá từ 
LHDL tham quan. 
3.1.4. Loại hình du lịch văn hóa 
Du lịch văn hóa là LHDL dựa trên cơ sở khai 
thác các giá trị của Di sản văn hóa (DSVH) và 
Di tích; Có 3 tiêu chí đánh giá. 
a) Di sản văn hóa vật thể: thường được 
đánh giá dựa vào số lượng, giá trị, sự phân bố 
(Bảng 8). 
Bảng 8. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của DSVH vật thể cho du lịch văn hóa 
Chỉ tiêu đánh giá 
 (mật độ và số di tích được xếp hạng theo tiểu vùng) 
Mức 
đánh giá 
Điểm 
đánh giá 
Mật độ di tích dày đặc, có trên 15 di tích xếp hạng quốc gia hoặc 1 - 2 di tích xếp hạng 
quốc gia đặc biệt 
RTL 4 
Mật độ di tích trung bình, có ít nhất 4 di tích xếp hạng quốc gia hoặc có 1 di tích xếp 
hạng quốc gia đặc biệt và phân bố tập trung 
TL 3 
Mật độ di tích thưa, có từ 2- 4 di tích được xếp hạng quốc gia TĐTL 2 
Mật độ di tích rất thưa, có dưới 2 di tích xếp hạng quốc gia ITL 1 
b) Di sản văn hóa phi vật thể: Trong không 
gian văn hóa của Bình Định còn một số loại hình 
DSVH phi vật thể có thể khai thác phục vụ 
PTDL. Điểm và mức độ đánh giá của tiêu chí 
DSVH phi vật thể được xác định như Bảng 9. 
Bảng 9. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của DSVH phi vật thể cho du lịch văn hóa 
Chỉ tiêu đánh giá 
(tính đặc sắc, độc đáo, đa dạng và cấp xếp hạng) 
Mức 
đánh giá 
Điểm 
đánh giá 
DSVH phi vật thể đặc sắc, độc đáo và đa dạng về loại hình, trong đó có loại hình được xếp 
hạng quốc gia hoặc gắn với di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, di sản thế giới 
RTL 4 
DSVH phi vật thể đặc sắc, độc đáo, đa dạng về loại hình, được xếp hạng quốc gia và mang 
ý nghĩa liên vùng 
TL 3 
Đa dạng về loại hình DSVH phi vật thể, mang ý nghĩa vùng TĐTL 2 
Chỉ có loại hình DSVH phi vật thể mang ý nghĩa địa phương ITL 1 
c) Sinh khí hậu: Sử dụng kết quả đánh giá đối 
với LHDL tham quan, nghỉ dưỡng. 
3.2. Đánh giá tài nguyên cho phát triển các 
loại hình du lịch 
Mỗi tiểu vùng tại Bình Định có những đặc 
điểm nổi bật về TNDL và những khó khăn [10]: 
- Tiểu vùng đồi núi An Lão - Vĩnh Thạnh - 
Hoài Ân (TV1): Đặc điểm nổi bật của TV1 về 
TNDL là cảnh quan đồi núi, thác, suối, khí hậu 
mát và SKH thuận lợi, HST rừng nguyên sinh 
còn nhiều, đặc trưng văn hóa đồng bào Bana, 
H’re. Tuy nhiên, hiện nay TV1 chưa phát huy 
hiệu quả trong khai thác TNDL do các điểm tài 
Vũ Đình Chiến - Đánh giá tài nguyên cho phát triển ... 
87 
nguyên nằm khá xa nhau, điều kiện địa hình và 
thiên tai phức tạp, yếu tố bổ trợ cho khai thác 
còn hạn chế (hạ tầng du lịch, nguồn nhân lực, 
kết hợp tài nguyên...). 
- Tiểu vùng đồi núi Tây Sơn - Vân Canh 
(TV2): Khu vực TV2 có một số cảnh quan thiên 
nhiên khá hấp dẫn, SKH khá thuận lợi, gần với 
các điểm du lịch tiêu biểu của tỉnh, gần TP.Quy 
Nhơn. Khó khăn chủ yếu là TNDL phân tán, ít 
hấp dẫn, điều kiện khai thác và liên kết phát triển 
du lịch có nhiều điểm tương tự như TV1 (nhất 
là về ĐKTN). 
- Tiểu vùng đồng bằng, đầm phá phía bắc 
(TV3): Có lợi thế là các cảnh quan đầm phá, hạ 
lưu sông gắn liền với cảnh quan văn hóa đồng 
bằng, SKH thuận lợi. Do một số điểm tài nguyên 
còn nằm xa trung tâm, mức độ đầu tư hạ tầng du 
lịch còn hạn chế nên khó khăn cho liên kết 
khai thác TNDL. 
- Tiểu vùng đồng bằng, đầm phá phía nam 
(TV4): Điểm nổi bật về TNDL là các di tích lịch 
sử - văn hóa gắn với phong trào Tây Sơn và tháp 
Chăm, SKH thuận lợi. Tuy nhiên, một số TNDL 
có thế mạnh ở đây chưa được đầu tư phù hợp 
hoặc khai thác chưa hiệu quả. Nhiều TNDL văn 
hóa bị xuống cấp. Tình trạng lũ, ngập lụt là 
những hạn chế cho khai thác TNDL của tiểu 
vùng. 
- Tiểu vùng ven biển phía bắc (TV5): Điểm 
nổi bật về TNDL là có nhiều cảnh quan thiên 
nhiên còn hoang sơ gắn với dải ven bờ, SKH 
thuận lợi. Ngoài tác động bất lợi của tính mùa 
vụ và biến đổi khí hậu, các LHDL ở đây chưa 
hình thành rõ nét, yếu tố bổ trợ khai thác TNDL 
còn thiếu và yếu. 
- Tiểu vùng ven biển phía nam (TV6): Tiểu 
vùng sở hữu nhiều bãi biển đẹp; cảnh quan rất 
hấp dẫn, nhiều đảo có giá trị khai thác du lịch, 
SKH thuận lợi, các yếu tố bổ trợ rất thuận lợi 
cho PTDL (trung tâm TP.Quy Nhơn). Tuy 
nhiên, TV6 chịu tác động bất lợi về tính mùa vụ 
và biến đổi khí hậu, HST biển bị tác động mạnh 
bởi hoạt động du lịch, ô nhiễm môi trường biển 
và hiện tượng quá tải tại một số điểm du lịch 
biển. 
Với các tiêu chí đã lựa chọn, dựa vào thống 
kê tài liệu [9] và thực địa, kết quả đánh giá cho 
4 LHDL cụ thể tại các tiểu vùng trên lãnh thổ 
Bình Định như sau: 
- Loại hình du lịch tham quan: Trọng số của 
các yếu tố thể hiện ở Bảng 10. Kết quả đánh giá 
dựa trên kết quả số điểm của từng tiêu chí và 
điểm trung bình cộng theo công thức (1) và phân 
cấp đánh giá theo công thức (2), phân chia mức 
độ thuận lợi, kết quả 4 mức đánh giá cho LHDL 
tham quan các tiểu vùng như Bảng 10. 
Bảng 10. Kết quả đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch tham quan 
Trọng số 
Tiểu 
vùng 
Tiêu chí 
Điểm TB Mức đánh giá Thắng cảnh Địa hình Sinh vật SKH 
0,37* 0,27* 0,18* 0,18* 
TV1 3 1 4 3 2,64 TĐTL 
TV2 3 1 2 3 2,28 ITL 
TV3 3 4 3 3 3,27 RTL 
TV4 3 4 2 2 2,91 TL 
TV5 3 3 3 3 3,00 TL 
TV6 4 3 3 2 3,19 RTL 
Ghi chú * là các trọng số đánh giá được xác định theo phương pháp ma trận tam giác 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 
88 
- Loại hình du lịch nghỉ dưỡng: Tương tự 
cách đánh giá cho LHDL tham quan, kết quả 4 
mức đánh giá cho LHDL nghỉ dưỡng các tiểu 
vùng như sau: Mức RTL có TV4, TV5; TL có 
TV6; TĐTL có TV1, TV3; ITL có TV2. 
- Loại hình du lịch sinh thái: Áp dụng cách 
đánh giá cho LHDL tham quan, kết quả 4 mức 
đánh giá cho LHDL sinh thái các tiểu vùng như 
sau: Mức RTL có TV3, TV5; TL có TV1, TV4, 
TV6; ITL có TV2. 
- Loại hình du lịch văn hóa: Tương tự cách 
đánh giá cho 3 LHDL trên, kết quả 4 mức đánh 
giá cho LHDL văn hóa như sau: Mức RTL có 
TV4; TL có TV6; TĐTL có TV3; ITL có TV1, 
TV2 và TV5. 
3.3. Đánh giá tổng hợp và định hướng 
không gian phát triển du lịch tỉnh Bình Định 
Các tiêu chí để phân chia tiểu vùng tại Bình 
Định là sự đồng nhất tương đối của một kiểu địa 
hình (khu vực núi, khu vực đồi, dạng đồng bằng, 
kiểu đầm phá, dải ven biển...) trên một nền nhiệt 
ẩm đặc trưng (khí hậu vùng đồi núi/mưa nhiều, 
ít; khí hậu ven biển phía bắc và phía nam Bình 
Định...). 
Qua kết quả phân vùng [10], đã cung cấp đầy 
đủ những thông tin cơ bản về đặc điểm tự nhiên, 
TNDL của các tiểu vùng. Dựa vào kết quả phân 
vùng cho mục đích du lịch [10], đã xác định 6 
tiểu vùng cần đánh giá cho 4 LHDL tại Bình 
Định. Mỗi LHDL được đánh giá và cho điểm 
của từng tiêu chí theo các mức và chỉ tiêu đã xác 
định. Điểm tổng hợp được xác định dựa vào 
công thức (1) và phân cấp 4 mức theo công thức 
(2), kết quả đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi 
của 4 LHDL theo các tiểu vùng được trình bày 
trên Hình 1 . 
Tiểu vùng đồi núi An Lão - Vĩnh Thạnh - Hoài 
Ân (TV1) có LHDL nổi trội: DLST; tham quan 
(rừng nguyên sinh, cảnh quan núi, hồ, thác nước); 
văn hóa. Điểm du lịch tiêu biểu: Khu bảo tồn thiên 
nhiên An Toàn, hồ Vĩnh Sơn, hồ Định Bình... 
Tiểu vùng đồi núi Tây Sơn - Vân Canh (TV2) 
có LHDL nổi trội: tham quan (hồ, thác nước); 
DLST. Điểm du lịch tiêu biểu: thắng cảnh Hầm 
Hô, hồ Núi Một, Đàn tế trời. 
Tiểu vùng đồng bằng, đầm phá phía bắc 
(TV3) có LHDL nổi trội: DLST (đầm phá); tham 
quan (làng nghề). Điểm du lịch tiêu biểu: Trà Ổ, 
Tam Quan 
Tiểu vùng đồng bằng, đầm phá phía nam 
(TV4) có LHDL nổi trội: văn hóa (phong trào 
Tây Sơn, tháp Chăm, võ cổ truyền, lễ hội); 
DLST; tham quan (thắng cảnh, trải nghiệm làng 
nghề); nghỉ dưỡng (chữa bệnh suối khoáng 
nóng). Điểm du lịch tiêu biểu: Bảo tàng Quang 
Trung, tháp Bánh Ít, đầm Thị Nại, suối khoáng 
nóng Hội Vân, làng nghề rượu Bàu Đá và nón 
ngựa Phú Gia. 
Tiểu vùng ven biển phía bắc (TV5) có LHDL 
nổi trội: nghỉ dưỡng biển; tham quan tự nhiên 
(thắng cảnh biển). Điểm du lịch tiêu biểu: biển 
Lộ Diêu, Tam Quan, Cát Tiến, Tân Phụng, Vĩnh 
Hội và mũi Vi Rồng 
Tiểu vùng ven biển phía nam (TV6) có LHDL 
nổi trội: nghỉ dưỡng biển - đảo; tham quan 
(thắng cảnh ven biển - đảo, công trình đương 
đại); văn hóa (tháp Chăm, biểu diễn nghệ thuật), 
MICE. Điểm du lịch tiêu biểu: trung tâm Quy 
Nhơn, Nhơn Lý, Trung Lương, đầm Thị Nại... 
Từ sự phân bố TNDL, LHDL, điểm du lịch, 
yếu tố bổ trợ, định hướng hệ thống tuyến - điểm 
du lịch tỉnh Bình Định có thể tổ chức gồm: tuyến 
nội tỉnh (tại các tiểu vùng; kết nối các tiểu vùng) 
và tuyến du lịch ngoại tỉnh (từ trung tâm Quy 
Nhơn kết nối với các tuyến điểm để khai thác 
TNDL cùng các địa phương ngoại tỉnh dựa trên 
trục giao thông Bắc - Nam qua các cung đường 
nổi tiếng như: Con đường Di sản miền Trung; 
Con đường xanh Tây Nguyên; Con đường du 
lịch Biển và Hoa). 
Vũ Đình Chiến - Đánh giá tài nguyên cho phát triển ... 
89 
Hình 1. Bản đồ đánh giá tài nguyên tỉnh Bình Định phục vụ phát triển 4 LHDL 
4. Kết luận 
Trên cơ sở xác định các chỉ tiêu đánh giá tài 
nguyên cho khai thác 4 LHDL, bài báo đề xuất 
định hướng không gian PTDL tỉnh Bình Định 
gắn với nguồn TNDL chủ yếu, LHDL nổi trội, 
điểm du lịch tiêu biểu. 
TV1 phát triển LHDL sinh thái, tham quan, 
văn hóa (khu bảo tồn An Toàn, hồ Vĩnh Sơn và 
Định Bình, La Vuông); TV2 phát triển LHDL 
tham quan, sinh thái (Hầm Hô, hồ Núi Một, Đàn 
tế trời); TV3 phát triển LHDL sinh thái, tham 
quan và trải nghiệm làng nghề (Trà Ổ, Tam 
Quan); TV4 phát triển LHDL văn hóa, sinh thái, 
tham quan trải nghiệm làng nghề, nghỉ dưỡng 
chữa bệnh (Bảo tàng Quang Trung, tháp Bánh 
Ít, đầm Thị Nại, làng nghề rượu Bàu Đá, suối 
khoáng nóng Hội Vân); TV5 phát triển LHDL 
nghỉ dưỡng, tắm biển, giải trí biển, tham quan 
(Lộ Diêu, Tam Quan, Tân Phụng, Vi Rồng); 
TV6 phát triển LHDL nghỉ dưỡng biển - đảo, 
tham quan, văn hóa, MICE (trung tâm Quy 
Nhơn, Nhơn Lý, Trung Lương, Cù Lao Xanh, 
đầm Thị Nại...). Đồng thời triển khai liên kết 
phát triển các tuyến du lịch nội tỉnh và các tuyến 
du lịch liên tỉnh. 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 2(33) – Tháng 6/2021 
90 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bùi Thị Hải Yến (2009) chủ biên, Tài nguyên du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục. 
[2] Lương Chi Lan (2015), Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Luận 
án TS Quản lý Tài nguyên và Môi trường, ĐHQG Hà Nội. 
[3] Nguyễn Cao Huần (2005), Đánh giá cảnh quan theo tiếp cận kinh tế sinh thái, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 
[4] Nguyễn Đăng Tiến (2016), Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch, điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch 
bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, Luận án TS Địa lý, Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm KHCN 
Việt Nam, Hà Nội. 
[5] Nguyễn Minh Tuệ (2010) chủ biên, Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục. 
[6] Nguyễn Khanh Vân, Vũ Đình Chiến, Vương Văn Vũ (2019), Thành lập bản đồ sinh khí hậu du lịch tỉnh Bình Định, Tạp 
chí Khoa học Đại học Huế, tập 128, số 4A/2019, tr. 35-49. 
[7] Trương Quang Hải và nnk (2006), Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh 
thái tỉnh Quảng Trị, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội. 
[8] UBND Tỉnh Bình Định (2005), Địa chí Bình Định, Nxb Tổng hợp. 
[9] UBND tỉnh Bình Định (2016), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 
2030. 
[10] Vũ Đình Chiến (2020), Phân vùng địa lý tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bình Định, Tạp chí Khoa học Trường 
Đại học Sư phạm Hà Nội. Natural Sciences, 2020, Volume 65, Issue 3, pp. 182-192. 
Thông tin tác giả: 
Vũ Đình Chiến, Khoa Kinh tế - Du lịch, Trường Cao đẳng Bình Định 
Địa chỉ liên hệ: Số 684 Hùng Vương, Quy Nhơn, Bình Định 
Email: vudinhchien.qtkd@gmail.com; Điện thoại: 0905.334.399 
Nhật ký tòa soạn 
Ngày nhận bài: 11/2/2021 
Biên tập: 05/2021 
Đính chính 
1. Bổ sung thông tin bài báo số 1 năm 2019 (trang 3): 
“Đánh giá các yếu tố áp lực – thực trạng – đáp ứng (PSR) trong sử dụng tài nguyên đất tại 
huyện Thanh Sơn và Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” của nhóm tác giả: Ngô Quang Dự, Nguyễn 
An Thịnh, Nguyễn Thế Kiên, Trần Thùy Linh là sản phẩm của đề tài khoa học có mã số: 
CTDT.39.18/16-20. 
2. Bổ sung thông tin bài báo số 2 năm 2019 (trang 45): 
“Ứng dụng mô hình SEM đánh giá mức độ hài lòng của người dân về công tác đất đai tại 
huyện Thanh Sơn và Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ” của nhóm tác giả: Nguyễn Thế Kiên, Nguyễn 
Diệu Trinh, Ngô Quang Dự, Đinh Quốc Cường là sản phẩm của đề tài khoa học có mã số: 
CTDT.39.18/16-20 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_tai_nguyen_cho_phat_trien_mot_so_loai_hinh_du_lich.pdf