Đánh giá năng lực của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh

1. Mở đầu

Nghị định số 116/NĐ-CP ngày 10/7/2007 của Chính

phủ về quốc phòng và an ninh xác định rõ: “Giáo dục

quốc phòng - an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc

dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc

phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính

khoá trong chương trình giáo dục và đào tạo trung học

phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành

chính, đoàn thể ” [1; Điều 2]. Tình hình chính trị, kinh

tế, văn hóa - xã hội trên thế giới và khu vực hiện nay đầy

biến động, tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường. Tại Việt

Nam, những thế lực phản động luôn ráo riết chống phá,

chủ yếu bằng chiến lược diễn biến hoà bình, nhằm xoá

bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, xoá bỏ vai trò lãnh đạo của

Đảng Cộng sản, chuyển cách mạng nước ta đi chệch

hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, các hành động

xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ vẫn diễn ra với

nhiều hình thức, âm mưu và thủ đoạn hết sức tinh vi.

Đánh giá năng lực của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh trang 1

Trang 1

Đánh giá năng lực của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh trang 2

Trang 2

Đánh giá năng lực của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh trang 3

Trang 3

Đánh giá năng lực của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh trang 4

Trang 4

Đánh giá năng lực của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh trang 5

Trang 5

Đánh giá năng lực của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá năng lực của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá năng lực của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh

Đánh giá năng lực của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh
gia bắn đạn thật. Trong quá 
trình học tập, rèn luyện tại thao trường, giảng viên sẽ lựa 
chọn những SV có NL tốt về ngắm bắn, thuần thục NL 
tháo lắp súng và có bản lĩnh tâm lí vững vàng để đi bắn 
đạn thật. Đây là cơ hội trải nghiệm quý giá đối với người 
học bởi súng đạn bị cấm sử dụng tại Việt Nam, nên có 
thể coi đây là cơ hội hiếm hoi các em được cầm súng bắn 
đạn thật. 
- Nhóm NL đảm bảo an toàn về người và vũ khí trang 
bị gồm các NL sau: 
+ NL đảm bảo an toàn tính mạng con người là NL rất 
quan trọng luôn được giảng viên và SV quan tâm hàng đầu. 
Ví dụ: Súng AK được sử dụng trong quá trình học tập là 
súng thật, dù không có đạn nhưng vẫn có khả năng sát 
thương cao. Vì vậy, khi hướng dẫn SV học tập nội dung này 
giảng viên thường xuyên nhắc nhở, cảnh báo, cấm các em 
sử dụng súng để đùa nghịch hay chĩa súng vào người khác 
để bóp cò, chỉ được tháo lắp hay sử dụng súng khi có lệnh 
của người dạy, khi bắn đạn thật phải chấp hành những quy 
định bảo đảm an toàn. Theo đó, đảm bảo an toàn tuyệt đối 
cho mọi người trong học tập và rèn luyện. 
+ NL bảo quản vũ khí trang bị: Trước, trong và sau 
khi học tập, giảng viên luôn chú trọng đến việc hình 
thành và phát triển NL này cho người học. Giảng viên 
cần hướng dẫn, đôn đốc, nhắc nhở SV không được tự ý 
mượn súng, khi mượn phải có giảng viên phụ trách kiểm 
tra, giám sát; phải khám súng ngay khi mượn súng. 
Giảng viên không dùng đạn thật để thực hiện động tác 
mẫu, không để đạn thật lẫn vào đạn tập, khi bắn đạn thật 
xong phải lau chùi súng đúng chế độ. 
Trong giờ học, giảng viên yêu cầu SV phải để súng ở 
nơi khô ráo, không làm rơi súng đạn, không dùng súng 
làm gậy chống. Sau mỗi buổi tập, SV phải phân công 
nhau lau sạch súng, thấy súng đạn có vấn đề phát sinh 
cần báo ngay cho giảng viên và giao trả súng về đúng nơi 
quy định. NL này giúp cho SV có ý thức, trách nhiệm 
trong việc giữ gìn, bảo quản vũ khí trang bị, qua đó đảm 
bảo an toàn và chất lượng của vũ khí học tập. 
Hệ thống các NL quân sự cần hình thành và phát triển 
ở SV Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh được 
tác giả đưa ra dưới hình thức sơ đồ hóa như ở sơ đồ 1. 
2.3. Xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng 
lực của sinh viên tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng 
và An ninh 
Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí ĐG NL giúp giảng viên 
có cơ sở khoa học để xác định phương pháp ĐG và xây 
dựng công cụ ĐG chính xác, khoa học; giúp SV có định 
hướng rõ ràng trong quá trình học tập; cung cấp các yêu 
cầu để SV xác định các mục tiêu học tập cũng như tự xây 
dựng kế hoạch học tập cho bản thân. 
Trên cơ sở khung NL của SV và giới hạn nghiên cứu 
của đề tài, chúng tôi xây dựng những tiêu chuẩn, tiêu chí 
ĐG NL của SV Trung tâm GDQP&AN như sau: 
Sơ đồ 1. Hệ thống NL quân sự cần hình thành cho SV Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh
Năng lực đảm bảo an 
toàn về vũ khí trang bị 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 170-175 
173 
Tiêu chuẩn 1: NL chung 
Các tiêu chí 
của tiêu chuẩn 1 
Minh chứng và mức độ thực hiện Điểm 
NL tư duy 
phân tích 
M1: SV chưa có kiến cơ bản về quốc phòng an ninh, chưa chỉ ra được mối quan hệ 
giữa các nội dung trên để rút ra kết luận. 
0 - 4 
M2: SV bước đầu có kiến thức về quốc phòng - an ninh; biết phân chia những nội dung 
cơ bản về quốc phòng, an ninh thành công tác chính trị và quân sự, chỉ ra được mối 
quan hệ giữa những hai nội dung trên để rút ra kết luận. 
5 - 6 
M3: SV có hiểu biết về kiến thức quốc phòng - an ninh; biết phân chia những bộ phận 
cấu thành của nội dung giáo dục quốc phòng - an ninh. Công tác chính trị bao gồm 
đường lối chính trị của Đảng và công tác quốc phòng an ninh; quân sự chung bao gồm 
kĩ thuật và chiến thuật chiến đấu bộ binh, chỉ ra được mối quan hệ giữa những các nội 
dung trên để rút ra kết luận. 
7 - 8 
M4: SV biết có hiểu biết sâu sắc về kiến thức giáo dục quốc phòng - an ninh, chỉ ra 
được mối quan hệ giữa công tác chính trị và quân sự chung, giữa đường lối cách mạng 
của Đảng với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân 
dân, giữa kĩ thuật và chiến thuật chiến đấu bộ binh. Qua đó, SV rút ra kết luận cần thiết. 
9 - 10 
NL tư duy 
tổng hợp 
M1: Có bằng chứng khẳng định SV chưa phát hiện ra mối quan hệ giữa công tác chính 
trị và quân sự chung và chưa biết hợp nhất những nội dung trên thành một chỉnh thể. 
0 - 4 
M2: Có bằng chứng khẳng định SV bước đầu phát hiện ra mối quan hệ giữa công tác 
chính trị và quân sự chung trong công tác giáo dục quốc phòng và an ninh. Biết hợp 
nhất những vấn đề rời rạc như: đường lối chính trị của Đảng, công tác quốc phòng an 
ninh; kĩ thuật, chiến thuật chiến đấu bộ binh thành các chỉnh thể. 
5 - 6 
M3: Có bằng chứng khẳng định SV đã phát hiện ra mối quan hệ giữa công tác chính 
trị và quân sự chung trong công tác giáo dục quốc phòng và an ninh. Biết hợp nhất 
những vấn đề rời rạc như: đường lối chính trị của Đảng, công tác quốc phòng an ninh; 
kĩ thuật, chiến thuật chiến đấu bộ binh thành một chỉnh thể mới. 
7 - 8 
M4: Có bằng chứng khẳng định SV phát hiện ra mối quan hệ giữa công tác chính trị 
và quân sự chung trong công tác giáo dục quốc phòng và an ninh. Biết hợp nhất những 
vấn đề rời rạc như: đường lối chính trị của Đảng, công tác quốc phòng an ninh; kĩ thuật, 
chiến thuật chiến đấu bộ binh và hợp nhất hay thống lại với nhau thành một chỉnh thể 
(mô hình hoặc cấu trúc) mới. 
9 - 10 
NL tư duy 
phê phán 
M1: Có bằng chứng khẳng định SV chưa biết phân tích, ĐG một vấn đề hay hiện tượng 
trong công tác quốc phòng - an ninh, chưa biết cách làm rõ bản chất và chưa đưa ra 
được ý kiến của cá nhân về vấn đề hay hiện tượng đó. 
0 - 4 
M2: Có bằng chứng khẳng định SV bước đầu đã biết phân tích, ĐG một vấn đề hoặc 
hiện tượng trong công tác quốc phòng - an ninh, biết cách làm rõ bản chất và đưa ra 
được ý kiến của cá nhân mình về vấn đề hoặc hiện tượng đó. 
5 - 6 
M3: Có bằng chứng khẳng định SV biết phân tích, ĐG một vấn đề hay hiện tượng 
trong công tác quốc phòng - an ninh, biết cách làm rõ bản chất và đưa ra được ý kiến 
của cá nhân về vấn đề hay hiện tượng đó. 
7 - 8 
M4: Có bằng chứng khẳng định SV biết phân tích, ĐG một vấn đề hay hiện tượng 
trong công tác quốc phòng - an ninh theo những quan điểm hoặc ý kiến khác nhau, đưa 
ra các lập luận làm sáng tỏ cho những quan điểm hay ý kiến đó nhằm làm rõ bản chất 
vấn đề, hiện tượng và đưa ra được quan điểm riêng hoặc ý kiến riêng của cá nhân về 
vấn đề đó. 
9 - 10 
NL giao tiếp 
bằng ngôn ngữ 
M1: Có bằng chứng khẳng định SV chưa xác định được mục đích giao tiếp, dùng ngôn 
ngữ kém, không biểu đạt được suy nghĩ và ý tưởng của bản thân mình. 
0 - 4 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 170-175 
174 
M2: Có bằng chứng khẳng định SV bước đầu đã tích cực hơn trong quá trình giao tiếp, 
có kĩ năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập. 
5 - 6 
M3: Có bằng chứng khẳng định SV khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp, sử 
dụng ngôn ngữ tương đối rõ ràng, khúc chiết, khoa học trong học tập và giao tiếp. 
7 - 8 
M4: Có bằng chứng khẳng định SV diễn đạt ý tưởng của bản thân một cách tự tin, có 
biểu cảm thích hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ rất rõ ràng, 
khúc chiết và khoa học. 
9 - 10 
NL thu thập và 
xử lí thông tin 
M1: Có bằng chứng khẳng định SV chưa biết cách thu thập và xử lí những thông tin 
liên quan đến những vấn đề diễn ra trong quá trình học tập. 
0 - 4 
M2: Có bằng chứng khẳng định SV bước đầu đã biết cách chọn lọc cũng như xử lí 
những thông tin thu được có liên quan đến quá trình học tập. 
5 - 6 
M3: Có bằng chứng khẳng định SV đã biết cách phân chia, chọn lọc và xử lí những 
thông tin thu thập được có liên quan đến quá trình học tập một cách tương đối hợp lí 
và hiệu quả. 
7 - 8 
M4: Có bằng chứng khẳng định SV đã phân chia, chọn lọc và xử lí những thông tin 
thu thập được có liên quan đến quá trình học tập hiệu quả, hợp lí và khoa học. 
9 - 10 
NL hợp tác, 
làm việc nhóm 
M1: Có bằng chứng khẳng định SV chưa biết cách hợp tác với thầy cô, bạn bè trong 
khi làm việc nhóm hoặc tiến hành các nhiệm vụ học tập. 
0 - 4 
M2: Có bằng chứng khẳng định SV bước đầu đã biết hợp tác với thầy cô, bạn bè trong 
quá trình làm việc nhóm hoặc thực hiện những nhiệm vụ học tập. 
5 - 6 
M3: Có bằng chứng khẳng định SV hợp tác tương đối hiệu quả với thầy cô, bạn bè 
trong quá trình làm việc nhóm hoặc giải quyết những nhiệm vụ học tập. 
7 - 8 
M4: Có bằng chứng khẳng định SV có tinh thần hợp tác hiệu quả với thầy cô, bạn bè 
và có thái độ tích cực trong khi làm việc nhóm hoặc giải quyết các nhiệm vụ học tập. 
9 - 10 
NL tự học 
M1: Có bằng chứng khẳng định SV chưa xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự 
giác, chưa có kế hoạch tự học cho bản thân. 
0 - 4 
M2: Có bằng chứng SV bước đầu đã xác định được nhiệm vụ học tập tự giác, lập kế 
hoạch tự học cho cá nhân mình. 
5 - 6 
M3: Có bằng chứng khẳng định SV đã lập được kế hoạch tự học, xây dựng những 
phương pháp tự học cho bản thân. 
7 - 8 
M4: Có bằng chứng khẳng định SV đã lập kế hoạch tự học, sử dụng có hiệu quả những 
phương pháp tổ chức tự học và tự kiểm tra ĐG cho bản thân mình. 
9 - 10 
Tiêu chuẩn 2: NL quân sự 
Các tiêu chí 
của tiêu chuẩn 2 
Minh chứng và mức độ thực hiện Điểm 
Nhóm NL 
sử dụng súng 
M1: Có bằng chứng khẳng định SV chưa biết cách ngắm trúng, ngắm chụm, chưa biết 
cách tháo lắp súng AK và chưa biết bắn đạn thật. 
0 - 4 
M2: Có bằng chứng khẳng định SV bước đầu đã biết cách xác định đường ngắm bắn, 
bước đầu biết cấu tạo và các bộ phận của súng, tập làm quen với súng AK. 
5 - 6 
M3: Có bằng chứng khẳng định SV đã xác định được đường ngắm bắn, độ trúng, độ 
chụm và tháo lắp được súng AK. 
7 - 8 
M4: Có bằng chứng khẳng định SV đã xác định được chính xác đường ngắm của mình 
khi ngắm bắn, biết độ trúng và chụm hay điểm ngắm sang phải, sang trái, cao, thấp; 
nắm vững cấu tạo súng và tháo lắp súng AK thuần thục, nhanh chóng, chính xác; bắn 
được đạn thật tại trường bắn. 
9 - 10 
Nhóm NL 
đảm bảo an 
M1: Có bằng chứng khẳng định SV chưa biết cách bảo đảm an toàn cho mình và bạn học; 
chưa nắm được các yêu cầu về bảo quản vũ khí trang bị trước, trong và sau khi học tập. 
0 - 4 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 170-175 
175 
toàn về người 
và vũ khí 
trang bị 
M2: Có bằng chứng khẳng định SV bước đầu đã biết cách bảo đảm an toàn cho mình và 
bạn học trong khi học tập và rèn luyện; bước đầu biết cách bảo quản vũ khí trang bị. 
5 - 6 
M3: Có bằng chứng khẳng định SV đã biết cách đảm bảo an toàn cho bản thân và bạn 
học; biết cách bảo quản vũ khí trang bị theo đúng quy định. 
7 - 8 
M4: Có bằng chứng khẳng định SV đã đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và trang 
thiết bị trước, trong và sau quá trình học tập và rèn luyện. 
9 - 10 
2.4. Phương pháp, công cụ và hình thức đánh giá năng 
lực của sinh viên ở Trung tâm Giáo dục Quốc phòng 
và An ninh 
ĐG NL đề cao các phương pháp có khả năng giúp 
người học thể hiện các hành động, việc làm thật của họ 
nhằm tạo ra các sản phẩm hoặc quá trình hành động có thể 
quan sát trực tiếp như: làm việc nhóm, thuyết trình, bài tiểu 
luận... hơn là các phương pháp chỉ đòi hỏi người học trình 
bày bài làm trên giấy và dừng lại ở ĐG lĩnh vực nhận thức 
của họ. Do vậy, trong các phương pháp kiểm tra thực hành 
có thế mạnh hơn cả trong việc ĐG NL của SV. Chính vì 
thế, phương pháp kiểm tra vấn đáp kết hợp với kiểm tra 
thực hành (thực hành kĩ thuật hoặc thực hành bắn đạn thật) 
có ưu thế để ĐG NL của SV ở Trung tâm GDQP&AN. 
Bởi vì xem ĐG như là hoạt động học tập nên tự ĐG 
và ĐG đồng đẳng được dùng như là các phương pháp 
chủ đạo trong ĐG NL. Đó là các phương pháp ĐG liên 
quan đến quá trình học tập của người học, trong đó họ 
không chỉ tự ĐG và ĐG lẫn nhau mà còn có cơ hội tham 
gia vào quá trình xác định các tiêu chí ĐG. 
Để ĐG NL của SV tại ở trung tâm GDQP&AN, 
giảng viên cần sử dụng các công cụ ĐG sau: 
- Công cụ thu thập thông tin về NL của SV: là các bài 
tập, nhiệm vụ, việc làm, bài kiểm tra, bài thi mà giảng 
viên đề ra để người học vận dụng các kiến thức, kĩ năng 
của môn học vào giải quyết, thông qua đó, NL của họ 
được thể hiện, trong đó bài tập thực hành là công cụ phổ 
biến và hiệu quả hơn cả. 
- Công cụ chấm điểm là những công cụ có thể dùng 
để chấm điểm trong ĐG NL gồm: bảng kiểm tra, thang 
ĐG và rubric. Cả ba công cụ này đều liên quan đến 
những tiêu chí ĐG NL. 
ĐG NL rất quan tâm đến hình thức ĐG thường 
xuyên, kết hợp ĐG thường xuyên với ĐG định kì và ĐG 
tổng kết, gắn liền với quá trình học tập của người học, 
coi ĐG như là một hoạt động học tập. Do đó, ĐG NL cần 
phối hợp giữa ĐG với dạy học, kết hợp giữa kiểm tra 
thường xuyên và thi kết thúc từng môn học. 
3. Kết luận 
ĐG NL là một quan điểm ĐG phổ biến trên thế giới 
do những ưu việt của nó là chú trọng đến việc phát triển 
các NL thực của người học, tạo điều kiện cho họ thâm 
nhập vào thực tiễn, gắn học đi đôi với hành. 
Tại Trung tâm GDQP&AN, việc hình thành cho SV 
các NL về quân sự và chiến thuật nói riêng, kiến thức quốc 
phòng - an ninh nói chung được thực hiện ở tất cả các môn 
học và trong các hoạt động rèn luyện quân sự vì vậy ĐG 
NL của SV cần sử dụng phương pháp, công cụ và hình 
thức phù hợp và vận dụng hợp lí vào từng môn học. 
Để ĐG NL của SV tại Trung tâm GDQP&AN đảm 
bảo độ tin cậy và giá trị, giảng viên cần thường xuyên 
học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc 
biệt là những kiến thức về đổi mới ĐG và ĐG NL để vận 
dụng linh hoạt vào hoạt động dạy học và ĐG của bản 
thân. Nghiên cứu kĩ chương trình, mục tiêu môn học 
mình phụ trách để thiết kế những tiêu chuẩn, tiêu chí ĐG 
NL cho phù hợp. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Chính phủ (2007). Nghị định số 116/2007/NĐ-CP 
ngày 10/7/2007 về Giáo dục quốc phòng - an ninh. 
[2] Bộ GD-ĐT (2017). Thông tư số 03/2017/TT-
BGDĐT ngày 13/01/2017 ban hành Chương trình 
giáo dục Quốc phòng và An ninh trong trường trung 
cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm và cơ sở giáo dục 
đại học. 
[3] Ban Chấp hành Trung ương (2013). Nghị quyết số 
29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập 
quốc tế. 
[4] Quốc hội (2013). Luật Giáo dục quốc phòng và an 
ninh. Luật số 30/2013/QH13 đã được Quốc hội 
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá 
XIII, kì họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2013. 
[5] Trần Thị Tuyết Oanh (2007). Đánh giá và đo lường 
kết quả học tập. NXB Đại học Sư phạm. 
[6] Lâm Quang Thiệp (2012). Đo lường và đánh giá 
hoạt động học tập trong nhà trường. NXB Đại học 
Sư phạm. 
[7] Nguyễn Thị Thanh Trà (2016). Đánh giá kết quả 
học tập môn Giáo dục học của sinh viên Đại học Sư 
phạm theo tiếp cận năng lực. Luận án tiến sĩ Khoa 
học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_nang_luc_cua_sinh_vien_tai_trung_tam_giao_duc_quoc.pdf