Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch ở Mù Cang Chải (Yên Bái)
Trong những năm gần đây, Mù Cang Chải là điểm đến hấp dẫn thu hút
khách du lịch. Tuy nhiên, phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm
năng, cộng đồng địa phương nhận thức và tham gia vào hoạt động du
lịch còn hạn chế về số lượng và chất lượng, đời sống cộng đồng chưa
được nâng cao. Nghiên cứu đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng địa
phương trong hoạt động du lịch nhằm thu hút sự tham gia của cộng
đồng, góp phần phát triển du lịch địa phương. Tác giả sử dụng phương
pháp thu thập thông tin, điều tra xã hội học bằng bảng hỏi và đánh giá
tổng hợp dựa trên thang đo 7 bậc của Pretty (1995). Kết quả đánh giá
khảo sát từ 350 người dân tham gia hoạt động du lịch cho thấy sự tham
gia và hiểu biết của cộng đồng vào hoạt động du lịch còn thấp, mặc dù
những người tham gia đa phần là nguồn lao động trẻ, tuy nhiên trình độ
học vấn của họ chưa cao và du lịch chưa mang lại nhiều lợi ích về kinh tế
- xã hội cho cộng đồng, người dân chưa được trao quyền trong các hoạt
động du lịch. Vì vậy, cần phải có những giải pháp tăng cường sự tham gia
của cộng đồng vào hoạt động du lịch, góp phần xóa đói, giảm nghèo, thúc
đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Mù Cang Chải.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch ở Mù Cang Chải (Yên Bái)
quả nghiên cứu. Từ đó, đánh giá được mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch ở Mù Cang Chải (Yên Bái). 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch Mù Cang Chải Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2020, toàn huyện Mù Cang Chải có khoảng 2.200 người tham gia vào hoạt động du lịch, trong đó, nhân lực trực tiếp có khoảng 630 người (trong đó có 88 lao động đã được bồi dưỡng thông qua các lớp nghiệp vụ du lịch do Trường Cao đ ng ăn hóa, Nghệ thuật và Du lịch phối hợp với y ban nhân dân huyện tổ chức, chiếm khoảng 14,7%), còn lại là nhân lực gián tiếp. T lệ nguồn nhân lực du lịch có trình độ ngoại ngữ rất thấp (chỉ khoảng 0,5 ) [8]. Cụ thể, cộng đồng địa phương tại Mù Cang Chải tham gia cung cấp các dịch vụ cơ bản như sau: - Tham gia kinh doanh lưu trú và dịch vụ ăn uống: Hiện nay trên địa bàn huyện Mù Cang Chải 103 cơ sở lưu trú, 71 nhà hàng cung cấp dịch vụ ăn uống, đáp ứng nhu cầu phục vụ trên 2.700 lượt khách/ngày. - Tham gia kinh doanh vận chuyển: Trên địa bàn hiện có 1 đội xe ôm tự quản, tham gia chở khách du lịch. Phần lớn các lao động này đều chưa được tham gia các lớp đào tạo về du lịch. - Tham gia kinh doanh từ nghề sản xuất truyền thống: Một số hộ gia đình trên địa bàn huyện hiện đang tham gia duy trì 4 nghề truyền thống: Nghề rèn, nấu rượu thóc, làm khèn Mông và dệt thổ cẩm. - Tham gia kinh doanh hàng hóa và sản phẩm lưu niệm: Các hộ gia đình chủ yếu kinh doanh tự phát, hiện tại chưa có gian hàng kinh doanh hàng hóa và sản phẩm lưu niệm được đầu tư với quy mô lớn. - Hoạt động hướng dẫn: Trên địa bàn huyện hiện nay đã có hướng dẫn viên địa phương tham gia hướng dẫn du khách tham quan. Tuy nhiên, hoạt động hướng dẫn của họ chưa thực sự chuyên nghiệp và hiệu quả, còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, đặc biệt là hướng dẫn viên cho du khách quốc tế. - Hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống: Duy trì thường xuyên 40 đội văn nghệ quần chúng; thành lập 2 bản giữ gìn vốn dân ca Mông tại xã Dế Xu Phình; 04 đội múa khèn Mông các xã La Pán Tẩn, Mồ Dề, Chế Cu Nha và Khao Mang; 01 đội văn nghệ dân tộc Thái của thị trấn. Mặc dù trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của các tổ chức, chính quyền thì cộng đồng địa phương đã được tham gia một số khóa đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ, kỹ năng phục vụ khách du lịch. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, nguồn nhân lực còn thiếu về số lượng và yếu về trình độ nên chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch của địa phương. 3.2. Đánh giá sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch ở Mù Cang Chải 3.2.1. Tình hình tham gia hoạt động du lịch của cộng đồng Kết quả điều tra tại bảng 1 cho thấy, thời gian cộng đồng tham gia du lịch hầu như từ 1-3 năm (chiếm t lệ 47,7%), do một vài năm trở lại đây, du lịch Mù Cang Chải đang dần phát triển và thu hút du khách, đã tạo thêm việc làm cho người dân địa phương. Họ tham gia vào nhiều nhất vào TNU Journal of Science and Technology 226(08): 252 - 258 255 Email: jst@tnu.edu.vn hoạt động phục vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 41,7%), vận chuyển (chiếm 20,9%), tập trung chủ yếu tại khu vực thị trấn Mù Cang Chải và xã Púng Luông. Tuy nhiên, trên địa bàn chưa có nhiều hướng dẫn viên và đặc biệt là người dân chưa được tham gia trong hoạt động quản lý du lịch, cho thấy mức độ trao quyền cho cộng đồng ở Mù Cang Chải còn thấp. Mức thu nhập bình quân của người dân trong tháng tương đối thấp (từ 500.000 - 1.500.000đ chiếm t lệ 37,7%), nguyên nhân có phần do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong 2 năm trở lại đây, và du lịch chưa thực sự là ngành nghề chính của người dân nên đa phần thu nhập từ du lịch chỉ hỗ trợ một phần hoặc không đáng kể cho sinh hoạt. Về đặc điểm nhân khẩu học, chủ yếu người dân tham gia hoạt động du lịch trong độ tuổi từ 18-35 tuổi (chiếm 69,1 ). Điều đó cho thấy đây là nguồn lao động trẻ, sẵn sàng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm, là nguồn lực tiềm năng cho phát triển du lịch địa phương. Tuy nhiên, trình độ học vấn của họ chưa cao, học hết THPT chiếm tỉ lệ cao nhất (61,7%), tỉ lệ người dân có trình độ trung cấp trở lên khá thấp (23,7%), vì vậy đặt ra vấn đề là cần nâng cao năng lực cho cộng đồng địa phương để phát triển du lịch thực sự hiệu quả và bền vững. Bảng 1. Tình hình tham gia hoạt động du lịch của cộng đồng Đặc điểm Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Hình thức tham gia hoạt động du lịch Quản lý hoạt động du lịch 0 0 Hướng dẫn viên 28 8,0 Biểu diễn nghệ thuật 47 13,4 Nghề thủ công truyền thống 42 12,0 Vận chuyển 73 20,9 Phục vụ lưu trú, ăn uống 146 41,7 Khác 14 4,0 Thời gian tham gia du lịch Dưới 1 năm 81 23,1 1-3 năm 167 47,7 Trên 3 năm 102 29,1 Mức thu nhập bình quân trong tháng từ du lịch ( NĐ) Dưới 500.000 78 22,3 500.000-1.500.000 132 37,7 1.500.000-3.000.000 84 24,0 Trên 3.000.000 56 16,0 Thu nhập từ du lịch hỗ trợ cuộc sống như thế nào? Không đáng kể 103 29,4 Hỗ trợ một phần 205 58,6 Đủ cho sinh hoạt 42 12,0 Độ tuổi 18-25 tuổi 95 27,1 26-35 tuổi 147 42,0 36-55 tuổi 77 22,0 Trên 55 tuổi 31 8,9 Trình độ học vấn Học hết THCS 51 14,6 Học hết THPT 216 61,7 Trung cấp trở lên 83 23,7 (Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả, 2021) 3.2.2. Mức độ đánh giá Qua quá trình phân tích và tổng hợp từ các nghiên cứu, tác giả chọn thang đo 7 bậc của Pretty (1995) làm căn cứ đánh giá, đây cũng là thang đo có tính phổ cập và được áp dụng nhiều trong các nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng trong phát triển du lịch. Các mức độ tham gia và hình thức biểu hiện được mô tả cụ thể như sau: (1) Tham gia thụ động: Cộng đồng chỉ được xem là đối tượng du lịch (tài nguyên), người dân không được đưa ra ý kiến và không có vai trò gì đối với kế hoạch phát triển du lịch, hoạt động phát triển du lịch của địa phương (2) Tham gia cung cấp thông tin: Giới hạn những người tham gia cung cấp thông tin bằng cách trả lời bảng hỏi và khảo sát và kết quả của nghiên cứu không được chia sẻ với mọi người. TNU Journal of Science and Technology 226(08): 252 - 258 256 Email: jst@tnu.edu.vn (3) Tham gia tư vấn: Những người tham gia đại diện sẽ được đưa ra ý kiến cho cộng đồng địa phương, quan điểm của cộng đồng được lắng nghe một phần. (4) Tham gia khuyến khích vật chất: Người dân tham gia với tư cách là các nguồn lực (ví dụ như nguồn lao động) để đổi lấy các khuyến khích vật chất (thực phẩm, tiền mặt). Cộng đồng tham gia theo kiểu hình thức, họ không có cổ phần, cũng như không góp mặt trong các quá trình diễn ra dự án. (5) Tham gia chức năng: Người dân tham gia bằng cách hình thành các nhóm để đáp ứng mục tiêu từng phần liên quan đến dự án hoặc tổ chức cộng đồng được thành lập có xu hướng phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài. (6) Tham gia tương tác: Cộng đồng tham gia vào quá trình phân tích, phát triển kế hoạch, được kiểm soát việc ra quyết định, xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ở địa phương. Sự tham gia được xem như là một quyền lợi và là một phương tiện để đạt mục tiêu. (7) Tham gia chủ động: Đây là mức độ cao nhất của thang đo, ở mức độ này, cộng đồng đưa ra các sáng kiến độc lập và có quyền tự quyết; họ liên hệ với các tổ chức bên ngoài để nhận được tư vấn, giữ quyền kiểm soát việc sử dụng các nguồn lực; tự phân phối của cải và quyền lực đảm bảo sự công bằng. 3.2.3. Kết quả đánh giá Bảng 2. Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch Mức độ tham gia Các hoạt động có sự tham gia của cộng đồng Hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch (Tỷ lệ %) Hoạt động cung ứng dịch vụ và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch (Tỷ lệ %) Hoạt động quảng bá du lịch (Tỷ lệ %) 1. Tham gia thụ động 28,0 8,0 24,0 2. Tham gia cung cấp thông tin 34,9 9,7 38,3 3. Tham gia tư vấn 16,0 12,3 8,9 4. Tham gia khuyến khích vật chất 9,4 54,6 10,0 5. Tham gia chức năng 7,7 10,0 6,6 6. Tham gia tương tác 4,0 4,9 7,7 7. Tham gia chủ động 0 0,6 4,6 (Nguồn: Kết quả xử lý của tác giả, 2021) - Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch: Theo kết quả khảo sát về mức độ tham gia của cộng đồng tại Mù Cang Chải vào hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch còn thấp, đa phần chỉ dừng lại ở bậc 2 – tham gia cung cấp thông tin trong 7 bậc thang đo Pretty với t lệ 34,9 (122/350 người dân). Bậc này thể hiện người dân sẵn sàng cung cấp thông tin hoặc trả lời các câu hỏi liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch tại địa phương và không có người dân nào tham gia ở bậc chủ động (bậc 7). Điều này cho thấy mô hình quản lý và tự quản tài nguyên còn chưa tốt, mặc dù việc bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch là điều cần thiết để phát triển hoạt động du lịch và cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động này, nhưng cộng đồng chưa được trao quyền, chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm và chưa thực sự là người làm chủ tài nguyên du lịch. Đây cũng là vấn đề thách thức lớn đối với sự phát triển du lịch bền vững ở Mù Cang Chải hiện nay. Bởi môi trường sinh thái nhiều điểm đến du lịch ở Mù Cang Chải được đánh giá là còn tương đối nguyên sơ, có độ đa dạng sinh học cao, tài nguyên văn hóa hấp dẫn, đặc sắc, tuy nhiên do trình độ quản lý còn hạn chế, ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch của người dân chưa cao đã và đang tạo ra những tác động, hệ lụy tiêu cực làm cho tài nguyên du lịch có nguy cơ suy thoái nhanh. - Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát triển du lịch: Về mức độ tham gia của cộng đồng trong cung ứng các dịch vụ du lịch và lập kế hoạch phát triển du lịch tại Mù Cang Chải chỉ mang tính hình thức hay thụ động, mới dừng lại cao nhất ở TNU Journal of Science and Technology 226(08): 252 - 258 257 Email: jst@tnu.edu.vn mức tham gia khuyến khích vật chất (bậc 4 - chiếm 54,6 ), ý nghĩa của bậc đánh giá này là người dân tham gia hoạt động du lịch khi nhìn thấy được lợi ích và họ được sự trả công tương xứng. Du lịch đem lại cho người dân cơ hội việc làm tốt hơn sinh kế truyền thống, nguồn thu nhập gia tăng đáng kể cùng với sự cải thiện các công trình phúc lợi xã hội vì thế tỉ lệ cộng đồng chủ yếu tham gia ở mức này cũng là điều dễ hiểu. Hình thức biểu hiện của sự tham gia này là việc cung cấp dịch vụ du lịch một cách tự phát hoặc tham gia phục vụ ở dạng cung cấp sức lao động cho các cơ sở kinh doanh du lịch. Điều này sẽ xảy ra những hệ lụy như phát triển du lịch “nóng” thiếu bền vững, mai một sự thật thà của người dân địa phương, đánh mất nét văn hóa bản địa, phân phối lợi ích và trách nhiệm thiếu công bằng dẫn đến phá vỡ mục tiêu phát triển bền vững. - Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động quảng bá du lịch: Qua đánh giá khảo sát được thể hiện trong bảng 1, hầu hết người dân còn thụ động và trông chờ vào các hoạt động quảng bá của địa phương – bậc 1 (chiếm 24%). Tuy kiến thức về hoạt động quảng bá, marketing của cộng đồng còn rất hạn chế, nhưng khi được các cơ quan bên ngoài (thực hiện chức năng quảng cáo) hướng dẫn tham gia quảng cáo dịch vụ trên website, tạp chí, báo thì họ sẵn sàng tham gia nhưng chỉ dừng ở mức độ cung cấp thông tin theo yêu cầu và gợi ý, theo khảo sát có 38,3 người dân trả lời họ tham gia ở mức độ thông tin tương ứng với bậc 2 của thang đo, đây cũng là tỉ lệ tham gia cao nhất trong thang đo. Điều này cho thấy cộng đồng còn trông chờ, phụ thuộc nhiều vào hoạt động quảng bá của địa phương, họ chưa thực sự chủ động đưa ý kiến, ý tưởng để các công ty quảng cáo dịch vụ theo yêu cầu của mình. 4. Kết luận Thông qua các phương pháp nghiên cứu, tác giả đã nhìn nhận, đúc kết và xác minh một cách khoa học nhất về nghiên cứu đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động tại Mù Cang Chải. Người dân mới tham gia hoạt động du lịch trong một vài năm trở lại đây, đa phần là những người trẻ tuổi, tuy nhiên, trình độ học vấn của cộng đồng chưa cao, du lịch chưa thực sự là ngành nghề đóng góp thu nhập chính trong cuộc sống của họ. Nhìn chung, cộng đồng địa phương tại Mù Cang Chải mới chỉ tham gia cung cấp thông tin trong hoạt động bảo vệ tài nguyên du lịch và quảng bá du lịch (bậc 2) và tham gia khuyến khích vật chất trong hoạt động cung ứng các dịch vụ và lập kế hoạch phát triển dịch vụ du lịch (bậc 4) trên thang đo 7 bậc của Pretty. Như vậy, nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động du lịch tại Mù Cang Chải còn thấp, điều này là những rào cản lớn ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch Mù Cang Chải. Khuyến nghị: Để tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động du lịch, góp phần phát triển du lịch bền vững, chính quyền địa phương cùng các tổ chức cần phải thực hiện nhiều giải pháp như: nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho cộng đồng thông qua các lớp tập huấn, khóa học về kỹ năng, nghiệp vụ du lịch, đào tạo ngoại ngữ; tổ chức giao lưu, học tập thực tế ở các mô hình du lịch thành công ở những địa phương khác, thu hút người dân đưa ra các quyết định về hoạt động du lịch; hỗ trợ cộng đồng về nguồn vốn, cơ chế chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; xây dựng ban quản lý du lịch trong đó có sự tham gia của cộng đồng và gắn kết các bên liên quan trong phát triển du lịch, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1] B. A. T. Nguyen, T. T. H. Truong, and M. T. Le, “People's participation in community-based eco- tourism development in Cam Thanh Bay Mau Coconut Forest - Hoi An,” (in ietnamese), Journal of Science - Hue University Social Sciences and Humanities, vol. 128, no. 6D, pp. 53-70, 2019. [2] T. L. Ngo, “Assessing community participation in ecotourism development at Bidoup Nui Ba National Park,” Van Hien University Journal of Science, vol. 6, no. 2, pp. 96-102, 2018. [3] S. R. Arnstein, “A Ladder Of Citizen Participation,” Journal of the American Planning Association, vol. 35, no. 4, pp. 216-224, 1969. TNU Journal of Science and Technology 226(08): 252 - 258 258 Email: jst@tnu.edu.vn [4] D. Deshler and D. Sock, “Community development participation: a concept review of the international literature,” presented in conference International league for social commitment in adult education, Linungskile, Sweden, 1985. [5] J. N. Pretty, “Participatory learning for sustainable agriculture," World development, vol. 23, no. 8, pp. 1247-1263, 1995. [6] C. Tosun, “Limits to community participation in the tourism development process in developing countries,” Tourism Management, vol. 21, no. 8, pp. 613-633, 2000. [7] People's Committee of Mu Cang Chai district, Report on results of tourism development in Mu Cang Chai district for the period 2015 -2020, 28 Dec 2020. [8] People's Committee of Mu Cang Chai district, Report on results of socio-economic, defense - security tasks in 2020, orientation and tasks 2021, 14 Dec 2020.
File đính kèm:
- danh_gia_muc_do_tham_gia_cua_cong_dong_trong_hoat_dong_du_li.pdf