Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc

Tóm tắt: Các tỉnh Tây Bắc rất giàu tiềm năng về tài nguyên du lịch cả về du lịch tự nhiên và du lịch

nhân văn. Tuy nhiên, các dạng tài nguyên này vẫn nằm ở dạng tiềm năng do điều kiện giao thông gặp

nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của khu vực như hạ tầng ngành cấp điện, nước, vệ

sinh môi trường, cơ sở lưu trú. còn nhiều yếu kém. Trong đó, hệ thống giao thông được ví như huyết

mạch kết nối các điểm du lịch của vùng vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, để có thể khai thác phát

triển ngành du lịch các tỉnh Tây Bắc nhằm xoá đói, giảm nghèo, bảo tồn và phát huy các giá trị văn

hoá, lịch sử của vùng; trước hết cần có sự đầu tư lớn về hệ thống giao thông đường bộ, đường không,

đường thuỷ để du khách có thể dễ dàng tiếp cận được các khu, điểm du lịch của địa phương.

Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc trang 1

Trang 1

Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc trang 2

Trang 2

Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc trang 3

Trang 3

Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc trang 4

Trang 4

Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc trang 5

Trang 5

Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc trang 6

Trang 6

Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc trang 7

Trang 7

Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc trang 8

Trang 8

Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc trang 9

Trang 9

Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 6860
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc

Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc
trú khác 
nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách; 
đặc biệt có khả năng đáp ứng đối tượng khách 
có khả năng chi trả cao, góp phần tăng tổng thu 
về du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Lào Cai có 
1.277 cơ sở với 14.804 buồng; trong đó, có 05 
khách sạn 5 sao; 07 khách sạn 04 sao; 54 khách 
sạn 2 sao; 130 khách sạn 1 sao; 760 nhà nghỉ và 
362 cơ sở homestay. Công suất sử dụng phòng 
đạt khoảng trên 60%/năm. Hệ thống nhà hàng 
Âu, Á, dịch vụ ẩm thực dân tộc phát triển đa 
dạng, phong phú. Hàng loạt khu vui chơi giải trí 
đã và đang được hình thành như: cáp treo 
Fansipan; Khu du lịch sinh thái Thanh Kim, 
Hàm Rồng, Cát Cát (Sa Pa); hồ Na Cồ (Bắc Hà), 
Công viên Nhạc Sơn; các khu tổ hợp dịch vụ, du 
lịch, vui chơi giải trí, tắm thuốc dân tộc, casino, 
dịch vụ mua bán hàng thổ cẩm đáp ứng nhu 
cầu đa dạng của du khách [7]. 
Tỉnh Yên Bái: năm 2019 có 221 cơ sở lưu trú 
du lịch; trong đó có 03 cơ sở đạt tiêu chuẩn 3 
sao, 20 cơ sở lưu trú xếp hạng 2 sao và 22 cơ sở 
đạt hạng 1 sao; 77 cơ sở đạt tiêu chuẩn kinh 
doanh lưu trú với tổng số 2.773 buồng, 4.369 
giường; 200 hộ gia đình hoạt động homestay 
trên địa bàn toàn tỉnh; gần 200 nhà hàng ăn uống 
phục vụ khách du lịch; không có các cơ sở dịch 
vụ vui chơi giải trí có chất lượng cao. Toàn tỉnh 
Nguyễn Xuân Hòa – Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất  
87 
có 06 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành du lịch, 
trong đó có 03 doanh nghiệp của tỉnh Yên Bái 
và 03 văn phòng đại diện của các doanh nghiệp 
ngoài tỉnh (01 đơn vị lữ hành quốc tế) [10]. 
3.3. Định hướng phát triển du lịch theo 
hướng ngành kinh tế mũi nhọn của một số tỉnh 
Tây Bắc 
Lào Cai: Xây dựng du lịch trở thành ngành 
kinh tế mũi nhọn là mục tiêu mà Đảng bộ tỉnh 
Lào Cai đã đề ra. Chương trình hành động thực 
hiện Nghị quyết 08-NQ/TW, tỉnh đặt mục tiêu 
xây dựng Lào Cai thành điểm du lịch hấp dẫn 
nhất của vùng Tây Bắc, là một trong những 
trọng điểm du lịch của Việt Nam. Tỉnh Lào Cai 
đang hướng tới trở thành tỉnh trọng điểm du lịch 
và phát triển Sa Pa thành Khu du lịch quốc gia 
mang tầm quốc tế. Đến năm 2030, du lịch trở 
thành ngành kinh tế đột phá, góp phần đẩy 
nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, 
giảm nghèo, tạo động lực phát triển kinh tế - xã 
hội của địa phương. 
Lai Châu: Tỉnh Lai Châu đã định hướng 
trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lai Châu 
khóa XIV (nhiệm kỳ 2020 - 2025): Phát triển du 
lịch là 1 trong 10 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó 
tập trung xây dựng Chương trình bảo tồn, phát 
huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của 
dân tộc gắn với phát triển du lịch, với mục tiêu 
phát triển du lịch từng bước trở thành ngành 
kinh tế quan trọng của tỉnh; là điểm đến an toàn, 
hấp dẫn vùng Tây Bắc, xây dựng sản phẩm du 
lịch độc đáo, khác biệt, chuyên nghiệp, bền vững 
và hội nhập. 
Yên Bái: Tỉnh Yên Bái phấn đấu đến năm 
2025, du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu 
kinh tế địa phương, trở thành điểm du lịch hấp 
dẫn, tạo tiền đề đến năm 2030 du lịch Yên Bái 
trở thành một trong những trung tâm du lịch của 
vùng. Để thực hiện mục tiêu trên, từ năm 2017 
Tỉnh uỷ Yên Bái đã đề ra Chương trình hành 
động số 83-CTr/TU về đẩy mạnh phát triển du 
lịch Yên Bái giai đoạn 2016 - 2020, định hướng 
đến 2025, theo tinh thần của Bộ Chính trị: Phát 
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. 
Chương trình hành động hướng du lịch trở thành 
một ngành kinh tế - dịch vụ tổng hợp, hệ thống 
cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đồng bộ, sản phẩm 
du lịch có chất lượng cao, năm 2020 khẳng định 
du lịch có vị trí quan trọng trong nền kinh tế của 
tỉnh và phấn đấu đến 2025, ngành du lịch trở 
thành ngành kinh tế mũi nhọn. 
Một số thách thức, hạn chế cần giải quyết 
Để ngành du lịch các tỉnh Tây Bắc có thể 
hướng tới là một ngành kinh tế mũi nhọn, trước 
hết cần phải khắc phục một số tồn tại hạn chế 
sau: 
Việc khai thác các tài nguyên du lịch, đặc biệt 
là tài nguyên du lịch nhân văn chưa được các 
tỉnh thực hiện có hiệu quả; sản phẩm du lịch na 
ná giống nhau, khách du lịch đi đến đâu cũng 
“ngủ nhà sàn, ăn cơm lam, uống rượu cần, xem 
múa xòe” hoặc “uống rượu ngô, xem múa khèn, 
múa ô” theo kiểu cải biên mô phỏng dân gian. 
Một số địa phương khi xây dựng các làng du lịch 
cộng đồng chưa chú trọng khai thác văn hóa của 
các tộc người đặc trưng để xây dựng sản phẩm 
du lịch đặc thù, tạo sự khác biệt, làm cho sự cạnh 
tranh diễn ra ngay tại ở các địa phương trong 
vùng. 
Hạn chế lớn nhất đó là giao thông vùng Tây 
Bắc còn rất nhiều khó khăn, chủ yếu là đường 
bộ. Hệ thống đường bộ tuy đã được đầu tư nâng 
cấp, sửa chữa, làm mới nhiều tuyến đường cao 
tốc, nhưng do là vùng có địa hình hiểm trở lại 
thường xuyên bị thiên tai tàn phá nên nhiều 
tuyến đường bị hư hỏng, xuống cấp nhanh. 
Hệ thống giao thông đường sắt, đường thủy, 
đường hàng không có năng lực phục vụ thấp. 
Giao thông hàng không mới chỉ có sân bay Điện 
Biên hoạt động, còn sân bay Nà Sản (Sơn La) 
dừng hoạt động, sân bay Lào Cai và Lai Châu 
đang ở khâu lập quy hoạch; đường sắt chậm đổi 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 
88 
mới về hạ tầng và dịch vụ; đường thủy nội địa 
hạn chế vì lòng sông dốc và hẹp, lưu lượng nước 
mùa khô thấp. Sự khó khăn về giao thông đã làm 
cho việc đi lại, di chuyển dòng khách du lịch 
giữa các địa phương, giữa các điểm du lịch 
không thuận lợi và mất nhiều thời gian. 
Đối với vấn đề tài nguyên và môi trường của 
các tỉnh vùng Tây Bắc, theo kết quả đánh giá về 
chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên và môi 
trường của đề tài “Luận cứ khoa học và thực 
tiễn, đề xuất định hướng nghiên cứu khoa học, 
phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức 
phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc giai 
đoạn 2019 - 2025” do Đại học Quốc gia Hà Nội 
thực hiện được thể hiện theo bảng dưới đây [1]. 
Bảng 4. Chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên và môi trường các tỉnh Tây Bắc 
TT Địa phương Chỉ số PTBV về tài nguyên và môi trường Đánh giá 
1 Điện Biên 0,16 – 0,33 Kém 
2 Lai Châu 0,11 – 0,48 Kém 
3 Sơn La 0,51 – 0,63 Trung bình thấp 
4 Hoà Bình 0,18 – 0,64 Kém – trung bình 
5 Lào Cai 0,53 – 0,71 Trung bình 
6 Yên Bái 0,24 – 0,44 Kém 
Nguồn: Luận cứ khoa học và thực tiễn, đề xuất định hướng nghiên cứu khoa học, phát triển công 
nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc giai đoạn 2019 - 2025 
Thông qua bảng trên cho thấy: các tỉnh Tây 
Bắc cần quan tâm đặc biệt đến giải quyết các vấn 
đề về tài nguyên và môi trường, lưu ý đến công 
tác thu gom, xử lý chất thải, tăng tỷ lệ che phủ 
rừng khi chỉ số phát triển bền vững về tài nguyên 
và môi trường các tỉnh Tây Bắc chủ yếu đạt mức 
trung bình thấp và kém. Tỉnh Lai Châu có chỉ số 
thuộc nhóm kém nhất so với các tỉnh vùng Tây 
Bắc, chỉ số này có xu hướng tăng nhẹ qua từng 
năm nhưng vẫn nằm ở mức kém, vì vậy tỉnh Lai 
Châu cần tăng tỷ lệ che phủ rừng, tỷ lệ hộ dân 
được sử dụng nước sạch, đầu tư phát triển hệ 
thống thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh. 
Phát triển dự án kết nối hạ tầng, giao thông 
trong vùng 
Trong các năm tới, vùng Tây Bắc triển khai 
một số dự án giao thông lớn, là tiền đề cho kinh 
tế - xã hội và du lịch các tỉnh vùng Tây Bắc cất 
cánh. 
Tháng 12/2020 Dự án kết nối giao thông các 
tỉnh miền núi phía Bắc đã được khởi công. Dự 
án gồm 2 tuyến kết nối: tuyến kết nối Lai Châu 
với cao tốc Nội Bài - Lào Cai dài khoảng 147 
km và tuyến kết nối Nghĩa Lộ (Yên Bái) với cao 
tốc Nội Bài - Lào Cai dài hơn 51 km [13]. 
Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hoà 
Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La) có chiều dài 85 
km; trong đó, có 49 km trên địa bàn tỉnh Hòa 
Bình, 36 km địa bàn huyện Vân Hồ, Mộc Châu 
(Sơn La). Điểm đầu tại nút giao với quốc lộ 6 tại 
Km66 + 700 thuộc địa bàn xã Trung Minh, 
thành phố Hòa Bình (Hòa Bình), điểm cuối tại 
nút giao với Quốc lộ 43 thuộc địa bàn xã Phiêng 
Luông, huyện Mộc Châu (Sơn La) [12]. 
Việc triển khai dự án tuyến cao tốc Hòa Bình 
- Mộc Châu sẽ kết nối mạng lưới giao thông của 
2 tỉnh Sơn La với Hòa Bình và với Thủ đô Hà 
Nội, tạo điều kiện khai thác tối đa tiềm năng, lợi 
thế của các địa phương góp phần thúc đẩy phát 
triển kinh tế - xã hội của 2 tỉnh. Dự án góp phần 
đáp ứng nhu cầu vận tải kết nối trung tâm kinh 
tế, chính trị với các tỉnh Tây Bắc, kết nối các khu 
vực lân cận và dọc tuyến để tạo điều kiện phát 
triển kinh tế - xã hội cho khu vực này, đặc biệt 
là sự phát triển Khu du lịch quốc gia Hồ Hòa 
Bình và Khu du lịch quốc gia Mộc Châu. 
Nguyễn Xuân Hòa – Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng, vật chất  
89 
Trong tương lai, tuyến đường cao tốc này sẽ 
được đầu tư kết nối với tỉnh Điện Biên, tạo điều 
kiện hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối các tỉnh 
Tây Bắc với thủ đô Hà Nội và các địa phương 
khác. Đầu tư xây dựng dự án cảng hàng không 
Sa Pa tại xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên. Khi cảng 
hàng không Sa Pa đi vào hoạt động sẽ rút ngắn 
khoảng cách đi lại tới khu du lịch Sa Pa và dễ 
dàng tiếp cận đến một số khu du lịch khác trong 
vùng Tây Bắc. 
Như vậy, việc Chính phủ sớm triển khai một 
số dự án hạ tầng giao thông sẽ là yếu tố tiên 
quyết giúp các tỉnh Tây Bắc hoàn thành mục tiêu 
phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, 
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển 
kinh tế - xã hội của từng địa phương. 
4. Kết luận và khuyến nghị 
4.1. Kết luận 
Tây Bắc là một vùng có điều kiện tự nhiên 
thuộc loại đa dạng nhất cả nước, là cái nôi văn 
hoá của một số cộng đồng dân tộc thiểu số Việt 
Nam, nhiều dạng cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, 
hùng vĩ, có tiềm năng lớn để khai thác phát triển 
du lịch. 
Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình hiểm trở, 
nhiều núi cao, vực sâu, hệ thống giao thông 
thường xuyên bị tàn phá bởi thiên tai Nhiều 
dạng tài nguyên du lịch vẫn nằm ở dạng tiềm 
năng, mức độ khai thác hạn chế. Một số khu du 
lịch như Sa Pa, Mộc Châu có tốc độ tăng trưởng 
quá nóng, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú 
chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách du 
lịch 
Với tiềm năng lớn nguồn tài nguyên du lịch 
cả về tự nhiên và nhân văn, lãnh đạo các tỉnh 
Tây Bắc đã lựa chọn phát triển du lịch trở thành 
ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới vừa 
đảm bảo xoá đói, giảm nghèo, tăng thêm thu 
nhập cho người dân đồng thời có thể bảo tồn, 
phát huy được các giá trị văn hoá, di tích lịch sử, 
di tích cách mạng, di chỉ khảo cổ Nút thắt lớn 
nhất ở đây là phải có được một hệ thống giao 
thông hoàn chỉnh, tiếp cận khu vực một cách dễ 
dàng cả về đường bộ, đường không, đường sắt 
và đường thuỷ. Ngoài ra, các tỉnh cũng cần phải 
hoàn thiện hệ thống cấp điện, cấp nước, phát 
triển hệ thống cơ sở lưu trú từ 3 - 5 sao, khắc 
phục những hạn chế về phát triển du lịch đang 
còn tồn tại. 
4.2. Khuyến nghị 
Nhà nước cần ưu tiên triển khai các dự án 
phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là các dự án phát 
triển giao thông đã được ghi vốn, có chính sách 
khuyến khích đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, 
vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch ở các 
tỉnh Tây Bắc, có nhiều cơ chế đặc thù kêu gọi 
các doanh nghiệp đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, 
giao thông đường bộ, đường không, đường thuỷ 
theo hình thức đối tác công - tư. 
Lãnh đạo các tỉnh Tây Bắc cần ưu tiên các dự 
án có mục đích phát triển cơ sở hạ tầng, vật chất 
kỹ thuật của địa phương, các chương trình phát 
triển nông thôn mới, các chính sách ưu đãi mời 
gọi các doanh nghiệp đầu tư phát triển lĩnh vực 
phục vụ du lịch ở địa phương. Đẩy mạnh các 
chương trình hợp tác, liên kết đối với các trung 
tâm du lịch lớn của Việt Nam như Hà Nội, TP. 
Hồ Chí Minh. 
Lời cảm ơn. 
Xin chân thành cảm ơn đề tài “Xây dựng mô hình phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng 
xanh cho vùng Tây Bắc” do Tổng cục Du lịch thực hiện đã hỗ trợ các chuyến đi điền dã thu thập 
tư liệu và cung cấp cơ sở dữ liệu để hoàn thành bài báo. 
Tạp chí Nghiên cứu Địa lý nhân văn, số 1(32) – Tháng 3/2021 
90 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đại học quốc gia Hà Nội (2020), Luận cứ khoa học và thực tiễn, đề xuất định hướng nghiên cứu khoa học, phát triển 
công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc giai đoạn 2019 – 2025. 
2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên (2020), Kết quả thực hiện nghị quyết 03-nq/tu ngày 23/5/2016 của 
ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 
3. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình (2020), Báo cáo kết quả hoạt động du lịch năm 2020 và nhiệm vụ, giải 
pháp trọng tâm năm 2021. 
4. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình (2019), Báo cáo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phát 
triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. 
5. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu (2019), Báo cáo kết quả hoạt động du lịch năm 2019 và nhiệm vụ, giải 
pháp trọng tâm năm 2020. 
6. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu (2019), Báo cáo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phát 
triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. 
7. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (2019), Báo cáo tình hình hoạt động du lịch 2019, phương hướng nhiệm 
vụ năm 2020. 
8. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai (2019), Báo cáo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phát 
triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. 
9. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La (2020), Báo báo kết quả hoạt động phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh 
Sơn La năm 2020, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm phát triển du lịch năm 2021. 
10. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái (2019), Báo cáo kết quả hoạt động du lịch năm 2019 và nhiệm vụ, giải 
pháp trọng tâm năm 2020. 
11. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái (2019), Báo cáo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, phát 
triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh. 
12. Tỉnh uỷ Hoà Bình (2020), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh 
13. Tỉnh uỷ Lai Châu (2020), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh 
14. Tỉnh uỷ Lào Cai (2020), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh 
15. Tổng cục Du lịch, cơ sở dữ liệu du lịch  đã truy cập ngày 26/2/2021. 
16. UBND tỉnh Điện Biên (2018 – 2020), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh các năm 2018 – 2020 
17. UBND tỉnh Hoà Bình (2018 – 2020), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh các năm 2018 – 2020 
18. UBND tỉnh Lai Châu (2018 – 2020), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh các năm 2018 – 2020 
19. UBND tỉnh Lào Cai (2018 – 2020), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh các năm 2018 – 2020 
20. UBND tỉnh Sơn La (2018 – 2020), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh các năm 2018 – 2020 
21. UBND tỉnh Yên Bái (2018 – 2020), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh các năm 2018 – 2020 
Thông tin tác giả: 
Nguyễn Xuân Hòa - Viện Địa lí nhân văn 
Địa chỉ: số 1, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội. 
Email: hoacodeco@yahoo.com 
Nhật ký tòa soạn 
Ngày nhận bài: 18-01-2021 
Biên tập: 03-2021 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hien_trang_co_so_ha_tang_vat_chat_ky_thuat_phuc_vu.pdf