Đánh đổi cũng đáng khi được làm nghề mình yêu thích
Event Channel - "Điều gì cũng có giá của nó nên việc phải "đánh
đổi" để có được điều mình muốn, mình yêu thích tin tưởng là chuyện
đương nhiên và không hối hận về quyết định của mình", "Tuổi trẻ thì
để làm những việc mình thích, mình đam mê thì cũng đáng để đánh đổi
lắm chứ", "Từ khi bắt đầu làm event, đôi khi mình đã phải từ bỏ khá
nhiều điều ”.
Làm trái nghề, đánh đổi để được làm điều mình ước mơ, đam mê có lẽ
không còn lạ. Nhưng với nghề event, một nghề mà chưa được đào tạo bài
bản, được cấp bằng sau khi học thì việc đeo đuổi nghề này với hành trang
chỉ đơn giản là đam mê cộng với một ít kinh nghiệm quả là một sự liều lĩnh
với những người được đào tạo tại những trường Đại học danh tiếng theo
chuyên ngành chẳng liên quan chút nào đến Event.
Trao đổi về chủ đề này, Event Channel đã có một bàn tròn cùng sự tham gia
của ba Event Specialist. Cả ba đều có một điểm chung là xuất thân từ những
ngành không liên quan đến nghề event và cùng có thời gian là những thành
viên gắn bó tích cực cùng CLB F-Event.
Anh Lê Trung Nguyên - Creative - Event Department - Công ty
BlueOcean - thành viên Ban Điều Hành CLB F-Event.
Anh Đặng Văn Trưởng - Freelancer, Phó chủ nhiệm CLB F-Event.
Anh Lê Minh Quân - Event Executive - Contest-Event-Trip - Công
ty Prudential VN, phụ trách mảng Học thuật - Training tại CLB F-Event.
Event Channel: Tại sao anh chọn nghề event mà không phải là một
nghề nào khác?
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh đổi cũng đáng khi được làm nghề mình yêu thích
Đánh đổi" cũng đáng khi được làm nghề mình yêu thích Event Channel - "Điều gì cũng có giá của nó nên việc phải "đánh đổi" để có được điều mình muốn, mình yêu thích tin tưởng là chuyện đương nhiên và không hối hận về quyết định của mình", "Tuổi trẻ thì để làm những việc mình thích, mình đam mê thì cũng đáng để đánh đổi lắm chứ", "Từ khi bắt đầu làm event, đôi khi mình đã phải từ bỏ khá nhiều điều ”. Làm trái nghề, đánh đổi để được làm điều mình ước mơ, đam mê có lẽ không còn lạ. Nhưng với nghề event, một nghề mà chưa được đào tạo bài bản, được cấp bằng sau khi học thì việc đeo đuổi nghề này với hành trang chỉ đơn giản là đam mê cộng với một ít kinh nghiệm quả là một sự liều lĩnh với những người được đào tạo tại những trường Đại học danh tiếng theo chuyên ngành chẳng liên quan chút nào đến Event. Trao đổi về chủ đề này, Event Channel đã có một bàn tròn cùng sự tham gia của ba Event Specialist. Cả ba đều có một điểm chung là xuất thân từ những ngành không liên quan đến nghề event và cùng có thời gian là những thành viên gắn bó tích cực cùng CLB F-Event. Anh Lê Trung Nguyên - Creative - Event Department - Công ty BlueOcean - thành viên Ban Điều Hành CLB F-Event. Anh Đặng Văn Trưởng - Freelancer, Phó chủ nhiệm CLB F-Event. Anh Lê Minh Quân - Event Executive - Contest-Event-Trip - Công ty Prudential VN, phụ trách mảng Học thuật - Training tại CLB F-Event. Event Channel: Tại sao anh chọn nghề event mà không phải là một nghề nào khác? Anh Nguyên: Có lẽ là một cái duyên, một sự tình cờ khi mình nhận ra Event là đam mê của mình. Khi còn sinh viên năm nhất, mình may mắn được làm trợ lý đạo diễn hiện trường trong một chương trình truyền hình trực tiếp của VTV, qua 1 tuần làm việc cùng 1 ekip rất chuyên nghiệp mình bắt đầu thích và để ý đến Event. Lên năm hai Đại học, để thực hiện được ý tưởng là tổ chức một cuộc thi học thuật Science&Life cho các bạn sinh viên, mình đã bắt đầu tìm hiểu thêm về Event qua các trang mạng và đặc biệt là forum F-Event. Sau khi tổ chức thành công cuộc thi đó, mình bắt đầu tham gia vào CLB F-Event, học hỏi, tìm hiểu và không biết lúc nào mình nhận ra là Event là đam mê của mình. Ngoài ra khi làm Event, mình có thể tự do sáng tạo, tưởng tượng đôi lúc lại được "crazy" và điều đó phù hợp với mình. Những điều đó giúp mình tự tin hơn khi chọn nghề Event - làm việc dựa trên sự đam mê thì còn gì bằng (cười) Anh Quân: Mình đến với nghề thật sự khá tình cờ. Trước đây khi chưa biết đến nghề Event là gì, trong một lần người bạn lôi kéo và "bắt" điền vào form đăng ký làm thành viên của CLB Event ở ĐH RMIT, mình được tham gia vào công việc tổ chức Event Chào mừng mùa Giáng Sinh. Ban đầu mình rất bỡ ngỡ với các công việc trong thời gian chuẩn bị, mình cũng choáng ngợp với cách làm việc khá chuyên nghiệp và cực kì nghiêm túc của các Anh/Chị khóa trên. Nhưng sau 1 vài ngày làm chung và giao lưu cùng mọi người, mình đã cảm thấy tự tin hơn và bị cuốn vào công việc tổ chức sự kiện khi nào không biết. Mặc dù công việc khá vất vả và mệt mỏi vì 1 tuần trước khi chương trình diễn ra là hầu như ngày nào cả câu lạc bộ cũng ở lại chuẩn bị hơn 12h đêm mới ra về. Tuy nhiên tất cả các thành viên đều cảm thấy rất phấn khởi và không khí làm việc lúc nào cũng tràn đầy tiếng cười. Và những năm tháng lăn lộn cùng các event tại DH RMIT đã mang đến cho mình một sự tự tin trong giao tiếp và làm việc, một khả năng quản lí công việc tốt hơn, bản thân đã trở nên năng động hơn, suy nghĩ sang tạo và nhanh nhạy hơn, và đặc biệt là những kỷ niệm thật đẹp của thời sinh viên. Và đó là một yếu tố khá quan trọng giúp mình quyết định sẽ đi theo nghề này. Anh Trưởng: Bạn đã từng đứng ở cánh gà sân khấu cầm kịch bản và 1 chiếc bộ đàm để điều phối một hoạt động, một sự kiện nào đó chưa? Bạn cảm thấy thấy thế nào? Còn tôi, tôi thích cảm giác trong những lúc như vậy và hạnh phúc khi nhận được nụ cười của những cộng sự và khách hàng sau khi chương trình diễn ra! Mỗi Event mang một ý nghĩa, một trải nghiệm, một thử thách riêng. Điều tôi có và cảm thấy được sau mỗi event đó là sự tự tin và táo bạo hơn trong cuộc sống của mình. Đó là khác biệt và là lí do khiến tôi theo nghề event để dấn thân, rèn luyện bản lĩnh và tích lũy vốn sống cho tương lai của mình. Từ lúc vào nghề, có bao giờ anh nghĩ mình phải "đánh đổi"? Và đã có khi nào anh có cảm giác mình lựa chọn chưa đúng? Anh Trưởng: Với tôi cái gì cũng có giá của nó nên việc tôi phải "đánh đổi" để có được điều mình muốn, mình yêu thích tin tưởng là chuyện đương nhiên và không hối hận về quyết định của mình. Tôi theo học một chuyên ngành kỹ thuật trong một ngôi trường đại học tốt, có nhiều tiềm năng và đặc biệt đó lại là sự kỳ vọng lớn của gia đình vào tôi. Thay vì thoải mái học tập, tốt nghiệp, đi làm đúng chuyên ngành... như thế có vẻ đơn giản, thoải mái, có nhiều thời gian cho gia đình, chơi bời, du lịch, tụ tập hơn nhưng tôi đã và đang chọn event và chấp nhận áp lực, hy sinh bản thân một chút để theo đuổi nó. Đôi khi tôi mất đi sự tin tưởng của gia đình vào mình, mà điều đó sẽ khiến tôi thất vọng. Với kinh nghiệm, vốn sống còn hạn chế nên khi gặp phải áp lực từ nhiều phía gia đình, bài vở, công việc, ... nhiều khi làm tôi mệt mỏi. Tôi nghĩ cuộc sống không bao giờ dễ dàng và mình cần phải bản lĩnh, vững tin để chiến thắng và dành được thành công. Làm event có nhiều áp lực, mỗi giai đoạn trong event lại là một thử thách khác nhau nhưng tôi chưa khi nào có cảm giác mình lựa chọn sai. Vượt qua những thử thách đó làm tôi cảm thấy hạnh phúc và ngay cả khi thất bại cũng khiến tôi tự tin hơn và coi đó như là một bài học cho mình. Anh Nguyên: Cũng đã có thời gian mình suy nghĩ rất nhiều về sự "đánh đổi", là người kỹ sư tốt nghiệp Đại học Bách Khoa hay làm một nghề mà mình hoàn toàn không bằng cấp liên quan. Cũng đã từng đi hỏi ý kiến của nhiều người và nhận được cũng nhiều ý kiến trái chiều nhưng tuổi trẻ thì làm những việc mình thích, mình đam mê thì cũng đáng để đánh đổi lắm chứ. Mới đây, người bạn cùng lớp đại học đang làm việc cho cty Dầu khí có chia sẻ về mức lương 700-800$ cho sinh viên mới ra trường và còn tăng cao hơn nữa trong quá trình làm việc, bỗng mình cũng dao động khi so sánh mức lương của mình và bạn ấy. Cũng thử tự hỏi mình lại là đã đi đúng con đường chưa, nhưng phút dao động đó cũng sớm qua nhanh khi tự đặt mình vào vị trí làm việc của bạn ấy, ngoài 1 ngày nhận lương cao ra thì 29 ngày còn lại phải làm những việc mình không thích, không đam mê, chỉ mong cho hết giờ làm thì làm sao mà chịu nỗi, cứ như 1 sự gó bó nào đó, mới nghĩ đến đã khó chịu rồi. Thôi thì đẩy lý trí về tiền bạc xuống một chút để phần cảm xúc, cảm giác thích thú khi làm việc được nâng lên thế mà lại hay. Anh Quân: Từ khi bắt đầu làm event, đôi khi mình đã phải từ bỏ khá nhiều điều. Vì còn là sinh viên nên mình luôn phải tìm cách cân bằng giữa việc đi học và tham gia các hoạt động tổ chức sự kiện. Nhưng vì khoảng thời gian trước khi event diễn ra có khá nhiều công việc phải hoàn tất nên mình thường hay cúp học để chạy đi làm cùng các thành viên khác. Thế là bài vở bị bỏ bê, đến khi ôn thi học kì thì nhìn vào không biết gì hết. Hậu quả là cuối kì thường bị điểm thấp, có lúc bị rớt nữa cơ. Nhưng thế mà lúc đó lại không sợ rớt bằng sợ event bị bể đâu. Phương châm của tụi mình lúc đó là “Học có thể rớt, mà Event không thể bể”. Thời ấy đúng là điếc không sợ súng. (cười) Một kỉ niệm đáng nhớ của anh từ khi tham gia vào nghề này? Anh Quân: Đó là lần mình tổ chức lễ hội Masquerade, do đối tác chậm chuyển tiền nên công tác chuẩn bị và truyền thông luôn rơi vào thế bị động và thiếu kinh phí. Đã vậy thời gian đó trong năm lại hay mưa, thế là ngay đêm rehearsal tụi mình cùng nhau set up bàn cúng gà, vịt cầu cho mọi việc đều êm xuôi (cười). Không ngờ vừa cúng xong thì lại mưa như trút nước, ai cũng lo lắng nhưng an ủi nhau hôm nay mưa thì mai sẽ không mưa. Vào ngày hôm sau, mặc dù khu vực quận 1 mưa khá lớn, nhưng cực kì may mắn là khu quận 7 thời tiết lại cực đẹp. Thêm vào đó khách tham dự khá đông nên ai nấy đều phấn khởi. Tưởng như mọi việc đã phần nào êm xuôi thì ca sỹ hát mở màn cáo bệnh không đến. May sao lần đó MC có khả năng kéo chương trình cực kì tuyệt vời, vừa kịp cho "ca sĩ back up" lên trình diễn mà vẫn làm khách tham dự sôi nổi và hào hứng. Và từ đó tất cả các tiết mục đều diễn ra tốt đẹp như dự kiến. Khi chương trình kết thúc, tất cả thành viên đều vui mừng khôn xiết, chạy lại bắt tay, ôm nhau thật chặt, có bạn còn xúc động đến phát khóc nữa. Từ khi mình bắt đầu làm event đến bây giờ, có lẽ chưa có event nào nhiều cảm xúc với mình đến vậy. Anh Nguyên: Mùa cuối năm vừa là mùa nhiều Event nhất như Year-end Party, Noel...nhưng cũng chính là thời gian thi học kỳ ở trường Đại học. Lúc đó mình cũng ham nhận nhiều show Event, vì nghĩ là sẽ sắp xếp được thời gian để đảm bảo học thi, nhưng tình huống oái ăm nhất là mình xem nhầm lịch thi để sắp xếp. Cứ tưởng sau Event có 2 ngày để ôn thi nhưng khi xem lại thì là ngày hôm sau chương trình. Tối đó, về cố gắng học ôn để hôm sau thi nhưng vì mệt quá đã ngủ quên, nên chỉ còn 1 buổi sáng ôn cho chiều thi. Cũng may được bạn bè hỗ trợ nên chiều đó thi cũng tạm ổn. Đúng là đến bây giờ nghĩ lại còn hồi hộp. Anh Trưởng: Một kỷ niệm lúc tôi đang học đầu năm 3 và nhận được một show khá lớn từ agency (Văn phòng ở ngoài TP HCM) quen sơ sơ từ trước. Event có rất nhiều quan chức của hãng viễn thông nước ngoài và khoảng 3,000 cổ động viên bóng đá. Giao dịch, báo giá, thống nhất hoàn toàn qua email, tôi yêu cầu làm Hợp đồng nhưng vì thời gian khá gấp rút agency chưa làm kịp. Trước event 3 ngày, họ đến TPHCM gặp mình bỗng họ đề nghị deal lại giá, đây là điều tôi thực sự không thích và hoàn toàn có thể từ chối làm việc ngay lập tức, nhưng tôi vẫn tiếp tục thực hiện cho họ. Hoàn cảnh éo le chưa dừng lại, nhà cung cấp bất ngờ từ chối ngay buổi tối cùng ngày (trước ngày diễn ra 2 ngày), phải gọi các đơn vị quen cứu nhưng họ bận show và có giới thiệu qua lại tới 2 đơn vi trung gian mới tìm được nơi nhận làm. Trong một buổi sáng mỗi lần như thế đều phải đến trực tiếp văn phòng của họ, trong hoàn cảnh thời gian cực kì gấp mà phải chạy lòng vòng và phải lo chạy thêm cả giấy phép, tiền ứng sản xuất nên chỉ cần đợi 30s đèn đỏ cũng đủ sốt ruột, lo lắng. Chương trình thì cuối cùng cũng chạy xong nhưng tới bây giờ đơn vị này vẫn chưa thanh toán đầy đủ cho mình. Các bạn trẻ vẫn coi đây là 1 nghề thu hút, anh có gì nhắn nhủ? Anh Nguyên: Phải công nhận Event là nghề mang rất nhiều yếu tố, vừa là sự tỉ mỉ của dân Văn phòng, vừa mang tính chiến lược của dân Kinh tế, cũng phải biết nhiều công nghệ của dân Kỹ thuật, có sự sáng tạo của người làm Nghệ thuật và thậm chí phải lao động chân tay như những người bốc vác. Nghe có vẻ là 1 mớ hỗn độn nhưng đó là sự hiểu biết và sự năng động của bạn về công việc. Có thể vì chính điều đó sẽ thu hút bạn làm việc để thể hiện sự năng động của mình, nhưng chỉ vậy chưa đủ, bạn phải thật sự có đam mê với nghề Event này thì mới có thể đứng được trước rất nhiều khó khăn trong Event mà thực tế mang lại. Kinh nghiệm trong nghề cũng như trong đời sống có thể chưa đủ nhiều để "chém gió" nhưng mình nhận ra là khi tuổi còn trẻ hãy tìm ra niềm đam mê thực sự của mình và hãy hết mình với nó thì dù có thế nào đi nữa bạn cũng sẽ cảm thấy hạnh phúc và đừng vì trào lưu xã hội mà chạy theo đánh mất chính mình. Nghề nào thì cũng có cái hay và sự thu hút riêng của nó, vấn đề là mình thực sự yêu thích và đam mê nó. Anh Quân: Theo mình nghĩ, nếu các bạn quan tâm và muốn hoạt động trong lĩnh vực này, đầu tiên các bạn nên tìm kiếm trên mạng kiến thức và một số thuật ngữ về ngành event để có một cái nhìn bao quát về ngành này. Sau khi tham gia vào các event, các bạn nên tận dụng tất cả cơ hội mình có để quan sát, tìm hiểu và điều quan trọng là đừng từ chối khi bị chỉ định làm bất cứ việc gì. Vì không có cách nào trau dồi kỹ năng của nghề event tốt hơn việc tự tay mình thực hiện các công việc cả và khi bạn làm càng nhiều khâu trong một event, điều đó sẽ giúp bạn có một kiến thức chuyên sâu về ngành, điều đó giúp bạn có thể tự mình lập một kế hoạch tổng thể cho một event, cũng như kiểm tra các hạng mục để tránh thiếu sót khi cần thiết, hoặc là nâng cao kĩ năng đàm phán với khách hàng và nhà cung cấp. Anh Trưởng: Nghề event, nghề của người trẻ, năng động - nó đang thu hút tôi. Tôi còn rất trẻ, mới bước vào nghề thôi nên không dám nhắn nhủ với ai, tôi chỉ tự nhắn nhủ bản thân rằng làm nghề gì cũng phải có lòng yêu nghề thì mới thành công và hạnh phúc với nó được. Anh nghĩ thế nào về việc các bạn sinh viên tham gia những hội, nhóm, câu lạc bộ chuyên ngành? Và đó có là bàn đạp cho các bạn trẻ tiếp cận gần hơn với con đường mà mình yêu thích và theo đuổi? Anh Nguyên: Tôi cho rằng đó là điều tất nhiên, vì khi tham gia những hội nhóm, CLB đó bạn sẽ được học hỏi, được hướng dẫn, trải nghiệm nhiều hơn về con đường mà đã theo đuổi và được học tinh thần teamwork nữa. Không chỉ thế bạn sẽ được gặp những người đi trước có kinh nghiệm, hướng dẫn giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về công việc và may mắn hơn là được dìu dắt, giới thiệu cho bạn có 1 vị trí làm việc tốt trong một công ty nào đó đúng với con đường mà bạn yêu thích và theo đuổi. Nhưng cũng có thể qua một thời gian sinh hoạt, bạn lại thấy không phù hợp, xin rút ra và đi theo con đường khác thì đó cũng là thành công rồi. Anh Trưởng: Bản thân tôi biết đến và yêu thích nghề event là từ hoạt động Đoàn Hội trong trường. Khi làm event trong trường, trong lúc tìm tài liệu để lên kế hoạch event, may mắn biết được CLB tổ chức sự kiện F-Event. Sau quãng thời gian hoạt động ở đây đã khiến tôi yêu cái nghề này hơn, rèn luyện chuyên môn cho mình rất nhiều. Nếu những ngày đầu trong trường Đại học tôi không mạnh dạn tham gia hoạt động đội nhóm có lẽ bây giờ tôi chưa thể khám phá được bản thân mình và có thể vẫn nhát gan như trước (cười). Hoạt động hội nhóm, câu lạc bộ thực sự làm bàn đạp cho tôi tiếp cận gần hơn với con đường mà mình yêu thích và theo đuổi nó! Anh Quân: Việc tham gia vào các hoạt động của các hội nhóm, câu lạc bộ, các bạn sẽ có cơ hội xây dựng một nền móng vững chắc thông qua việc tìm hiểu các kiến thức về nghề mình yêu thích và tham gia vào các hoạt động xã hội cộng đồng để có một cái nhìn thực tế hơn. Các bạn sẽ có cơ hội xác định xem mình có phù hợp với ngành đó không cũng như được giao lưu với các anh chị đi trước để học hỏi các kinh nghiệm thực tiễn từ họ. Ngoài ra, các bạn còn có cơ hội được tham gia vào các dự án freelance, điều đó là một lợi thế không nhỏ cho các bạn khi bắt đầu bước chân vào công việc và làm "dày" hơn background của mình trong mắt nhà tuyển dụng.
File đính kèm:
- danh_doi_cung_dang_khi_duoc_lam_nghe_minh_yeu_thich.pdf