Đại thắng mùa Xuân 1975 - Tinh hoa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam. Giá trị của nó, định hướng giá trị của truyền thống văn hóa, trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam, là đạo lý, truyền thông sâu bền, cao đẹp đã trở thành một lực lượng tinh thần vô cùng mạnh mẽ, có tác dụng to lớn trong việc động viên, cổ vũ mọi người dân sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Đỉnh cao của tinh hoa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, được thể hiện sâu sắc và chân thật trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và thống nhất tổ quốc, nơi khẳng định khả năng chiến thắng của sức mạnh tinh thần trước sức mạnh vật chất.

Đại thắng mùa xuân 1975, là thắng lợi oanh liệt nhất trong lịch sử lâu dài chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Thắng lợi ấy làm thất bại cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới với quy mô lớn nhất, dài ngày nhất, ác liệt nhất sau chiến tranh thế giới thứ hai, làm đảo lộn cục diện thế giới. Là kết quả vẻ vang của một quá trình gian khổ chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc. Là kết tinh của truyền thống dân tộc mà tinh hoa cội nguồn là chủ nghĩa yêu nước với sức mạnh thời đại.

Với tất cả lòng tự hào dân tộc, bài viết này khẳng định một lần nữa về giá trị của chủ nghĩa yêu nước trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước và thống nhất tổ quốc. Tinh hoa đó vẫn còn nguyên giá trị đã, đang và sẽ được các thế hệ Việt Nam tiếp tục viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc.

 

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Tinh hoa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trang 1

Trang 1

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Tinh hoa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trang 2

Trang 2

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Tinh hoa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trang 3

Trang 3

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Tinh hoa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trang 4

Trang 4

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Tinh hoa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trang 5

Trang 5

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Tinh hoa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trang 6

Trang 6

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Tinh hoa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trang 7

Trang 7

docx 7 trang xuanhieu 3400
Bạn đang xem tài liệu "Đại thắng mùa Xuân 1975 - Tinh hoa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đại thắng mùa Xuân 1975 - Tinh hoa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam

Đại thắng mùa Xuân 1975 - Tinh hoa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
ó cơ sở là chủ nghĩa yêu nước và trí tuệ con người Việt Nam. 
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất tổ quốc đã thể hiện đỉnh cao vinh quang của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng được nâng lên tầm cao mới – chủ nghĩa yêu nước trên lập trường giai cấp công nhân, trên cơ sở chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn giải phóng dân tộc với giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đó là chủ nghĩa yêu nước mang tính nhân văn cao đẹp. 
Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã gương cao ngọn cờ dân tộc để phát huy chủ nghĩa yêu nước, tập hợp mọi lực lượng giành độc lập dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước qua thực tiễn thắng lợi của cuộc kháng chiến, qua sự thể nghiệm về những biến đổi cách mạng trong đông đảo quần chúng là sự biểu hiện sức mạng nội lực của dân tộc và bản lĩnh chính trị con người việt nam.
Nếu như chủ nghĩa thực dân cũ núp dưới lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, khai sáng văn minh nhằm che đậy tội ác xâm lược tàn bạo, thì “thực dân mới dùng những thủ đoạn tâm độc hơn, đó là chiêu bài độc lập giả hiệu, chống cộng sản để áp đặt và can thiệp vào nội bộ các nước, đặt “nhân quyền” lên trên chủ quyền” [7, tr. 284]. Bằng vũ khí hiện đại và kinh tế hùng mạnh chúng muốn đè bẹp ý chí con người Việt Nam. Đồng thời với việc truyền bá văn hóa, lối sống Mỹ để làm xói mòn “cốt cách dân tộc Việt Nam”, làm phai nhạt cội nguồn dân tộc. Nhưng một lần nữa, sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, dân tộc Việt Nam đã chứng minh sức mạnh và sức sống trường tồn của dân tộc anh hùng. 
Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc trên lập trường giai cấp công nhân, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh còn gắn chủ nghĩa yêu nước với tinh thần quốc tế cao cả. Dân tộc ta cùng với dân tộc anh em liên kết, liên hệ tạo lên sức mạnh to lớn hoàn thành công cuộc giải phóng dân tộc, góp phần vào sự thắng lợi của cách mạng thế giới. Chủ nghĩa yêu nước chân chính đã đè bẹp chủ nghĩa ích kỉ dân tộc, tư tưởng nước lớn, hẹp hòi, biệt lập.
Chủ nghĩa yêu nước trong kháng chiến chống Mỹ đạt tới một đỉnh cao mới. đó là tinh thần chiến đấu, hy sinh, mưu trí, sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Trên trận địa tiến công hay ở làng chiến đấu trong vùng tạm chiếm, là dân quân du kích hay đặc công, biệt động, trinh sát quân chủ lực, từ em bé đội mũ rơm đi học đến bà mẹ chèo đò đưa bộ đội qua song dưới làn bom đạn Ở đâu trên đất nước ta cũng có những câu chuyện anh hùng, những con người anh hùng. Sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước cố kết cộng đồng tạo lên sức mạnh tổng hợp vượt qua mọi khó khăn để làm chủ cách đánh, làm chủ vũ khí, từ vũ khí thô sơ đến hiện đại đánh thắng địch trên tất cả các mặt trân. 
Sức mạnh chủ nghĩa yêu nước chiến thắng sức mạnh vật chất.
Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là cuộc chiến tranh lớn nhất, kéo dài nhất, ác liệt nhất, tốn kém nhất của nước Mỹ. Trong cuộc chiến này, Mỹ đã sử dụng những vũ khí tối tân nhất thời bấy giờ. Về máy bay, Mỹ đã dùng 75 kiểu loại. Ở thời kỳ đỉnh cao sau 30/3/1972, Mỹ đã huy động 1270 máy bay chiến đấu (31% tổng số máy bay chiến đấu của Mỹ). về tàu chiến, tại vùng biển Việt Nam lúc cao nhất 65 tàu chiến và tàu đổ bộ, trong đó có từ 4 đến 5 tàu sân bay công kích 4 đến 5 tuần dương hạm. Hải quân Mỹ đã tập trung cho hạm đội 7 Mỹ tới 6 tàu sân bay công kích, 5 tàu tuần dương (55% của tổng số 9 chiếc). Đây là lực lượng hải quân Mỹ được tập trung lớn nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Về thiết giáp, pháo binh và tên lửa, Mỹ đã sử dụng 18 loại xe tăng, thiết giáp; 17 kiểu loại pháo binh; 12 kiểu loại tên lửa trong chiến tranh ở Việt Nam. Ở thời kỳ đỉnh cao 1968-1969, Mỹ huy động đến miền Nam Việt Nam 24 tiểu đoàn thiết giáp (trong đó có 950 xe tăng) và 83 tiểu đoàn pháo binh với 1412 khẩu pháo. Hoa Kỳ cũng đã sử dụng 14 loại bom mìn, 27 loại lựu đạn, đạn hóa học, bom cháy rải ở miền Nam Việt Nam 45.260 tấn chất độc hóa học, khoảng 338.000 tấn bom na-pan. Từ 1965 đến tháng 8/1973, Mỹ đã dùng 7.882.547 tấn bom đạn không quân ở Đông Dương, trong đó khoảng: 3.770.000 tấn ở miền Nam Việt Nam; 937.000 tấn ở miền Bắc Việt Nam, số còn lại ở Lào và Campuchia. So sánh với chiến tranh Triều Tiên, số bom đạn mà không quân Mỹ sử dụng ở Đông Dương gấp 12 lần và gấp 3,8 lần số lượng Mỹ sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai [8, website].
Theo các số liệu trong sách Sổ tay sự kiện chiến tranh Việt Nam của Jeff Stein - Marc Leepson và hồi ký Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.McNamara, đã có tới 6,6 triệu lượt binh sĩ Mỹ: 70% Lục quân, 60% Lính thuỷ đánh bộ, 40% Hải quân, 60% Không quân đã tham chiến ở VN. 22.000 xí nghiệp quốc phòng và dân sự gián tiếp hoặc trực tiếp phục vụ chiến tranh.
Cụ thể hơn, về lục quân, năm 1969 là năm số quân Bộ binh Mỹ tham chiến cao nhất tại Việt Nam: 11 Sư đoàn và 11 trung đoàn với 543.400 quân. Trong số đó có nhiều Sư đoàn nổi tiếng thiện chiến như Sư đoàn 3 Lính thuỷ đánh bộ đã tham gia Thế chiến II ở Thái Bình Dương. Sư đoàn Bộ binh số 25 “Tia chớp nhiệt đới” tham gia Thế chiến II và Chiến tranh Triều Tiên. Sư đoàn “Kỵ binh bay số1” là sư đoàn cơ động đường không đầu tiên, tinh nhuệ nhất của quân đội Mỹ và Sư đoàn Bộ binh số 1 “Anh cả đỏ” nổi tiếng nhất Lục quân Mỹ
Ngoài ra, Mỹ còn viện trợ lực lượng ngụy quyền Sài Gòn, có lúc lên tới 1,1 triệu quân các loại, chưa kể 5 nước (Hàn Quốc, Thái Lan, Australia, Philippines và New Zealand) cũng đem gần 73.000 quân đến Việt Nam tham chiến. Không chỉ đông quân, nhiều súng đạn, với tham vọng giành thắng lợi, Mỹ còn đưa đến Việt Nam rất nhiều tướng tài như Wesmoreland, Harkins, Abrams... 
Trong chiến tranh Việt Nam, sức mạnh quân sự, kinh tế mỹ được phô diễn rõ ràng về một cường quốc trên thế giới sẵn sang đè bẹp với ý chí, khuất phục mọi dân tộc. Tuy nhiên, không những không thắng, mà ngược lại, đế quốc Mỹ phải hứng chịu tổn thất nặng nề. Theo The New York Times, 12 Tướng Mỹ tử trận và 8 Tướng Mỹ khác bị thương trong chiến tranh VN. Theo thống kê được ghi trên bức tường tại Washington, số binh sĩ Mỹ chết trận là 57.939 người, bị thương là 365.000 người [11, website].
Sức mạnh vật chất của Việt Nam không thể so sánh được với kẻ thù, tương quan vật chất chúng ta hoàn toàn thua trước Mỹ. Vậy điều gì làm lên chiến thắng của chúng ta? Đó là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng; nhân dân và lực lượng vũ trang phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết của dân tộc một lòng theo Đảng, bền gan, quyết chí, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội; kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại; đoàn kết quốc tế, tranh thủ mọi sức mạnh bên ngoài. Bao trùm sức mạnh Việt Nam đó chính là sức mạnh của yếu tố tinh thần mà chủ nghĩa yêu nước là một giá trị tiêu biểu, đặc trưng, cội nguồn.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chủ nghĩa yêu nước, tinh thần yêu nước đã nâng lên một tầm cao mới - chủ nghĩa anh hùng cách mạng: đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu nước với tinh thần cách mạng triệt để của giai cấp công nhân. Với tinh thần “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một!”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”, “Quyết chiến, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược!”... đã thôi thúc, giục giã lớp lớp người Việt Nam đi vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với khí thế cách mạng sục sôi. Điều đó làm tăng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của nhân dân Việt Nam đấu tranh vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Không phải ngẫu nhiên mà Mai-cơn Mắc Lia - nhà sử học Mỹ đã nhận xét rằng: “Lịch sử phải đánh giá họ (người Việt Nam - miền Nam cũng như miền Bắc) cao nhất về sức chiến đấu ngoan cường và dũng cảm của con người”[4, tr. 231]. Còn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Na-ma-ra, trong Hồi ký của mình, đã thừa nhận: nước Mỹ thua trận ở Việt Nam bởi những sai lầm, trong đó có sai lầm “đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó” [5, tr.316].
Máu, nước mắt, tuổi thanh xuân của thế hệ anh hùng, thời đại Hồ Chí Minh đã viết tiếp trang sử hào hùng của dân tộc, thể hiện đỉnh cao giá trị truyền thống yêu nước. Sức mạnh đó không chỉ được thể hiện trên mặt trân chiến đấu mà còn thể hiện trong sự hi sinh của hậu phương với tất cả những gì tốt đẹp nhất.
Ngay sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, miền Bắc sạch bóng quân xâm lược, Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa II) đã nhận định: “Miền Bắc là chỗ đứng của ta. Bất kể trong tình hình nào, miền Bắc cũng phải được củng cố”. Tiếp đó, phát biểu trong Đại hội Mặt trận dân tộc thống nhất toàn quốc (tháng 9/1955), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Miền Bắc là nền tảng, là gốc rễ lực lượng đấu tranh của nhân dân ta. Nền có vững, nhà mới chắc. Gốc có mạnh cây mới tốt”. Trong kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình bằng tất cả trách nhiệm và lòng quả cảm. Miền Bắc đã chi viện miền Nam khối của cải to lớn, toàn diện, liên tục, với nhịp độ ngày càng tăng, đáp ứng đòi hỏi của chiến trường. Về sức người, năm 1959 miền Bắc đưa vào miền Nam hơn 500 người. Năm 1964, con số đó tăng lên hơn 17.000 người. Trong thời gian diễn ra những cuộc tiến công chiến lược (1968, 1972, 1975), nhân lực động viên ở miền Bắc phục vụ nhu cầu chiến tranh tăng gấp 4 đến 5 lần so với trước. Không tính số quân bảo vệ miền Bắc, làm lực lượng dự bị chiến lược, chiến đấu và công tác trên tuyến vận tải 559, chỉ tính riêng số quân đưa vào miền Nam trong các năm kể trên như sau: Năm 1968 là 141.000 người, năm 1972 xấp xỉ 153.000 người, năm 1975 là 117.000 người. Ngoài lực lượng trực tiếp chiến đấu, các lực lượng vận tải, đảm bảo giao thông, mở đường và các lực lượng bảo đảm khác gần hàng chục vạn người cũng được động viên từ miền Bắc.
Về vật chất, miền Bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vật chất, vũ khí, phương tiện kỹ thuật do nước ngoài viện trợ; tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cải biên, cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài; tổ chức vận chuyển vượt hàng nghìn kilômét dưới bom đạn đánh phá của địch tới các chiến trường, các vùng giải phóng. Trong những năm từ 1965 đến 1968, miền Bắc đưa vào miền Nam khối lượng vật chất gấp 10 lần so với những năm từ 1961 đến 1964. Con số đó trong những năm chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” còn tăng gấp nhiều lần.
Bên cạnh việc chi viện sức người, sức của cho chiến trường, miền Bắc còn tiếp nhận hàng chục vạn cán bộ, chiến sỹ, con em miền Nam tập kết; đón tiếp gần 310.000 thương bệnh binh và hơn 350.000 lượt người từ tiền tuyến ra hậu phương chữa bệnh, học tập... Với chế độ xã hội mới ưu việt được xây dựng và tỏ rõ sức sống mãnh liệt trong khói lửa chiến tranh, miền Bắc thực sự là chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho những người ra trận, cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm chiến đấu ở miền Nam, đặc biệt trong những lúc cách mạng miền Nam bị tổn thất, gặp nhiều thử thách, khó khăn... Vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, trong 2 năm 1973 và 1974, 25 vạn thanh niên miền Bắc gia nhập lực lượng vũ trang, 15 vạn quân từ biệt hậu phương vào Nam chiến đấu, hàng vạn cán bộ, nhân viên kỹ thuật, thanh niên xung phong miền Bắc tới các vùng giải phóng ổn định tình hình. Trên mọi nẻo đường ra mặt trận, những đoàn xe vận tải nối đuôi đi suốt ngày đêm, chuyển nhanh các binh đoàn chủ lực, các đoàn cán bộ dân, chính, Đảng và hàng vạn tấn vật chất vào Nam, tạo ra thế và lực áp đảo trước khi chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh bắt đầu. Nhờ đó, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 toàn thắng, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại của nhân dân Việt Nam [10, website].
Chính chủ nghĩa yêu nước nồng nàn, sâu sắc làm lên sức mạnh cho nhân dân miền Bắc vượt qua mọi khó khăn vừa lao động sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho miền Nam. 
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, người Việt Nam hoạt động tự giác theo quy luật với niềm tin tất thắng và thực sự sáng tạo ra lịch sử. Người Việt Nam coi trọng, kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc nêu gương người tốt việc tốt đến các anh hùng chiến sĩ thi đua, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước với các điển hình tiên tiến. Làm cho khí phách con người Việt Nam được phát huy trên tầm cao mới với nhiều thành tích khác nhau, như một vườn hoa đua nở muôn màu muôn sắc. Chủ nghĩa yêu nước là sự giác ngộ mục tiêu chiến đấu qua từng giai đoạn, từng chặng đường, từng mục tiêu cụ thể của cách mạng, bền gan, quyết chí, bình tĩnh trong mọi hoàn cảnh.
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong thế kỉ XX mà đỉnh cao là cuộc kháng chiến thần thánh chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất tổ quốc, là tiêu biểu cho lương tri, phẩm giá con người Việt Nam. Đó là thứ vũ khí sắc bén minh chứng cho sức mạnh vô địch của dân tộc chiến thắng mọi vũ khí kĩ thuật hiện đại của chủ nghĩa đế quốc, làm phá sản thuyết “vũ khí luận” của kẻ thù vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân 1975 mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và mang tính thời đại sâu sắc. Trong bối cảnh hiện nay, chủ nghĩa đế quốc muốn lợi dụng xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa để chi phối thế giới. Cuộc chiến kinh tế diễn ra gay gắt và sự pha trộn văn hóa quyết liệt đòi hỏi bản lĩnh của mỗi dân tộc, mỗi con người phải được phát huy mạnh mẽ. trong cuộc chiến đó, ngọn cờ dân tộc, ngọn cờ yêu nước trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục bồi đắp lòng yêu nước, để dân tộc Việt Nam phát huy cao độ “nội lực”, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động hội nhập kinh tế toàn cầu, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định xã hội chủ nghĩa.
_______________________
Tài liệu tham khảo
Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Cơ Thạch: Vì sao Mỹ thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1986.
Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
 Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
Mai cơn Mắc Lia: Việt Nam - cuộc chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990, tr.231.
McNamara: Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.316. 
Đỗ Gia Nam (chỉ đạo nội dung), Đại thắng mùa xuân 1975 sự kiện – tư liệu, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005.
PGS. Nguyễn Đình Ước, Góp phần tìm hiểu đường lối quân sự của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.
Nguyễn Dũng, Những vũ khí tối tân Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, www.vtc.vn, 2012.
Võ Nguyên Giáp, Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Thắng lợi vĩ đại của bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam , www.dangcongsan.vn , 2005
PGS. TS Hồ Khang, Hậu phương miền Bắc trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, www.cpv.org.vn, 2005.
Viên Hoà, Chiến tranh Việt Nam: Từ góc nhìn của người Mỹ, www.tgvn.com.vn, 2011.

File đính kèm:

  • docxdai_thang_mua_xuan_1975_tinh_hoa_chu_nghia_yeu_nuoc_viet_nam.docx