Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam

Bán đảo Đông Dương là một phần của khu vực Đông Nam Á, bao gồm lãnh

thổ 3 quốc gia: Việt Nam, Lào và Campuchia. Đây là một trong số không nhiều

trung tâm phát sinh loài thực vật trên thế giới, bao gồm cả các đơn vị phân loại bậc

cao. Sự đa dạng sinh học ở khu vực này rất cần được bảo vệ, trước tiên là bảo vệ

môi trường thực vật đặc trưng của các hệ sinh thái rừng. Trong điều kiện biến đổi

khí hậu toàn cầu hiện nay và sự gia tăng áp lực của các hoạt động nhân sinh, việc thu

thập những kiến thức khoa học về tổ chức không gian và chức năng của hệ sinh thái

tự nhiên nguyên sinh ngày càng cấp thiết.

Trước đây, nghiên cứu thực vật ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các nội

dung về phân loại và những tổng quan về hệ thực vật địa phương [2], [10], [11],

[12], [13], [14], [28]. Tuy nhiên, trong nhiều công trình đã công bố còn có những

điểm chưa chính xác, một số thông tin về thành phần loài trong quần xã thực vật

còn bị nhầm lẫn. Bên cạnh đó, đến nay vẫn chưa xác lập được cơ sở khoa học vững

chắc về tổ chức cấu trúc, chức năng của hệ sinh thái rừng nhiệt đới khu vực Đông

Dương. Dù vậy, những nghiên cứu theo hướng này đã được Ashton tiến hành ở

vùng nhiệt đới của Cựu thế giới và ông đã nhấn mạnh sự cần thiết nghiên cứu sâu

về đặc điểm sinh học thực vật rừng, đặc biệt là đối với những loài cây gỗ tham gia

thành tạo quần xã [1].

Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam trang 1

Trang 1

Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam trang 2

Trang 2

Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam trang 3

Trang 3

Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam trang 4

Trang 4

Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam trang 5

Trang 5

Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam trang 6

Trang 6

Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam trang 7

Trang 7

Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam trang 8

Trang 8

Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam trang 9

Trang 9

Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang xuanhieu 3700
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam

Đặc điểm thực vật rừng nhiệt đới gió mùa Việt Nam
g nghệ 
của Grubb [3]. Cây gỗ của rừng nhiệt đới gió mùa thân cao với cấu trúc đứng phức 
tạp tái sinh thế hệ sau trên bình diện màn rừng - “cửa sổ” rừng. Ở đây, một số loài 
cây tạo rừng và những loài cây thuộc phân tầng bên dưới được tái sinh trong “cửa sổ” 
rừng và tại các vệt sáng mặt trời dưới tán rừng. Trong khi đó, những loài khác, bao 
gồm cả các loài trong rừng cây họ Dầu thân cao (Dipterocarpus dyeri, D. retusus, D. 
turbinatus) chỉ tái sinh dưới tán rừng, nghĩa là chúng có giới hạn ổ tái sinh hẹp. 
 Việc gieo hạt tự nhiên của các loài cây gỗ này chỉ tốt trong khoảng nhiệt độ 
không khí trung bình 24 - 32oC, nhiệt độ đất ở độ sâu đến 20 cm là 25 - 27oC, độ ẩm 
tương đối 85 - 95% và độ chiếu sáng 0,04 - 1,0%. Các điều kiện đó cho phép tránh 
sự cạnh tranh của các loài cỏ và dây leo là các loài không chịu được ánh sáng yếu. 
Tiếp theo, tại “cửa sổ” rừng, mầm của các loài cây chính bị chết, các cây non phát 
triển yếu ớt do lá bị mặt trời thiêu cháy [17], [19]. Việc chi tiết hoá các thông số ổ 
tái sinh của các loài cây gỗ cho phép dự báo những hậu quả đối với quần xã rừng do 
sự can thiệp của con người cũng như tìm kiếm cách phục hồi lại những rừng cây gỗ 
đã bị mất. 
 “Cửa sổ” trong rừng nhiệt đới gió mùa được tạo thành do cây đổ hay tán lá hay 
cành bị vặn gãy. Việc quan sát các cây bị yếu hay chết khô trong các kiểu rừng khác 
nhau cho phép kết luận, đối với các cây lớn trong số các loài tạo rừng, việc cây bị đổ 
không đặc trưng. Như vậy, sự đổ cây kèm theo “hiệu ứng đôminô”, hay sự tạo thành 
“cửa sổ” lớn hơn hay một khoảng trống trong tán rừng là không xảy ra. Ở phần lớn 
các cây bị yếu hay đang chết, các cành, nhánh của tán cây bị rụng dần và làm cho 
thân cây bị phá hủy từ từ sau nhiều năm. Việc thân cây bị gẫy cũng như cây đổ 
thường do bị chặt, do con người. Ở rừng trên núi (đặc biệt là trên đất tầng mỏng và 
đá) cây bị đổ là hiện tượng phổ biến và mang tính tự nhiên. Tuy nhiên, “cửa sổ” lớn 
ở đây không được hình thành [24]. 
 3.6. Hậu quả của chất độc sinh thái và áp lực của hoạt động nhân sinh lên 
rừng mưa nhiệt đới 
 Việc đánh giá hậu quả sinh thái do chiến tranh hóa học của quân đội Mỹ gây ra 
chỉ có thể thực hiện sau khi xây dựng được cơ sở khoa học dựa trên các yếu tố thực 
tiễn và hệ thống tri thức về các quần xã thực vật rừng nhiệt đới cũng như hình thái 
rừng nói chung. Các nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nguyên sinh và 
những cánh rừng đã bị thay đổi do con người ở 3 miền Bắc, Trung, Nam cũng như ở 
Nam Lào và Đông Kalimanta (đảo Borneo) cho thấy phản ứng của quần xã rừng đối 
với sự phá hủy do hoạt động nhân sinh mang tính chất đặc thù và được xác định 
bằng tổ hợp các yếu tố, trong đó vai trò quan trọng hàng đầu là thành phần loài thực 
vật, cấu trúc không gian của quần xã rừng, sự có mặt của các loài chủ đạo hoặc các 
loài lập quần, những đặc điểm sinh học của cây rừng, đặc điểm vi khí hậu rừng, cấu 
trúc và đặc điểm thủy văn đất [5], [20]. 
 Dựa trên kết quả nghiên cứu của chúng tôi và các tài liệu đã công bố, có thể 
khẳng định rằng, các quần xã xavan và tương tự xavan là thứ sinh đối với Việt Nam 
và nói chung cho cả Đông Dương. Sự xuất hiện quần xã thực vật với ưu thế của các 
loài hoà thảo là do tác động của con người phá rừng để canh tác nông nghiệp hoặc 
36 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
phục vụ quân sự. Sau thảm họa do con người gây ra, thảm thực vật tự nhiên bị biến 
đổi, hình thành nên các quần xã dạng xavan với các loài hoà thảo. Đây là kiểu thảm 
thực vật phi địa đới được hình thành trên đất với sự biến đổi về tính chất lý - hóa học 
và chế độ thủy văn. Chúng tôi đã xác định được rằng, khi mất tán cây, chiều hướng 
diễn biến tiếp theo là sự xâm lấn rất nhanh chóng của các loài thân thảo khác nhau 
đối với loài bản địa. Trên khu vực đồng bằng, hình thành các quần xã với các loài cỏ 
cọng lớn (từ các chi Imperata, Pennisetum, Themeda), tre nứa (từ các chi Bambusa, 
Dendrocalamus), Cỏ lào (Eupatorium odoratum), ở vùng núi quần xã chiếm ưu thế là 
dương xỉ (Dicranopteris, Diplopterygium, Gleichenia, Pteridium) hoặc tre nứa [24]. 
 Trên thực tế, điều cực kỳ quan trọng là sự sinh tồn của các quần xã hoà thảo 
mới này trên lãnh thổ Việt Nam sẽ còn tiếp tục tồn tại không biết đến bao giờ. Điều 
này là do thiếu vắng các yếu tố (lớn hơn yếu tố do con người) có thể làm thay đổi xu 
thế phát triển của chúng. Nhìn vào sự tồn tại bền vững nhiều năm qua của các quần 
xã hoà thảo, chúng tôi có cơ sở nhận định về sự có mặt của hiện tượng gián đoạn 
trong chuỗi diễn thế. Đặc điểm sinh học đặc trưng của cây rừng là không có khả 
năng tái sinh cùng với các loài hoà thảo, kể cả khi có chế độ cưỡng bức và trồng cây. 
Do vậy, tại các khu vực bị mất rừng, xuất hiện ranh giới rõ rệt giữa các quần xã 
xavan, tương tự xavan và cây gỗ rừng. Để phục hồi rừng nhiệt đới, con người cần 
phải tạo ra những điều kiện như để hồi sinh các loài cây chủ đạo trong rừng - đặc 
trưng cho mỗi vùng lãnh thổ, cũng như tạo ra những rừng cây đa loài bằng cách kiên 
trì trồng cây dưới tán rừng thuộc phạm vi của đới chuyển tiếp. 
 IV. KẾT LUẬN 
 Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng là một trong số không nhiều trung 
tâm đa dạng thực vật trên thế giới với sự phong phú cao các đơn vị phân loại. 
 Trên cơ sở tiếp cận nhất quán và tổng hợp về phương diện sinh học quần xã, đã 
tiến hành nghiên cứu và làm rõ thành phần loài, cấu trúc quần xã thực vật rừng, đặc 
điểm sinh học thực vật rừng, sự biến đổi của thảm rụng và gỗ, đặc điểm đất rừng, vi 
khí hậu dưới tán rừng. Đã ghi nhận trên 7.050 loài thực vật tham gia hình thành 
rừng, trong đó có khoảng 53 loài thuộc 34 chi của 19 họ là những loài chủ yếu thành 
tạo rừng nhiệt đới gió mùa. 
 Mức độ phức tạp của rừng phụ thuộc vào đặc điểm của đất và khả năng tích 
lũy độ ẩm của đất rừng. Trong cấu trúc đứng của rừng, từ phân tầng trên cùng xuống 
các phân tầng dưới, khoảng thời gian ra hoa tăng lên, trong khi mức độ thay lá hoàn 
toàn lại giảm đi. Ở rừng trên núi từ độ cao 1.000 - 1.200 m, hàng năm trên bề mặt 
đất hình thành một lớp thảm rụng thực vật. Đã xác định được đặc trưng các thông số 
của ổ tái sinh hoặc phục hồi các loài cây gỗ rừng. 
 Hiện nay, do những tác động của con người, thành phần loài và sự giàu có của 
rừng nhiệt đới gió mùa đang được thay thế bởi quần xã thực vật có cấu trúc đơn giản 
với ưu thế của các loài hoà thảo. Để phục hồi rừng nhiệt đới, con người cần phải tạo 
ra những điều kiện phục hồi các loài cây chủ đạo trong rừng theo đặc trưng cho mỗi 
vùng lãnh thổ, cũng như tạo ra những rừng cây đa loài bằng cách kiên trì trồng cây 
dưới tán rừng thuộc phạm vi của đới chuyển tiếp. 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012 37 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ashton P.S. Dipterocarp biology as a window to the understanding of tropical 
 forest structure // Ann. Rev. Ecol. Syst. 1988. V. 19. P. 347-370. 
2. Averyanov L.V., Phan Ke Loc, Nguen Tien Hiep, Harder D.K. Phytogeographic 
 review of Vietnam and adjacent areas of Eastern Indochina // Ser. Komarovia. 
 Moscow: KMK Scientific Press Ltd., 2003 V. 3. P. 1-83. 
3. Community Ecology. / Eds. Diamond J., Case T.Y. N. Y., 1986. 665 p. 
4. Eames J.C., Kuznetsov A.N. et al. A preliminary Biological Assessment of the 
 Kon Plong Forest Complex, Kon Tum Province, Vietnam. Hanoi: WWF 
 Indochine Programme, 2001a. 102 p. 
5. Eames J.C., Kuznetsov A.N., Fredriksson G., Jarvis B. A preliminary 
 Biodiversity Assessment of PT Daisy. Berau District, East Kalimantan, 
 Indonesia. Saigon: Tropical Forest Trust, 2001b. 108 p. 
6. Kuznetsov A.N. The forest of Vu Quang Nature. A description of Habitats and 
 plant communities. Hanoi: WWF Indochine Programme, 2001. 102 p. 
7. Nguyen Tien Hiep, Phan Ke Loc, Nguyen Đuc To Luu, Thomas P.I., Farjon A., 
 Averyanov L., Regalado J. Jr. Vietnam Conifers: Conservation Status Review 
 2004. Hanoi: Fauna & Flora International Programme, 2004. 128 p. 
8. Pham Hoang Ho. An Illustrated Flora of Vietnam. Hochiminh: Minist. Edicat., 
 1999-2000. V. I-III. 991 p., 953 p., 1020 p. (In Vietnamese). 
9. Richards P.W. The tropical rain forest and ecological study. Second edition. 
 Cambridge: Cambridge Univ. Press, 1996. 575 p. 
10. Rundel P.W. Forest habitats and flora in Lao PDR, Cambodia, and Vietnam. 
 Hanoi: WWF Indochine Programme, 1999. 197 p. 
11. Schmid M. Vegetation du Viet-Nam: le massif Sud-Annamitigue et les regions 
 limitrophes. Paris: Orstom, 1974. 243 p. 
12. Thai Van Trung. Forest Tropical Ecosystems of Vietnam. Hanoi: Science and 
 Technique, 1999. 298 p. (In Vietnamese with French summary). 
13. Vidal J.E. Bibliographie botanique Indochinoise // Bull. Soc. des et Indoch. V. 
 XLYII (4). Paris: Museum, 1972. 94 p. 
14. Vidal J.E. Outline of Ecology and Vegetation of the Indochinese Peninsula // 
 Tropical Botany /Eds. Larsen K., Holm-Nielsen L.B. London: Academic Press, 
 1979. P. 109-123. 
15. Whitmore T.C. An introduction to Tropical rain forests. Oxford: Oxf. Univ. 
 Press, 1992. 226 p. 
16. Дылиса Н.В. Программа и методика биогеоценотических исследований. 
 /Под ред. 
17. Кузнецов А.Н. Растительность массива Фансипан // Матер. зоол.-бот. 
 исследований в горном массиве Фансипан (северный Вьетнам). Сер. 
 Биоразнообразие Вьетнама. Москва; Ханой, 1998. С. 81-128. 
38 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012 
Nghiên cứu khoa học công nghệ 
18. Кузнецов А.Н. Первичные тропические леса и биотопы горного массива 
 Чыонг Шон на территории Национального парка Ву Куанг, Вьетнам // 
 Матер. зоол.-бот. исследований в Национальном парке Ву Куанг. Сер. 
 Биоразнообразие Вьетнама. Москва; Ханой, 2001. С. 51-161. 
19. Кузнецов А.Н. Тропический диптерокарповый лес. М.: ГЕОС, 2003. 140 с. 
20. Кузнецов А.Н. Анализ флоры муссонных тропических лесов Вьетнама: 
 состав жизненных форм //Бюл. МОИП, Отд. биол. Т. 113. Вып. 1. 2008. С. 
 21-31. 
21. Кузнецов А.Н. Деревья муссонных тропических лесов Вьетнама // Вестн. 
 ТвГУ. Сер. Биология и экология. Вып. 15, № 34. 2009.С. 127-138. 
22. Кузнецов А.Н., Кузнецова С.П. Растительность карстового горного 
 массива Ке Банг - Фон Ня, провинция Куанг Бинь, центральный Вьетнам // 
 Матер. зоол.-бот. иссл. в карстовом массиве Ке Банг - Фон Ня. Сер. 
 Биоразнообразие Вьетнама. Москва; Ханой, 2003. С. 21-78. 
23. Кузнецов А.Н., Кузнецова С.П. Растительность горного массива Хон Ба - 
 Би Дуп, пров. Кхань Хоа, южный Вьетнам // Матер. зоол.-бот. иссл. в 
 горном массиве Хон Ба - Би Дуп. Сер. Биоразнообразие Вьетнама. Москва; 
 Ханой, 2006. С. 9-115. 
24. Кузнецов А.Н., Кузнецова С.П. Сукцессии в тропических лесных 
 растительных сообществах Вьетнама // Биосфера. Т. 3. № 1. 2011a. С. 
 594-602. 
25. Кузнецов А.Н., Кузнецова С.П. Сукцессии в тропических лесных 
 растительных сообществах Вьетнама // Биосфера. Т. 3. № 1. 2011б. С. 
 594-602. 
26. Кузнецов А.Н., Кузнецова С.П., Фан Лыонг. Тропические леса южного 
 Вьетнама после комплексного военного воздействия // Бюл. МОИП. Отд. 
 биол. 2010. Т. 115. Вып. 3. С. 32-45. 
27. Фридланд В.М. Почвы и коры выветривания влажных тропиков. М.: 
 Наука, 1964. 321 с. 
28. Чертов О.Г. Экотопы дождевого тропического леса (на примере 
 Вьетнама). Л.: Наука, 1985. 48 с. 
 SUMMARY 
 CHARACTERISTICS OF VIETNAM MONSOON TROPICAL FOREST 
 The researches are carried from 1989 to 2012. On a base of uniform 
biogeocoenosis (appr. ecosystem) approach the forest plant species composition, 
vertical and horizontal structure, the biological aspects some forest trees, the forest 
plant litter dynamic, the morphology and hydrology of forest soils and forest 
microclimate were studied. The forest flora of Vietnam, except for moos and 
lichens, comprises more than 7050 species of different life forms: trees-3140, herbs- 
1660, vine species-1310, epiphytes-844, semi-epiphytes-31 and 66 species- 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012 39 
 Nghiên cứu khoa học công nghệ 
parasites. The top of forests is formed by app. 330 tree species, the canopy - 2460 
and less than 320 species-the understorey. Approximately 53 species from 34 genera 
and 19 families are representing the main trees forming the tropical monsoon forests. 
For representation of vertical structure of forests, we use a method of the profile 
diagrams. In total, profile diagrams for more than two hundred flat and mountain 
forest stands are prepared. Category of complexity of vertical structure for lowland 
forests is determined both the type of soil, and ability of soil to filtrate and 
accumulate an atmospheric water. There is a complication of forest stands vertical 
structure by a process of optimization soil and hydrological conditions. In mountain 
forests there is a simplification of forest stands vertical structure by a process of 
change forest soils from deeply drainage on a vector to easing of drainage and 
reduction of root zone. The changes in spectrum of environment forming trees in 
different forests occur mainly at a level of a rank of family, whereas in subordinated 
layers - in the greater degree at a level of species and genus inside family. Native 
tropical forest ecosystems represent a climatic climax. There is a dynamic balance in 
functioning of these ecosystems. This dynamics is determined by endogenous 
infringements, which are characteristic for forest ecosystems in general. The Man 
has introduced to the tropical nature new types of destructions. The apotheosis of 
destruction is the use of phytotoxicants and napalm, which were used to destruction 
of Vietnamese forests during the War. The occurrence not forest open territories has 
resulted in change of a microclimate, hydrological regime, properties of soils and 
development of erosive processes. It’s extremely important, that forest tree species, 
in natural conditions renewing under the primary forest canopy or in gaps and by 
virtue of their biological features, can not develop in open territories. Forest trees 
and the ecoton trees, are not evolutionary adapted to development on new, changed 
by the man, territories. This effected in the interruption of the series of successional 
changes of the vegetation. Complex, species-rich and evolutionary formed forest 
communities are substituted by simple in structure and species composition new or 
evolutionary alien communities with grass domination. It is obvious, that at 
progressing rates of deforestation various and weekly prognosis changes of climate 
will occur. The man should deal with new realities, when the economic benefits will 
appear temporary. 
 Từ khóa: cấu trúc rừng, rừng đồng bằng, rừng nhiệt đới gió mùa, cây họ Dầu 
 Nhận bài ngày 15 tháng 10 năm 2012 
 Hoàn thiện ngày 10 tháng 11 năm 2012 
 Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 
40 Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 01, 12 - 2012 

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_thuc_vat_rung_nhiet_doi_gio_mua_viet_nam.pdf