Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
Bất kì một ngôn ngữ nào, lớp từ ngữ dùng để xưng
hô luôn đóng vai trò quan trọng và là một trong những
yếu tố tạo nên sự phong phú trong vốn ngôn từ của mỗi
dân tộc. Tiếng Nhật và tiếng Việt cũng không phải là
ngoại lệ. Số lượng từ xưng hô trong hai ngôn ngữ khá
nhiều. Tuy nhiên, đặc trưng ngôn ngữ, tư duy ngôn ngữ
có sự khác biệt nên cách lựa chọn sử dụng từ xưng hô
trong hai ngôn ngữ cũng có sự khác biệt nhất định.
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Xưng hô là tự xưng
mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu
thị tính chất của mối quan hệ với nhau” [1; tr 1141].
Theo định nghĩa trên thì “xưng” là hành động của người
nói tự quy chiếu mình (ngôi thứ 1) và “hô” là hành động
người nói gọi người khác, có thể đó là người đang nói
chuyện với mình (ngôi thứ 2) hoặc có thể là một người
nào đó (ngôi thứ 3).
Theo tác giả Diệp Quang Ban thì từ xưng hô “dùng
thay thế và biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao
tiếp (được phản ánh trong nội dung ý nghĩa của thực từ
hay tổ hợp thực từ tương ứng)” [2; tr 117].
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm sử dụng từ xưng hô trong tiếng Nhật và so sánh với đơn vị tương đương trong tiếng Việt
g cuộc thoại giữa những người thân trong gia đình. Các đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất trong tiếng Việt gồm các từ: tôi, tao, tớ, ta, mình, chúng tôi, chúng mình, bọn mình, bọn tao... Từ “tôi” tương đối trung hòa về thái độ, biểu cảm, được sử dụng cả trong gia đình và ngoài xã hội. Từ “tao”, “ta” được dùng để tự xưng khi nói chuyện với người thân thiết, không cần giữ lễ hoặc thể hiện thái độ tức giận. 2.1.2. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai (二人称代名詞) trong tiếng Nhật gồm các từ: あなた、きみ、あんた、おま VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 200-204 201 え、てめえ、きさま (số ít); あなたたち、あなたが た(số nhiều). * あなた không phân biệt giới tính, được dùng cho cả nam và nữ; * きみ、あんた、おまえ、てめえ、きさま chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh không nghi thức, khi mối quan hệ giữa người nói và người nghe là rất thân thiết và người nói phải nhiều tuổi hơn người nghe, trong đóきみ có thể dùng cho cả hai giới, những từ còn lại chỉ sử dụng cho phái nam. Các từ dùng để hô trong tiếng Việt là: bạn, mày, cậu, chúng mày, bọn mày, các bạn... Các đại từ nhân xưng ngôi thứ hai trong tiếng Việt cũng không phân biệt giới tính: bạn, cậu, các bạn... được sử dụng khi người nói và người nghe có mối quan hệ thân thiết; mày, chúng mày, bọn mày... được sử dụng trong hoàn cảnh không nghi thức, mang sắc thái thân mật, suồng sã, đôi khi còn thể hiện sự khinh bỉ. Đại từ nhân xưng ngôi thứ hai của tiếng Nhật và tiếng Việt tuyệt đối không được sử dụng đối với cấp trên hoặc người lớn tuổi hơn. Nó gây cảm giác thất lễ đối với người nghe. Thay vì sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ hai, người ta sẽ lựa chọn sử dụng danh từ dùng để xưng hô (xem phần 2.2). 2.1.3. Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba trong tiếng Nhật gồm có các từ: かれ (chỉ nam giới), かのじょ(chỉ nữ giới), かれら(chỉ nam giới, số nhiều), かのじょら、かのじ ょたち (chỉ nữ giới, số nhiều). Trong tiếng Nhật, đại từ nhân xưng ngôi thứ ba được dùng để chỉ người dưới quyền hoặc rất thân mật như người yêu chẳng hạn. Ví dụ: (1) A: お姉ちゃん、どこ行くの? Chị ơi, (chị) đi đâu đấy? B: 誕生日のプレゼントを買いに行くのよ。彼 のためにね。 (Chị) đi mua quà sinh nhật. Cho người yêu (của chị) Đại từ nhân xưng ngôi thứ ba của tiếng Việt gồm: anh ấy, chị ấy, ông ấy, bà ấy Đại từ chỉ định “ấy” trong tiếng Việt có khả năng kết hợp với một số từ xưng hô thân tộc như: cụ, ông, bà, bác, chú, thím, cô, dì, cậu, mợ, anh, chị... để tạo thành đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. 2.2. Danh từ chỉ người dùng để xưng hô 2.2.1. Tên riêng Người Nhật thường dùng yếu tố “họ” để hô gọi trong phạm vi ngoài gia đình. Để hô gọi một cách thân mật với người ngang hàng hay người bậc dưới thì dùng “họ” như: “田中” (Tanaka), “鈴木” (Suzuki)...; để hô gọi người bậc trên hoặc ngang hàng một cách lịch sự thì dùng “họ + さん”; để hô gọi người bậc trên một cách tôn kính thì dùng “họ + さま”. Từさん、さま đứng sau họ, không phân biệt tuổi tác, giới tính như:”田中さん” (ông / bà / anh / chị Tanaka), “鈴木さま” (ông / bà / anh / chị Suzuki)... “Tên + さん/さま”, “họ + さん/さま” không bao giờ được sử dụng để nói về chính mình, những người trong gia đình mình, những người đồng nghiệp của mình khi nói chuyện với những người thuộc công ty khác. Người Nhật luôn phân biệt rõ ràng mối quan hệ của mình đối với những người tham gia giao tiếp: quan hệ “thân” (quan hệ thân mật giữa những người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong cùng cơ quan, tổ chức...) hay “sơ” (quan hệ không thân thiết giữa những người xa lạ, khách hàng, đối tác...) để lựa chọn từ xưng hô sao cho phù hợp. Quan hệ này trong tiếng Nhật được gọi là ウチ - ソト. Ví dụ: (2) (Gọi điện nội tuyến) 山田: 営業の山田ですが、田中さん お願いし ます。 Tôi là Yamada ở phòng kinh doanh. Xin cho gặp ông Tanaka. 田中: はい、わたしです。 Vâng, tôi đây ạ. (3) (Gọi điện cho đối tác) 鈴木: ホンダの鈴木と申します。営業の田中様 お願いします。 Tôi là Suzuki ở công ty Honda. Làm ơn cho tôi gặp anh Tanaka ở phòng kinh doanh ạ. 山田: 申し訳ありません。田中はちょっと席を 外しております。 Xin lỗi. (anh) Tanaka vừa đi khỏi chỗ một chút Ở hai ví dụ trên 山田 và田中 ở công ty A, 鈴木 ở công ty B. Trong ví dụ 2 (山田 và 田中 làm cùng công ty A): 山 田 gọi 田中 là 田中さん, bởi 山田muốn phân biệt mình và những người trong gia đình mình thuộc nhóm ウチ- đối lập với田中 và những người khác thuộc nhóm ソト. Trong ví dụ 3 (山田 nói chuyện với người của công ty B về anh 田中): 山田 chỉ gọi là 田中 mà không có さ ん, bởi theo quan niệm của người Nhật, khi giao dịch với một công ty khác thì họ và những người trong công ty của họ thuộc nhóm ウチ - những người thuộc công ty khác thuộc nhóm ソト. Như vậy cách phân chia ウチ hay ソト phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 200-204 202 Trong tiếng Nhật, người ta cũng sử dụng yếu tố “tên riêng” để xưng hô. Tên riêng được sử dụng trong gia đình, khi người bậc trên (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị...) hô gọi những người bậc dưới hoặc người bậc dưới tự xưng, mang sắc thái tình cảm nũng nịu. Yếu tố “tên riêng + さ ん”, “ tên riêng + くん”, “ tên + ちゃん” cũng được sử dụng ngoài xã hội, tuy nhiên chỉ trong trường hợp thật sự đặc biệt, thật sự thân thiết, chủ yếu được giới trẻ sử dụng. Khi nói chuyện thân thiết với người bậc trên một cách lịch sự thì dùng “tên riêng + さん”, nói chuyện thân mật với người ngang hàng hoặc bậc dưới thì dùng “ tên riêng + くん” , nói chuyện người bậc dưới là nữ một cách thân mật, trìu mến thì dùng “ tên riêng + ちゃん” để hô gọi. Ví dụ: (4) 一路ちゃんはもうおばあちゃんに電話をか けた? Ichiro đã gọi điện cho bà chưa? (5) 太郎君 元気かい? Taro khỏe không? Khác với người Nhật, người Việt không dùng yếu tố “họ” để hô gọi. Tên người Việt được cấu thành từ ba yếu tố: “họ + tên đệm + tên riêng”. Người ta chỉ gọi đầy đủ họ tên trong trường hợp cần phân biệt một cá nhân trong tập thể, khi điểm danh trong trường học, trong hội nghị..., hoặc khi nêu thông tin chính xác danh tính của một cá nhân nào đó, thường được sử dụng trong văn bản, trên báo chí, bản tin... Người Việt Nam gọi người bằng tuổi hay kém tuổi bằng “tên riêng”. Ví dụ: (6) Sao Lan hôm nay không đi học? (7) Huệ cho chị mượn quyển truyện đó nhé! Giới trẻ thường sử dụng yếu tố “tên riêng” hoặc “tên đệm + tên riêng” để tự xưng hoặc hô gọi một cách thân mật, không phân biệt nam nữ. Ví dụ: (8) Sáng mai, Đức qua đón Phương Anh đi học nhé! Đối với người hơn tuổi và thân thiết, người ta sử dụng yếu tố “danh từ thân tộc + tên riêng” để hô gọi như: chú Minh, cô Dung, anh Nam, chị Hoa Cách gọi này được coi là lịch sự, sử dụng phổ biến trong phạm vi gia đình cũng như ngoài xã hội. 2.2.2. Từ chỉ chức vụ, chức danh, nghề nghiệp Các từ chỉ vị thế cũng được người Nhật sử dụng như một yếu tố bắt buộc để gọi những người có vị thế cao hơn mình. Có thể sử dụng từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp như: 先生 (thầy, cô, bác sĩ), 社長 (giám đốc), 部長(trưởng phòng), 課長(trưởng ban)... hoặc “họ + chức vụ” như: 鈴木先生 (thầy / cô Suzuki)、山本部長 (trưởng phòng Yamamoto)... Trong tiếng Việt các từ chỉ chức vụ, chức danh, nghề nghiệp được sử dụng mang tính chất bắt buộc trong các hội nghị, hội thảo và trong các buổi lễ long trọng. Lúc này những yếu tố về tuổi tác, giới tính bị “mờ đi”, các yếu tố quyền lực và khoảng cách xã hội sẽ mạnh hơn và quyết định việc lựa chọn từ xưng hô. Đối với cấp trên, khi sử dụng trong hoàn cảnh nghi thức, không kể ít tuổi hay nhiều tuổi hơn đều phải gọi bằng những từ chỉ chức vụ, chức danh hay nghề nghiệp như: chủ tịch, bộ trưởng, hiệu trưởng, giám đốc, giáo sư, tiến sĩ, thầy, cô Nhưng trong hội thoại đời thường, ngay cả đối với cấp trên, người Việt Nam thường sử dụng các danh từ thân tộc để xưng hô. 2.2.3. Từ chỉ quan hệ họ hàng Danh từ chỉ quan hệ họ hàng trong tiếng Nhật và tiếng Việt có rất nhiều, và phần lớn trong số đó có khả năng đóng vai trò là từ xưng hô. Trong gia tộc người Việt và người Nhật, xưng hô được quy định theo tôn ti, thứ bậc và giới tính. Từ xưng hô thân tộc trong tiếng Nhật được chia thành 3 nhóm: nhóm thứ nhất được sử dụng để hô gọi các thành viên trong gia đình mình. Nhóm thứ 2 và nhóm thứ 3 được sử dụng khi giao tiếp với những người ngoài nhóm, trong đó nhóm thứ 2 để “xưng” (chỉ thành viên của gia đình mình), nhóm thứ 3 để “hô” (gọi thành viên của gia đình người đối thoại hoặc người thứ ba). Ghi chú: A, C, E thể hiện quan hệ quyền thế của giữa người nói và người nghe; 1, 2, 3 thể hiện mức độ về quyền lực. A: Người trên quyền, người bậc trên trong đó A1>A2>A3 C: Người tương đối bình quyền trong đó C1>C3>C2 E: Người dưới quyền, người bậc dưới trong đó E1>E2 A1, A2, A3, C1 được dùng trong cả phạm vi gia đình lẫn ngoài xã hội. Trong phạm vi gia đình (nhóm 1), các danh từ xưng hô thân tộc được sử dụng để người bậc dưới hô gọi người bậc trên hoặc người bậc trên tự xưng về mình với người bậc dưới, còn người bậc dưới hoặc vợ chồng (C2, C3, E1, E2) không thể sử dụng danh từ thân tộc để xưng hô được. Trong trường hợp này, yếu tố tên riêng hoặc đại từ nhân xưng được lựa chọn để sử dụng. Nhóm 2 và nhóm 3 được sử dụng ngoài xã hội, nói về người trong gia đình mình thì người Nhật sẽ sử dụng cách nói khiêm tốn (nhóm 2), nói về ai đó thuộc gia đình khác thì từ tôn kính được sử dụng (nhóm 3). Ví dụ: (9) SP1: お母さんはお元気ですか。 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 200-204 203 Mẹ của bạn có khoẻ không? SP2: はい、母は元気です。 Có, mẹ tôi khoẻ. Về cơ bản nhóm 1 và nhóm 3 là giống nhau, trong phạm vi gia đình người ta có thể thay さん bằng ちゃん (ちゃん là cách gọi thân thiện của さん); trong phạm vi ngoài xã hội, có thể thay さん bằngさま (từ tôn kính của さん). Ví dụ: (10): お兄ちゃん、パソコンの使い方、教えて よ。 Anh ơi, anh hướng dẫn em cách dùng của máy tính với! (11): 奥様によろしく。 Cho tôi gửi lời hỏi thăm đến vợ của anh. Các từ chỉ quan hệ họ hàng có khả năng được sử dụng làm từ xưng hô trong tiếng Việt gồm có: cụ, ông, bà, bác, bố, mẹ, chú, thím, cô, dì, cậu, mợ, anh, chị, em, con, cháu, chắt... Trong gia tộc, do quan hệ thứ bậc, tôn ti trật tự quyết định và chịu sự ràng buộc của quan hệ huyết thống, từ xưng hô mang tính áp đặt, có sẵn. Ví dụ: em trai của bố gọi là “chú”, vợ của “chú” gọi là “thím”; em gái của bố gọi là “cô”, chồng của “cô” gọi là “chú”; em trai của mẹ gọi là “cậu”, vợ của “cậu” gọi là “mợ”; em gái của mẹ gọi là “dì”, chồng của “dì” gọi là “chú” Tất cả các danh từ thân tộc trên đều được sử dụng để hô gọi đối tượng giao tiếp hoặc tự xưng. Trong tiếng Việt, từ xưng hô không chỉ đơn thuần có chức năng nhiệm vụ là tự xưng hay hô gọi nữa, nó đã trở thành trọng tâm chính để biểu đạt phép lịch sự. Còn trong tiếng Nhật, chỉ khi nào đối tượng giao tiếp bị lu mờ, cần xác định rõ thì từ xưng hô mới bắt buộc được lựa chọn để sử dụng. Ví dụ trong một số trường hợp sau: - Trường hợp biểu thị ý nghĩa so sánh. Ví dụ: (11) 夏休み、私は国へ帰るけど、君はどうする。 QH Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 A1 Cụ ông おおじいさん/おおじいちゃん 曾祖父 ひおじいさん/ひおじいさま Cụ bà おおばあさん/おおばあちゃん 曾祖母 ひおばあさん/ひおばあさま A2 Ông おじいさん/おじいちゃん 祖父 おじいさん/おじいさま Bà おばあさん/おばあちゃん 祖母 おばあさん/おばあさま A3 Bác, chú, cậu おじさん/おじちゃん おじ おじさん/おじさま Bác,cô, dì,thím, mợ おばさん/おばちゃん おば おばさん/おばさま Bố お父さん/お父ちゃん 父 おとうさん/おとうさま Mẹ おかあさん/お母ちゃん 母 おかあさん/お母さま C1 Anh お兄さん/お兄ちゃん 兄 おにいさん/おにいさま Chị お姉さん/お姉ちゃん 姉 お姉さん/お姉さま C2 Em trai - 弟 弟さん Em gái - 妹 妹さん C3 Chồng - 夫/主人/ だんな ご主人/ご主人様/だんなさ ま Vợ - つま/家内 /嫁/乳房 奥さん/奥様 E1 Con trai - 息子 息子さん Con gái - 娘 娘さん/お嬢さん/お嬢様 E2 Cháu - 孫 お孫さん Cháu trai - おい おいごさん Cháu gái - めい めいごさん VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 200-204 204 Tớ sẽ về nước vào kì nghỉ hè, thế còn cậu? - Trường hợp biểu thị ý nghĩa tổng kết, kết luận. Ví dụ: (12) SP1: 週末のピクニック、誰がお弁当を持 って行ってくれるのかなあ。 Chuyến picnic cuối tuần này, ai mang cơm hộp đi bây giờ nhỉ? SP2: 私が持って行きます。 Tớ sẽ đi nhé. - Những câu chứa thông tin về lai lịch cá nhân. Ví dụ: (13) 私は 1991年に生まれた。 Tôi sinh năm 1991. Trong trường hợp chủ ngữ của câu đã rõ ràng hoặc đã được hiểu trong ngữ cảnh cụ thể thì nó sẽ được lược bỏ. Ví dụ: (14) 最近忙しそうだね。いつ電話しても留守 だ。 Dạo này (bạn) có vẻ bận nhỉ! (Mình) điện thoại lần nào cũng thấy vắng nhà. (15) ああ、頭が痛い。薬、ありませんか。 Ôi, (tôi) đau đầu quá. (Anh) có thuốc không? Thông thường câu tiếng Nhật chủ ngữ thường được ẩn nên khi dịch những người mới học rất hay mắc lỗi, dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt thì bị thiếu chủ ngữ hoặc dịch từ tiếng Việt sang tiếng Nhật thì hay thêm chủ ngữ mà đáng lẽ ra nên được lược bỏ. Ví dụ: (16) お元気ですか。 “Khỏe không?” Câu có tiền tố “お+tính từ’ là câu lịch sự, dùng trong trường hợp mối quan hệ giữa người nói, người nghe là không thân thiết, hoặc nói với người trên quyền. Nếu dịch “khỏe không?” sẽ bị coi là mất lịch sự. Câu này cần được dịch là: “Anh / chị / bạn.... có khỏe không (ạ)?”. “Khỏe không?” sử dụng khi hỏi bạn bè thân thiết hoặc những người dưới quyền, tiếng Nhật sẽ nói là “元気?” (17) 妻が病気の時、会社を休みます。 “Khi vợ ốm thì nghỉ làm”. Dịch như vậy không thoát ý, dễ gây hiểu lầm (ai là người nghỉ làm, vợ hay chồng - người nói). Câu này cần được dịch là: “Khi vợ bị ốm thì tôi nghỉ làm”. (18) Tối qua bạn đi đâu? あなたはきのうどこへ行きましたか。 (19) Thứ 7 tuần này tôi đi ngắm hoa. Anh Mira cũng đi cùng tôi chứ? 私は今週の土曜日花見をします。ミラーさん も行きませんか。 Từ xưng hô trong tiếng Nhật có thể được ẩn đi. Do đó, nếu không phân tích được câu, không hiểu ngữ cảnh, không xác định được chủ ngữ (bị ẩn) thì việc hiểu lầm, dịch sai là không thể tránh khỏi. 3. Kết luận Các từ xưng hô trong tiếng Nhật và tiếng Việt rất phong phú về số lượng và phức tạp trong cách sử dụng. Xưng hô thể hiện vị thế của người nói và người nghe; thể hiện thái độ, tình cảm của người nói với người nghe và người được nói tới. Một cuộc thoại vẫn gặp trở ngại nếu như quan hệ liên cá nhân bị va chạm cho dù nội dung thông tin, đích, hướng là đúng đắn, khoa học, cấp thiết. Do đó, trong cuộc thoại, người nói, cần xác định đúng vị thế của mình, đối tượng giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp để lựa chọn cách xưng hô, cách sử dụng từ ngữ sao cho phù hợp. Tài liệu tham khảo [1] Hoàng Phê (chủ biên, 1992). Từ điển tiếng Việt. Viện Ngôn ngữ. [2] Diệp Quang Ban (2004). Ngữ pháp tiếng Việt. NXB Giáo dục. [3] Nguyễn Văn Hiệp (2017). Cú pháp tiếng Việt. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [4] Nguyễn Thị Diễm Phương (2011). Văn hóa xưng hô của người Việt. Nghiên cứu và giảng dạy Việt Nam học và tiếng Việt. NXB Khoa học xã hội. [5] Hoàng Anh Thi (1999). Về nhóm từ xưng hô thân tộc trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ, số 9, tr 43-55. [6] 斎藤 仁志、吉本 惠子、 深澤 道子、小野田 知 子、酒井 理恵子 (2006)・シャドーイング 日本語を話そう・初〜中級編 単行本(ソフト カバー)・くろしお出版. [7] (Saito Hitoshi, Yoshimoto Keiko, Fukasawa Michiko, Onoda Tomoko, Sakai Rieko (2006), Hội thoại tiếng Nhật Shadowing, trình độ sơ-trung cấp, Kuroshio) [8] 富阪 容子 (1997)・なめらか日本語会話・アル ク. [9] (Tomisaka Yoko (1997). Hội thoại tiếng Nhật lưu loát, Aruku ).
File đính kèm:
- dac_diem_su_dung_tu_xung_ho_trong_tieng_nhat_va_so_sanh_voi.pdf