Cộng đồng Ấn Kiều ở Miến Điện thời thuộc Anh
Cùng với những liên hệ từ rất sớm trên nhiều lĩnh vực giữa Ấn Độ
và Miến Điện, quá trình Anh xâm lược và cai trị Miến Điện đã tạo điều kiện
để một bộ phận đông đảo người dân Ấn Độ di cư sang Miến Điện. Quá trình
đó đã đưa đến việc hình thành một cộng đồng Ấn kiều đông đảo về số lượng
và nắm giữ một vị trí nhất định về kinh tế ở Miến Điện thời thuộc Anh. Vậy,
quá trình đó diễn ra như thế nào và vị trí kinh tế của người Ấn ở Miến Điện
được thể hiện ra sao? Bài viết sẽ làm sáng rõ những khía cạnh trên.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Cộng đồng Ấn Kiều ở Miến Điện thời thuộc Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cộng đồng Ấn Kiều ở Miến Điện thời thuộc Anh
ính quyền thuộc địa ở Miến Điện. Phần lớn người Ấn Độ đến Miến Điện khi quốc gia Đông Nam Á này trở thành một phần trong lãnh thổ của Ấn Độ thuộc Anh. Bắt đầu từ việc sáp nhập Tenasserim và Tây Miến Điện sau Chiến tranh Anh - Miến lần thứ nhất, một lượng lớn người Ấn Độ đã di chuyển đến Miến Điện với tư cách là công chức, kỹ sư, binh lính, lao động giao kèo và thương nhân [13; tr.29]. Đặc biệt, sau hai cuộc chiến tranh Anh - Miến lần thứ nhất (1824 - 1826) và thứ hai (1852 - 44 LÊ VĂN ANH, NGUYỄN THANH NHẬT TRƯỜNG 1853), người Ấn Độ đã di cư đến Hạ Miến Điện do có sẵn việc làm trong nền kinh tế đang mở rộng và bộ máy hành chính cấp tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. Số lượng người Ấn ở Hạ Miến tăng lên nhanh chóng, từ 37.000 người vào năm 1871 lên 297.000 người vào năm 1901. Trong những thập niên cuối của thế kỷ XIX, hầu hết người Ấn Độ đến Miến Điện từ hai tỉnh Madras (60%) và Bengal (30%) [10; tr.86]. Sau khi Anh sáp nhập Thượng Miến Điện vào năm 1885, nhiều dự án cơ sở hạ tầng của chính quyền thuộc địa Anh bắt đầu được triển khai và việc tăng cường trồng lúa ở vùng đồng bằng đã tạo nên sự bùng nổ kinh tế chưa từng có ở Miến Điện, thu hút nhiều người Ấn Độ. Đối với người Ấn Độ, tiền công ở Miến Điện cao hơn và điều kiện làm việc tốt hơn ở Ấn Độ. Với những điều kiện hấp dẫn này, họ đổ xô đến Miến Điện, đặc biệt là từ miền nam Ấn Độ đến vùng đồng bằng Irrawaddy [4; tr.2]. Như W.S. Desai nhận xét: “Không có bộ phận dịch vụ công cộng, cảnh sát, quân sự hay dân sự nào ở Miến Điện mà không có người Ấn Độ” [6; tr.25]. Bảng 2. Dân số Ấn Độ tại Miến Điện (1872 - 1931) Nguồn: Baxter, J. (1941), Report on Indian Immigration, Rangoon: Government Printer. Đến năm 1931, có hơn một triệu người Ấn Độ ở Miến Điện, chiếm khoảng 7% dân số và chủ yếu tập trung ở Hạ Miến Điện [7; tr.260]. Cuộc điều tra dân số năm 1931 thống kê được 1.017.825 người Ấn Độ ở Miến Điện với 617.251 người sinh ra ở Ấn Độ [16]. Trong đó, người Ấn Độ chiếm hơn 50% ở Rangoon (212.929 người Ấn Độ trong tổng dân số 400.415 người); 2,5% dân số ở Thượng Miến [15; tr.89]. Vào trước thời điểm Nhật xâm lược Miến Điện, dân số Ấn Độ ở đây lên tới hơn 1,1 triệu người [15; tr. 82]. Thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng Miến Điện (1942 - 1945) trong Chiến tranh thế giới thứ hai được xem là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử cộng đồng Ấn Độ tại Miến Điện. Chiến tranh đã phá hủy hoàn toàn nền kinh tế trước Chiến tranh và vị trí kinh tế chủ đạo mà cộng đồng này đang nắm giữ. Bộ phận Chettiar (người cho vay lãi) đã nhận thấy sự bất ổn trước khi chiến tranh bắt đầu và đã tìm cách hồi hương. Nửa triệu thành viên của CỘNG ĐỒNG ẤN KIỀU Ở MIẾN ĐIỆN THỜI THUỘC ANH 45 cộng đồng Ấn kiều đã chạy khỏi Miến Điện qua đường bộ đến Assam, phần lớn là đi bộ và gần một nửa trong số đó đã chết [11; tr.56-57]. Những người bị bỏ lại ở Rangoon gia nhập Quân đội Quốc gia Ấn Độ với số lượng lớn. Vào thời kỳ sau, họ cũng là lực lượng ủng hộ yêu cầu độc lập của người Miến Điện. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cộng đồng Ấn Độ không còn được xem là một phần của cộng đồng Miến Điện. Họ bị xem là mối đe dọa đối với việc làm trong tương lai và triển vọng của người dân địa phương. Do đó, sau khi chấm dứt chế độ thuộc địa, các chính sách nhập cư chặt chẽ hơn đã được triển khai dọc biên giới của quốc gia độc lập non trẻ để ngăn cản người nhập cư Ấn Độ. Điều này cũng tạo nên phân biệt giữa cư dân địa phương và người nước ngoài (dân tộc thiểu số, cộng đồng Ấn kiều) [12; tr.21-22]. Cộng đồng Ấn kiều tại Miến Điện lúc này khoảng 740.000 người (600.000 người ở lại trong thời Nhật Bản chiếm đóng và 140.000 người rời khỏi Miến Điện đã quay trở lại trước tháng 6/1947) [17]. 2. VỊ TRÍ KINH TẾ CỦA CỘNG ĐỒNG ẤN KIỀU Ở MIẾN ĐIỆN THỜI THUỘC ANH Cộng đồng Ấn kiều với số lượng đông đảo đã hiện diện ở Miến Điện trong hơn một thế kỷ. Đặc biệt, từ sau cuộc chiến tranh Anh - Miến lần đầu tiên (1824 - 1826), người Ấn Độ được thực dân Anh khuyến khích di cư từ Belgal, Bihar và vùng Nam Ấn sang Miến Điện trong nỗ lực phát triển kinh tế Miến Điện. Người gốc Ấn Độ (PIO - People of Indian Origin) dần gia nhập và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Miến Điện với tư cách là thương nhân, cán bộ công chức, thương lái, quân nhân, người lao động có giao kèo và người cho vay tiền [12; tr.25]. Bên cạnh lực lượng làm việc cho chính quyền sở tại hay làm công việc chân tay trên các công trường, một bộ phận Ấn kiều đã tham gia các hoạt động mua bán, kinh doanh. Đến năm 1934, Ấn kiều đã hoàn toàn thay thế vị trí kinh tế của người Miến Điện tại cảng Rangoon. Trong thời gian Miến Điện là một phần lãnh thổ của Ấn Độ thuộc Anh, kinh tế Miến Điện đã phát triển nhanh chóng. Đây cũng là cơ hội cho các thương nhân Ấn kiều [6; tr.25]. Không chỉ chiếm số lượng lớn, cộng đồng Ấn kiều còn nắm giữ vai trò lớn trong nền kinh tế Miến Điện thuộc Anh trên các lĩnh vực nông nghiệp, đầu tư và thương mại. Sự thành đạt trong công việc của người Ấn ở Miến Điện chứng minh một thực tế người Miến Điện không thể cạnh tranh nổi với người Ấn. Bộ phận Chettiar Ấn Độ (người cho vay lãi) kiểm soát những trụ cột của nền kinh tế Miến Điện. Lao động dồi dào và rẻ mạt của Ấn Độ dễ dàng thay thế người lao động bản xứ. Người Ấn Độ còn là trợ lực chính cho thực dân Anh trong bộ máy quản lý hành chính tại Miến Điện với tư cách là nhân viên cảnh sát, lực lượng vũ trang, bác sĩ, luật sư,... Trước khi bị người Anh kiểm soát, Miến Điện duy trì nền kinh tế tự cung tự cấp. Tuy nhiên, với sự thống trị của thực dân Anh, một lượng lớn nguồn tài nguyên khoáng sản từ dầu mỏ, kim loại, đá quý, gỗ quý,... bị khai thác để xuất khẩu nhằm phục vụ cho lợi ích kinh tế của thực dân Anh. Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu lúa gạo cho chính quốc bởi nguồn cung trước đó bị gián đoạn do cuộc Nội chiến Mỹ [12; tr.21-22], thực dân Anh 46 LÊ VĂN ANH, NGUYỄN THANH NHẬT TRƯỜNG đầu tư và khai thác tối đa diện tích trồng lúa tại Miến Điện. Chính sách đó đã thu hút một lượng lớn người Ấn Độ, phần lớn trong số này là người nghèo, chọn Miến Điện vì áp lực dân số, đất đai canh tác kém, chịu sự bóc lột ở Ấn Độ. Và không có gì ngạc nhiên, họ tập trung ở vùng Hạ Miến Điện để sản xuất gạo. Bảng 3. Tỷ lệ người Ấn Độ và người bản địa trong các ngành nghề khác nhau năm 1930 Nghề nghiệp Tỷ lệ người Ấn Độ Tỷ lệ người bản địa Trồng trọt 3.9 - Trồng các loại cây đặc biệt 5.1 88.2 Công nghiệp thực phẩm 26 70.9 Công nghiệp kim loại 28.7 59.7 Các ngành may mặc, vệ sinh 26.1 68.3 Buôn bán 17.3 73.3 Vận tải đường bộ 35 58.4 Lao động cầu đường 37.5 49.9 Xây dựng công nghiệp 4.9 50.9 Công nghiệp gốm sứ 41.6 55 Những người làm việc trong nhà vệ sinh, quán cà phê, nhà hàng, bao gồm cả người bán hàng rong 6.5 92.9 và đồ ăn Bảo hiểm và ngân hàng 26.4 61.6 Bưu điện, điện báo và điện thoại 57.6 21.9 Lao động (không bao gồm quét) trên đường sắt 69.3 29.4 Giao thông vận tải bằng đường thủy 51.3 45.1 Xay xát lúa 53.1 44 Xử lý hóa chất 53.7 43.4 (Nguồn: Kondapi, C. (1951), Indians Overseas: 1838-1949, Madras: Oxford University Press. Chính sách sau này của Anh về đất đai đã chia các hoạt động sản xuất lúa gạo thành công nghiệp lúa gạo và chế biến dựa trên chuyên môn hóa về tài chính, trồng trọt và xuất khẩu gạo [8]. Miến Điện là một quốc gia giàu tài nguyên nhưng khan hiếm lao động đã để lại một khoảng trống mà người lao động Ấn Độ tìm thấy để thực hiện tất cả các hoạt động liên quan đến nông nghiệp. Điều này cũng cho phép cộng đồng Chettiar cho vay tiền tăng lên với tư cách là những người buôn bán chính cho trại chủ và nông dân ở Hạ Miến Điện [12; tr.11-12]. Cộng đồng Ấn kiều đã được tuyển dụng rất nhiều trong hầu hết các ngành công nghiệp ở Miến Điện. Hơn nữa, vì lợi ích của buôn bán gạo và gỗ, những người Ấn Độ định cư CỘNG ĐỒNG ẤN KIỀU Ở MIẾN ĐIỆN THỜI THUỘC ANH 47 ban đầu với một nền giáo dục tốt đã chiếm vị trí quan trọng trong giáo dục, quan chức, chính trị và các lĩnh vực quan trọng khác. Việc người Anh bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu gạo dẫn đến sự gia tăng của các thị trấn cảng ở Yangon, Bassein, Sittwe và Moulmein. Đến trước Chiến tranh thế chiến thứ nhất, những thị trấn này chủ yếu gắn với hoạt động của công nhân Ấn Độ được thuê trong các nhà máy chế biến gạo vì cộng đồng Ấn kiều là tầng lớp lao động trong ngành này, trong khi xuất khẩu và quản lý các hoạt động chế biến đã được người Anh tiếp quản [5]. Số lượng các nhà môi giới và nhà thầu Ấn Độ bắt đầu gia tăng, cùng với những lợi nhuận tích lũy được ngày càng có ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất. Trong cuộc Đại khủng hoảng những năm 1930, giá gạo giảm mạnh và Chettiar từ Nam Ấn Độ, những người cho vay bắt đầu siết nợ trên đất do người Miến Điện bản địa nắm giữ. Một số người khá giả có thể chia nhỏ phần đất của mình để đáp ứng số nợ [11; tr. 56-57]. Bên cạnh lĩnh vực nông nghiệp, tài chính, trong lĩnh vực thương mại, buôn bán nhỏ lẻ, Ấn kiều cùng với Hoa kiều đã phát triển và dần thay thế người bản xứ. Ngoài việc cho nông dân Miến Điện vay tiền, người Ấn Độ cũng sở hữu một số lượng đất nông nghiệp đáng kể ở đây. Đến năm 1939, người Ấn Độ sở hữu 2,5 triệu mẫu1 đất trong số 11,25 triệu mẫu đất nông nghiệp ở Hạ Miến Điện. Bất động sản mà người Ấn Độ sở hữu ở Miến Điện có giá trị khoảng 700 triệu rupee và các tài sản khác cũng khoảng 250 triệu rupee. Trên mọi phương diện, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Anh đều gắn liền với sự cộng hưởng và trợ lực từ Ấn kiều. Trong khi người Miến Điện cùng cực trước sự bóc lột của chính quyền thực dân, Ấn kiều làm ăn thịnh vượng trong chính sự cùng cực của nhân dân Miến Điện. Do vậy, trong suy nghĩ và quan điểm của người Miến Điện, Ấn kiều nói chung và bộ phận Chettiar nói riêng không chỉ là tay sai của người Anh mà còn là những kẻ cơ hội, “đục nước béo cò” - lạm dụng chính sách thuộc địa của Anh để làm ăn, trục lợi. Khi địa vị kinh tế bị cạnh tranh khốc liệt và mâu thuẫn dân tộc được đẩy lên, người dân và chính phủ Miến Điện đã hình thành những định kiến và chính sách kỳ thị với cộng đồng Ấn kiều. 3. KẾT LUẬN Quá trình xâm lược, hoàn thành kiểm soát và chính sách khai thác Miến Điện của Anh đã tạo điều kiện để người Ấn di cư, hình thành nên một cộng đồng với số lượng đông đảo và xây dựng một vị thế nhất định về kinh tế ở Miến Điện. Sự hiện diện và vị trí kinh tế của cộng đồng Ấn kiều ở Miến Điện thời thuộc Anh đã tạo nên một sợi dây liên hệ trên nhiều khía cạnh giữa Ấn Độ và Miến Điện không chỉ trong giai đoạn hai nước nằm dưới sự kiểm soát của Anh mà còn là cơ sở quan trọng để Ấn Độ hướng sự quan tâm nhiều hơn đến Miến Điện từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trong khi đó, sau khi giành được độc lập, Miến Điện có điều kiện quan tâm đến những vấn đề trong nước, trong đó có vấn đề Ấn kiều. Tại Hội nghị Liên Á tháng 3-1947, một cảnh báo đã được đưa ra khi các đại biểu Miến Điện lên tiếng lo sợ sự thống trị của Ấn 1 1 mẫu Anh (acre) = 4046.86 m2 48 LÊ VĂN ANH, NGUYỄN THANH NHẬT TRƯỜNG Độ và Trung Quốc. Các đại biểu Miến Điện tại Hội nghị này nhấn mạnh, chính sách quốc gia của Miến Điện trong tương lai phải quan tâm đúng mức đến việc người Miến Điện có thể bị người Ấn Độ hoặc Trung Quốc “nhấn chìm” ngay trên chính quê hương của mình: “Miến Điện đã trải qua giai đoạn đầy khó khăn dưới sự cai trị của cường quốc phương Tây, nhưng Miến Điện sẽ còn phải chịu đựng nhiều hơn như thế nếu nằm dưới sự cai trị của một cường quốc châu Á. Miến Điện do nằm giữa hai nước lớn ở châu Á đương nhiên là phải lo sợ khả năng chủ nghĩa đế quốc Anh có thể được thay thế bằng chủ nghĩa đế quốc Ấn Độ hoặc chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc” [1; tr.96]. Với những thách thức mà Ấn Độ phải đối mặt sau khi giành được quyền tự trị và những thay đổi trong nhận thức của người Miến, những vấn đề liên quan đến cộng đồng Ấn kiều ở Miến Điện chiếm vị trí quan trọng trong quan hệ giữa hai nước Ấn Độ và Miến Điện. Ấn Độ và Miến Điện là nước láng giềng, gần gũi nhau về địa lý lại cùng là đối tượng xâm lược và cai trị của thực dân Anh. Chính cơ sở và hoàn cảnh ấy đã tạo điều kiện để người Ấn Độ di cư sang Miến Điện đông đảo và dần xây dựng được một vị trí nhất định trên lĩnh vực kinh tế. Từ sau khi Ấn Độ và Miến Điện giành được độc lập, vấn đề Ấn kiều trở thành một trong những nội dung nổi bật trong quan hệ hai nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Asia Relations Organisation (1947). Asia Relations. [2] Baxter, J. (1941). Report on Indian Immigration, Rangoon: Government Printer. [3] Nguyễn Tuấn Bình (2017). Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011), Luận án tiến sĩ Sử học Trường Đại học Khoa học Đại học Huế. [4] Butkaew, Samart (2005). Burmese Indians: The Forgotten Lives, Bangkok, Thailand. [5] Cheng, SH. (1968). The Rice Industry of Burma, 1852 – 1940, Kuala Lumpur: University of Malaya Press. [6] Desai, W.S. (1954). India and Burma: A Study, Calcutta: Orient Longmans. [7] Donald M. Seekins (2017). Historical Dictionary of Burma (Myanmar), Rowman & Littlefield. [8] Furnivall, JS. (1956). Colonial Policy and Practice: A Comparative Study of Burma and Netherlands India, New York University Press. [9] Kondapi, C. (1951). Indians Overseas: 1838-1949, Madras: Oxford University Press. [10] Michael Adas (2011). The Burma Delta: Economic Development and Social Change on an Asian Rice Frontier, 1852–1941. University of Wisconsin Press. [11] Martin Smith (1991). Burma - Insurgency and the Politics of Ethnicity, London, New Jersey: Zed Books. [12] Medha Chaturvedi (2015). Indian Migrants in Myanmar: Emerging Trends and Challenges, Senior Fellow, India Centre for Migration. [13] Moshe Yegar (1972). Muslims of Burma - A study of a Minority Group, Wiesbaden: Otto Harrassowitz. [14] Satyanarayana. A. (2001). “Birds of Passage”: Migration of South Indian Labour Communities to South-East Asia, 19-20th Centuries, A.D.”, CLARA Working Paper, Amsterdam, No. 11. CỘNG ĐỒNG ẤN KIỀU Ở MIẾN ĐIỆN THỜI THUỘC ANH 49 [15] Singh. A. (2013). Indian Diaspora as a factor in India–Malaysia relations, Maritime Affairs: Journal of the National Maritime Foundation of India, Vol.9, No.2. [16] Tanka B. Subba, A.C. Sinha, ed. (2015). Nepali Diaspora in a Globalised Era. Routledge. 66 [17] The Statesman (1947), June 30. Title: INDIAN COMMUNITY IN BURMA UNDER THE BRITISH RULE Abstract: Along with early contacts in many fields between India and Burma, the British invasion and rule over Burma created the conditions for a large part of the Indian population to migrate to Burma. That process led to the formation of a large Indian community in number and holding a certain economic position in Burma under the British rule. So, how does that happen and how is the economic position of the Indians in Burma manifested? The article will clarify the above aspects. Keywords: Indian community, Burma, the British.
File đính kèm:
- cong_dong_an_kieu_o_mien_dien_thoi_thuoc_anh.pdf