Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty

Trong quá trình thành lập, tổ chức và hoạt động, các công ty phải giao kết nhiều loại hợp

đồng, trong đó có những hợp đồng có giá trị lớn. Nếu công ty thực hiện thành công thì hợp đồng

có giá trị lớn sẽ mang lại lợi nhuận lớn và ngược lại, khi rủi ro xảy ra với hợp đồng có giá trị

lớn thì tổn thất mang lại cho công ty sẽ không nhỏ. Chính vì vậy, việc thiết lập một cơ chế để

kiểm soát rủi ro trong suốt quá trình xác lập, thực hiện và chấm dứt hợp đồng có giá trị lớn là

thực sự cần thiết. Bài viết phân tích sự cần thiết và các yếu tố cấu thành của cơ chế kiểm soát

rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty

Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty trang 1

Trang 1

Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty trang 2

Trang 2

Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty trang 3

Trang 3

Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty trang 4

Trang 4

Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty trang 5

Trang 5

Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty trang 6

Trang 6

Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 2780
Bạn đang xem tài liệu "Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty

Cơ chế kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty
 giá trị từ 70% tổng giá 
trị tài sản của công ty thì thoả thuận này sẽ bị 
coi là không phù hợp bởi pháp luật chỉ cho 
phép các bên thoả thuận và ghi nhận trong 
Điều lệ một tỷ lệ nhỏ hơn 50%.
- Điều lệ được coi là sự thoả thuận 
của các cổ đông/thành viên công ty và có 
giá trị ràng buộc đối với chủ thể này nhưng 
trong nhiều trường hợp, các cổ đông/thành 
viên công ty sẽ không được tham gia vào 
việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ. Đây cũng là 
điểm khác biệt so với các hợp đồng thông 
thường. Theo lý thuyết hợp đồng, các bên là 
chủ thể hợp đồng sẽ có quyền tham gia vào 
quá trình sửa đổi, bổ sung hợp đồng. Điều 
lệ thì không như vậy. Nguyên nhân là do 
trên thực tế, có rất nhiều công ty, đặc biệt là 
các công ty đại chúng có số lượng cổ đông 
rất lớn. Các cổ đông hoạt động theo cơ chế 
cuộc họp và mặc dù đã được mời gọi theo 
đúng quy trình, thủ tục luật định nhưng 
việc yêu cầu có mặt của tất cả các cổ đông 
là một điều phi thực tế. Như vậy, nếu làm 
đúng nguyên tắc phải có tất cả các bên tham 
gia hợp đồng mới sửa đổi, bổ sung được thì 
sẽ chẳng bao giờ có thể sửa đổi, bổ sung 
được Điều lệ. Bởi vậy, việc sửa đổi, bổ sung 
Điều lệ được thực hiện theo nguyên tắc dựa 
trên một tỷ lệ có mặt và đồng thuận nhất 
định của các cổ đông/thành viên chứ không 
phải yêu cầu sự có mặt và đồng thuận của 
tất cả các bên như trong lý thuyết về hợp 
đồng.
Như vậy, có thể kết luận, với tính chất 
là văn bản pháp lý có giá trị cao nhất trong 
nội bộ công ty, đồng thời cũng là một hợp 
đồng đặc biệt, Điều lệ có vai trò điều chỉnh 
tất cả mọi vấn đề trong công ty, trong đó có 
vấn đề kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có 
giá trị lớn. 
2.1.4. Các quy chế nội bộ của công ty
Quy chế nội bộ của công ty được hiểu là 
tập hợp các quy định áp dụng điều chỉnh 
các vấn đề nội bộ của công ty5. Với ý nghĩa 
như vậy, các quy chế nội bộ của công ty 
bao gồm các nội quy điều hành nội bộ, các 
quyết nghị của ĐHĐCĐ, Hội đồng quản trị 
(HĐQT), các thoả thuận giữa các cổ đông 
với nhau và giữa cổ đông với công ty6. 
Quy chế nội bộ của công ty chỉ điều 
chỉnh những vấn đề nội bộ và chỉ có giá trị 
trong nội bộ công ty. Tuy vậy nhưng quy 
chế nội bộ là cơ sở pháp lý đóng vai trò nhất 
định trong việc thiết lập cơ chế kiểm soát 
rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong 
công ty. Trên thực tế, có rất nhiều công ty ở 
Việt Nam đã sử dụng quy chế nội bộ công 
ty, đặc biệt là quy chế về phân cấp thẩm 
quyền của các thiết chế trong nội bộ công 
ty như là một công cụ để phân định rõ thẩm 
quyền của Hội đồng thành viên (HĐTV), 
5  Robert W. Hamilton, (1996), The Law of Corporations 
in a nutshell, West Publishing Co, tr. 62.
6  Phạm Duy Nghĩa, tlđd, tr. 240.
PHẠM THỊ TRANG
55Số 02 - 2021 Khoa học Kiểm sát
ĐHĐCĐ, HĐQT, Giám đốc trong việc xác 
lập hợp đồng có giá trị lớn của công ty.
2.2. Các thiết chế thực hiện kiểm soát rủi 
ro đối với hợp đồng có giá trị lớn trong công 
ty
Yếu tố thứ hai cấu thành nên cơ chế 
kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá 
trị lớn chính là các thiết chế thực hiện việc 
kiểm soát rủi ro trên thực tiễn, tức là các chủ 
thể sẽ tham gia vào quy trình quản lý rủi ro. 
Việc xây dựng các quy định về kiểm soát rủi 
ro đối với hợp đồng có giá trị lớn sẽ trở nên 
vô nghĩa nếu không có các chủ thể thực thi 
những quy định ấy. 
Các chủ thể thực hiện việc kiểm soát rủi 
ro đối với hợp đồng có giá trị lớn bao gồm: 
Các phòng, ban chức năng trong công ty; 
những người quản lý, điều hành công ty và 
chủ sở hữu công ty. Việc xác định các thiết 
chế này dựa trên luận điểm: Cơ chế kiểm 
soát rủi ro trong công ty, trong đó có kiểm 
soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn, 
phải gắn liền với quản trị công ty. Bởi lẽ, 
nếu kiểm soát rủi ro không gắn với quản trị 
công ty, không gắn với bộ máy hoạt động 
của công ty thì việc kiểm soát đó sẽ khó có 
thể thực thi hoặc nếu có thực thi được thì 
cũng không mang lại hiệu quả. 
Ủy ban quản trị doanh nghiệp của 
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 
(Organization for Economic Cooperation 
and Development – OECD), từ cuộc khủng 
hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, đã chỉ 
ra rằng: Có ba nguyên nhân chính dẫn tới 
những thất bại trong kiểm soát rủi ro của 
các công ty là: (i) Rủi ro không được kiểm 
soát trên phạm vi toàn công ty; (ii) Các giám 
đốc kiểm soát rủi ro thường hoạt động tách 
rời khỏi hệ thống quản trị công ty, họ không 
được coi là một phần quan trọng để thực 
hiện chiến lược của công ty và (iii) Hội đồng 
quản trị đã không biết được những rủi ro 
mà công ty phải đối mặt7. Từ việc phân 
7  OECD, (2009), Corporate Governance and the 
Financial Crisis: Key Findings and Main Messages, 
xem tại website: https://www.oecd.org/corporate/ca/
corporategovernanceprinciples/43056196.pdf.
tích các nguyên nhân đó, OECD đã đưa ra 
một trong các khuyến nghị quan trọng để 
kiểm soát rủi ro hiệu quả: Kiểm soát rủi ro 
là nhiệm vụ chung của toàn công ty, không 
phải là nhiệm vụ riêng của một đơn vị, một 
bộ phận hay một cá nhân trong công ty. 
Đồng thời, HĐQT phải tham gia vào việc 
thiết lập và giám sát cấu trúc kiểm soảt rủi 
ro trong công ty8. 
Khuyến nghị này của OECD cũng trùng 
với một luận điểm cốt lõi trong quan điểm 
kiểm soát rủi ro ở phạm vi doanh nghiệp 
(enterprise-wide approach - ERM) của các 
tổ chức quốc tế hoặc hiệp hội quốc tế. Cách 
tiếp cận đối với vấn đề kiểm soát rủi ro ở 
phạm vi doanh nghiệp có hai luận điểm 
chính: (i) Doanh nghiệp cần phải kiểm soát 
tất cả các rủi ro mà doanh nghiệp sẽ gặp phải 
trong quá trình kinh doanh; và (ii) Kiểm 
soát rủi ro phải được thực hiện ở tất cả các 
bộ phận của doanh nghiệp9. Áp dụng cách 
tiếp cận này vào việc kiểm soát rủi ro đối 
với hợp đồng có giá trị lớn, có thể hiểu rằng: 
Doanh nghiệp cần phải kiểm soát tất cả các 
rủi ro có thể phát sinh đối với hợp đồng có 
giá trị lớn và việc kiểm soát này phải được 
thực hiện trên phạm vi toàn doanh nghiệp. 
Kiểm soát trên phạm vi toàn doanh nghiệp 
sẽ đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các 
bộ phận trong kết cấu quản trị của công ty, 
bao gồm các phòng ban chức năng, bộ phận 
quản lý điều hành, bộ phận kiểm soát và 
chủ sở hữu công ty.
2.2.1. Các phòng ban chức năng của công ty
Người lao động, người quản lý các bộ 
phận, các phòng, ban chức năng của công ty 
phải coi kiểm soát rủi ro là một hoạt động 
gắn liền với hoạt động thực hiện chức năng, 
nhiệm vụ của mình10. Đây là cách tiếp cận của 
8  OECD, tlđd, tr. 9.
9  Xem thêm các định nghĩa về quản trị rủi ro của 
IIA (A rigorous and co-ordinated approach to 
assessing and responding to all risks that affect 
the achievement of an organization’s strategic and 
financial objectives), ACT, COSO, HM Treasury.
10  Paul Hopkin, (2010), Fundamental of Risk 
Management, tr. 87-88.
CƠ CHẾ KIỂM SOÁT RỦI RO ĐỐI VỚI...
56 Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2021
ERM. Các phòng, ban chức năng của công ty 
sẽ được coi là những bộ phận đầu tiên thực 
thi kiểm soát rủi ro đối với công ty nói chung 
và đối với hợp đồng có giá trị lớn nói riêng 
thông qua hoạt động của những người lao 
động làm việc tại các phòng ban đó. Sự tham 
gia của các phòng, ban chức năng vào quá 
trình kiểm soát rủi ro có nghĩa là tất cả mọi 
người khi làm việc trong công ty đều phải 
có trách nhiệm thực hiện kiểm soát rủi ro. 
Đối với hợp đồng có giá trị lớn, các bộ phận 
phòng, ban chức năng trong công ty sẽ phải 
là những bộ phận đầu tiên nhận diện, đánh 
giá các rủi ro có thể xảy ra đối với hợp đồng 
và đề xuất được các phương án đối phó, xử 
lý khi rủi ro xảy ra. Để làm được điều này, 
mỗi người lao động trong các phòng, ban 
chức năng phải hiểu và thực hiện được quy 
trình kiểm soát rủi ro hoặc các chính sách 
kiểm soát rủi ro công ty đã ban hành. Sau 
khi đã áp dụng quy trình kiểm soát rủi ro, 
kết quả hoạt động kiểm soát rủi ro của các 
phòng, ban sẽ là bản đánh giá rủi ro; trong 
đó xác định loại rủi ro, mức độ của các loại 
rủi ro và các phương án ứng phó tương ứng 
với từng loại rủi ro. Bản đánh giá này cũng 
được báo cáo với cấp trên cùng với dự thảo 
hợp đồng để người có thẩm quyền xác lập 
hợp đồng sẽ cân nhắc khi giao kết hợp đồng.
Trong các phòng ban chức năng của công 
ty, không thể không nhắc đến bộ phận kiểm 
soát của công ty (ở các công ty của Việt Nam 
thường là Ban kiểm soát) bởi chức năng kiểm 
soát của bộ phận này sẽ gắn liền với nhiệm 
vụ kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá 
trị lớn. Bộ phận kiểm soát sẽ đóng vai trò kết 
nối giữa các bộ phận trong công ty để thực 
hiện những bước tiếp theo trong quy trình 
kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị 
lớn. Theo đó, bộ phận này sẽ xem xét hợp 
đồng có giá trị lớn dưới góc độ kiểm soát rủi 
ro; xây dựng các kế hoạch kiểm soát tổng 
thể (kế hoạch kiểm soát này phải nêu rõ các 
biện pháp phòng ngừa tổn thất); phối hợp 
với các bộ phận khác trong công ty để triển 
khai kế hoạch kiểm soát rủi ro đã xây dựng. 
Trong trường hợp có nguy cơ phát sinh rủi 
ro, bộ phận này cùng với những phòng ban 
khác trong công ty sẽ đề xuất các biện pháp 
phòng ngừa và khắc phục tổn thất. Bộ phận 
này cũng giám sát toàn bộ quá trình xác lập, 
thực hiện và chấm dứt hợp đồng có giá trị 
lớn. Kết quả của hoạt động giám sát của Ban 
kiểm soát sẽ là các báo cáo. Các báo cáo này 
sẽ được gửi tới bộ phận quản lý điều hành 
cao nhất của công ty như HĐTV, HĐQT và 
chủ sở hữu công ty. 
2.2.2. Người quản lý công ty
Người quản lý công ty là một khái niệm 
tương đối rộng dùng để chỉ những người 
có thể nhân danh công ty ký kết các giao 
dịch của công ty. Việc xác định ai là người 
quản lý công ty tuỳ thuộc vào hệ thống 
pháp luật của từng quốc gia khác nhau. 
Ở Việt Nam, đó là thành viên hợp danh, 
Chủ tịch HĐTV, thành viên HĐTV, Chủ 
tịch công ty, Chủ tịch HĐQT, thành viên 
HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và 
các cá nhân giữ các chức danh quản lý khác 
theo quy định tại Điều lệ công ty11.
OECD đã đưa ra những khuyến nghị 
nhằm thực thi một cách hiệu quả kiểm soát 
rủi ro liên quan đến quyền và nghĩa vụ của 
những người quản lý công ty12. Áp dụng 
những khuyến nghị này trong việc kiểm 
soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn có 
thể xác định cụ thể như sau: 
Một là, thiết lập cấu trúc kiểm soát rủi 
ro cho công ty, trong đó phân định rõ trách 
nhiệm giữa các bộ phận phòng ban, các 
chức danh trong công ty đối với việc kiểm 
soát rủi ro. Cấu trúc kiểm soát rủi ro được 
hiểu là cách thức tổ chức các bộ phận trong 
công ty thực hiện việc kiểm soát rủi ro. Trên 
thực tế, không có một cấu trúc kiểm soát rủi 
ro chung cho tất cả các công ty. Vì thế, mỗi 
công ty sẽ phải thiết kế một cấu trúc rủi ro 
riêng phù hợp với mô hình, điều kiện của 
riêng mình.
Hai là, xây dựng các quy định nội bộ về 
kiểm soát rủi ro trong công ty nói chung. 
Các quy định này phải được công khai tới 
tất cả các bộ phận và từng người lao động 
11  Khoản 24 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 
12  OECD, tlđd, tr. 9, 10.
PHẠM THỊ TRANG
57Số 02 - 2021 Khoa học Kiểm sát
trong công ty để mọi người, mọi bộ phận 
trong công ty đều hiểu rõ nhiệm vụ của 
mình đối với việc kiểm soát rủi ro và thực 
thi các nhiệm vụ đó. 
 Ba là, thành lập bộ phận kiểm soát rủi ro 
nếu điều kiện công ty cho phép để thực hiện 
việc kiểm soát rủi ro đối với tất cả các hoạt 
động của công ty, trong đó có kiểm soát rủi 
ro đối với hợp đồng có giá trị lớn. Để bộ 
phận kiểm soát rủi ro hoạt động hiệu quả 
thì bộ phận này phải độc lập với bộ phận 
kinh doanh của công ty.
Bốn là, hiểu được những rủi ro mà công 
ty sẽ gặp phải trong quá trình kinh doanh 
cũng như những rủi ro khi giao kết hợp 
đồng có giá trị lớn để có được phương án 
ứng phó hoàn hảo nhất. 
Năm là, xác định “khẩu vị rủi ro” của 
công ty. Khẩu vị rủi ro là những rủi ro mà 
công ty chấp nhận được nếu rủi ro đó xảy 
ra. Xác định khẩu vị rủi ro đối với hợp đồng 
có giá trị lớn có nghĩa là những người quản 
lý công ty phải xác định loại rủi ro, mức độ 
rủi ro mà công ty có thể chấp nhận được khi 
tham gia vào quá trình xác lập, thực hiện và 
chấm dứt hợp đồng có giá trị lớn. 
Sáu là, người quản lý công ty phải đưa ra 
được những biện pháp ứng phó của công ty 
trong trường hợp xảy ra rủi ro đối với hợp 
đồng có giá trị lớn.
2.2.3. Chủ sở hữu công ty
 Các cổ đông/thành viên là các nhà đầu 
tư, họ bỏ tài sản để đầu tư vào công ty với 
mong muốn được hưởng lợi nhuận từ hoạt 
động kinh doanh của công ty. Khi có rủi ro 
xảy ra, họ sẽ là những người chịu thiệt hại từ 
những rủi ro đó. Bởi vậy, họ sẽ phải tham gia 
vào quá trình kiểm soát rủi ro của công ty nói 
chung và kiểm soát rủi ro đối với hợp đồng 
có giá trị lớn nhằm giảm thiểu những thiệt 
hại mà mình phải gánh chịu. Pháp luật các 
nước đều quy định theo hướng chủ sở hữu 
công ty sẽ là chủ thể có quyền chấp thuận 
hoặc thông qua dự thảo hoặc nội dung chính 
của hợp đồng trước khi hợp đồng được xác 
lập, đồng thời họ cũng là các chủ thể được 
báo cáo về kết quả thực hiện hợp đồng. 
2.3. Cơ chế xử lý vi phạm hoặc giải quyết 
tranh chấp liên quan đến hợp đồng có giá 
trị lớn
Yếu tố thứ ba cấu thành cơ chế kiểm 
soát rủi ro đối với hợp đồng có giá trị lớn là 
cơ chế xử lý vi phạm hoặc giải quyết tranh 
chấp liên quan đến hợp đồng này. Cơ chế 
xử lý vi phạm hoặc giải quyết tranh chấp 
bao gồm việc đảm bảo quyền khởi kiện của 
cổ đông/thành viên công ty khi cổ đông/
thành viên có những bất đồng liên quan 
đến hợp đồng có giá trị lớn hoặc cổ đông/
thành viên phát hiện những vi phạm trong 
quá trình xác lập, thực hiện, chấm dứt hợp 
đồng; đảm bảo có cơ quan giải quyết tranh 
chấp; đảm bảo có hệ thống chế tài xử lý. 
Ví dụ, nếu ký hợp đồng có giá trị lớn mà 
không đúng trình tự, thủ tục hoặc quá 
trình thực hiện hợp đồng gây thiệt hại cho 
công ty thì người ký hoặc quyết định ký 
phải bồi thường.
Có thể thấy rằng, kiểm soát rủi ro đối 
với hợp đồng có giá trị lớn trong công ty là 
một yêu cầu cần thiết trong quá trình hoạt 
động của công ty. Việc kiểm soát phải được 
thực hiện bởi toàn thể công ty, dựa trên cơ 
sở pháp lý là các quy phạm được ghi nhận 
trong hệ thống pháp luật về công ty, Điều 
lệ, các quy định nội bộ của công ty và được 
bảo đảm bởi cơ chế xử lý vi phạm hoặc giải 
quyết tranh chấp trong quá trình xác lập, 
thực hiện, chấm dứt hợp đồng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật doanh nghiệp năm 2020;
2. Phạm Duy Nghĩa, (2015), Giáo trình Luật kinh 
tế, Nxb. Công an nhân dân;
3. Lê Văn Tranh, (2017), Luận giải về công ty cổ 
phần, Nxb. Tư pháp;
4. Viện ngôn ngữ học, (2002), Từ điển Tiếng 
Việt phổ thông, Nxb. Phương Đông;
5. OECD, (2009), Corporate Governance and 
the Financial Crisis: Key Findings and Main Mes-
sages, https://www.oecd.org/corporate/ca/corporat-
egovernanceprinciples/43056196.pdf
6. Paul Hopkin, (2010), Fundamentals of Risk 
Management;
7. Robert W. Hamilton, (1996), The Law of Cor-
poration in a Nutshell. West Publishing Co, n.d.

File đính kèm:

  • pdfco_che_kiem_soat_rui_ro_doi_voi_hop_dong_co_gia_tri_lon_tron.pdf