Chuyển hóa pháp luật và các vấn đề ở Việt Nam (Phần 1)

Chuyển hóa pháp luật vừa là vấn đề mới vừa là vấn đề cũ của Việt Nam

hiện nay. Vấn đề cũ vì thực tế pháp luật Việt Nam đã có hiện tượng du

nhập pháp luật từ rất lâu đời. Chúng ta có thể thấy pháp luật của Trung

Hoa, Pháp đã du nhập vào nước chúng ta. Vấn đề mới là các nghiên

cứu của Việt Nam về vấn đề này còn thiếu, chưa toàn diện, nên cách

hiểu chuyển hóa pháp luật chưa sâu sắc, chưa chính thống, chưa có hệ

thống lý luận cũng như các nguyên tắc cơ bản dẫn dắt các hành động

lập pháp của chúng ta trong lĩnh vực này.

Một câu hỏi được đặt ra là chuyển hoá pháp luật ở Việt Nam cần được

hiểu như thế nào? Ở Việt Nam đang sử dụng các thuật ngữ khác nhau

về vấn đề này như du nhập pháp luật, tham khảo luật nước ngoài,

chuyển hóa pháp luật, cấy ghép pháp luật Rất nhiều ngôn ngữ được

sử dụng ở đây. Một khái niệm căn bản và sáng rõ thì quả thực chưa

hình thành.

Chuyển hóa pháp luật trong thông lệ của thế giới được hiểu theo hai

hướng cơ bản, đó là cách hiểu theo chiều dọc, từ tham khảo quy định

của các tổ chức quốc tế đến việc hoàn thiện quy định pháp luật của các

quốc gia (nội luật hóa) và chiều ngang là tham khảo luật của các quốc

gia khác trong cùng một vấn đề để xây dựng quy định pháp luật trong2

nước (tham khảo pháp luật nước ngoài). Vậy thì chuyển hoá pháp luật

và nội luật hoá khác nhau ở chỗ nào? Sau đây là một số phân tích các

điểm khác nhau giữa chuyển hóa pháp luật và nội luật hóa:

- Về tính chủ động, chuyển hóa pháp luật là chủ động trong việc lựa

chọn các nội dung tư tưởng pháp luật du nhập vào nước tiếp nhận.

Còn nội luật hóa là thực hiện theo các điều ước quốc tế, là nghĩa vụ

của mỗi quốc gia.

- Về phạm vi áp dụng, chuyển hóa pháp luật là mọi giá trị của các văn

bản pháp luật đều có thể nghiên cứu và xem xét, còn nội luật hóa chỉ

áp dụng cho các điều ước, các thoả thuận quốc tế.

- Về tính chính thức, chuyển hóa pháp luật tiến hành qua nhiều kênh

không chính thức tác động đến nhiều đối tượng và thẩm thấu vào mỗi

chính sách, còn nội luật hóa có tính chính thức cao hơn khi đưa nội

dung một quy định pháp lý quốc tế vào văn bản pháp luật trong nước

là nghĩa vụ của mỗi quốc gia. Về cách thức thực hiện, chuyển hóa pháp

luật phải đưa vào dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và cần các cơ

quan có thẩm quyền xem xét thông qua, còn với nội luật hóa, có thể

áp dụng trực tiếp các điều ước quốc tế hoặc ban hành văn bản mới để

thực hiện nội dung các điều ước quốc tế.

Thứ hai là vấn đề lịch sử chuyển hóa pháp luật ở Việt Nam. Việc du

nhập pháp luật nước ngoài vào Việt Nam được hình thành khá lâu. Từ

thời tái lập quốc gia năm 938 đến thời kỳ phong kiến cuối thế kỉ thứ 19,

Việt Nam đã tiếp nhận và bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng pháp luật,

văn hóa pháp lý Trung Quốc. Ngay như các bộ hình luật của chúng ta

thời phong kiến, mô hình nhà nước thời phong kiến gồm các Bộ cũng

chịu ảnh hưởng nhiều bởi mô hình Trung Quốc. Chúng ta cũng thấy,

trong thời kỳ Pháp đô hộ từ năm 1858 đến năm 1945, pháp luật Việt

Nam cũng bị ảnh hưởng của pháp luật Cộng hoà Pháp khá rõ, thể hiện3

Thực tiễn và thách thức trong chuyển hóa pháp luật tại Việt Nam: Chia sẻ kinh nghiệm của Liên minh châu Âu

Challenges and practices of legal transplants in Viet Nam: Sharing European experiences

qua các văn bản pháp luật, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến dân

sự. Thậm chí, trong thời kỳ này một số Bộ Luật dân sự cũng được ban

hành. Tiếp theo đó, trong thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa giai đoạn

năm 1954 - 1986, Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư tưởng pháp

luật của Liên Xô (Xô Viết) trong nhiều lĩnh vực, và ảnh hưởng của nó

vẫn còn tiếp tục cho đến ngày hôm nay (trong mô thức tổ chức quyền

lực, vấn đề quy định hình thức sở hữu ). Trong giai đoạn tiếp theo, từ

thời kỳ Đổi mới tính từ năm 1986 cho đến nay thì việc du nhập pháp

luật vào Việt Nam khá đa dạng, trong đó có sự du nhập nhiều tư tưởng

pháp luật của các nước phương Tây, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế

và một phần trong tổ chức bộ máy nhà nước, ví dụ các tư tưởng về các

cơ quan nhà nước kiểm soát lẫn nhau, tư tưởng về pháp quyền.

Chuyển hóa pháp luật và các vấn đề ở Việt Nam (Phần 1) trang 1

Trang 1

Chuyển hóa pháp luật và các vấn đề ở Việt Nam (Phần 1) trang 2

Trang 2

Chuyển hóa pháp luật và các vấn đề ở Việt Nam (Phần 1) trang 3

Trang 3

Chuyển hóa pháp luật và các vấn đề ở Việt Nam (Phần 1) trang 4

Trang 4

Chuyển hóa pháp luật và các vấn đề ở Việt Nam (Phần 1) trang 5

Trang 5

Chuyển hóa pháp luật và các vấn đề ở Việt Nam (Phần 1) trang 6

Trang 6

Chuyển hóa pháp luật và các vấn đề ở Việt Nam (Phần 1) trang 7

Trang 7

Chuyển hóa pháp luật và các vấn đề ở Việt Nam (Phần 1) trang 8

Trang 8

Chuyển hóa pháp luật và các vấn đề ở Việt Nam (Phần 1) trang 9

Trang 9

Chuyển hóa pháp luật và các vấn đề ở Việt Nam (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 142 trang xuanhieu 2380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chuyển hóa pháp luật và các vấn đề ở Việt Nam (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyển hóa pháp luật và các vấn đề ở Việt Nam (Phần 1)

Chuyển hóa pháp luật và các vấn đề ở Việt Nam (Phần 1)
hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.
3. Hiệu quả thi hành Luật Cạnh tranh
Theo số liệu của Cục quản lý cạnh tranh thì cho đến hết năm 2013 đã 
có 64 vụ việc hạn chế cạnh tranh bị điều tra sơ bộ. Trong đó có 10 vụ 
được điều tra chính thức và 4 vụ đã được chuyển đến Hội đồng cạnh 
tranh để xem xét quyết định. Các phán quyết của Hội đồng cạnh tranh, 
tuy có bị khiếu nại/khiếu kiện nhưng đều đã được thi hành.
Nhìn chung, đây là kết quả còn khá khiêm tốn so với thực tế hạn chế 
cạnh tranh trong các thị trường liên quan hiện nay bao gồm cả 3 lĩnh 
108
vực: Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; lạm dụng vụ trí thống lĩnh hoặc 
lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Điều đáng lưu ý là, trong 
bối cảnh khủng hoảng và cơ cấu lại nền kinh tế, vẫn chưa có vụ việc tập 
trung kinh tế nào bị phát hiện và xử lý.
Nguyên nhân của thực trạng trên là xuất phát từ nhiều phía: (i) do 
nhận thức, hiểu biết pháp luật cạnh tranh của doanh nghiệp còn hạn 
chế; (ii) các quy định của Luật Cạnh tranh về vấn đề này còn nhiều hạn 
chế, bất cập như xác định thị trường liên quan, xác định doanh nghiệp 
thống lĩnh theo theo ngưỡng thị phần, xác định hành vi bị coi là lạm 
dụng và một số quy định liên quan đến biện pháp xử phạt và khắc phục 
hậu quả; (iii) sự hạn chế về nguồn lực (nhân lực, tài chính, thông tin) 
của cơ quan quản lý cạnh tranhTất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng 
đến quá trình tổ chức thực thi các quy định về kiểm soát độc quyền 
hiện nay trên thị trường Việt Nam.
Về cạnh tranh tranh không lành mạnh có thể thấy rằng: hơn 8 năm kể 
từ ngày có hiệu lực thi hành, Luật Cạnh tranh đã phát huy vai trò tích 
cực trong việc giữ cho môi trường cạnh tranh lành mạnh, xử lý những 
hành vi làm cản trở cạnh tranh trên thị trường. Qua việc điều tra và xử 
lý các vu việc cạnh tranh từ năm 2007 - 2013 cho thấy, Luật Cạnh tranh 
đã thể hiện được vai trò quan trọng trong việc giữ gìn môi trường cạnh 
tranh tại Việt Nam. Những kết quả đạt được từ việc xét xử và xử lý các 
vụ việc cạnh tranh cho thấy sự ra đời của Luật Cạnh tranh là cần thiết 
và kịp thời, những quy định trong luật đã tạo điều kiện cho cơ quan 
cạnh tranh có cơ sở pháp lý để tiến hành các hoạt động điều tra, xét xử 
các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. 
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận trong công tác tổ chức thực 
hiện và xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh của Cục Quản lý cạnh tranh 
trong thời gian qua, thì số lượng các vụ việc cạnh tranh bị điều tra, xử 
lý vẫn còn hạn chế, cơ quan quản lý cạnh tranh vẫn chưa thể phát huy 
109
Thực tiễn và thách thức trong chuyển hóa pháp luật tại Việt Nam: Chia sẻ kinh nghiệm của Liên minh châu Âu
Challenges and practices of legal transplants in Viet Nam: Sharing European experiences
hết năng lực cũng như quyền hạn trong quá trình điều tra bởi nhiều 
nguyên nhân, có cả khách quan lẫn chủ quan. Qua thực tiễn công tác 
điều tra và xử lý các vụ việc cạnh tranh, có thể thấy cũng còn tồn tại 
một số hạn chế sau:
- Hiện tượng phản cạnh tranh diễn ra trên thị trường ngày càng phổ 
biến và tinh vi nhưng các vụ việc phát hiện, tiếp nhận, điều tra và xử 
lý của cơ quan quản lý cạnh tranh trong 8 năm qua còn rất khiêm tốn 
(148 vụ) và tập trung chủ yếu ở hành vi cạnh tranh không lành mạnh, 
còn hành vi vi phạm pháp luật về hạn chế cạnh tranh bị xử lý còn rất 
khiếm tốn.
- Trong hơn 8 năm thực thi Luật Cạnh tranh, có một số quy định về 
hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh chưa được áp dụng trên thực tế 
như xâm phạm bí mật kinh doanh (Điều 41), ép buộc trong kinh doanh 
(Điều 42), phân biệt đối xử của hiệp hội (Điều 47) và các hành vi về tập 
trung kinh tế. Kể từ khi thành lập cho đến nay, Cục Quản lý cạnh tranh 
chưa tiếp nhận bất kỳ đơn khiếu nại nào của doanh nghiệp liên quan 
đến xâm phạm bí mật kinh doanh có thể xuất phát từ những nguyên 
nhân: 1) Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc chứng minh đối 
tượng bị xâm phạm đủ điều kiện là bí mật kinh doanh và chứng minh 
mình đã bảo mật đối tượng này bằng các biện pháp cần thiết; 2) Dạng 
hành vi này cũng không phải là một dạng hành vi phổ biến bởi cũng chỉ 
có một số ít doanh nghiệp sở hữu các bí mật kinh doanh có giá trị mà 
các doanh nghiệp khác muốn chiếm hữu (thường xảy ra trong ngành 
công nghệ thông tin, nhưng đối với ngành này thì các cách thức bảo 
mật cũng như cách thức tiếp cận với bí mật cũng sẽ rất đặc thù và tinh 
vi, khó phát hiện).
- Đối với quy định về hành vi phân biệt đối xử của hiệp hội hướng đến 
một đối tượng đặc biệt là các hiệp hội ngành hàng và hiệp hội nghề 
nghiệp. Ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, các hiệp 
110
hội mạnh có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động thị trường và các quyết 
định của hiệp hội tác động đáng kể đến tương quan cạnh tranh, có thể 
tạo lợi thế cho một hoặc một số thành viên so với những đối thủ hoạt 
động trong cùng lĩnh vực và cùng tham gia hiệp hội khác, qua đó làm 
sai lệch cạnh tranh. 
4. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật cạnh tranh từ cách 
nhìn du nhập pháp luật
4.1. Về pháp luật nội dung
a. Hoàn thiện pháp luật kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh
- Cần bổ sung khái niệm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vào trong Luật 
Cạnh tranh. Luật Cạnh tranh không đưa ra khái niệm về thỏa thuận hạn 
chế cạnh tranh mà chỉ liệt kê các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Trên 
thực tế, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể rất đa dạng cùng với 
sự thay đổi với những diễn biến phức tạp của nền kinh tế. 
- Cần phân loại các thòa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang 
và theo chiều dọc. Các nước đều có sự phân định thỏa thuận hạn chế 
cạnh tranh thành hai nhóm: nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo 
chiều ngang và nhóm thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều dọc. 
Việc phân biệt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo chiều ngang và chiều 
dọc có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thực thi Luật Cạnh tranh. 
- Cần xem xét bổ sung quy định điều chỉnh hành vi của Hiệp hội các 
doanh nghiệp trong các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Mặc dù Hiệp hội ngành nghề không trực tiếp tham gia sản xuất kinh 
doanh trên thị trường nhưng hoạt động của Hiệp hội có thể tác động 
tới quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Ở Việt 
Nam trong thời gian qua, pháp luật cạnh tranh đã bỏ qua vai trò của 
111
Thực tiễn và thách thức trong chuyển hóa pháp luật tại Việt Nam: Chia sẻ kinh nghiệm của Liên minh châu Âu
Challenges and practices of legal transplants in Viet Nam: Sharing European experiences
Hiệp hội trong các vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Qua thực 
tiễn kiểm soát hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong thời gian 
qua cho thấy, trong 04 vụ việc bị điều tra, thì có 02 vụ việc có liên quan 
trực tiếp đến tổ chức hiệp hội. 
- Luật Cạnh tranh nên bổ sung một số hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh 
tranh và bổ sung căn cứ để xác định thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thuộc 
diện bị cấm.
- Luật Cạnh tranh nên mở rộng đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh 
tranh bị cấm tuyệt đối. Vì trên thực tế có loại thỏa thuận mà xét về tính 
chất nguy hiểm và không thể xác định được thị phần kết hợp. 
- Cần sửa đổi cách tiếp cận đánh giá thỏa thuận hạn chế cạnh tranh 
dựa trên tiêu chí duy nhất là thị phần. Qua tham khảo kinh nghiệm của 
các nước đi trước cho thấy, các nước trên thế giới khi ban hành các quy 
định cấm đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đều căn cứ 
vào bản chất gây hạn chế cạnh tranh của hành vi và thị phần chỉ là một 
trong các yếu tố để cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh có thể xem 
xét khi đánh giá về vụ việc.
- Bổ sung các quy định liên quan đến miễn trừ. Theo đó có quy định về 
điều kiện để miễn trừ „đương nhiên“ và miễn trừ được xem xét cũng 
như thời hạn miễn trừ.
b. Hoàn thiện quy định pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí 
thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền
- Thứ nhất, cần bổ sung quy định về đặc tính của dịch vụ để làm căn cứ 
cho việc xác định thị trường sản phẩm liên quan đối với dịch vụ.
- Thứ hai, cần thay đổi cách thức xác định doanh nghiệp có vị trí thống 
lĩnh thị trường, vị trí độc quyền. Theo đó, xóa bỏ cách thức đánh giá vị 
trí thống lĩnh thị trường theo tiêu chí duy nhất là thị phần và theo các 
112
mức thị phần cố định như hiện nay; và cần bổ sung vào cụm từ “khả 
năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể” thành “khả năng gây 
hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường liên quan” và xây 
dựng bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá vị trí thống lĩnh thị trường đáng kể 
của doanh nghiệp.
- Thứ ba, cần quy định các tiêu chí đánh giá hành vi lạm dụng vị trí 
thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền. Hiện nay, Luật Cạnh tranh và 
các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đưa ra định nghĩa hoặc các tiêu 
chí chung nhất để xác định như thế nào là hành vi lạm dụng vị trí thống 
lĩnh/độc quyền mà chỉ mới liệt kê, mô tả các hành vi lạm dụng vị trí 
thống lĩnh thị trường để xác định giới hạn của sự cấm đoán mà chưa 
xác định bản chất hành vi.
c. Hoàn thiện quy định pháp luật về tập trung kinh tế
- Thứ nhất, cần hoàn thiện các nguyên tắc điều chỉnh pháp luật cạnh 
tranh về tập trung kinh tế. Pháp luật cạnh tranh cần có những chuẩn 
mực hợp lý để phân tách những trường hợp tập trung kinh tế gây tổn 
hại thực sự cho môi trường cạnh tranh và những trường hợp có tác 
dụng tích cực cho nền kinh tế.
- Thứ hai, cần quy định kết hợp giữa thị phần và các tiêu chí khác để xác 
định ngưỡng thông báo tập trung kinh tế. Như đã trình bày ở trên, việc 
Luật Cạnh tranh sử dụng thị phần là tiêu chí duy nhất để xác định mức 
độ gây tổn hại đến cạnh tranh của hành vi sáp nhập, hợp nhất và mua 
lại doanh nghiệp đã tạo ra khó khăn nhất định cho cả doanh nghiệp và 
cơ quan quản lý nhà nước. 
d. Hoàn thiện các quy đinh pháp luật về chống cạnh tranh không 
lành mạnh
- Thứ nhất, cần mở rộng chủ thể áp dụng đối với các quy định về hành 
vi cạnh tranh không lành manh trong Luật Cạnh tranh là doanh nghiệp. 
113
Thực tiễn và thách thức trong chuyển hóa pháp luật tại Việt Nam: Chia sẻ kinh nghiệm của Liên minh châu Âu
Challenges and practices of legal transplants in Viet Nam: Sharing European experiences
Việc quy định như vậy có thể được hiểu theo hai hướng: i) doanh 
nghiệp nước ngoài có hiện diện pháp lý tại Việt Nam; hoặc ii) doanh 
nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam nhưng tổ chức 
hoạt động thương mại, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên lãnh thổ 
Việt Nam. Hai cách hiểu này dẫn đến hai phương án thực thi hoàn toàn 
khác nhau. Trên thực tế, một bộ phận khá lớn pháp luật cạnh tranh 
trên thế giới đều có phạm vi điều chỉnh xuyên biên giới và có đối tượng 
áp dụng là các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động kinh doanh gây 
ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh nội địa của các nước đó. Tuy 
nhiên, việc thực thi các điều khoản này còn rất hạn chế, có hiệu quả 
không cao, tốn nhiều nguồn lực của cơ quan quản lý cạnh tranh.
- Thứ hai, cần sửa đổi, bổ sung các quy định về hành vi cạnh tranh 
không lành mạnh để bảo đảm tính thống nhất, toàn diện và phù hợp 
với thực tiễn Việt Nam.
- Thứ ba, cần xem xét lại và hoàn thiện về mặt nội dung các quy định về 
phân biệt đối xử của hiệp hội trong Luật Cạnh tranh. 
4.2. Các giải pháp hoàn thiện cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật 
cạnh tranh
a. Đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh và cơ 
quan tố tụng cạnh tranh (Cục Quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh) 
Khi Luật Cạnh tranh được sửa đổi, thì nên xây dựng mô hình cơ quan 
thực thi pháp luật cạnh tranh trực thuộc Chính phủ trên cơ sở xóa bỏ 
mô hình cũ, thành lập một mô hình mới trên cơ sở nhập Cục Quản lý 
cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh (như hầu hết các quốc gia) hiện nay 
bởi những lý do sau đây:
Thứ nhất, việc thành lập cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh độc lập 
trực thuộc Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho việc huy động nguồn ngân 
114
sách thông qua hoạt động một cách độc lập, tăng thêm tính tự chủ của 
cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh.
Thứ hai, cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh là một thiết chế để đảm 
bảo thực thi Luật Cạnh tranh. Trên thực tế, Luật Cạnh tranh thường 
xuyên được đề cập đến là luật khung, hoặc được xem là nguyên tắc 
cơ bản để xây các quy định chuyên ngành trong nền kinh tế thị trường 
hiện đại. Vì vậy, để thực thi chính sách cạnh tranh nói chung và pháp 
luật cạnh tranh nói riêng đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt 
chẽ với các cơ quan quản lý chuyên ngành. 
Thứ ba, với vị trí độc lập của một cơ quan trực thuộc Chính phủ giúp 
đảm bảo và thúc đẩy việc tập trung chuyên môn, tính công chính, minh 
bạch và khả năng chịu trách nhiệm và giải trình của cơ quan này. Tự chủ 
về việc tuyển dụng, bổ nhiệm cũng như đào tạo nhân sự, cũng như tự 
chủ về mặt ngân sách hoạt động sẽ đảm bảo cho cơ quan cạnh tranh 
có thực quyền cao hơn.
Thứ tư, với xu hướng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và tăng 
cường hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, sự cạnh tranh trên thị trường 
Việt Nam ngày càng gay gắt, vì vậy trong tương lai, chắc chắn số vụ vi 
phạm pháp luật cạnh tranh sẽ tăng lên một cách đáng kể. Điều này đòi 
hỏi quy mô của cơ quan thực thi pháp luật cạnh tranh phải được mở 
rộng và tăng cường về tài chính và nhân lực nhằm thực thi có hiệu quả 
các nhiệm vụ được giao.
b. Thiết lập cơ chế phối kết hợp giữa cơ quan quản lý cạnh tranh và 
các cơ quan hữu quan, đặc biệt là cơ quan quản lý ngành 
Ở Việt Nam hiện nay, việc cung cấp thông tin phục vụ điều tra các vụ 
việc cạnh tranh, đặc biệt là vụ việc hạn chế cạnh tranh là rất khó khăn 
vì chưa có một cơ sở dữ liệu thật sự chuẩn xác về thị trường, về hàng 
hóa, về giá cả Hệ thống dữ liệu ở Việt Nam trong lĩnh vực nào thường 
115
Thực tiễn và thách thức trong chuyển hóa pháp luật tại Việt Nam: Chia sẻ kinh nghiệm của Liên minh châu Âu
Challenges and practices of legal transplants in Viet Nam: Sharing European experiences
chỉ do hệ thống cơ quan quản lý về lĩnh vực đó nắm giữ dẫn tới việc 
chưa có một nguồn tổng hợp chính xác. Điều này đặc biệt gây khó khăn 
cho các cơ quan điều tra các vụ việc cạnh tranh.
Bên cạnh đó, sự phối kết hợp giữa các cơ quan bộ ngành chỉ mới dừng 
lại ở mức tiền lệ, chưa có văn bản hợp tác chính thức. Cho nên, việc 
cung cấp thông tin của các cơ quan bộ ngành cho cơ quan quản lý cạnh 
tranh trong việc điều tra các vụ việc cạnh tranh, đặc biệt là vụ việc hạn 
chế cạnh tranh có tính chất vô cùng phức tạp vì phải cần đến những 
sô liệu, thông tin mà chỉ có thể thu thập được thông qua các cơ quan 
quản lý chuyên ngành như quản lý thị trường, cơ quan thuế, công an 
kinh tế vấn đề đặt ra ở đây là để có thể điều tra đi đến một kết luận 
chính xác về một vụ việc cạnh tranh làm cơ sở cho việc ra quyết định 
xử lý đúng pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền điều tra phải có sự hợp 
tác, phối kết hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác để xử 
lý tốt các vụ việc cạnh tranh cũng như dự báo được tình hình liên quan 
đến xu hướng thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh. 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_hoa_phap_luat_va_cac_van_de_o_viet_nam_phan_1.pdf