Chụp ảnh "close-up"

Cuối tuần này, bạn hãy thử nghiệm chụp ảnh "close-up" với máy ảnh "ngắm-chụp" của

mình hay dùng DSLD với ống kính chuyên dụng.

"Close-up" là thể loại ảnh chụp cận cảnh đặc tả, một thể loại khó và yêu cầu sự tỉ mỷ. Với loại

ảnh này, người chụp phải kiên nhẫn để "tóm" được những khoảnh khắc sinh động của chủ thể,

nhưng lại phải làm nổi bật được nó trong khung hình.

Thiết bị sử dụng cho thể loại ảnh "close-up" là máy ảnh compact "ngắm-chụp" có chế độ chụp

macro. Hoặc chuyên nghiệp hơn là DSLR với ống kính chuyên dụng như Nikkor 200mm f/4D

ED-IF AF Micro. Với máy DSLR, tripod và đèn flash rời là những bổ sung cần thiết.

Chụp ảnh close-up trang 1

Trang 1

Chụp ảnh close-up trang 2

Trang 2

Chụp ảnh close-up trang 3

Trang 3

Chụp ảnh close-up trang 4

Trang 4

Chụp ảnh close-up trang 5

Trang 5

Chụp ảnh close-up trang 6

Trang 6

Chụp ảnh close-up trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3640
Bạn đang xem tài liệu "Chụp ảnh "close-up"", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chụp ảnh "close-up"

Chụp ảnh "close-up"
Chụp ảnh 'close-up' 
Cuối tuần này, bạn hãy thử nghiệm chụp ảnh "close-up" với máy ảnh "ngắm-chụp" của 
mình hay dùng DSLD với ống kính chuyên dụng. 
"Close-up" là thể loại ảnh chụp cận cảnh đặc tả, một thể loại khó và yêu cầu sự tỉ mỷ. Với loại 
ảnh này, người chụp phải kiên nhẫn để "tóm" được những khoảnh khắc sinh động của chủ thể, 
nhưng lại phải làm nổi bật được nó trong khung hình. 
Thiết bị sử dụng cho thể loại ảnh "close-up" là máy ảnh compact "ngắm-chụp" có chế độ chụp 
macro. Hoặc chuyên nghiệp hơn là DSLR với ống kính chuyên dụng như Nikkor 200mm f/4D 
ED-IF AF Micro. Với máy DSLR, tripod và đèn flash rời là những bổ sung cần thiết. 
 Ảnh hoa, chụp macro 
Kỹ thuật chụp 
Điều khiển DOF (Deep of Field). 
Điều khiển được vùng ảnh rõ là một vấn đề sống còn đối với chụp macro. Ví dụ, khi chụp bông 
hoa, vùng DOF có thể rơi vào nhụy hoa, nhưng vùng cánh hoa sẽ bị mất nét. DOF mỏng có thể 
là một cách sáng tạo tốt khi chụp hoa cỏ, nhưng nên sử dụng khẩu nhỏ để lấy được vùng này sâu 
hơn, lấy được chi tiết đối tượng hơn. 
Kiểm soát chuyển động. 
Khi chụp macro đối tượng chuyển động, thông thường là hoa lá côn trùng, người chụp rất dễ mắc 
lỗi khiến ảnh bị mất nét một chút, gây khó chịu khi xem. Đối với hoa rung động do tác động bên 
ngoài như gió, có thể sử dụng tấm chắn để tạo môi trường tĩnh lặng khi chụp, nhưng không sử 
dụng được với côn trùng. Khi đó, người chụp nên dùng flash rời để bắt dính chuyển động dễ 
dàng hơn. Nếu muốn dùng flash cóc trên máy, có thể tự chế tản sáng phù hợp, nếu không đối 
tượng sẽ chỉ được chiếu sáng một phần hoặc thậm chí tối hoàn toàn. 
Tự chế tản sáng cho máy DSLR. Ảnh: Vnphoto. 
Chụp trong nhà. 
Trong nhà cũng có nhiều vật thể có thể trở thành đối tượng chụp khá hay, ví dụ chai lọ hay dụng 
cụ làm bếp. Để ảnh có tính nghệ thuật hơn, nên chỉnh cân bằng trắng để tạo ám xanh, chụp ở 
khẩu lớn hoặc ống góc rộng nhằm phóng đại kích thước đối tượng. Sử dụng hắt sáng trong nhà 
cũng là một phương pháp tốt để tránh bóng đổ hoặc phản chiếu từ các đồ vật khác. Các đối tượng 
như dao kéo, thìa nĩa khi chụp với nền trắng hoặc cửa sổ cũng tạo hiệu ứng thị giác rất tốt. 
Ảnh chụp thể loại macro. Ảnh: iBibo. 
Một trong những phong cách nhiếp ảnh tạo ấn tượng nhất cho người xem chính là chụp đồ ăn, vì 
vậy đừng nên quên chụp những trái cây ngon lành và đầy màu sắc nằm trong tô thủy tinh. 

File đính kèm:

  • pdfchup_anh_close_up.pdf