Máy ảnh cũng có lúc đo sáng nhầm

Dù liên tục được cải tiến, nhưng cảm biến đo sáng trên máy ảnh không phải lúc nào cũng

chính xác.

Ảnh: Digitalphotographyschool.

Cho dù máy ảnh của bạn có đời mới cỡ nào, thì cũng đều đo sáng theo cùng một cơ chế: Đo dựa

trên ánh sáng phản xạ. Khi đã nắm được đúng bản chất vấn đề, bạn sẽ thấy tại sao có những

trường hợp máy ảnh cũng có thể đo sáng nhầm và cách để khắc phục hiện tượng này.Để đo sáng không thì dễ, nhưng để tìm được vùng tối ưu cho các chế độ phơi sáng mới là phức

tạp. Nếu bạn chỉ dựa vào cảm biến đo sáng của máy ảnh, sẽ có lúc bạn thấy ảnh của mình hoặc

thiếu, hoặc thừa sáng do những hạn chế cố hữu của chế độ đo sáng tự động.

Cơ chế đo sáng của máy ảnh làm việc dựa trên lượng ánh sáng phản xạ từ nhân vật, từ đó, máy

ảnh tính đoán thông số phơi sáng (kết hợp độ mở, tốc độ hoặc cả hai tùy bạn đang ở chế độ nào)

tối ưu cho tình huống đó. Phải thừa nhận rằng các nhà sản xuất đã đầu tư cải tiến hệ thống đo

sáng ngày một hiện đại, nhưng để đạt tới sự chính xác hoàn hảo thì vẫn còn xa vời.

Hãy tưởng tượng trong một căn phòng, bạn có một con mèo đen và mèo trắng ngồi cạnh nhau.

Ánh sáng trong phòng cũng như các thông số phơi sáng tối ưu sẽ như nhau bất kể máy ảnh của

bạn hướng vào con mèo nào. Nhưng nếu dịch gần lại và chụp cận cảnh mèo trắng, máy ảnh sẽ

thay đổi thông số phơi sáng dự kiến khác hoàn toàn với việc nếu bạn chọn đối tượng là con mèo

đen, bởi lẽ lông của mèo trắng phản xạ ánh sáng nhiều hơn.

Máy ảnh cũng có lúc đo sáng nhầm trang 1

Trang 1

Máy ảnh cũng có lúc đo sáng nhầm trang 2

Trang 2

Máy ảnh cũng có lúc đo sáng nhầm trang 3

Trang 3

Máy ảnh cũng có lúc đo sáng nhầm trang 4

Trang 4

Máy ảnh cũng có lúc đo sáng nhầm trang 5

Trang 5

Máy ảnh cũng có lúc đo sáng nhầm trang 6

Trang 6

Máy ảnh cũng có lúc đo sáng nhầm trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 3960
Bạn đang xem tài liệu "Máy ảnh cũng có lúc đo sáng nhầm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Máy ảnh cũng có lúc đo sáng nhầm

Máy ảnh cũng có lúc đo sáng nhầm
Máy ảnh cũng có lúc đo sáng nhầm 
Dù liên tục được cải tiến, nhưng cảm biến đo sáng trên máy ảnh không phải lúc nào cũng 
chính xác. 
Ảnh: Digitalphotographyschool. 
Cho dù máy ảnh của bạn có đời mới cỡ nào, thì cũng đều đo sáng theo cùng một cơ chế: Đo dựa 
trên ánh sáng phản xạ. Khi đã nắm được đúng bản chất vấn đề, bạn sẽ thấy tại sao có những 
trường hợp máy ảnh cũng có thể đo sáng nhầm và cách để khắc phục hiện tượng này. 
Để đo sáng không thì dễ, nhưng để tìm được vùng tối ưu cho các chế độ phơi sáng mới là phức 
tạp. Nếu bạn chỉ dựa vào cảm biến đo sáng của máy ảnh, sẽ có lúc bạn thấy ảnh của mình hoặc 
thiếu, hoặc thừa sáng do những hạn chế cố hữu của chế độ đo sáng tự động. 
Cơ chế đo sáng của máy ảnh làm việc dựa trên lượng ánh sáng phản xạ từ nhân vật, từ đó, máy 
ảnh tính đoán thông số phơi sáng (kết hợp độ mở, tốc độ hoặc cả hai tùy bạn đang ở chế độ nào) 
tối ưu cho tình huống đó. Phải thừa nhận rằng các nhà sản xuất đã đầu tư cải tiến hệ thống đo 
sáng ngày một hiện đại, nhưng để đạt tới sự chính xác hoàn hảo thì vẫn còn xa vời. 
Hãy tưởng tượng trong một căn phòng, bạn có một con mèo đen và mèo trắng ngồi cạnh nhau. 
Ánh sáng trong phòng cũng như các thông số phơi sáng tối ưu sẽ như nhau bất kể máy ảnh của 
bạn hướng vào con mèo nào. Nhưng nếu dịch gần lại và chụp cận cảnh mèo trắng, máy ảnh sẽ 
thay đổi thông số phơi sáng dự kiến khác hoàn toàn với việc nếu bạn chọn đối tượng là con mèo 
đen, bởi lẽ lông của mèo trắng phản xạ ánh sáng nhiều hơn. 
Về cơ bản, người ta đã tính toán rằng toàn bộ lượng ánh sáng phản xạ trung bình của một khung 
cảnh thông thường tương đương với lượng ánh sáng phản xạ từ một tông nền xám mật độ 18%. 
Cảm biến đo sáng của máy ảnh, vì thế được xây dựng dựa trên sự phản xạ ánh sáng tiêu chuẩn 
này. 
Nhưng rõ ràng trong thực tế, không phải lúc nào nhân vật bạn chụp cũng nằm trong hoàn cảnh 
tiêu chuẩn. Đó chính là lý do sẽ có lúc máy ảnh đo sáng nhầm. 
 Bông hoa trái chụp với thông số tự động. Hoa bên phải đã được bù sáng thêm 2 stops. 
Nếu nhân vật có nhiều tông sáng, máy ảnh sẽ hạ mức sáng (underexposure) của hình ảnh. Cảm 
biến sẽ hiển thị thông số phơi sáng dự kiến dựa trên ánh sáng phản xạ tiêu chuẩn, theo đó sẽ coi 
các tông sáng trở thành xám, và kết quả là máy ảnh sẽ bị thiếu sáng 1 hoặc 2 stops. Ví dụ hai 
bông hoa ở trên. Bông phía bên trái được chụp với thông số tự động của máy ảnh và rõ ràng là 
nó thiếu sáng. Tông chủ đạo của nó là xám chứ không phải trắng. Ở đây, máy ảnh đã thực hiện 
đúng chức năng của nó, đưa ra thông số phơi sáng trên cơ sở coi toàn bộ ánh sáng phản xạ là 
tông xám. Vấn đề là bông hoa không phải màu xám mà là màu trắng. Ở ảnh bên phải, bức ảnh đã 
được bù sáng thêm 2 stops. Đây mới là phơi sáng tối ưu và bông hoa đã trở thành màu trắng. 
 Histogram của 2 bông hoa chụp bên trên. 
Để nhận biết ảnh thiếu hoặc thừa sáng, người chụp không nên phụ thuộc vào màn LCD của máy 
ảnh, bởi lẽ hình ảnh hiển thị còn phụ thuộc vào độ sáng màn hình và mức độ sáng của môi 
trường. Cách tốt nhất là nhìn vào Histogram. Nếu bức ảnh của bạn là bức chụp đối tượng tông 
sáng chủ đạo, thì tông màu chủ đạo phải nằm ở bên tay phải của Histogram của bức ảnh đó. Ví 
như trên đây là Histogram của hai bức chụp bông hoa ở trên được hiển thị trong phần mềm 
Lightroom. Histogram bên trái từ bức ảnh hoa bị thiếu sáng. Bạn có thể thấy phần lớn tông màu 
chính nằm ở giữa và bên trái. Nó cho biết ảnh được hợp thành chủ yếu từ tông trung và tông 
sẫm. Histogram bên phải là của bức đúng sáng, theo đó hầu hết tông chính nằm ở bên phải, thể 
hiện đúng ánh sáng của bức ảnh. 
Với những ảnh có quá nhiều tông sẫm như ảnh trên, đo sáng của máy ảnh cũng sẽ có vấn đề. Nó 
sẽ coi các tông sẫm thành các tông xám, theo đó kết quả là ảnh sẽ bị thừa sáng ở những vùng có 
tông sáng. 
Nhưng nói chung, đối với các ảnh tông sẫm bị thừa sáng, việc khắc phục vẫn còn dễ dàng ở các 
phần mềm xử lý hậu kỳ, miễn là các chi tiết vùng sáng vẫn còn chưa bị mất quá nhiều. Tuy 
nhiên, luôn lưu ý là kể cả có thể xử lý, nhưng chụp đúng phơi sáng vẫn vô cùng quan trọng, bởi 
đôi khi xử lý hậu kỳ có thể làm tăng nhiễu của ảnh, như hai ảnh dưới đây: 
 Cả hai đều được chụp vào đúng phần nhụy hoa với ISO đặt ở 1.600. Ảnh đầu tiên đúng sáng, và 
ảnh thứ hai thiếu sáng, sau đó được kích sáng ở xử lý hậu kỳ. Kết quả rõ ràng khác biệt. 

File đính kèm:

  • pdfmay_anh_cung_co_luc_do_sang_nham.pdf