Chơi đu - Nét đẹp văn hóa dân gian ngày Tết xưa

Chơi đu, còn gọi là đánh đu, không chỉ là trò chơi dân gian đơn

thuần, nó còn mang ý nghĩa nhân văn, tính linh thiêng, hàm ẩn ước vọng về cầu mùa

màng bội thu, âm dương trời đất giao hòa, giúp con người phối hợp nhịp nhàng, hăng

say trong lao động. Chơi đu là phần đặc sắc không thể thiếu trong tết xưa ở các làng

quê Việt Nam tạo nên một bức tranh sinh hoạt văn hóa sôi động dù đời sống nông

nghiệp còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.

Chơi đu - Nét đẹp văn hóa dân gian ngày Tết xưa trang 1

Trang 1

Chơi đu - Nét đẹp văn hóa dân gian ngày Tết xưa trang 2

Trang 2

Chơi đu - Nét đẹp văn hóa dân gian ngày Tết xưa trang 3

Trang 3

Chơi đu - Nét đẹp văn hóa dân gian ngày Tết xưa trang 4

Trang 4

Chơi đu - Nét đẹp văn hóa dân gian ngày Tết xưa trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 7420
Bạn đang xem tài liệu "Chơi đu - Nét đẹp văn hóa dân gian ngày Tết xưa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chơi đu - Nét đẹp văn hóa dân gian ngày Tết xưa

Chơi đu - Nét đẹp văn hóa dân gian ngày Tết xưa
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 CHƠI ĐU - NÉT ĐẸP VĂN HÓA DÂN GIAN NGÀY TẾT XƯA
 NCS. Tạ Thị Thủy*
 Tóm tắt: Chơi đu, còn gọi là đánh đu, không chỉ là trò chơi dân gian đơn 
thuần, nó còn mang ý nghĩa nhân văn, tính linh thiêng, hàm ẩn ước vọng về cầu mùa 
màng bội thu, âm dương trời đất giao hòa, giúp con người phối hợp nhịp nhàng, hăng 
say trong lao động... Chơi đu là phần đặc sắc không thể thiếu trong tết xưa ở các làng 
quê Việt Nam tạo nên một bức tranh sinh hoạt văn hóa sôi động dù đời sống nông 
nghiệp còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
 1. Vài nét về trò chơi đu truyền thống
 Chơi đu (hay đánh đu theo ngôn ngữ từng địa phương) là trò chơi dân gian 
dành cho người lớn, tập trung hướng tới đối tượng nam nữ thanh niên. Trò chơi này 
thường diễn ra trong ngày hội xuân ở các làng quê Việt Nam.
 Mặc dù chưa có tài liệu cho biết rõ trò chơi đu ra đời vào thời gian nào nhưng 
đây là trò chơi dân gian khá phổ biến trong các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Không 
những người Việt (Kinh), người Mường, người Thái cũng chơi đu trong ngày hội, người 
Thái gọi là “chọng chá pín” tức là đu quay.
 Cây đu có cấu tạo khá đơn giản, gồm 3 phần chính:
 - Phần đỉnh (còn gọi là thượng đu), có nhiệm vụ nối hai phần trụ đu với nhau.
 - Phần trụ, thường là 4 cây tre lớn, chắc chắn, được chôn chặt xuống đất tạo thế 
bền vững, gặp nhau ở đỉnh đu.
 - Phần thân, có hình chữ nhật đứng gồm 2 cây tre song song cho người chơi 
bám vào, dưới có bàn đu, dùng để đặt chân.
 Loại đu này nhiều người cùng chơi được một lúc, tùy thuộc vào độ chắc chắn, 
to lớn của trụ và thân đu.
 Các công đoạn dựng đu cần phải được làm thật chắc chắn để cho cây đu có thể 
chịu đựng được sức nặng của người đu cùng với lực đẩy của quá trình đu. Có làng phải 
trồng hai đến ba cây đu trong dịp tết để đáp ứng các trò vui chơi giải trí của các đôi trai 
gái. Thông thường, có một hoặc hai người lên đu (còn gọi là đu đơn và đu đôi), nhưng 
phổ biến và được ưa chuộng nhất là đánh đu đôi. Ở nhiều nơi người ta còn treo giải 
thưởng ở ngang ngọn đu để người đu giật giải nhằm tăng thêm hứng thú. Địa điểm để
* Chuyên viên phòng QLKH - HTQT, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
 89
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
dựng đu thường là nơi có khả năng tập trung đông người như: trước sân đình, bãi đất 
trống đầu làng.
 Vào mỗi dịp xuân về cũng đồng thời là lúc trên các làng quê cả nước tưng bừng 
mở hội làng, tổ chức nghi lễ cúng và rước Thành Hoàng làng. Khi phần lễ đã kết thúc, 
các trò chơi dân gian bắt đầu diễn ra, trong đó trò chơi đu thu hút đông đảo người dân 
tham gia, cổ vũ. Tùy theo phong tục ở mỗi vùng mà sẽ xuất hiện những trò chơi dân 
gian khác nhau. Trò đánh đu diễn ra tại nhiều địa phương trong cả nước, trong đó tập 
trung ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Chơi đu đã trở thành một nét đặc 
trưng văn hóa không thể thiếu trong mùa lễ hội ở những địa phương này.
 Trò chơi đu vào dịp xuân có một số quy định như sau:
 Về cách chơi: Khi khởi động ban đầu có thể nắm dây chạy lui, rồi nhảy lên 
nhún người cho đu bay dần cao hơn. Cũng có thể đứng trên dây thò một chân xuống đất 
đẩy lấy đà cho dây bắt đầu đung đưa, cũng có thể do người đứng dưới đẩy giúp sức lúc 
đầu. Khi đu đã bay cao hơn thì càng dễ nhún. Khi đánh đu nếu chỉ là đu một người thì 
có thể đứng lên bàn đu hai tay nắm cần đu. Nếu hai người đu thì chân phải đứng so le 
nhau, hai tay người con gái bám chặt vào tay đu, tay người con trai có thể nắm vào tay 
đu ở vị trí thấp hơn hoặc cao hơn. Hai người giáp mặt nhua. Khi bắt đầu đu, họ đu là là 
rồi mới lấy đà bay cao dần. Nếu đã có người đu rồi, người đến sau phải đỡ đu, tức là lựa 
lúc đu gần xuống mặt đất để dừng đu lại. Người đến sau sẽ nhường cho người đến trước 
thay phiên. Người chơi muốn thôi đu phải giảm tốc độ, đu thấp xuống để ra hiệu cho 
người khác giữ đu lại để thay thế.
 Về luật chơi: Thông thường, ban tổ chức hội thi đu quy định, ai đánh đu được 
cao nhất (ví dụ ngang độ cao của xà) là thắng hoặc tính nhiều lần đu cao để cộng điểm. 
Người thắng sẽ được giải thưởng, thường giải thưởng sẽ được treo ở nơi cao trên cây 
đu, ai đu cao đến nơi sẽ giật giải. Trong khi đang có người đu, mọi người xem không 
được đứng gần đường đu, hoặc đụng vào đu làm lệch đường đu gây nguy hiểm cho cả 
người đu và người xem. Khi đu người chơi phải giữ được nét mặt tươi tỉnh, tự nhiên, ăn 
ý với nhau.
 Quy định về giải thưởng: Bên cạnh cây đu, người ta treo một chiếc khăn hồng 
ở chiều cao xấp xỉ xà đu. Người chơi phải đu cao để giật cho được chiếc khăn kia. 
Ngoài việc đu cao họ còn phải nhún sao cho đẹp mắt thì mới được tán thưởng và thắng 
cuộc. Giải thưởng chỉ mang tính chất tinh thần là chủ yếu (như khuôn vải, gói thuốc, 
hoặc một chút tiền) nhưng cũng thu hút mọi người tham gia tranh giải.
90
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 Chơi đu là trò chơi mang tính phổ biến và dân dã ở nhiều vùng nông thôn, thu 
hút đủ mọi người, mọi lứa tuổi tham gia và cổ vũ, đem lại sự sôi động, náo nhiệt cho 
làng quê vốn quanh năm tĩnh lặng. Chơi đu cũng yêu cầu người chơi phải thật bình tĩnh 
và thêm một chút dũng cảm, bởi nhiều khi đu bay cao tít nến người đu không bình tĩnh 
và có sức khỏe sẽ dễ nguy hiểm đến người chơi.
 Đối với những làng quê Việt xưa kia, mỗi độ Tết đến xuân về, không gian như 
được thay áo mới và cây đu trở thành biểu tượng độc đáo, là “điểm hẹn” của Tết, cái Tết 
trở thành “hội” đúng nghĩa.
 Đánh đu, chơi đu vừa là trò chơi dân gian, lại vừa là nét đẹp văn hóa cộng 
đồng, là hình ảnh rất thân thuộc của Tết. Đánh đu cũng đi vào văn học nghệ thuật, trở 
thành “tứ thơ”, thành đề tài nhiều ẩn dụ. Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm thế kỷ 
XVIII, đã phác họa bức tranh quê sống động, tả cảnh vui xuân rộn rã, chơi đu hấp dẫn 
gợi lên niềm say mê của ngày hội:
 “Bốn cột khen ai khéo khéo trồng 
 Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
 Trai đu gối hạc khom khom cật 
 Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
 Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
 Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
 Chơi xuân có biết xuân chăng tá 
 Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không! ”
 (Hồ Xuân Hương)
 Ca dao xưa cũng có câu: “Khen ai khéo dựng đu này/Để cho trai gái chơi ngày 
chơi đêm”. Câu ca dao ấy đã thể hiện lòng say mê thích thú của người dân đối với một 
trò chơi dân gian phổ biến ở nhiều địa phương, qua đó thấy được nét văn hóa của người 
dân Việt.
 2. Nét đẹp văn hóa trong trò chơi dân gian đánh đu ngày tết xưa
 Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng của người dân Việt, mang đậm dấu ấn của 
nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước. Trong tâm thức của người xưa, Tết là thời 
gian quan trọng nhất trong năm, trở thành niềm mong đợi của hầu hết mọi người dân. 
Tết Việt Nam xưa mang đậm phong vị cổ truyền, thể hiện sự giao hòa của trời đất và 
con người với thần linh, là ngày con cái tạ ơn sinh thành của cha mẹ. Người xưa quan 
niệm Tết gắn liền với giá trị vật chất “ăn” và giá trị tinh thần “hội”. Trong những ngày 
hội đầu xuân, ngoài phần nghi lễ tế thánh tôn nghiêm thì phần hội là phần hết sức sôi
 91
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
động, luôn được mọi người trông đợi. Trong đó, chơi đu là một trò chơi không thể thiếu 
trong những dịp này.
 Cần lưu ý rằng, trò chơi ngày Tết xưa không chỉ đơn thuần thi đấu hay đối 
kháng mà còn gửi gắm vào đó sự giao lưu, kết bạn, kết duyên. Ca dao xưa có câu:
 “Có nam có nữ mới nên Xuân 
 Có oản, có xôi mới có phần”
 Chơi đu ngoài tính thể thao, rèn luyện và giải trí, nó còn là dịp gặp gỡ, giao lưu 
của thanh niên nam nữ, là một hoạt động trao đổi tình cảm, tỏ tình của trai gái nhiều địa 
phương vào mỗi dịp hội làng mùa xuân. Thực tế có nhiều đôi đã nên vợ nên chồng sau 
những cuộc chơi đu xuân, hội đu đã trở thành một “hội” chợ tình. Đu đôi nam nữ còn 
thể hiện quan niệm tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp vốn coi trọng âm dương đối đãi, 
mà hai yếu tố âm và dương này được kết tinh trong đôi nam nữ. Rồi động tác đu, người 
đu từ đất (âm) bước lên cây đu rồi đu lên trời (dương) cũng thể hiện triết lý phồn thực. 
Thân đu cùng đôi nam nữ chuyển động nhịp nhàng, như sự vần vũ của vũ trụ, để từ đó 
âm dương, trời đất giao hòa, mọi vật sinh sôi, phát triển.
 Cái Tết là một điểm mút để đánh dấu sự mở đầu và kết thúc một vòng chu trình 
nông nghiệp. Cái Tết và hội xuân của Tết (trong đó có trò chơi đu) giúp mọi người cởi 
mở và gần gũi với nhau hơn. Sau hội đu, mọi người trở về với cuộc sống lao động sản 
xuất thường nhật với một tinh thần phấn chấn, hưng phấn hơn để bắt tay vào một năm 
mới tràn đầy hy vọng. Trò chơi đu chính là một liệu pháp tinh thần quan trọng để tái sản 
sinh sức lao động, tinh thần lao động. Đối với những làng thuần nông ở vùng đồng bằng 
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thì yếu tố này có ý nghĩa quan trọng.
 Chơi đu còn thể hiện nét văn hóa độc đáo, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó 
cộng đồng. Trong một không gian tưởng chừng là “tục”, mọi người được dịp kề vai, sát 
cánh, thỏa mãn nhu cầu giải trí, vui chơi để hướng đến cái “thiêng” chung là tưởng nhớ 
thần linh, tổ tiên từ đó cổ vũ, động viên tinh thần tập thể, đoàn kết dân tộc, bảo vệ xóm 
làng, quê hương, đất nước. Không gian văn hóa của trò chơi không chỉ có người đu (có 
thể đơn và đôi nam - nữ) mà còn là không gian của quần chúng, không gian cộng đồng, 
mọi người tề tựu, hẹn hò, gặp gỡ, mừng nhau manh áo mới, mảnh quần hồng, cái khăn 
đỏ... Ý nghĩa sâu sắc của nó hướng đến tính tập thể, mọi người vỗ tay, hoan hô cặp nào 
nhịp nhàng, cặp nào thanh thoát, tình t ứ . từ đó gia tăng tình làng, nghĩa xóm, cố kết 
cộng đồng. Tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “tương thân, tương ái, tương trợ” của người 
Việt đã trở thành nét đẹp văn hóa bao đời có lẽ cũng có cơ sở từ những sinh hoạt văn 
hóa chung như thế này.
92
 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU
 Đối với người Việt, chơi đu trong hội xuân không đơn thuần chỉ là trò chơi, 
mang tính giải trí thông thường mà quan trọng hơn là để bày tỏ ước vọng tác động đến 
các lực lượng siêu nhiên, mong sao cho trời đất yên lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng 
tươi tốt. Cái ý nghĩa đó chính là phần hồn, tạo nên vẻ đẹp cho mỗi trò chơi. Đu bay lên 
rồi lại hạ xuống, rồi lại bay vút lên không trung, tượng trưng cho sự vận hành của vũ 
trụ, của trời đất. Nó là sợi dây để con người giao đãi với tự nhiên, tự nhiên liên hệ với 
con người.
 Vào mùa lễ hội xuân ở các địa phương trong nước đặc biệt là các tỉnh đồng bằng 
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, hình ảnh tà áo nhiều màu sắc phấp phới bay cùng hình ảnh 
cần đu đưa lên vun vút trong tiếng reo hò cổ vũ của người xem thực sự đã trở thành nét 
đặc trưng văn hóa độc đáo không thể thiếu vào mỗi dịp tết đến xuân về. Ai đó đã từng 
nói, làng xã Việt Nam là cái nôi sản sinh, bảo tồn và trao truyền văn hóa. Và trong 
những làng quê nghèo nàn ấy, ngôi đình, mái chùa cùng với nó là lễ hội mùa xuân 
chính là chất xúc tác tuyệt vời để trò đánh đu thêm chất xuân, thêm tình xuân, ý 
nhị và đầy lưu luyến.
 Cuộc sống trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường đã làm cho phong vị Tết cổ 
truyền nhiều phần phai nhạt, các trò chơi dân gian dần bị thay thế bởi các trò vui hiện 
đại. Mặc dù một vài năm trở lại đây, trò chơi đu được phục hồi ở một số địa phương 
trong nước, tuy nhiên số người tham gia còn hạn chế và “hương xưa” (tức là không gian 
văn hóa chơi đu xưa) cũng không còn đậm đà như trước. Đây chính là một vấn đề mà 
công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc cần phải lưu ý.
 SWINGING - THE BEAUTY OF FOILK CULTURE 
 IN THE LUNAR NEW YEAR
 Ta Thi Thuy, Ph.D student
 Abstract: Swinging is a simple folk game. It also means humanity, sacredness, 
implicit desire of bumper crops, yin and yang harmony of heaven and earth. It means 
the motivation for people to work hard... Swinging is the indispensable characteristic of 
the Lunar New Year in Vietnamese villages. This game creates a picture of eventful 
cultural activities although agricultural life is still hard.
 93

File đính kèm:

  • pdfchoi_du_net_dep_van_hoa_dan_gian_ngay_tet_xua.pdf