Chính sách hậu tái định cư đối với dân tộc thiểu số ở một số dự án thủy điện ở nước ta hiện nay
Chính sách hậu tái định cư là những chính sách hỗ trợ cho cộng đồng và
người dân khu, điểm tái định cư nhằm hỗ trợ phát triển sinh kế, tạo việc
làm tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững thông qua các giải pháp như
đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng,
vật nuôi, đầu tư cơ sở hạ tầng, v.v. Mặc dù, các dự án thủy điện đều triển
khai các chính sách hỗ trợ ổn định cuộc sống cho người dân sau tái định
cư nhưng tỷ lệ nghèo của hộ dân tộc thiểu số ở các khu, điểm tái định cư
bình quân vẫn ở mức cao hơn mức bình quân chung của các hộ dân tộc
thiểu số; tỷ lệ hộ được đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp thấp; việc
tái định cư chưa đáp ứng được nhu cầu về bảo tồn, duy trì bản sắc văn hóa
và phong tục truyền thống; yếu kém trong xử lý ô nhiễm môi trường sống
tại các khu, điểm tái định cư. Để khắc phục những bất cập trên, cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp như: đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp;
nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, sinh hoạt cộng đồng
và cung cấp các dịch vụ công; tập trung triển khai hoạt động giảm nghèo
bền vững; bảo tồn duy trì văn hóa cộng đồng và hỗ trợ hội nhập cộng đồng
vùng tái định cư; đảm bảo vệ sinh môi trường; và nghiên cứu thí điểm xây
dựng quỹ hỗ trợ người dân hậu tái định cư.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách hậu tái định cư đối với dân tộc thiểu số ở một số dự án thủy điện ở nước ta hiện nay
ơi khác, nhiều khu TĐC bỏ hoang. Theo kết quả khảo sát, tỷ lệ hoàn thành giao đất sản xuất của các dự án TĐC bình quân mới đạt 69% so với quy hoạch. Tình trạng các hộ dân TĐC chưa được giao đủ đất sản xuất so với hạn mức quy định tồn tại ở nhiều nơi như: Dự án thủy điện Huội Quảng, Bản Chát tỉnh Lai Châu, bình quân diện tích đất sản xuất là 0,89 ha/hộ, thấp hơn so với hạn mức quy định (1,2 - 1,5 ha/hộ); Dự án thủy điện Bản Vẽ tỉnh Nghệ An còn 75 hộ chưa nhận đất, với tổng diện tích còn thiếu là 90,4 ha; Dự án thủy điện Hủa Na tỉnh Nghệ An còn 746 hộ chưa được giao đủ đất lúa, với tổng diện tích còn thiếu 57,8 ha, 311 hộ thiếu đất lâm nghiệp với tổng diện tích là 1.032 ha; Dự án thủy điện Đồng Nai 3 tỉnh Đắk Nông còn 275 hộ chưa được giao đủ đất sản xuất nông nghiệp, với tổng diện tích còn thiếu là 257 ha; Dự án thủy điện Thượng Kon Tum tỉnh Kon Tum còn 106 hộ chưa được giao đủ đất sản xuất nông nghiệp, với tổng diện tích còn thiếu là 75 ha. 47Số 18 (418) - T9/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH Hiện nay, tình trạng thiếu đất sản xuất và đất ở đang làm cho cuộc sống của người dân ở các khu, điểm TĐC của các công trình thủy lợi và các công trình khác (thủy điện, giao thông) ở vùng DTTS và miền núi đang gặp rất nhiều khó khăn. Thiếu đất sản xuất là nguyên nhân làm nhiều hộ TĐC quay về khu vực lòng hồ canh tác. Điển hình như thủy điện Bản Vẽ có 136 hộ (434 khẩu) quay về cư trú canh tác trên khu vực lòng hồ, và một số thủy điện khác như An Khê, Thác Mơ, Hàm Thuận cũng có tình trạng này nhưng ít hơn. c) Đời sống của người dân TĐC còn nhiều khó khăn do thực hiện chưa tốt công tác hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển sinh kết và tạo việc làm của các hộ sau TĐC Theo đánh giá của cán bộ chính quyền các địa phương, người dân TĐC đang phải đối mặt với những vấn đề như: thu nhập thấp và thiếu việc làm, hoạt động sản xuất nông nghiệp không hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ Số 18 (418) - T9/202048 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH được hỗ trợ tạo sinh kế sau TĐC vẫn còn thấp, cụ thể: chỉ 23,7% số hộ được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; 19,5% được tập huấn kỹ thuật; 16,3% được đào tạo nghề mới; 12,8% được hỗ trợ nguyên liệu đầu vào sản xuất; và chỉ 7,4% được hỗ trợ liên kết, tiêu thụ sản phẩm. Với tỷ lệ được hỗ trợ thấp như trên, trong khi phải đối mặt với nhiều khó khăn sinh kế khi chuyển đổi nơi ở, có thể thấy người dân TĐC đã trở thành một đối tượng rất dễ bị tổn thương trong xã hội. Tỷ lệ thấp như trên còn cho thấy, chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề hay đa dạng hóa sinh kế cho người dân thực hiện nhưng không hiệu quả, thiếu bền vững. Như trên đã đề cập, tỷ lệ các hộ tham gia đào tạo nghề mới rất thấp chỉ 16,3%, nguyên nhân là do nhận thức thấp của người dân về cơ hội chuyển đổi việc làm, nhiều người lớn tuổi nên việc đào tạo nghề, chuyển đổi nghề gặp khó khăn. Trong khi đó, cơ hội tìm các việc làm phi nông nghiệp ở các nhà máy, công ty ở địa phương cũng không nhiều, tỷ lệ lao động địa phương được nhận làm việc tại các công trình thủy điện trên địa bàn rất thấp. Tập quán làm việc tự do và có nhiều lễ hội trong năm của người DTTS cũng ảnh hưởng tới chất lượng và thời gian làm việc, khiến các doanh nghiệp không ưu tiên tuyển chọn (một số địa phương có các công ty cao su, mía đường như Bình Thuận, Bình Phước, Gia Lai, người dân được đào tạo vào làm ở các công ty này nhưng rất nhiều lao động không thể tuân thủ kỷ luật và bỏ việc không làm). Ngoài ra, theo các cán bộ phụ trách đào tạo nghề ở các địa phương, các đơn vị đào tạo nghề gặp khó khăn trong chọn lựa ngành nghề để đào tạo (có nhu cầu lao động nhiều, yêu cầu kỹ thuật không cao, thời gian làm việc ổn định, mức thu nhập đảm bảo v.v.) trong phạm vi khu vực gần với các khu TĐC. d) Các công trình công cộng và nhà ở của hộ TĐC nhanh chóng xuống cấp hoặc bị bỏ hoang do không phù hợp với phong tục tập quán Đối với rất nhiều dự án thủy điện, các khu TĐC đồng bộ đã được xây dựng. Tuy nhiên, theo người dân, việc thiết kế, xây dựng các khu TĐC chưa quan tâm đến phong tục, tập quán, và văn hóa của các cộng đồng người DTTS nên nhiều công trình nhà ở và công trình công cộng sau khi đưa vào sử dụng không được người dân sử dụng. Kết quả khảo sát cho thấy, tại các khu, điểm TĐC có xây nhà đồng bộ hầu hết đã xuống cấp nghiêm trọng, tỷ lệ nhà bỏ hoang khá nhiều (ở khu TĐC thủy điện Hạm Thuận tỉnh Bình Thuận ước tỉnh khoảng 30% số nhà bị bỏ hoang; thủy điện Bản Vẽ tỉnh Nghệ An nhiều khu nhà TĐC di vén gần lòng hồ đã bỏ hoang từ nhiều năm; thủy điện Thác Mơ tỉnh Bình Phước, Sông Tranh 2 tỉnh Quảng Nam cũng trong tình trạng tương tự. Đối với các dự án thủy điện ở giai đoạn sau năm 2013, rút kinh nghiệm từ sự thiếu hiệu quả của các khu TĐC xây dựng đồng bộ nên các dự án đã chuyển qua hỗ trợ tiền để người dân tự xây dựng nhà ở hoặc vận chuyển nhà từ nơi ở cũ về nơi ở mới. Tình trạng thiếu quy hoạch các công trình phụ (nhà bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại) ở các khu, điểm TĐC rất phổ biến. Nhiều khu TĐC tập trung có xây nhà vệ sinh cho các hộ, nhưng do không phù hợp với phong tục, tập quán, văn hóa nên các hộ không sử dụng và chuyển đổi thành nhà kho (điển hình như tại khu TĐC An Khê- Kanak Gia Lai). Theo người dân, nguyên nhân do khi quy hoạch đã không tính toán khoảng cách từ nhà vệ sinh với nhà ở, dẫn tới xây quá sát với nhà ở gây ô nhiễm, không phù 49Số 18 (418) - T9/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH 10 Nguồn: Khảo sát tại các tỉnh, 2018-2019. 11 Nguồn: Khảo sát tại các tỉnh, 2018-2019. hợp với phong tục của người DTTS là nhà vệ sinh phải cách xa nhà ở. Khảo sát các khu, điểm TĐC cho thấy, các công trình dịch vụ công như: đường giao thông, hệ thống cấp nước sinh hoạt, nhà văn hóa, hệ thống điện chưa được xây dựng. Nhiều khu TĐC sau 10 năm mới có điện lưới như khu TĐC của thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An). Một số dự án thu hồi đất trong giai đoạn quy hoạch treo đã 10 năm gây khó khăn cho cuộc sống của các hộ do không được đầu tư cơ sở hạ tầng, đường, điện (như dự án Thủy lợi Bản Mồng, Nghệ An). Một số khu TĐC đã có các công trình công cộng nhưng xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, đối với các công trình đường giao thông, nước sinh hoạt sau một thời gian ngắn sử dụng rất nhiều công trình đã hư hỏng. Chỉ có khoảng 47,0% người dân TĐC tiếp cận được nước sạch (gồm nước máy vào nhà, nước máy công cộng, giếng khoan và giếng đào), trong khi mức tiếp cận này ở các hộ ĐC là 62,0%. Các hộ TĐC chủ yếu dùng nước chảy từ các khe suối chiếm 45,3%, trong khi các hộ đối chứng dùng nhiều nhất là nước từ giếng đào 34,3%. Tình trạng thiếu nước nghiêm trọng nhất tại khu TĐC các công trình giao thông tại Bình Phước, hầu hết các giếng nước đào ở đây đã cạn nước, khu cấp nước tập trung cũng đã cạn và hư hỏng nghiêm trọng, người dân phải mua nước từ các xe chở nước và không đủ nước để cho sinh hoạt hàng ngày10. Ngoài ra, nhà sinh hoạt động đồng cũng hư hỏng, nhiều khu bị bỏ hoang như tại thủy điện An Khê- Kanak Gia Lai. e) Chưa đáp ứng được nhu cầu về bảo tồn, duy trì bản sắc văn hóa và phong tục truyền thống tại các khu, điểm TĐC. Đối với nhiều dự án thủy điện lớn như: Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Bản Vẽ - Nghệ An đã thực hiện di dời nhiều cộng đồng người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, ở nhiều nơi, những người di dời phải ở xen ghép với những cộng đồng dân tộc tại chỗ. Điều này dẫn tới nhiều hoạt động văn hóa truyền thống của các dân tộc khó được duy trì và đang bị mai một dần. Điều này thể hiện rõ nhất ở tần suất sinh hoạt văn hóa cộng đồng, tổ chức lễ hội truyền thống tại các khu TĐC thấp hơn so với các khu đối chứng và đánh giá của người dân về mức độ quan trọng của “già làng, trưởng bản” ở các khu TĐC cũng kém quan trọng hơn so với nơi đối chứng. Cụ thể, 25,04% hộ TĐC đồng ý tần suất tổ chức trong những năm gần đây ít hơn so với trước kia, tỷ lệ của hộ đối chứng là 21,01%. Tỷ lệ đánh giá kém quan trọng hơn của già làng, trưởng bản của các hộ TĐC là 13,55%, trong khi đó các hộ đối chứng đánh giá là 10,76%. Ngoài ra, ở một số nơi, do nhà văn hóa cộng đồng được xây dựng với chất lượng kém, đến nay đã xuống cấp, người dân không dám sử dụng trong những ngày mưa bão vì sợ sập (TĐC thủy điện Bản Vẽ - Nghệ An, Hàm Thuận - Bình Thuận)11. Mâu thuẫn trong cộng đồng cũng đang là vấn đề đặt ra đối với các khu TĐC, đặc biệt là tại các khu TĐC xen ghép, hay các khu TĐC mà cộng đồng TĐC sống gần các cộng đồng bản địa khác. Kết quả khảo sát Số 18 (418) - T9/202050 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH cho thấy, 13,1% hộ TĐC đánh giá các mâu thuẫn trong cộng đồng tăng hơn so với 5 năm trước đây, trong khi hộ đối chứng chỉ 8,5%12. f) Yếu kém trong xử lý ô nhiễm môi trường sống tại các khu, điểm TĐC Do khi thiết kế quy hoạch khu TĐC các chủ đầu tư đã không chú ý quy hoạch khu xử lý rác thải, thu gom nước thái sinh hoạt, sản xuất. Đến nay, tình trạng ô nhiêm môi trường đang rất phổ biến tại các khu TĐC, rác thải sinh hoạt, rác thải từ chăn nuôi thải trực tiếp ra môi trường gần khu dân cư gây ô nhiễm, gây nguy cơ dịch bệnh đối với cộng đồng (điển hình tại các khu TĐC của thủy điện Bản Vẽ - Nghệ An, thủy điện An Khê - Kanak Gia Lai). Ngoài ra, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang rất phổ biến ở nhiều khu TĐC cũng gây ảnh hưởng lớn tới việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống tại các khu TĐC, đặc biệt ở một số khu như TĐC thủy điện Sơn La, thủy điện Bình Phước, thậm chí người dân phải mua nước sinh hoạt từ các xe téc với giá cao. 3. Một số giải pháp hoàn thiện chính sách Trên cơ sở kết quả khảo sát, chúng tôi kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện chính sách hậu TĐC đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các dự án thủy điện sau đây: a) Hỗ trợ công tác giảm nghèo Cần ưu tiên thực hiện các giải pháp sau để hỗ trợ giảm nghèo cho các khu TĐC: (i) tiếp tục rà soát, đẩy mạnh chính sách giao đất cho hộ DTTS, đặc biệt diện tích rừng do các đơn vị nhà nước đang quản lý, các công ty nông lâm nghiệp ở các địa phương; (ii) hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp (nghiên cứu thử nghiệm các loại giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản mới phù hợp với từng địa phương; tăng cường các hoạt động khuyến nông bằng cách xây dựng các mô hình trình diễn về cây, con mới ở địa phương để người dân học hỏi và làm theo; (iii) ưu tiên cho các hộ TĐC tiếp cận nguồn vốn vay tín chấp hoặc vay theo chuỗi giá trị với lãi suất ưu đãi; ưu tiên cấp vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp, đặc biệt với các dự án có khả năng thu hút lao động từ các khu TĐC. b) Nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng phục vụ cộng đồng và dịch vụ công Cần phải có chính sách, quy định để các địa phương lồng ghép việc sửa chữa nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng tại các khu TĐC với các chương trình lớn như Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới. Ngoài ra, cần nghiên cứu xây dựng cơ chế để sử dụng nguồn kinh phí trích từ nguồn đóng góp hàng năm của các nhà máy thủy điện cho các địa phương cho việc đầu tư duy tu, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng ở các khu TĐC. c) Đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp Để công tác đào tạo nghề đồng bào DTTS ở các khu, điểm TĐC hiệu quả, cần thực hiện một số các giải pháp sau: Thứ nhất, cần điều chỉnh bổ sung tăng kinh phí cho việc đào tạo nghề đối với đồng bào các dân tộc TĐC ở các công trình thủy điện trong các quyết định phê duyệt các công trình, dự án. Thứ hai, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo nghề trong vùng TĐC hoặc cơ sở có điều kiện phù hợp nhằm giúp cho học viên có 12 Nguồn: Khảo sát tại các tỉnh, 2018-2019. 51Số 18 (418) - T9/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH điều kiện nắm bắt tốt những kiến thức đã học để áp dụng vào trong công việc tại nơi ở mới. Đồng thời, có chính sách đãi ngộ phù hợp để thu hút những giáo viên dạy nghề giỏi, có kinh nghiệm về công tác tại các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Thứ ba, đa dạng hóa loại hình đào tạo nghề cho phù hợp với lao động của đồng bào. Chẳng hạn như đối với đồng bào tại các điểm, khu TĐC cần có phương án hỗ trợ người dân khai thác tiềm năng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở lòng hồ, hỗ trợ người dân TĐC chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển thương mại, dịch vụ Đẩy mạnh đào tạo những nghề có thu nhập cao và nhu cầu xã hội đang cần như lao động tại các khu công nghiệp hay xuất khẩu lao động. Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào trong việc định hướng nghề phù hợp với từng lứa tuổi, địa bàn... Tăng cường tự kiểm định chất lượng dạy nghề nhằm phát huy được nghề nghiệp đối với mỗi người sau khi học nghề. d) Bảo tồn, duy trì văn hóa cộng đồng và hỗ trợ hội nhập cộng đồng vùng TĐC Cần xây dựng và có kế hoạch bảo tồn các lễ hội, phong tục, tập quán của người dân các khu TĐC; các địa phương cần đưa vào kế hoạch hàng năm tổ chức các lễ hội văn hóa theo đặc thù của các dân tộc, huy động người dân tham gia để thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa cộng đồng TĐC và cộng đồng người dân sở tại để giúp người dân TĐC nhanh chóng hòa nhập với địa phương; hỗ trợ cộng đồng người DTTS xây dựng nhà văn hóa cộng đồng theo đúng phong tục, tập quán, bằng các vật liệu như ở nơi ở cũ. e) Giải pháp bảo vệ môi trường sống Bổ sung quy định về xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi trường trong các dự án TĐC, xây dựng chương trình giáo dục truyền thông cho cộng đồng TĐC nhằm nâng cao nhận thức về môi trường sống, chăn nuôi cách xa khu dân cư, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải chăn nuôi hợp vệ sinh; coi các khu TĐC là địa bàn ưu tiên trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới để lồng ghép, vận dụng nguồn lực thực hiện. f) Xây dựng quỹ hỗ trợ người dân hậu TĐC Cần nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư sau TĐC, gọi là Quỹ TĐC, dùng để hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất cho người dân vùng TĐC và duy tu bảo dưỡng một số công trình giao cho cộng đồng quản lý. Nguồn kinh phí trích từ kinh phí đóng góp của nhà máy thủy điện cho địa phương hàng năm. 4. Kết luận Sau khi người dân chuyển về các khu TĐC, rất nhiều chính sách hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống được thực hiện như: hỗ trợ sinh kế, trợ cấp lương thực, chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo nghề Tuy nhiên, quá trình thực hiện được đánh giá là chưa hiệu quả, có rất nhiều chính sách thực hiện chậm như chính sách hỗ trợ đất sản xuất ở nhiều tỉnh (tỷ lệ giao đất chỉ đạt bình quân 69%), chính sách đào tạo nghề không hiệu quả do ít người tham gia, chuyển đổi nghề nghiệp không thực hiện được do thiếu các công việc phí nông nghiệp cho người dân, trong khi các hoạt động nông nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, năng suất thấp, không hiệu quả dẫn đến tỷ lệ nghèo tại các khu, điểm TĐC vẫn cao hơn so với bình quân chung của vùng DTTS và miền núi. Chính vì thế, trong thời gian tới cần phải thực hiện triệt để các giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu này nhằm giải quyết những khó khăn trong phát triển kinh tế của hộ DTTS và giảm nghèo bền vững n
File đính kèm:
- chinh_sach_hau_tai_dinh_cu_doi_voi_dan_toc_thieu_so_o_mot_so.pdf