Chiến lược xúc tiến sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn, Hải Phòng sau đại dịch Covid19

TÓM TẮT: Du lịch biển Đồ Sơn cũng như nhiều nơi trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại

dịch Covid 19. Nghiên cứu về chiến lược xúc tiến cho sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn sau khi đại dịch

kết thúc là việc làm vô cùng cần thiết. Nhóm tác giả đã phân tích những thách thức và cơ hội do Covid

19 mang đến để đề ra những giải pháp mới cho du lịch biển Đồ Sơn.

Chiến lược xúc tiến sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn, Hải Phòng sau đại dịch Covid19 trang 1

Trang 1

Chiến lược xúc tiến sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn, Hải Phòng sau đại dịch Covid19 trang 2

Trang 2

Chiến lược xúc tiến sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn, Hải Phòng sau đại dịch Covid19 trang 3

Trang 3

Chiến lược xúc tiến sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn, Hải Phòng sau đại dịch Covid19 trang 4

Trang 4

Chiến lược xúc tiến sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn, Hải Phòng sau đại dịch Covid19 trang 5

Trang 5

Chiến lược xúc tiến sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn, Hải Phòng sau đại dịch Covid19 trang 6

Trang 6

Chiến lược xúc tiến sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn, Hải Phòng sau đại dịch Covid19 trang 7

Trang 7

Chiến lược xúc tiến sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn, Hải Phòng sau đại dịch Covid19 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 4080
Bạn đang xem tài liệu "Chiến lược xúc tiến sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn, Hải Phòng sau đại dịch Covid19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chiến lược xúc tiến sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn, Hải Phòng sau đại dịch Covid19

Chiến lược xúc tiến sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn, Hải Phòng sau đại dịch Covid19
ng đất này những bãi biển 
đẹp, rộng và dài, phong cảnh sơn thủy hữu 
tình có đầy đủ biển, đảo, rừng, có các điểm 
du lịch tín ngưỡng hấp dẫn du khách. 
Trong những năm vừa qua, du lịch biển 
vẫn luôn là sản phẩm du lich thế mạnh của 
Đồ Sơn, mang lại nguồn thu cho địa bàn 
cũng như các tổ chức kinh doanh du lịch ở 
địa bàn và lân cận.
107TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 44, tháng 01 năm 2021
2.3.2. Thực trạng xúc tiến sản phẩm du lịch 
biển Đồ Sơn trước khi có đại dịch Covid 19
Trước khi có đại dịch toàn cầu Covid 
19, du lịch biển Đồ Sơn là một sản phẩm 
được thành phố Hải Phòng xây dựng chiến 
lược phát triển mạnh. 
Xác định thị trường mục tiêu: thị 
trường khách cho sản phẩm du lịch biển 
vẫn tập trung chủ yếu vào khách nội 
địa, đặc biệt là các vùng lân cận như 
Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình Khách 
du lịch nội địa gồm nhóm khách du lịch 
thương mại, du lịch công vụ; khách du 
lịch tham quan thắng cảnh, nghỉ mát và 
tắm biển; khách du lịch cuối tuần.
Mục tiêu xúc tiến: Trước đây, mục 
tiêu xúc tiến của sản phẩm du lịch biển 
Đồ Sơn chính là tạo ra sự thiện cảm và 
tin tưởng từ đó thúc đẩy hành động chọn 
điểm đến biển Đồ Sơn để du lịch.
Thiết kế thông điệp: Đồ Sơn đã đưa 
ra cho mình thông điệp “Đồ Sơn biển 
gọi” thể hiện rõ giá trị của cảnh quan tự 
nhiên, nêu được sản phẩm đặc trưng của 
Đồ Sơn và thông điệp này đã được sử 
dụng là thông điệp chính của khu du lịch 
Đồ Sơn. Những chương trình liên hoan du 
lịch mở đầu mùa du lịch các năm tại đây, 
đều sử dụng những thông điệp như “Đồ 
Sơn – Điểm hẹn du lịch”. Theo đánh giá 
của nhóm tác giả, thông điệp chưa sâu sắc, 
nêu bật được đặc tính sản phẩm để thu hút 
công chúng mục tiêu.
Hình 01: Hình ảnh liên hoan du lịch Đồ Sơn qua các năm
(Nguồn: Báo An ninh Hải Phòng)
Lựa chọn kênh truyền thông và công 
cụ xúc tiến: khu du lịch Đồ Sơn đã có 
nhiều ưu tiên trong hoạt động quảng cáo, 
xúc tiến bán và quan hệ công chúng 
thông qua các đại lý lữ hành, báo chí, cơ 
quan ngôn luận. Dưới đây là một số công 
cụ xúc tiến mà Đồ Sơn đã dùng để quảng 
bá hình ảnh của mình [2].
Sử dụng tờ rơi và tập gấp: Khu du lịch 
Đồ Sơn đã chú trọng đầu tư cho việc thiết 
kế, in các ấn phẩm, tờ rơi, tập gấp để giới 
thiệu về các điểm tham quan của khu du 
lịch. Tờ rơi, tập gấp được in bằng cả hai 
thứ tiếng là tiếng là tiếng Việt và tiếng Anh. 
Sử dụng website: Trong giai đoạn hội 
108 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
nhập hiện nay, đây là một phương tiện không 
thể thiếu, khu du lịch Đồ Sơn cũng đã xây 
dựng cho mình một website: “Doson.vn” để 
đưa các thông tin mới nhất về Đồ Sơn đến 
với du khách. Ngoài ra du khách có thể vào 
rất nhiều trang web với từ khóa “Đồ Sơn” là 
có thể truy cập được những thông tin và địa 
điểm du lịch ở Đồ Sơn, đặc biệt là những 
thông tin, hình ảnh du lịch biển Đồ Sơn.
Ngoài việc sử dụng các phương tiện 
quảng cáo trên thì khu du lịch Đồ Sơn cũng 
thường xuyên tổ chức hội chợ triển lãm, hội 
chợ thương mại và du lịch của thành phố. 
Bên cạnh đó, việc làm quảng cáo cho khu du 
lịch như: dựng biển chỉ dẫn, căng băng rôn, 
làm các bức phướn, biển quảng cáo giới thiệu 
cảnh quan Đồ Sơn cũng được chú ý quan 
tâm. Ngoài ra, Đồ Sơn đã xây dựng hình ảnh, 
bài viết tuyên truyền, quảng bá về văn hóa du 
lịch Đồ Sơn trong những sách cẩm nang du 
lịch, hay những chương trình chuyên đề giới 
thiệu du lịch trên truyền hình. Bên cạnh đó, 
việc tổ chức các lễ hội trọi châu truyền thống 
độc đáo cũng là một trong những phương tiện 
quảng cáo đắc lực để thu hút du khách. 
Xúc tiến bán: Khu du lịch Đồ Sơn 
cũng đã áp dụng phương tiện xúc tiến này 
nhưng chưa thường xuyên và cũng chưa 
có quy mô. Sản phẩm chủ yếu của khu du 
lịch là tắm biển, doanh thu chủ yếu là từ 
các dịch vụ bán hàng, thu phí tham quan. 
Quan hệ công chúng: Trong thời gian 
qua Ủy ban nhân dân quận Đồ Sơn đã làm 
việc với nhiều báo đài, Trung ương và địa 
phương đưa tin, đăng bài giới thiệu về tiềm 
năng du lịch Đồ Sơn. Hàng năm các sự kiện 
lớn về du lịch, lễ hội (liên hoan du lịch, lễ 
hội chọi trâu) được tổ chức họp báo, đưa 
tin bài chuyên trang nhiều báo và tạp chí. 
Các chương trình truyền hình đã thực hiện 
một số bộ phim, phóng sự về Đồ Sơn.
Xây dựng tổng ngân sách dành cho 
chiến lược xúc tiến: Quận Đồ Sơn đã huy 
động ngân sách từ các doanh nghiệp trên 
địa bàn như các cơ sở lưu trú, ăn uống, các 
doanh nghiệp lữ hành tại khu du lịch, hàng 
năm trích khoảng 4-5% cho hoạt động xúc 
tiến và quảng bá du lịch. Phần ngân sách chủ 
yếu đầu tư cho việc củng cố, mở rộng và duy 
trì website, tờ rơi, tập gấp, một phần cho hội 
trợ triển lãm, quảng cáo trên truyền hình [2].
Hoạt động xúc tiến cho sản phẩm du 
lịch biển Đồ Sơn trong những năm vừa 
qua được các cơ quan nhà nước quản lý 
về du lịch rất quan tâm. Tuy nhiên, đứng 
trước bối cảnh có nhiều đổi thay trong 
hành vi tiêu dùng của khách du lịch và sự 
tiến bộ vượt bậc của công nghệ marketing, 
thì sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn đang 
đứng trước nhiều thách thức lớn để có thể 
trở thành một sản phẩm có chất lượng.
2.2.3. Dự báo ảnh hưởng của đại dịch 
Covid 19 đến chiến lược xúc tiến sản phẩm 
du lịch biển Đồ Sơn 
Bảng 01. Lượng khách du lịch Đồ Sơn giai đoạn 2014-2019
 Đơn vị: Nghìn lượt
Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 9 tháng 2019
Tổng lượt khách 2.300 2.500 2.565 2.560 2.203 2.364
- DL sinh thái biển, đảo 1.150 1.273 1.305 1.290 1.003 1.202
- DL hội thảo, hội nghị 230,0 250,0 255,0 270,0 235,0 224,0
- DL nghỉ dưỡng, thể thao 115,0 125,0 130,0 145,0 135,0 117,0
- DL văn hóa, tâm linh 460,0 500,0 550,0 555,0 515,0 432,0
- DL lễ hội 345,0 352,0 325,0 300,0 315,0 389,0
(Nguồn: Phòng Du lịch, văn hóa, thông tin và truyền thông Đồ Sơn, [3][4][5][6] 
và UBND quận Đồ Sơn)
109TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 44, tháng 01 năm 2021
Dựa vào bảng số liệu trên có thể 
khẳng định lượng khách lựa chọn du lịch 
biển luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với những 
sản phẩm du lịch khác tại điểm đến. Tuy 
nhiên, để có cái nhìn khách quan và đúng 
đắn đối với hoạt động xúc tiến cho sản 
phẩm du lịch biển Đồ Sơn, nhóm tác giả 
đã tiến hành phân tích SWOT trước thách 
thức do khủng hoảng Covid 19 mang đến. 
Cụ thể như sau:
STRENGTHS (ĐIỂM MẠNH)
S1: Tài nguyên du lịch hấp dẫn. Đồ Sơn có 
lợi thế bãi biển dài, thiên nhiên cảnh quan 
đẹp, khí hậu thuận lợi phát triển sản phẩm 
du lịch biển.
S2: Du lịch biển luôn là sản phẩm du lịch 
chủ đạo của Đồ Sơn được du khách trong 
nước và nước ngoài biết đến từ lâu.
S3: Nguồn nhân công lao động phục vụ 
cho sản phẩm du lịch biển của Đồ Sơn dồi 
dào.
S4: Nguồn hải sản phong phú, hấp dẫn với 
nhiều cách chế biến là điểm thu hút mạnh 
mẽ đến các đối tượng khách.
WEAKNESSES (ĐIỂM YẾU)
W1: Tuy có địa thế hấp dẫn nhưng nước biển Đồ 
Sơn bị ô nhiễm nặng nề, khiến cho du khách phàn 
nàn nhiều.
W2: Mặc dù có 3 bãi tắm, nhưng chỉ có bãi 2 và bãi 
3 có thể phục vụ cho du khách tắm biển.
W3: Giá cả của những dịch vụ bổ sung tại bãi biển 
Đồ Sơn chưa hợp lý, không được niêm yết rõ ràng 
mà phụ thuộc hoàn toàn vào những nhà cung cấp 
nhỏ lẻ trên địa bàn.
W4: Thông điệp xúc tiến của sản phẩm du lịch biển 
Đồ Sơn không được cải tiến qua các năm, chưa đảm 
bảo tính mới, tính hấp dẫn đến công chúng mục tiêu.
W5: Lựa chọn các phương tiện truyền thông còn lạc 
hậu so với tốc độ phát triển của công nghệ hiện nay.
OPPORTUNITIES (CƠ HỘI)
O1: Việt Nam được coi là điểm đến thân 
thiện, an toàn. Đặc biệt, Hải Phòng là một 
trong số những thành phố rất tích cực trong 
việc phòng chống dịch bệnh, nên Đồ Sơn 
được coi là điểm đến an toàn.
O2: Giao thông đi lại đến biển Đồ Sơn rất 
dễ dàng, phù hợp với những chuyến du lịch 
ngắn ngày.
THREATHS (THÁCH THỨC)
T1: Sau khủng hoảng đại dịch Covid 19, khách du 
lịch vẫn giữ tâm lý e ngại di chuyển, e ngại du lịch 
nơi đông người.
T2: Có nhiều điểm du lịch biển hấp dẫn khác nằm 
trong cùng khu vực có thể làm du khách không 
lựa chọn Đồ Sơn như biển Cát Bà, Vịnh Hạ Long 
(Quảng Ninh)
T3: Sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn có lượng tiêu thụ 
cao nhất vào dịp hè nên có tính mùa vụ rất cao. Đây 
là thách thức không nhỏ đối với hoạt động xúc tiến.
T4: Khách hàng mục tiêu của sản phẩm du lịch 
biển Đồ Sơn vẫn là khách nội địa trên địa bàn thành 
phố và những khu vực lân cận. Trong đó, đối tượng 
khách gia đình, khách học sinh, sinh viên chiếm tỷ 
trọng rất cao. Sau đợt nghỉ dài do Covid 19, nhiều 
trường học sẽ kéo dài thời gian năm học của học 
sinh, sinh viên dẫn đến thời gian nghỉ hè và đi nghỉ 
biển sẽ hạn chế.
T5: Tuy có lượng lao động phục vụ du lịch dồi dào 
nhưng lại mang tính tự phát, không có chuyên môn 
nghiệp vụ.
T6: Đại dịch Covid kéo theo cuộc khủng hoảng 
kinh tế của nhiều ngành. Vì vậy, chi phí đi du lịch 
của nhiều khách hàng sẽ bị cắt giảm.
110 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Qua việc phân tích SWOT đối với 
sản phẩm du lịch biển của Đồ Sơn đại dịch 
Covid 19 khiến cho số lượng khách du lịch 
tới Đồ Sơn giảm sút đáng kể do tâm lý lo 
ngại đến những nơi tập trung đông người 
của một bộ phận không nhỏ khách hàng 
tiềm năng. Bên cạnh đó, đại dịch tác động 
mạnh mẽ đến mức thu nhập của người lao 
động dẫn đến nguồn tài chính dành cho 
các hoạt động vui chơi, du lịch của khách 
hàng bị bó hẹp. Sau khi đại dịch kết thúc, 
phần lớn người lao động lựa chọn quay 
trở lại làm việc để bù đắp lại mức hao hụt 
về tài chính do Covid 19 gây ra. Từ đó, 
việc lựa chọn biển Đồ Sơn để tiêu dùng 
sẽ không được khách hàng ưu tiên. Tuy 
nhiên, sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn vẫn 
luôn có nhiều hấp dẫn và có đủ khả năng 
để khắc phục những ảnh hưởng trên.
2.3. Giải pháp đẩy mạnh chiến lược xúc 
tiến sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn sau đại 
dịch Covid19
2.3.1. Xác định chính xác thị trường mục 
tiêu và mục tiêu xúc tiến là điểm đến an toàn
Việc xác định chính xác thị trường 
mục tiêu sẽ là đòn bẩy giúp chiến lược 
xúc tiến sản phẩm thành công. Đối với 
thị trường khách nội địa cần quan tâm 
đến các khu vực lân cận như: Hà Nội, Hải 
Dương, Thái Bình, Nam Định ngoài ra 
cũng cần phải quan tâm hơn nữa đến thị 
trường miền Trung và miền Nam.
Đối với thị trường khách quốc tế, thị 
trường truyền thống vẫn là nguồn khách 
đến từ Trung Quốc và Nhật Bản vì vậy cần 
đẩy mạnh công tác xúc tiến hơn nữa đến 
các thị trường này. 
Đối với nhóm thị trường mục tiêu này 
cần đạt được mục tiêu trong quá trình xúc 
tiến đó là tạo cảm giác tin cậy, tạo sự thân 
thiện để nhanh chóng dẫn đến quyết định 
mua dùng sản phẩm. Trong đó, mục tiêu 
quan trọng nhất của quá trình truyền thông 
đó là truyền tải được thông điệp điểm đến 
an toàn, đáng tin cậy đến với công chúng.
2.3.2. Đa dạng hóa phương tiện xúc tiến
Đối với khách du lịch thuần túy cần: 
giới thiệu rõ về các điểm, các tour, tuyến du 
lịch tham quan hấp dẫn, đặc sắc. Tuy nhiên 
trong quá trình lựa chọn sản phẩm, dịch 
vụ đưa vào tuyên truyền, quảng cáo, đó là 
những hình ảnh nổi bật, điển hình, hấp dẫn, 
có thể thỏa mãn được thị hiếu kích thích 
tiêu dùng của khách hàng nhất là trong giai 
đoạn hiện nay khi tình trạng suy thoái chưa 
chấm dứt, tình hình kinh tế còn gặp nhiều 
khó khăn thì điều đó thực sự quan trọng. 
Quảng cáo bằng tờ rơi, tập gấp, 
catalogue, chỉ dẫn giới thiệu về ban quản 
lý, khu du lịch, một số điểm tham quan 
chính, hệ thống nhà hàng, khách sạn tại khu 
du lịch. Đặc biệt trong đó phải chú ý tới 
thông điệp của du lịch Đồ Sơn, khẳng định 
giá trị của mình trong tâm trí khách hàng. 
Tuy nhiên, theo quan điểm của nhóm 
tác giả, quảng cáo qua internet cần được 
đẩy mạnh và phát triển ở mọi thời điểm 
trong năm và cũng là phương tiện chủ đạo 
cho việc truyền thông về sản phẩm du lịch 
biển Đồ Sơn đến khách hàng mục tiêu. 
Sử dụng những hình ảnh đẹp, những đoạn 
video clip có chất lượng để quảng cáo trên 
các website, các trang mạng xã hội là một 
trong những hình thức quảng cáo mang lại 
hiệu quả cao. Đồng thời thành lập những 
Fanpage, nhóm chia sẻ kinh nghiệm đi du 
lịch biển Đồ Sơn sẽ tăng hiệu quả tương 
tác đến khách hàng mục tiêu nhanh chóng 
hơn. Xây dựng app di động giới thiệu về 
các dịch vụ, tiện ích tại Đồ Sơn.
Các hình thức quảng cáo khác như 
quảng cáo thông qua các tổ chức du lịch 
111TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 44, tháng 01 năm 2021
quốc gia, quốc tế, hiệp hội du lịch cũng cần 
đẩy mạnh. Đồng thời việc quảng cáo thông 
qua các đại sứ quán, các cơ quan đại diện 
của Việt Nam ở nước ngoài cũng cần được 
xúc tiến vì đây là hình thức quảng cáo ít 
tốn kém mà lại có điều kiện, cơ hội tiếp xúc 
trực tiếp với tổ chức đó. Theo nhóm tác 
giả, cần đạt mục tiêu truyền thông bằng các 
phương tiện theo tỷ lệ như sau:
Biểu đồ 1: Tỷ lệ mục tiêu nhận biết 
sản phẩm du lịch biển Đồ Sơn qua các 
kênh truyền thông
Nguồn: Nghiên cứu của nhóm tác giả
2.3.4. Nâng cao chất lượng lao động phục 
vụ du lịch biển 
Sản phẩm du lịch đòi hỏi sự phục vụ 
chuyên nghiệp của đội ngũ nhân lực từ 
hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn, lái 
xe, nhân viên của các dịch vụ bổ sung. Du 
lịch biển Đồ Sơn sẽ thu hút được nhiều 
khách hơn nếu có đội ngũ nhân lực lao động 
chuyên nghiệp, có chuyên môn nghiệp vụ, 
làm hài lòng khách hàng Đặc biệt nguồn 
nhân lực phục vụ trực tiếp cho hoạt động 
truyền thông và xúc tiến sản phẩm cần được 
các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 
của Đồ Sơn quan tâm để nâng cao chuyên 
môn nghiệp vụ, có nhiều cơ hội để học tập, 
tập huấn về những bài học truyền thông và 
marketing du lịch của bạn bè thế giới.
3. KẾT LUẬN
Đại dịch Covid 19 làm du lịch bị ảnh 
hưởng nghiêm trọng. Hầu hết các điểm du 
lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều 
vắng vẻ khách du lịch. Chiến lược tạo cảm 
giác an toàn, tin cậy để xúc tiến sản phẩm 
du lịch biển Đồ Sơn phát triển trở lại sau 
khi đại dịch Covid 19 kết thúc mang lại ý 
nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp du 
lịch cũng như dân cư địa phương. Bên cạnh 
việc thực hiện các mục tiêu xúc tiến hiệu 
quả, việc nghiêm túc triển khai các hoạt 
động kinh doanh du lịch cạnh tranh lành 
mạnh, an toàn sẽ giúp sản phẩm du lịch 
biển Đồ Sơn trở thành sản phẩm có chất 
lượng tốt, năng lực cạnh tranh mạnh mẽ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Hòa và Nguyễn Văn Mạnh 
(2009), Giáo trình Marketing Du lịch, NXB Đại 
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Lê Thị Thúy (2010), “Hoạt động xúc tiến du 
lịch ở Đồ Sơn sau suy thoái kinh tế”, đề tài, trường 
Đại học Dân lập Hải Phòng.
3. Phòng VH, TT&DL Đồ Sơn (2015), “Báo 
cáo tổng kết công tác quản lý Nhà nước về du lịch 
năm 2015; Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp 
năm 2016”.
4. Phòng DL, VH, TT&TT Đồ Sơn (2016), 
“Báo cáo tổng kết công tác quản lý Nhà nước về du 
lịch năm 2016; Phương hướng, nhiệm vụ và giải 
pháp năm 2017”.
5. Phòng DL, VH, TT&TT Đồ Sơn (2017), 
“Báo cáo tổng kết công tác quản lý Nhà nước về du 
lịch năm 2017; Phương hướng, nhiệm vụ và giải 
pháp năm 2018”.
6. Phòng DL, VH, TT&TT Đồ Sơn (2018), 
“Báo cáo tổng kết công tác quản lý Nhà nước về du 
lịch năm 2018; Phương hướng, nhiệm vụ và giải 
pháp năm 2019”.

File đính kèm:

  • pdfchien_luoc_xuc_tien_san_pham_du_lich_bien_do_son_hai_phong_s.pdf