Chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama (2011-2016)

Tóm tắt: Cho đến khi kết thúc Chiến tranh lạnh, Mỹ vẫn coi châu Âu là trọng

điểm chiến lược. Từ khi tổng thống George Herbert Walker Bush lên cầm quyền, đồng

thời với tăng cường thêm lực lượng ở châu Âu, Mỹ điều chỉnh chiến lược toàn cầu

hướng sự chú ý sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương (CATBD) với mục đích duy

trì địa vị siêu cường trong thế kỷ mới. Dưới thời của chính quyền Obama tiếp tục kể

thừa chính sách đối với khu vực CATBD của các chính quyền tiền nhiệm với chiến

lược “xoay trục” - “tái cân bằng” đối với khu vực CATBD bao gồm các mục tiêu, nội

dung, biện pháp chiến lược là một tổng thể toàn diện (cả chính trị, kinh tế, văn hóa,

quân sự và ngoại giao), có mối quan hệ biện chứng với nhau; việc triển khai có mục

tiêu rõ ràng, có trọng tâm, trọng điểm

Chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama (2011-2016) trang 1

Trang 1

Chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama (2011-2016) trang 2

Trang 2

Chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama (2011-2016) trang 3

Trang 3

Chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama (2011-2016) trang 4

Trang 4

Chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama (2011-2016) trang 5

Trang 5

Chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama (2011-2016) trang 6

Trang 6

Chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama (2011-2016) trang 7

Trang 7

Chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama (2011-2016) trang 8

Trang 8

Chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama (2011-2016) trang 9

Trang 9

Chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama (2011-2016) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang xuanhieu 7220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama (2011-2016)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama (2011-2016)

Chiến lược xoay trục châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ dưới thời tổng thống Barack Obama (2011-2016)
 
được ban bố rộng rãi liên quan tới những vấn đề quan tâm chung, đặc biệt là trong các 
lĩnh vực môi trường, y tế, giáo dục, và phát triển hạ tầng. Ngoại trưởng Mỹ đã nhấn 
mạnh tới tầm quan trọng của vùng hạ lưu sông Mêkông và mỗi quốc gia Mêkông đối 
với Mỹ, cùng với cam kết hỗ trợ nhằm bảo đảm hòa bình và thịnh vượng cho khu vực 
Đông Nam Á. Tại Hội nghị, các ngoại trưởng đã thảo luận sôi nổi về các lĩnh vực bao 
gồm ảnh hưởng biến đổi khí hậu và làm thế nào để đáp ứng có hiệu quả; phòng chống 
bệnh truyền nhiễm; mở rộng ứng dụng kỹ thuật cho giáo dục và đặc biệt quan tâm phát 
triển vùng nông thôn cũng như phát triển hạ tầng. Các Ngoại trưởng Thái Lan, Lào, 
Campuchia và Việt Nam cũng ghi nhận sự hợp tác chặt chẽ hơn của Mỹ với các nước 
hạ lưu Mêkông hiện nay nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững trong vùng. Sau những 
thảo luận chung đó, ngoại trưởng các nước đã xét duyệt những nỗ lực chung đang tiến 
hành, và đồng ý mở ra những lĩnh vực hợp tác mới. Để triển khai sáng kiến này, Mỹ 
cam kết tài trợ cho các lĩnh vực mà các nước lưu vực sông Mêkông đang thực sự khó 
khăn đó là: môi trường, y tế và giáo dục và phát triển cơ sở hạ tầng. Chương trình này 
kéo dài 3 năm nhằm giúp các nước ở lưu vực sông Mêkông triển khai chiến lược về 
các vấn đề cần thiết nêu trên, đặc biệt là nhằm đối phó với tác động do biến đổi khí 
hậu gây ra cho các nguồn nước và an ninh lương thực. Có thể nhận thấy, bước đầu, 
những khoản trợ giúp của Mỹ chưa lớn. Nguồn vốn này còn mang tính chất tượng 
trưng hơn là đầu tư thực sự tương xứng với tầm vóc của một cường quốc như Mỹ cũng 
 27 
như nhu cầu của các nước lưu vực Mêkông. Do đó, khả năng “đối trọng” của Mỹ với 
Trung Quốc ngay tại lưu vực Mêkông cũng chưa được như mong muốn của chính 
quyền Mỹ, nhất là khi Trung Quốc lại đang ở thế “thượng phong” trong khu vực này 
 Về vấn đề dân chủ - nhân quyền, một mặt, Mỹ khẳng định không thể và không 
muốn áp đặt hệ thống giá trị của Mỹ lên các nước khác, mặt khác, Mỹ lại cho rằng, có 
những giá trị nhất định mang tính phổ biến mà các nước cần tôn trọng. Mỹ tiếp tục 
thúc giục các nước tiến hành cải cách chính trị, tiếp tục truyền bá, cổ súy giá trị dân 
chủ - nhân quyền thông qua việc nêu đậm nội dung dân chủ - nhân quyền trong thúc 
đẩy các mối quan hệ song phương. Ví dụ, sau những cải cách dân chủ ở Myanma, Mỹ 
xem Myanma là biểu tượng thành công của tiến trình dân chủ hóa như nới lỏng cấm 
vận với Myanma thông qua việc Tổng thống Obama thăm Myanma ngay sau khi đắc 
cử. Ngoài việc ủng hộ các nhóm chống đối mang danh “các nhà hoạt động dân chủ” ở 
Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ tiếp tục đầu tư vào các tổ chức phi chính phủ liên quan 
nhân quyền, nhân đạo, gắn vấn đề dân chủ - nhân quyền với các vấn đề kinh tế, phát 
triển, lệnh cấm bán vũ khí trong quan hệ với nhiều nước ở khu vực. 
 Về hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu, Mỹ tích cực tham gia vào các hành động 
đối phó biến đổi khí hậu nhằm cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tổng 
thống Obama đã đưa ra chính sách mới toàn diện nhằm chống lại tác động của tình 
trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, để đẩy mạnh nỗ lực phát triển năng lượng sạch, và gia 
tăng hiệu suất năng lượng của máy móc cũng như các tòa nhà. Mỹ đi đầu ủng hộ 
Tuyên bố Majuro - Hiệp ước mới của khu vực Thái Bình Dương, thành lập Quỹ Thái 
Bình Dương - Mỹ nhằm hỗ trợ các quốc đảo Thái Bình Dương dễ bị ảnh hưởng bởi 
vấn đề mực nước biển dâng cao. Hiện Mỹ đang tài trợ 24 triệu USD trong thời hạn 5 
năm cho các dự án tại “các cộng đồng duyên hải dễ bị ảnh hưởng” trong khu vực. 
 3. Đánh giá kết quả của chiến lược xoay trục thời Tổng thống Obama 
 Những kết quả của chính sách này được cho là không nhất quán. Rõ ràng, “chính 
sách xoay trục” của nước Mỹ đạt kết quả tốt hơn ở Đông Bắc Á - nơi Nhật Bản và Hàn 
Quốc không còn công khai bày tỏ hoài nghi về những cam kết đảm bảo an ninh của 
Mỹ nữa. Cả hai nước vẫn còn lo ngại về mối đe dọa đến từ Triều Tiên cũng như tham 
vọng của Trung Quốc. Tuy nhiên, những hành động của Mỹ - trong đó có tuyên bố của 
ông Obama tái khẳng định rằng quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) nằm 
trong hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật đã giúp Wasinhton ghi điểm tại khu vực. Và việc 
nền kinh tế Trung Quốc đột nhiên “loạng choạng” sau 30 năm tăng trưởng ngoạn mục 
đã làm giảm bớt những nghi ngại về thách thức của Bắc Kinh đối với trật tự của khu 
vực. 
 Tuy nhiên, ở Đông Nam Á, chính sách xoay trục của Mỹ chưa đạt được kết quả 
như mong muốn. Nếu như ở Đông Bắc Á, Mỹ hành xử như một đồng minh thì ở Đông 
Nam Á, Mỹ có cách hành xử thiên về hướng một nhà kiến tạo hòa bình. Sự khác biệt 
này chủ yếu được thể hiện qua cách tiếp cận của Mỹ đối với những tranh chấp lãnh 
thổ. Mỹ không đưa ra quan điểm trước những tuyên bố chủ quyền khác nhau trên vùng 
Biển Đông, và thường xuyên tạo ấn tượng rằng nước này không ủng hộ cả đồng minh 
lẫn đối tác của họ ở Đông Nam Á trong các cuộc tranh chấp giữa những nước này với 
 28 
Trung Quốc. Và những tranh chấp này có lẽ sẽ tiếp tục dai dẳng cho dù nền kinh tế 
Trung Quốc đang bị chao đảo. 
 Về phương diện đảm bảo an ninh, cả Mỹ lẫn các nước Đông Nam Á đều đang ở 
thế "đi trên dây". Các nước Đông Nam Á muốn có cảm giác được đảm bảo rằng Mỹ sẽ 
ủng hộ họ, song lại không muốn bị lôi kéo vào cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc. 
Còn Wasinhton cũng rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan tương tự: Mỹ muốn các đồng 
minh của mình có cảm giác được bảo vệ, song cũng không muốn bị lôi kéo vào các 
cuộc xung đột không cần thiết. Do đó, nước Mỹ bị giằng xé giữa những mục tiêu khác 
nhau. 
 Mỹ cần phải thể hiện rõ quyết tâm duy trì trật tự an ninh hiện nay tại khu vực 
một cách mạnh mẽ giống như Trung Quốc muốn thay đổi trật tự đó. Nước Mỹ cần 
phải huy động các cường quốc đang nổi lên tại châu Á tham gia duy trì trật tự lâu nay - 
một trật tự sẽ vẫn đem lại cho khu vực sự ổn định, tự do và thịnh vượng. Cụ thể, nước 
Mỹ đang tìm kiếm một Ấn Độ có trách nhiệm hơn, một Indonesia có trách nhiệm hơn 
và một Australia có trách nhiệm hơn. Với ý nghĩa như vậy, "chính sách xoay trục" 
không phải là công cụ để khôi phục vị thế vượt trội của Mỹ tại khu vực thời kỳ những 
năm 1990. Thay vào đó, nó là một cơ chế để tạo thời gian cho sự nổi lên của một loạt 
cường quốc tích cực tham gia giải quyết các vấn đề khu vực. 
 Tổng thống mới của Mỹ Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1/2017, trong 
bối cảnh hết sức thuận lợi, được cả hai viện (Thượng viện và Hạ viện) ủng hộ, sẽ tiếp 
tục thực thi chính sách “Xoay trục sang CA-TBD” mà Tổng thống tiền nhiệm Barack 
Obama đã công bố từ năm 2011. Bản thân chiến lược “xoay trục này” đã phản ánh tầm 
quan trọng của khu vực CA-TBD trong nền kinh tế toàn cầu và chính trị quốc tế cũng 
như trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Tuy nhiên, là một thương gia làm chính trị, 
với tư tưởng đề cao tinh thần “chấn hưng nước Mỹ”, lấy lợi ích Mỹ làm tiền đề, vì vậy, 
các cách ứng xử và phương thức hành động của Tổng thống D. Trump khi cầm quyền 
sẽ có những khác biệt nhất định với người tiền nhiệm. Với tinh thần xuyên suốt là vì 
lợi ích nước Mỹ, vì sự lãnh đạo thế giới của Mỹ, Tổng thống D. Trump sẽ vẫn tiếp tục 
thực thi chính sách “xoay trục” nhưng với cách làm mới và phương pháp mới. Vấn đề 
Biển Đông vẫn sẽ là một trong những trọng điểm trong chính sách “xoay trục” của 
Mỹ. Sự cạnh tranh chiến lược của Mỹ với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ diễn ra trong 
tình trạng “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”, nhưng mặt cạnh tranh, đấu tranh sẽ mạnh hơn 
nhiều, thậm chí gay gắt hơn. 
 Là một quốc gia ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam dù muốn hay 
không cũng chịu tác động bởi chính sách “xoay trục” của Mỹ. Từ thực tế đó đặt ra yêu 
cầu trong chính sách ngoại giao với Mỹ làm sao để vừa giữ vững được nền độc lập tự 
chủ và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc, vừa không để xảy ra 
xung đột, chiến tranh giữ vững môi trường hoà bình ổn định để phát triển. Chính sách 
ngoại giao đúng đắn của chúng ta là “ba không”: không liên minh quân sự, không căn 
cứ quân sự và không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba. Với những 
gì đã diễn ra trong quá khứ, chúng ta hiểu rõ được những hệ lụy đáng ngại của những 
liên minh quân sự kiểu này. Trong bối cảnh quan hệ quốc tế ở khu vực đầy bất ổn chứa 
 29 
đựng nhiều yếu tố khó lường, để đảm bảo an ninh quốc gia, một mặt phải tăng cường 
nội lực đất nước, mặt khác phải tranh thủ sức mạnh của xu hướng thời đại, đẩy mạnh 
đấu tranh trên mặt trận ngoại giao. 
 Trong quan hệ Việt - Mỹ, Việt Nam cần tiếp tục thực hiện chính sách nhất quán 
là hướng tới xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, nhất là về kinh tế, tôn trọng và ổn 
định về chính trị và hợp tác về an ninh, hai bên cùng có lợi. Việc tăng cường và thúc 
đẩy quan hệ với Mỹ lên tầm cao mới sẽ tạo ranội lực kinh tế phát triển, nâng cao vị thế 
của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam cần tăng cường trao đổi, học 
hỏi kinh nghiệm trong các lĩnh vực khác nhau của Mỹ. Việt Nam cần tăng cường hợp 
tác với Mỹ trong các lĩnh vực như kinh tế và thương mại, khuyến khích các công 
ty,doanh nghiệp Mỹ đầu tư tại Việt Nam nhất là về thăm dò và khai thác dầu khí, học 
hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh hàng hải. Việt Nam cũng cần tranh thủ vai trò 
và tiếng nói của Mỹ trong các diễn đàn đa phương, trong việc ủng hộ ASEAN về vấn 
đề Biển Đông, nhằm đa phương hóa, quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. 
 Việt Nam cần kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng với Mỹ về những vấn 
đề như lợi dụng chiêu bài tự do ngôn luận, tôn giáo, dân chủ và nhân quyền để công 
kích chế độ, tiến hành “diễn biến hòa bình” để tạo ra sự bất ổn trong xã hội Việt Nam, 
chia rẽ quan hệ giữa Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong các vấn 
đề cụ thể, Việt Nam cần chủ động, khéo léo, linh hoạt, mềm mỏng và kiên quyết; tránh 
để Mỹ lợi dụng làm quân tốt phục vụ mưu đồ chống phá nước khác. Việt Nam cần chủ 
động và tăng cường trong đối ngoại quân sự để không bị động trước các động thái của 
Mỹ. 
 Chúng ta luôn phải cảnh giác vì mục tiêu lâu dài của Mỹ là lật đổ các nước xã hội 
chủ nghĩa, lật đổsự lãnh đạo của các Đảng Cộng sản, phủ định hình thái ý thức của chủ 
nghĩa Mác - Lênin, duy trì thống nhất theo chủ nghĩa tư bản. Đảng ta đã chủ trương 
“kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, 
quốc phòng, thông qua hội nhập để tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia, nhằm 
củng cố chủ quyền và an ninh của đấn nước, cảnh giác với những mưu toan thông qua 
hội nhập để thực hiện ý đồ “Diễn biến hòa bình” đối với nước ta” [14]. Cần cảnh giác 
với mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc để tránh rơi vào tình huống xấu, nhất là các 
nước lớn vì lợi ích của mình mà thỏa hiệp xâm hại lợi ích của Việt Nam. Việt Nam cần 
có sự đoàn kết nội bộ tốt, phát huy cao độ khối đại đoàn kết cộng đồng Việt Nam, tăng 
cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, tranh thủ tối đa sức mạnh quốc tế, sức mạnh thời 
đại, sự hỗ trợ của các cơ quan công quyền quốc tế, dựa trên cơ sở công pháp quốc tế 
để bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, không ngừng nâng cao vị 
thế ở khu vực và trên thế giới. Việt Nam cần chủ động đối thoại, khuyến khích xu 
hướng mong muốn duy trì, phát triển quan hệ với Việt Nam của Mỹ; tranh thủ rộng rãi 
chính giới, doanh nghiệp, các tầng lớp xã hội, hạn chế sự chống phá của giới cực đoan 
ở Mỹ; xác định khuôn khổ quan hệ ổn định với Mỹ. 
 4. Kết luận 
 Như vậy, chiến lược của Mỹ đối với CATBD sau Chiến tranh lạnh là bộ phận 
quan trọng trong chiến lược toàn cầu của chính quyền Mỹ, mà mục tiêu xuyên suốt, 
 30 
nhất quán là sử dụng ưu thế về kinh tế, chính trị, quân sự, giành quyền bá chủ khu vực 
và thế giới. Đây là một trong những nhân tố quan trọng làm cho quan hệ giữa các nước 
lớn và cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các nước này ở khu vực càng gay gắt, quyết 
liệt trên tất cả các lĩnh vực chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối 
ngoại. Các nước trong khu vực CATBD cần hết sức quan tâm, theo dõi và có những 
điều chỉnh chính sách thích hợp, gắn phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố 
quốc phòng, an ninh, xây dựng quân đội tinh nhuệ, hiện đại, đủ sức bảo vệ vững chắc 
độc lập, tự chủ, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ đất nước trong mọi tình huống. 
Đồng thời, tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong cuộc đấu tranh chống 
các mối đe dọa chung, vì mục tiêu xây dựng khu vực CATBD và thế giới hòa bình, 
hợp tác và phát triển. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1]. Phan Doãn Nam (2009), Về chính sách đối ngoại của chính quyền Obama, 
Cộng sản, số 797 (3). 
 [2]. Phan Duy Khoa (2017), Những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành chính 
sách hướng Đông của Ấn Độ, Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 
học 2017 – 2018, Khoa sư phạm Sử - Địa & GDCT, Trường Đại học Đồng Tháp, tr 
5,6. 
 [3]. Nhiều tác giả (2012), Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb. 
Thống kê, tr.7. 
 [4]. TTXVN (2006), Mỹ với Đông Á và Inđônêxia, Tài liệu tham khảo đặc biệt, 
ngày 18-01. 
 [5]. TTXVN (2006), Ảnh hưởng của sự kiện 11-9 đối với sự cân bằng chiến lược 
châu Á Thái Bình Dương, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 11-6. 
 [6]. Tình hình chính trị - quân sự ở Đông Nam Á và khu vực châu Á Thái Bình 
Dương, Sự kiện và nhân vật nước ngoài, số 1-2004. 
 [7]. Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2015 
 [8]. Vũ Lê Thái Hoàng (2012), Sức mạnh thông minh, thế kỷ Thái Bình Dương và 
học thuyết đối ngoại Obama. 
 [9]. Lê Minh Quang, Chiến lược của một số nước lớn đối với khu vực châu Á - 
Thái Bình Dương, 
cua-mot-so-nuoc-lon-doi-voi-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong/528.html, [truy cập 
ngày: 01/3/2019]. 
 [10]. Nguyễn Trần Lê, Từ “xoay trục” đến “tái cân bằng” - câu hỏi về một chính 
sách. Kỳ cuối: Ý đồ xuyên suốt của Obama. 
gioi/201410/tu-xoay-truc-den-tai-can-bang-cau-hoi-ve-mot-chinh-sach-ky-cuoi-y-do-
xuyen-suot-cua-obama-543841/, [truy cập ngày: 01/3/2019]. 
 [11]. Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Thị Thúy Chiến lược xoay trục, tái cân bằng của 
Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dương, 
te/item/1264-chien-luoc-xoay-tructai-can-bang-cua-my-doi-voi-chau-a-thai-binh-
duong.html, truy cập ngày: 01/3/2019]. 
 31 
 [12]. Nguyễn Viết, Chiến lược “xoay trục” của Mỹ: Dấu ấn 5 năm và trắc trở 
trước mắt, 
va-trac-tro-truoc-mat-20161101074426602.htm, truy cập ngày: 01/3/2019]. 
Trần Quang, Đánh giá chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại châu Á - Thái Bình 
Dương”, 
luoc-tai-can-bang-cua-my-tai-cha-a-thai-binh-duong, [truy cập ngày: 01/3/2019]. 
 [13]. Trần Thị Quỳnh Nga, Vấn đê biển Đông trong chính sách châu Á - Thái 
Bình Dương của Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh, 
cuu-nuoc-ngoai/7023-van-de-bien-dong-trong-chinh-sach-chau-a-thai-binh-duong-
cua-my-sau-chien-tranh-lanh, [truy cập ngày: 01/3/2019]. 
 [14]. Trần Quang, Đánh giá chiến lược tái cân bằng của Mỹ tại châu Á - Thái 
Bình Dương”, 
chien-luoc-tai-can-bang-cua-my-tai-cha-a-thai-binh-duong, [truy cập ngày: 
01/3/2019]. 
 32 

File đính kèm:

  • pdfchien_luoc_xoay_truc_chau_a_thai_binh_duong_cua_my_duoi_thoi.pdf